This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha - Premiumbloggertemplates.com.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha - Premiumbloggertemplates.com.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha - Premiumbloggertemplates.com.
9 thg 6, 2012
BÍ MẬT VỀ CÂY NHA ĐAM (LÔ HỘI)
Thứ Bảy, tháng 6 09, 2012
Hoàng Nam Sơn
No comments
TT - Nha đam (lô hội) được xem như một loại thần dược với những công dụng và hữu ích tuyệt vời. Nha đam không chỉ có tác dụng làm đẹp mà còn được sử dụng vào mục đích trị bệnh.
Làm dịu mát.
Đầu tiên, không thể
không kể đến tính chất dịu mát và thanh nhiệt của cây nha đam. Chính nhờ đặc
tính này, mà nhiều quý ông đã dùng nó như một loại gel và kem để làm giảm cảm
giác đau rát sau mỗi lần cạo râu.
Tái tạo da.
Thay bằng việc sử dụng
những loại mỹ phẩm đắt tiền, muốn “sở hữu” một làn da mềm mịn và trắng hồng tự
nhiên, bạn hãy dùng lô hội như một loại thần dược dành cho phái đẹp.
Bôi lô hội lên mặt và
rửa sạch sau vài phút, làm đều đặn mỗi ngày và cảm nhận sự khác biệt. Bên cạnh
đó, việc uống nước ép lô hội cũng đem lại hiệu quả như mong muốn. Và cũng xin
nói thêm rằng, lô hội là loại “mỹ phẩm thảo dược” không gây kích ứng da.
Tạm biệt nếp nhăn.
Nha đam chính là
phương thuốc đặc trị nếp nhăn. Lấy lô hội bôi lên mặt, nhựa lô hội sẽ nhanh
chóng thẩm thấu và thấm sâu vào tận các “ngõ ngách” trong da. Làm tăng độ ẩm,
tạo độ căng cho da, mang đi những tế bào chết và tái tạo tế bào mới.
Đối với đôi môi nứt nẻ.
Mùa hanh khô đang đến
gần, đôi môi gợi cảm của bạn đang phải “đương đầu” với những mối nguy do tiết
trời hanh khô gây ra. Bạn đừng quá lo lắng và bối rối, hãy dùng nhựa lô hội bôi
lên môi để “tìm lại” bờ môi mọng đỏ như trái dâu tây.
Trị mụn.
Lô hội có khả năng
tiêu diệt mụn và các tế bào chết, thu hẹp các lỗ chân lông và cho bạn một làn
da săn chắc. Hãy dùng lô hội bôi ngay vào nốt mụn khi phát hiện ra nó, để ức
chế quá trình phát triển.
Đối với ánh nắng mặt trời.
Các minh chứng khoa
học đã cho thấy rằng, nha đam có khả năng “bảo vệ” bạn, đặc biệt làn da nhạy
cảm của bạn dưới tác động của các tia cực tím dưới ánh nắng mặt trời UVA và UVB
(UVA và UVB là các tia cực tím cực kỳ độc hại, tiếp xúc nhiều có thể gây ung
thư da).
Khắc phục chứng khô mắt.
Có tác dụng ngăn ngừa
chứng khô mắt, do tiếp xúc nhiều giờ với ánh nắng mặt trời và tiếp xúc với máy
tính cường độ lớn. Đơn giản, hãy lấy phần cùi của cây lô hội đắp lên mắt trong
vòng vài phút.
Phục hồi mái tóc hư tổn.
Do việc sử dụng nhiều
loại hóa chất sẽ khiến mái tóc bạn trở nên xơ cứng, thô ráp và xuất hiện nhiều
gàu, để tìm lại “sức sống” cho mái tóc, bạn hãy làm theo cách sau đây:
Trộn lô hội với sữa
tươi và bôi lên tóc khoảng nửa giờ trứơc khi đi tắm. Hãy kiên trì thực hiện và
cảm nhận hiệu quả bất ngờ.
“Trị” chứng “nguyệt san” bất thường.
