Pages

6 thg 10, 2012

Các hiệu sách đẹp nhất thế giới


Những hiệu sách này được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chuẩn, trong đó nổi bật là thiết kế, bài trí và không gian sách dành cho người đọc.
Bài viết này không tìm cách đánh giá lại tầm quan trọng của các hiệu sách mà chỉ nhằm tập hợp lại những hiệu sách đẹp trên toàn thế giới. Dưới đây là 19 hiệu sách được đánh giá là đẹp nhất thế giới:

1. Nhà sách Selexyz, Maastricht, Hà Lan: Một thành phố sẽ làm gì với nhà thờ 800 năm tuổi không có giáo đoàn? Thành phố Maastricht, Hà Lan đã chuyển đổi nó thành một “ngôi đền” tôn thờ sách. Nhà sách Selexyz được xây dựng trên nền nhà thờ Dominican tuyệt đẹp. Nhà thờ này vốn dĩ được sử dụng cho việc lưu trữ xe đạp cách đây không lâu. Nhưng nhờ được nâng cấp bởi các kiến trúc sư tài năng người Hà Lan là Merkx và Girod, nó đã biến thành nhà sách đẹp nhất mọi thời đại.

Nhà sách Selexyz vừa giữ lại được những nét cầu kỳ, duyên dáng của nhà thờ cũ đồng thời lại vừa được trang bị nội thất tối giản, hiện đại, đầy phong cách. Từ những hình ảnh dưới đây, bạn có thể thấy rằng nó giống như một hiệu sách trên thiên đường.




2. Nhà sách Bookàbar, Rome, Italy: Với những thiết kế hiện đại gần tới mức hoàn hảo, đây là một hiệu sách cung cấp đầy đủ các thể loại sách về nghệ thuật.



3. Nhà sách Plural, Bratislava, Slovakia: Các giá sách được treo sát tường, đơn giản nhưng gọn gàng. Khu vực đọc của hiệu sách được thiết kế dạng cầu thang dài kết nối giữa các giá sách, giúp khách có thể tìm sách và thưởng thức dễ dàng.




4. Hiệu sách Livraria Lello, Porto, Bồ Đào Nha: Hiệu sách này đã hơn 100 năm tuổi, được thiết kế theo lối Gothic và mở cửa từ năm 1906. Thiết kế của chiếc cầu thang xoắn tuyệt đẹp trong hiệu sách được nhiều người ví như cánh cổng tới thiên đường. Hiệu sách còn sở hữu trần nhà bằng kính màu đầy nghệ thuật và hệ thống dầm gỗ được trạm trổ cầu kỳ, đẹp mắt.




5. Hiệu sách Cook & Book, Brussels, Bỉ: Cook & Book không phải là một hiệu sách chuyên cung cấp các loại sách về ẩm thực. Thực tế, Cook & Book là sự kết hợp đầy lôi cuốn của hiệu sách và nhà hàng. Nó được chia thành hai tòa nhà riêng biệt, có chín phòng, mỗi chủ đề sách và cách trang trí khác nhau. Thiết kế nội thất của cửa hàng sách xứng đáng được đề cập đến. Các kiến trúc sư nội thất có một không gian rộng lớn để làm việc và họ tạo ra chín không gian độc lập với cách décor phù hợp với từng chủ đề. Ở đây còn có một sân thượng, nơi bạn có thể vừa đọc vừa thưởng thức bữa trưa, cũng như là nơi chơi đùa cho trẻ em.



6. Hiệu sách El Ateneo Grand Splendid, Buenos Aires, Argentina: Được chuyển đổi từ một nhà hát cũ ở trung tâm thành phố Buenos Aires từ những năm 1920, El Ateneo Grand Splendid thu hút hàng nghìn du khách mỗi năm. Hiệu sách này vẫn giữ được vẻ huy hoàng trước đây của nó với trần nhà cao, ban công được chạm khắc tỉ mỉ, công phu, ngay cả những tấm màn đỏ sau sân khấu vẫn được giữ như một phần của hiệu sách. Những sân khấu và phòng xem hòa nhạc được đóng thêm các kệ sách và sử dụng làm phòng đọc, đồ nội thất cũ vẫn được giữ nguyên vẹn để sử dụng cho mục đích đọc sách và uống cà phê.



7. Hiệu sách Poplar Kid’s Republic, Bắc Kinh, Trung Quốc: Đây thực sự là một thiên đường cho trẻ em. Hiệu sách khuyến khích trẻ em và cha mẹ dừng chân cùng đọc và tận hưởng các không gian tuyệt vời nơi đây. Một cửa hàng sách với khu vui chơi được thiết kế rộng rãi, thoải mái và đẹp mắt.