“Nguyệt san” là chứng
bệnh thường gặp và gây ra nhiều rắc rối đối với phụ nữ. Để khắc phục không khó,
bạn hãy nấu sôi nước lô hội và thêm một chút đường để tạo thành nước siro. Uống
nước này khoảng một tuần trước khi kỳ “nguyệt san” để cải thiện tình hình.
Vết thâm tím, trầy xước.
Các công trình nghiên
cứu đã chỉ ra rằng, trong lô hội có chứa chất khử trùng. Vì thế, lô hội đem lại
hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa các nhiễm trùng do các vết thương hở gây nên.
Đối với các vết bỏng
Đối với các vết bỏng
nhẹ ở cấp1, 2. Hãy nhanh chóng lấy nhựa cây lô hội và thoa vào vết bỏng để
tránh sưng phồng và tấy đỏ.
Chống béo phì.
Ngoài những công dụng
nêu trên, nha đam còn có tác dụng đặc biệt trong việc giảm cân. Các nhà khoa
học đã chỉ rằng, trong lô hội có chứa chất Aloin, rất hiệu nghiệm trong việc
giảm cân.
Chính vì thế, nếu muốn
“chiến dịch”giảm cân đạt hiệu quả cao bạn đừng quên bổ sung nước ép lô hội vào
thực đơn của mình.
(Theo
MC)
Giục giã - Xuân Diệu
Thứ Bảy, tháng 6 09, 2012
Hoàng Nam Sơn
No comments
Mau với chứ, vội vàng lên với chứ,
Anh, anh ơi, tình non đã già rồi;
Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi,
Mau với chứ! thời gian không đứng đợi.
Tình thổi gió, màu yêu lên phấp phới;
Nhưng đôi ngày, tình mới đã thành xưa.
Nắng mọc chưa tin, hoa rụng không ngờ,
Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết!
Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt;
Những vườn xưa, nay đoạn tuyệt dấu hài;
Gấp đi anh, em rất sợ ngày mai;
Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn.
Vừa xịch gối chăn, mộng vàng tan biến;
Dung nhan xê động, sắc đẹp tan tành.
Vàng son đương lộng lẫy buổi chiều xanh,
Quay mặt lại: cả lầu chiều đã vỡ.
Vì chút mây đi, theo làn vút gió.
Biết thế nào mà chậm rãi, anh ơi?
Sớm nay sương xê xích cả chân trời,
Giục hồng nhạn thiên đi về cõi Bắc.
Ai nói trước lòng anh không phản trắc;
Mà lòng em, sao lại chắc trơ trơ?
- Hái một mùa hoa lá thuở măng tơ,
Đốt muôn nến sánh mặt trời chói lói;
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối,
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.
Anh vui đi, răng nở ánh trăng rằm,
Em hút nhuỵ của mỗi giờ tình tự.
Mau với chứ! vội vàng lên với chứ!
Anh, anh ơi! tình non sắp già rồi...
Đi đi em!
Thứ Bảy, tháng 6 09, 2012
Hoàng Nam Sơn
No comments
Còn mong chi ngày trở lại Phước ơi!
Quên làm sao, em hỡi, lúc chia phôi
Bởi khác cảnh, hai đứa mình nghẹn nói.
Em len lét, cúi đầu, tay xách gói
Áo quần dơ, cắp chiếc nón le te
Vẫn chưa thôi, lời day dứt nặng nề
Hàng dây tiếng rủa nguyền trên miệng chủ!
Biết không em, nỗi lòng anh khi đó ?
Nó tơi bời đau đớn lắm em ơi!
Bàn chân em còn luyến tiếc không rời
Nơi em đã cùng anh vui phút chốc.
Những đêm tối, anh viết bài em học
Cho em quên bớt nỗi nhọc ban ngày
Nơi bao nhiêu âu yếm tuổi thơ ngây
Anh đã trút cho lòng em tất cả!
Em ngoái cổ nhìn anh ta chỉ trả
Thầm cho nhau đôi mắt ướt ly sầu!
Biết làm sao, em hỡi, nói cùng nhau ?
Tiếng chưởi mắng vẫn phun hoài, nhục nhã!
Thì em hỡi! Đi đi, đừng tiếc nữa!
Ngại ngùng chi ? Nấn ná chỉ thêm phiền!