8. Hiệu sách Livraria da Vila, Sao Paulo, Brazil: Những bức tường và cánh cửa tại đây được thiết kế làm giá sách độc đáo. Màu vàng tươi sáng của cầu thang và sàn nhà khiến không gian thêm thú vị.



9. Hiệu sách El Pendulo, Mexico: Đối với những người thích không gian xanh, hiệu sách này chính là nơi thích hợp nhất. Hiệu sách El Pendulo từ lâu đã được biết đến như một trong những nơi tốt nhất để trốn cái nóng của những thành phố lớn. Kiến trúc mở của hiệu sách với rất nhiều cây xanh mang đến một không gian tuyệt vời cho người thưởng thức sách.



10. Hiệu sách Shakespeare & Company, Paris, Pháp: Nơi đây không chỉ gây ấn tượng bởi kiến trúc cổ điển, mộc mạc mà còn bởi vẻ đẹp của những cuốn sách xếp trên các hành lang hẹp và giá sách gỗ.



11. Hiệu sách Last Bookstore, Los Angeles, Mỹ: Không gian nội thất của hiệu sách duy trì nhiều chi tiết kiến trúc từ thời Tháp Spring Arts (được xây dựng vào năm 1914) còn là Ngân hàng Citizens. Trần nhà cao được trang trí công phu và các cột trụ được sơn trắng tạo cho hiệu sách một không gian rộng lớn, khiến người đọc có trải nghiệm thật khác lạ khi đọc sách ở đây.


12. Hiệu sách Atlantis Books, Santorini, Hy Lạp: Đây là hiệu sách chuyên dành cho các thủy thủ và những người yêu bãi biển. Được tận dụng tầng hầm của một căn biệt thự vôi vách đá. Sân thượng của hiệu sách được thiết kế để thưởng thức trà và nhìn ra Aegean - nơi tổ chức các sự kiện văn hóa. Hiệu sách luôn tràn ánh nắng mặt trời này dường như ít phô trương hơn những hiệu sách khác trong danh sách nhưng cũng không kém phần đáng yêu.



13. Hiệu sách Bart’s Books, Ojai, California:  Là một trong những hiệu sách ngoài trời lớn nhất thế giới.


14. Hiệu sách Corso Como Bookshop, Milan, Italia:  Là một khu phức hợp vô cùng lớn dành riêng cho nghệ thuật, thiết kế của nhà sách chắc hẳn khiến không ít người phải gật đầu hài lòng.


15. Hiệu sách Barter Books, Alnwick, Vương quốc Anh: Thiết kế trần nhà dạng vòm với ánh sáng trang trí bắt mắt.


16. Trung tâm sách Mỹ, Amsterdam, Hà Lan: Với không gian được thiết kế đẹp mắt và có hình dạng khá lạ mắt, các ngóc ngách của trung tâm được xây dựng một cách khéo léo và đầy tính nghệ thuật. Một cái cây lớn được đặt trên 3 tầng cho người đọc cảm giác như đang được ở trong một ngôi nhà trên cây.


17. Hiệu sách VVG Something, Đài Bắc, Đài Loan: Được bài trí với rất nhiều vật dụng từ thời đại cũ, không gian đọc ở đây khiến khách  liên tưởng tới một cabin trên con tàu thời xưa.


18. Hiệu sách Ler Devagar, Lisbon, Bồ Đào Nha: Hiệu sách được trang trí lạ mắt với một chiếc xe đạp bay trên trần nhà. Dù không phải tả nhiều, khách tham quan đều có thể hình dung được sự thú vị của nhà sách này.


19. Hiệu sách Daikanyama T-Site, Tokyo, Nhật Bản: Được bài trí khéo léo với những thiết kế thanh thoát cùng sự kết hợp quyến rũ của gương và ánh sáng.



Xe máy Piaggio PX125 giá 123 triệu đồng


Piaggio Việt Nam đã chính thức đưa mẫu xe huyền thoại PX125 trở lại Việt Nam với cái giá khá "chát" : 123 triệu đồng.


Mẫu xe PX125 hiện đang được Piaggio Việt Nam phân phối thuộc đời 2011. Nếu không quan sát kĩ, nhiều người sẽ nhầm lẫn chiếc xe đời mới này với những chiếc Piaggio đời cổ, bởi thiết kế của xe gần như không thay đổi gì so với những bậc "tiền bối". Ngoài các chi tiết được làm mới như bảng đồng hồ, các nút bấm, hệ thống khởi động bằng điện, Piaggio PX125 gần như không khác gì "xe cổ".