Đi đi em, can đảm bước chân lên
Ừ đói khổ đâu phải là tội lỗi!
Anh mới hiểu: càng ngậm ngùi khổ tủi
Càng dày thêm uất hận của lòng ta
Nuôi đi em, cho đến lớn, đến già
Mầm hận ấy trong lồng xương ống máu
Để thêm nóng mai kia hồn chiến đấu
Mà hôm nay anh đã nhóm trong lòng!
Tố Hữu
Thú chơi cá rồng nghìn đô.
Thứ Bảy, tháng 6 09, 2012
Hoàng Nam Sơn
No comments
Chơi để chữa bệnh, để thư thái tâm hồn
hay đơn giản vì sở thích... là lý do dân chơi đưa ra khi nói tới những con cá
vài nghìn đôla. Hiện ở Hà Nội không ít người sở hữu cá rồng độc và đẹp.
Phòng
khách nhà anh Nguyễn Chính Ngọc ở phố Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên, bị bao vây
bởi ba bể cá. Bể lớn nhất dài 4,5 m, hai bể còn lại tầm 2,5 m và 2 m. Cả ba đều
rộng và cao khoảng 1 m. Ngoài 5 con Huyết Long, anh Chính Ngọc còn sở hữu đôi
Quá bối đầu vàng và chú cá Platium (vẩy màu trắng bạch kim) hiếm có ở Việt Nam.
Ngoài
mục đích nuôi cá để giảm stress, anh Hưng (thành viên câu lạc bộ Dragonfish)
còn có sở thích "lên đời" cá. Hiện nhà anh Hưng có ba chú cá độc
thuộc Thanh Long, Kim Long và Ngân Long size nhỏ tầm 20-30 cm và bộ cá hổ 5 con
(mỗi con một loại) có giá từ 300.000 đồng đến hơn 50 triệu đồng mỗi con.
Thích nuôi cá từ nhỏ, anh Phan Anh (câu lạc bộ Dragonfish) luôn mơ ước có bể cá cảnh của riêng mình. Lúc có điều kiện, anh đầu tư làm bể nuôi 100 triệu đồng cho hai "em" cá rồng (Ngân Long và Kim Long), một con cá sam và một cá hổ.
Để
đánh giá một con cá rồng đẹp, giá trị, người chơi Sài Gòn dựa vào màu sắc. Ngân
Long càng trắng, Thanh Long càng xanh, Kim Long càng vàng, Huyết Long càng đỏ
thì càng có giá cao.
Người chơi miền Bắc lại dựa vào thân hình cân đối, đuôi vi to khít, mắt không sệ, râu hướng thiên để đánh giá.
Những người mới chơi thường bắt đầu từ Ngân Long, kế đó là Kim Long, Huyết Long. Dòng cá Kim phát màu vàng chỉ trong 1-2 năm, dòng Huyết khó lên màu hơn vì phụ thuộc vào chế độ ăn, ánh sáng, chất lượng nước, gen di truyền và phải 2-3 năm mới phát màu đỏ.
Anh Ly, chủ cửa hàng cá cảnh ở Láng Hạ cho biết, sở dĩ cá rồng có giá vì ngoài giá trị tinh thần, loài này còn có vẻ đẹp từ bộ vây đến dáng bơi, tư thế bắt mồi, đặc biệt là mang tới sự thịnh vượng theo quan niệm của người chơi.
Không chỉ bán, anh Ly cũng là một trong số những người chơi cá rồng lâu năm. Ông chủ cho hay, Kim Long rẻ cũng 4-8 triệu đồng/con, Huyết Long giá dao động 800-2.500 USD/con, con xuất sắc có thể được giá 3.000 USD.
|
Cách
đây 5 năm, chú Platium bị đột biến gen được anh rinh về từ Singapore với giá
12.000 USD. 5 con huyết long rẻ hơn (2.000 USD mỗi con), còn cá bối đầu vàng
giá 10.000 USD. Lúc đầu anh rước 3 con bối đầu vàng của một doanh nghiệp nhập
khẩu ở TP.HCM ra Hà Nội, nhưng một con chết sau trận chiến với hai con còn lại.
Phía ngoài phòng khách nhà anh Ngọc là bể nuôi bầy cá cảnh của Nhật.
Bắt
đầu chơi cá từ năm 2007, mới đầu anh Ngọc nuôi La Hán, sau chuyển sang chơi cá
rồng. Anh kể có thời gian cuộc sống nặng nề, nghe nói cá rồng giúp tĩnh tâm và
bớt ưu phiền, anh tìm đến với loài thủy sinh này như một liều thuốc. Một lần
tình cờ ghé hàng cá rồng, anh bị hút hồn vào dáng bơi uyển chuyển, điềm tĩnh mà
hùng dũng của loài cá ấy. Từ đó anh gắn bó với loài cá được xem là mang lại may
mắn, tài lộc cho gia chủ này.
|
Thích nuôi cá từ nhỏ, anh Phan Anh (câu lạc bộ Dragonfish) luôn mơ ước có bể cá cảnh của riêng mình. Lúc có điều kiện, anh đầu tư làm bể nuôi 100 triệu đồng cho hai "em" cá rồng (Ngân Long và Kim Long), một con cá sam và một cá hổ.
Theo
dân chơi chuyên nghiệp, cá rồng được phân thành bốn loại cơ bản: Ngân Long (màu
trắng), Kim Long (màu vàng), Thanh Long (màu xanh) và Huyết Long (màu đỏ). Ngân
Long rẻ nhất, giá 300.000-500.000 đồng một con. Do hiền lành nên chúng thường
được thả chung với các loại cá rồng khác.
Đối
với dân chơi, sở hữu loài Huyết Long và Kim Long cao cấp (gồm Quá bối và Kim
Long đầu vàng) là mơ ước. Trong bể nuôi, dân chơi thường thả chung 3 loại cá
sam, cá hổ và cá rồng, mỗi loại sống ở một tầng nước. Cá rồng sống trên cùng và
luôn muốn giành vị trí thống trị, cá sam ở tầng dưới cùng còn cá hổ ở tầng
giữa.
|
Người chơi miền Bắc lại dựa vào thân hình cân đối, đuôi vi to khít, mắt không sệ, râu hướng thiên để đánh giá.
Những người mới chơi thường bắt đầu từ Ngân Long, kế đó là Kim Long, Huyết Long. Dòng cá Kim phát màu vàng chỉ trong 1-2 năm, dòng Huyết khó lên màu hơn vì phụ thuộc vào chế độ ăn, ánh sáng, chất lượng nước, gen di truyền và phải 2-3 năm mới phát màu đỏ.
Anh Ly, chủ cửa hàng cá cảnh ở Láng Hạ cho biết, sở dĩ cá rồng có giá vì ngoài giá trị tinh thần, loài này còn có vẻ đẹp từ bộ vây đến dáng bơi, tư thế bắt mồi, đặc biệt là mang tới sự thịnh vượng theo quan niệm của người chơi.
Không chỉ bán, anh Ly cũng là một trong số những người chơi cá rồng lâu năm. Ông chủ cho hay, Kim Long rẻ cũng 4-8 triệu đồng/con, Huyết Long giá dao động 800-2.500 USD/con, con xuất sắc có thể được giá 3.000 USD.
Anh
Ly thường sang Singapore, Malaysia hay Indonesia nhập hàng.
Anh giải thích, mỗi lần đẻ, một cá cái cho 20 trứng. Khi cá nở được 4-5 tháng và dài 12-15 cm, chúng sẽ được bắn chíp để phân biệt cá của trại nào. Thông số trên chíp được xem như "giấy khai sinh" của mỗi con.
Anh giải thích, mỗi lần đẻ, một cá cái cho 20 trứng. Khi cá nở được 4-5 tháng và dài 12-15 cm, chúng sẽ được bắn chíp để phân biệt cá của trại nào. Thông số trên chíp được xem như "giấy khai sinh" của mỗi con.