Tuy nhiên, nếu quan sát kĩ thì Piaggio PX125 cũng có một vài chi tiết được cải tiến. Cụm đèn pha đa diện cỡ lớn trên PX125 mang lại cảm giác hiện đại hơn, bên cạnh đó, việc thay đổi bộ gương chiếu hậu tròn với chân gương dài kiểu râu kiến cũng khiến cho chiếc xe trở nên khác biệt hơn. Yên xe mới có xe có phần thon hơn ở 2 bên hông yên nên tạo cảm giác xe có phần gọn gàng hơn.

Piaggio PX125 2011 vẫn chưa được đổi sang loại lốp không săm mà vẫn sử dụng loại lốp truyền thống, nhưng vành xe có sự đổi mới với vành đúc 5 chấu, cùng bộ phanh đĩa phía trước thay cho kiểu phanh cơ truyền thống.
Piaggio PX125 2011 được trang bị động cơ 123cc, công suất tối đa 6,4 mã lực tại vòng tua máy 6.000 vòng/phút và có mô-men xoắn cực đại đạt 9,5Nm tại vòng tua 4.250 vòng/phút. Đặc biệt, do sử dụng động cơ 2 thì nên Piaggio PX125 phải dùng nhiên liệu pha giữa xăng và dầu. Piaggio đã phải trang bị thêm cho PX125 bộ lọc khí thải tại ống xả và bộ đốt lại khí thải động cơ để đáp ứng tiêu chuẩn khí thải Euro3.

Cách thức vận hành xe có lẽ không có gì xa lạ đối với những tín đồ Piaggio. Vẫn là kiểu thay đổi cấp số trên tay lái, đạp phah dưới sàn, khác biệt nằm ở chỗ xe nổ máy nhẹ nhàng bằng nút đề chứ không phải dùng lực đạp.

Vespa PX125 2011 có thể sẽ làm phật ý nhiều người hâm mộ xe Vespa cổ, bởi âm thanh ống xả của xe không còn nổ to và giòn đanh như trước, vẫn là tiếng "phạch phạch" quen thuộc nhưng có vẻ nó đã được giảm thanh đi nhiều, bù lại bớt gây chú ý hơn khi vận hành xe trên đường. Đặc biệt là xe không có khói khi vận hành, giúp bảo vệ môi trường mà vẫn giữ được những ưu điểm của động cơ 2 thì.

Để sở hữu một chiếc Piaggio PX125 đời mới, khách hàng Việt Nam sẽ phải bỏ ra khoảng 123 triệu đồng tại Việt Nam, một mức giá mà chỉ có tín đồ Piaggio mới suy nghĩ xem có tậu hay không.

Tranh 3D về Hà Nội


Những tác phẩm đồ hoạ của Dự án “Phục dựng phố cổ Hà Nội bằng 3D" do Nhóm 3D Hà Nội thực hiện sẽ khiến nhiều người sửng sốt khi được chiêm ngưỡng…

Dựa trên các công nghệ hiện đại, nhóm thực hiện dự án đã có sự khảo cứu nghiêm túc các tư liệu lịch sử về Hà Nội để có thể tái hiện một cách chân thực và sinh động nhất không gian văn hoá của thủ đô cách đây 1 thế kỷ.

Khu phố cổ đón Tết

Gánh hoa sen

Tết Trung thu ở khu phố cổ.

Phở gánh.

Khuê Văn Các.

Gánh cốm rong.

Nhà hát Lớn Hà Nội.

Chợ Đồng Xuân.

Ô Quan Chưởng.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Phố Hàng Bạc.

Phố Hàng Buồm.

1 thg 10, 2012

Làm dân khó lắm, phải đâu chuyện đùa


(phapluattp.vn) - Hình như làm dân càng ngày càng khó. Chuyện này đúng ra phải thuê một vài nhà khoa học nghiên cứu cho đến nơi đến chốn, chứ không thể phán bừa được.







Vừa rồi được nghe một vài vị cán bộ phàn nàn về dân nhiều quá, tức khắc ai cũng có cảm giác gờn gợn, nên chỉ dám dùng chữ “hình như”. Mà hình như là khó thật.