Quan
trọng nhất khi nuôi cá rồng là hệ thống lọc phải tốt để có thể xử lý được độc
tố trong nước. Nấm và xù vẩy là những bệnh thường gặp ở loài này. Giới chơi cá
rồng sợ nhất là sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ bể nuôi, môi trường nước và
việc che đậy bể không kín dẫn tới cá nhảy ra ngoài. Trường hợp cá chết được xem
là điềm xấu của gia chủ.
|
Để
sưởi ấm cho cá, mùa đông anh Phan Anh thường đậy kín bể và dùng bộ sưởi đặc
biệt, còn mùa hè lại dùng tấm che bằng lưới inox.
Thức ăn chủ yếu của cá rồng là sâu, dế, tôm, trạch, rết... "Nuôi cá rồng giống như nuôi trẻ nhỏ, phải cưng nựng và chiều chuộng.
Ngày mới nuôi, tôi phải bóc từng con tôm đồng bé tẹo, xé nhỏ rồi bón cho chúng ăn. Lo nhất là những hôm chúng bỏ ăn", anh chia sẻ.
Kích thước cá rồng từ râu đến đuôi được tính bằng size thay vì kg. Sau 3 năm nuôi dưỡng, hiện tại con Ngân Long của anh Phan Anh có size 80 cm, còn Kim Long đạt 60 cm. Hàng ngày đàn cá nhà anh được cho ăn trạch hai lần. Trung bình một tháng, những người nuôi cá rồng phải bỏ ra khoảng 1-2 triệu đồng cho tiền thức ăn và tiền điện duy trì bể cá. Vào mùa đông, chi phí này sẽ tăng cao.
Theo dân chơi cá rồng, người nuôi thường dành nhiều thời gian cho cá. Có hôm sau khi đi làm về, anh Phan Anh dành hàng giờ ngắm cá khiến vợ cáu bảo kê giường ngủ cạnh cá. Với anh Hưng, công việc đau đầu khiến anh nửa đêm đang ngủ cũng bật dậy xuống... ngắm cá để thư giãn đầu óc.
Thức ăn chủ yếu của cá rồng là sâu, dế, tôm, trạch, rết... "Nuôi cá rồng giống như nuôi trẻ nhỏ, phải cưng nựng và chiều chuộng.
Ngày mới nuôi, tôi phải bóc từng con tôm đồng bé tẹo, xé nhỏ rồi bón cho chúng ăn. Lo nhất là những hôm chúng bỏ ăn", anh chia sẻ.
Kích thước cá rồng từ râu đến đuôi được tính bằng size thay vì kg. Sau 3 năm nuôi dưỡng, hiện tại con Ngân Long của anh Phan Anh có size 80 cm, còn Kim Long đạt 60 cm. Hàng ngày đàn cá nhà anh được cho ăn trạch hai lần. Trung bình một tháng, những người nuôi cá rồng phải bỏ ra khoảng 1-2 triệu đồng cho tiền thức ăn và tiền điện duy trì bể cá. Vào mùa đông, chi phí này sẽ tăng cao.
Theo dân chơi cá rồng, người nuôi thường dành nhiều thời gian cho cá. Có hôm sau khi đi làm về, anh Phan Anh dành hàng giờ ngắm cá khiến vợ cáu bảo kê giường ngủ cạnh cá. Với anh Hưng, công việc đau đầu khiến anh nửa đêm đang ngủ cũng bật dậy xuống... ngắm cá để thư giãn đầu óc.
Để cá cảnh không chết
Thứ Bảy, tháng 6 09, 2012
Hoàng Nam Sơn
No comments
Hiện
nay, nhiều gia đình thường dùng bể cá cảnh để trang trí cho phòng khách. Dù to
hay nhỏ, bể cá cảnh đã đem lại cho không gian sự mát mẻ, gần gũi với thiên
nhiên làm con người, đặc biệt là trẻ em rất thích.
Vì sao cá chết?
Nắm bắt xu hướng nuôi cá cảnh ngày càng phát
triển, cửa hàng cá cảnh mọc như nấm ở các phố như Hoàng Hoa Thám, Hàng Đậu (Hà
Nội). Anh Trần Anh Tuấn (phường Ngọc Hà, Hà Nội) kể rằng, con gái anh thích
nuôi cá. Đầu tiên vợ chồng anh mua loại cá vàng có mã rất đẹp, đựng trong túi
nilon bán rong ngoài đường. Con anh thích lắm, đi học về tới nhà là săm soi
ngay nơi bể cá.
Thế nhưng chưa được 2 ngày, cá đã phơi bụng chết
khiến con gái anh khóc sưng cả mắt. Vợ anh đi mua đôi cá khác, nhưng cá vẫn
chết. Anh Tuấn phải lên tận chợ Bưởi mua 10 con cá con - được giới thiệu là rất
khoẻ - về nuôi trong bể. Nhưng trong vòng 2 tháng, số cá “rơi rụng” dần rồi...
sạch bể.
Con trai chị Minh Tâm ở Làng quốc tế Thăng Long
xin bố mẹ “đầu tư” một bể cá Đài Loan, có cả máy bơm và đèn neon. Nhưng cái máy
bơm trở chứng lúc chạy lúc không khiến cá chết ngợp.
Theo anh Trần Văn Toàn (bán cá cảnh phố Quán Thánh,
Hà Nội), cá chết sau khi mua về có nhiều nguyên nhân, nhưng hầu hết là do khâu
cho cá ăn. Nhiều em nhỏ thấy cá đớp lia lịa tưởng đói nên đổ thêm thức ăn mà
không biết rằng cá có tập tính cứ thấy mồi là đớp. Vì ăn nhiều quá nên cá bị
đầy bụng mà chết.
Nuôi cá cảnh chỉ nên cho ăn 1 lần/ ngày. Nếu cho
cá ăn giun cần bỏ vào cái vợt lỗ thưa rồi lắc cho giun xuống từ từ để cá ăn
đều. Nếu để nguyên nùi giun thả vào, cá sẽ đớp nuốt nguyên nùi giun mà chết.
Cho ăn thức ăn viên cũng phải múc ngay nước nuôi cá ngâm 3 - 4 phút mới cho cá
ăn. Nên chọn lượng thức ăn ít để cá ăn hết trong khoảng 5 phút để không bị
thừa, làm ô nhiễm nước.
Chơi cá cũng phải đầu tư kiến thức
Theo anh Toàn, cá cảnh có rất nhiều loại. Loại
cao cấp như cá rồng, la hán thì khỏi nói vì chẳng mấy người mua được. Nhà bình
dân nên nuôi cá đàn, loại dăm bảy ngàn một đôi vừa khoẻ, vừa đẹp. Không nên mua
cá hàng rong, mã đẹp nhưng người bán dùng “mẹo” vỗ cho cá phổng phao, màu
sắc... nhưng sức khoẻ cá yếu. Nên mua cá trong các cửa hàng cố định, có cây
cảnh tươi tốt và phải có máy bơm tốt chạy liên tục.
Máy bơm có nhiều loại. Loại sục chỉ dùng cho bể
nhỏ, tuổi thọ kém Máy bơm phải chạy liên tục để thay đổi không khí cho cá, giá
từ 80.000 - 120.000 đ/chiếc mới tạm được. Nên có 2 máy để thay nhau chạy sẽ kéo
dài tuổi thọ cho máy. Máy bơm, máy sục cần dùng liên tục để lọc nước và duy trì
môi trường sống cho cá. 1 tuần nên thay nước một lần, lượng nước lấy ra khoảng
1/4 bể nên nhanh, sau đó thay thế 1/4 nước mới vào bể nên từ từ.
Bể cá cần đặt nơi không có ánh sáng mặt trời
trực tiếp chiếu vào, càng mát càng tốt như phía sau cửa, góc nhà, vách ngăn
giữa các phòng. Không nên đặt bể cá trong phòng ngủ vì mùi nước cá tanh, tiếng
kêu của máy bơm, máy sủi, tiếng nước chảy róc rách sẽ làm ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Vị trí đặt bể cao nhất khoảng ngang tim người, thấp nhất là ở ngang đầu gối.
Người ít kinh nghiệm nên chọn loài cá nhỏ bơi
theo đàn. Nhớ hỏi kỹ người bán cá để không chọn phải loại cá dữ hay có loại cá
hay bơi theo lén và... rỉa đuôi cá lành. Cũng không nên thả các loại cá to, cá
ăn mồi và cá dữ vì chúng sẽ ăn thịt cá khác và cây thủy sinh.