Có vị chê dân trí thấp nên phải nuôi mấy ngân hàng xấu, có vị khác thì bảo dân trí thấp nên mới... hổng chịu làm đường sắt cao tốc như ông nghị ở Hà Nam, lại có vị bảo dân phải hy sinh cho thủy điện. Thực tình dân cũng không biết phải làm gì ngoài đóng thuế để các vị quản lý và giải quyết các loại sự vụ xảy ra trong cái xã hội nhiều rắc rối rất nhức đầu này. Thậm chí dân Quảng Nam ngày đêm lo lắng tưởng như chết đến nơi, có vị tiến sĩ còn bảo, đại khái là, mới có động đất một tí mà đã nháo nhác hết cả lên.

Ngày xưa dân mình làm gì có thủy điện. Đến thời Pháp thuộc chúng ta mới có vài cái thủy điện nhỏ. Ngày trước vì không có thủy điện, nên chẳng có cái gọi là động đất kích thích, nứt đập sông đập suối này nọ. Đâm ra chẳng có cán bộ nào mắng dân là mới có thế đã dắt trâu bò, gói ghém đồ đạc bỏ chạy. Cũng vì thế mà chẳng có cán bộ nào bảo dân phải “chia sẻ và hy sinh” cho cái thủy điện không biết vỡ đập lúc nào. Dân Quảng Nam hồi đó, về cơ bản là không bị mắng, cũng không có thiệt hại gì vì một cái thủy điện.

Đầu năm, ông nghị Hoàng Hữu Phước phát biểu: “Chưa cần luật biểu tình, vì dân trí ta còn thấp”. Cuối năm, ông Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình lại cho rằng: “Do dân trí thấp, nên Nhà nước phải nuôi báo cô mấy ngân hàng xấu”. Ngày xưa dân mình cũng chẳng mấy khi đến ngân hàng. Mãi năm 1951 mới có Ngân hàng Nhà nước. Vậy nên không thấy có bằng chứng lịch sử nào ghi lại lời một quan chức ngân hàng chê dân trí thấp nên Nhà nước phải nuôi báo cô mấy ngân hàng làm ăn thua lỗ. Chưa hết, trên lĩnh vực văn hóa, trước tình trạng chân dài váy ngắn hở hang biểu diễn, ông cục trưởng quản lý biểu diễn lên TV tuyên bố "nói chung là dân trí chúng ta còn thấp..." đến nỗi một nhà văn hóa chịu hết thấu phải lên tiếng: Việc quản lý của ông ấy thấp nên mới để xảy ra tình trạng âm nhạc như thế. Nhờ sống chung với cái dân trí thấp nên nay ông cục trưởng đã... thăng chức thứ trưởng (!).

Ngày xưa, 95% dân số Việt Nam mù chữ. Cán bộ Việt Minh, đảng viên đi vận động từng người dân đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Không ai bảo dân trí thấp thì không làm được cách mạng. Tình trạng dân trí thấp được chính Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đó giải thích là hậu quả của chính sách ngu dân thời kỳ thực dân - phong kiến, “chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học”, làm cùn mòn trí tuệ và nô dịch dân ta trong sự dốt nát.

Cách mạng thành công, chính quyền mới không ai chê dân dốt, mà thấy việc nâng cao dân trí là trách nhiệm của mình. Chính quyền cách mạng phát động phong trào diệt giặc dốt. Người người, nhà nhà tham dự các lớp “bình dân học vụ”, hoàn toàn miễn phí. Cán bộ dạy chữ cho dân, các ông bà giáo dạy chữ cho dân, động viên dân phải giết cái thằng giặc dốt đi thì cuộc sống mới khá được. Hồi đó dân trí thấp hơn bây giờ thật nhưng cán bộ không chê, nên làm dân vẫn dễ.

Thế rồi cán bộ được đi nước ngoài, được học hành đến nơi đến chốn, thậm chí trong khi dân ở nhà đang vắt kiệt nguồn lực để kháng chiến chống Mỹ thì họ được cử đi Liên Xô, Đông Âu học, nuôi dưỡng một thế hệ cán bộ cho công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh. Thế nhưng thành tài rồi lại có người trong số họ quay ra trách dân thế nọ thế kia, cứ như ô tô các vị đang đi, tiền lương các vị đang nhận, cái nhà công vụ các vị đang ở, thậm chí cả cái mảnh bằng thạc sĩ, tiến sĩ của các vị, không phải từ mồ hôi nước mắt của dân mà ra.

Đâm ra làm dân càng ngày càng khó. Có khi khó quá thế này, dân nên... từ chức đi!

HỮU LONG

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Web Hosting Coupons