Hiện có loại máy sử dụng ozone để xử lý nước và
khử trùng thức ăn bể cá, nhờ vào tính ôxy hoá cực mạnh, ozone có thể tiêu diệt
các mầm bệnh như virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng lơ lửng trong nước mà vẫn
an toàn cho cá, nồng độ oxy hoà tan trong nước cũng được nâng cao, nồng độ
ozone dùng xử lý nước nuôi cá cảnh 0.25 - 1 mg/10 lít nước/ giờ.
Nhưng ozone chỉ phòng chứ không chữa được bệnh
cho cá. Khi bể bị rêu, nên giảm thời gian bật đèn và dùng thuốc diệt rêu
đặc trị. Khi thấy bể có bọt khí trắng nhỏ nổi xung quanh bề là do bể thiếu nước
do bay hơi, cần bổ sung thêm nước ngay, và nhớ là phải cho nước vào chậm, kẻo
cá bị sốc. Vệ sinh bề mặt trong và ngoài của bể bằng cách dùng khăn lau và nam
châm cọ bể.
Theo Giadinh.net
Chăm sóc tốt nhất cho cá cảnh nhiệt đới.
Thứ Bảy, tháng 6 09, 2012
Hoàng Nam Sơn
No comments
Nguồn
nước sạch và lượng khí oxy thích hợp là yếu tố quan trọng nhất bạn cần lưu ý
khi chăm sóc cá cảnh nhiệt đới. Ngoài ra, còn một số yếu tố khác ảnh hưởng đến
‘sức khỏe’ của cá cảnh trong nhà bạn.
Vì vậy,
để chăm sóc cá cảnh nhiệt đới tốt nhất, bạn cần lưu ý một số điểm
sau:
1. Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để kiểm
tra độ sạch của nước, đo độ PH, hàm lượng oxy hòa tan, hàm lượng ammonia, độ
nitrat và độ mặn của nước trong bể cá cảnh. Sau khi kiểm tra, nếu hàm lượng
chất nào vượt quá tiêu chuẩn cho phép, bạn nên nhanh chóng điều chỉnh lại cho
phù hợp.
2. Tránh thay đổi nhiệt độ trong bể cá
đột ngột. Cá cảnh nhiệt đới thường không chịu được sự thay đổi nhiệt độ quá
nhanh.
3. Thay nước liên tục cho bể cá là điều
hoàn toàn không nên vì có thể nguồn nước không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến môi
trường sống của cá. Với cá cảnh nhiệt đới, tốt nhất thì sau 1 tháng, bạn nên
thay 20% nguồn nước có trong bể cá.
4. Khẩu phần ăn thích hợp cho cá cảnh
nhiệt đới là 30 – 36 % protein, 10 % chất béo và lượng Cacbon hidrat thấp. Bạn
hãy chắc chắn rằng các thức ăn cho cá cũng chứa các axit amin thiết yếu cần
thiết.
5. Bạn nên căn cứ vào số lượng cá và loại
cá có trong bể khi cho cá ăn. Bạn không nên đổ quá nhiều thức ăn vào bể cá, vì
nếu lượng thức ăn quá nhiều thì cá sẽ không ăn hết. Số thức ăn dư thừa còn lại
sẽ khiến nước trong bể cá nhanh bị bẩn.
6. Đồ ăn cho cá phải được bảo quản nơi
khô ráo, thoáng mát. Giữ thực phẩm đông lạnh không quá 3 tháng.
7. Sử dụng đèn mờ gần khu vực bể cá để
tránh gây ‘hoảng hốt’ cho cá khi bạn bật đèn sáng.
Theo Eva.vn
Bể cá đặt ở đâu thì có lợi cho sức khỏe?
Thứ Bảy, tháng 6 09, 2012
Hoàng Nam Sơn
No comments
Mấy năm gần đây nuôi bể cá trong nhà là lựa
chọn hay cho những người dân nơi đô thị muốn được thư thái sau những giờ làm
việc căng thẳng. Nhìn ngắm những con cá vui chơi bơi lội ở trong bể không chỉ
mang lại cảm giác tĩnh tâm dưỡng mắt mà thủy khí từ bể cá bốc ra còn điều tiết
độ ẩm của không khí trong phòng. Theo các chuyên gia nếu đặt bể cá không đúng
chỗ không những không tốt đối với cá mà còn làm ô nhiễm môi trường trong phòng
từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Hiện nay rất nhiều người thích dùng bể
cá thủy sinh ở
trong nhà, đây không chỉ là một kỹ thuật tiên tiến mà còn có thể dùng để trang
trí nội thất cho căn phòng. Theo điều tra thị trường, hiện nay có trên 25 triệu
gia đình ở Trung Quốc dùng bể thủy sinh, số lượng gia đình ở nước ngoài dùng bể thủy sinh đã vượt quá
con số 80 triệu gia đình.
Nhưng điều đáng chú ý là tốt nhât không nên
đặt bể thủy sinh ở
phòng ngủ, vì thể tích của bể thủy sinh không giống như bể cá thông thường, thủy
khí bốc ra rất nhiều sẽ làm cho độ ẩm tăng cao, làm cho vi khuẩn gây bệnh dễ
sinh sôi, dẫn đến ô nhiễm môi trường trong phòng, bơm khí trong bể thủy sinh sẽ tạo ra
tiếng ồn ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Tốt nhất nên đặt bể cá ở phòng khách hoặc
phòng đọc sách, không khí ở đây lưu thông tốt lại tiện cho việc thay nước, bể
cá phải đặt ở vị trí cố định, cố gắng để xa lối qua lại, tùy theo kích cỡ to
nhỏ của phòng mà chọn bể cá không nên đặt bể cá to ở trong phòng quá nhỏ.
Từ Kiến Dân, chuyên gia nuôi cá cảnh ở thành
phố Bắc Kinh cho biết các gia đình nuôi cá yêu cầu chất nước cũng khá cao. Đặc
biệt phải chú ý tới mật độ thả cá, lượng thức ăn thả xuống và phải kịp thời vệ
sinh những chất mà cá thải ra nếu không chiếc bể cá “mấy tầng độ ẩm” thiên
nhiên này rất có khả năng trở thành chiếc giường ẩm ướt gây bệnh. Ví dụ trong
nước tiểu của cá có thành phần đạm, amoniac ngửi lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe
mà thiết bị lọc của bể thủy sinh chỉ có thể lọc được phân cá, cặn bã của thức
ăn…không thể lọc nước tiểu của cá. Nếu muốn duy trì chất nước trong sạch thì
phải thường xuyên thay nước.
Về mật độ thả cá, thông thường bể cá trên dưới 1m cá vàng trên dưới 10cm nhiều nhất chỉ thả từ 6-8 con.
Về mật độ thả cá, thông thường bể cá trên dưới 1m cá vàng trên dưới 10cm nhiều nhất chỉ thả từ 6-8 con.
Phải căn cứ vào chủng loại, kích thước to nhỏ
của cá mà thả lượng thức ăn cho thích hợp, tránh có nhiều thức ăn thừa tán lưu
ở dưới đáy bể làm ô nhiễm chất nước.
Cũng cần phải đặc biệt chú ý tới tần xuất thay
nước, vào mùa đông khoảng 1 tuần thay nước một lần mỗi lần thay nước không vượt
quá 1/3 bể, vào mùa hè mỗi ngày phải thay nước một lần lượng nước thay không
vượt quá 1/5 bể. Chú ý là khi thay nước không nên đổ trực tiếp nước máy vào bể
mà phải để lắng nước một ngày để giảm lượng bột màu trắng trôi nổi trong nước,
nâng cao hàm lượng dưỡng khí trong nước.
Kiêng kỵ khi đặt bể cá cảnh trong nhà.
Thứ Bảy, tháng 6 09, 2012
Hoàng Nam Sơn
No comments
Bể cá cảnh chứa nước có
quan hệ mật thiết với vận mệnh cũng như sự hưng vong của ngôi nhà, vì vậy bạn
cần đặc biệt lưu ý khi chọn vị trí đặt chúng.
4. Không đặt bể cá gần bếp lò, âm dương tương khắc sẽ khiến cho các mối quan hệ trong gia đình căng thẳng.
5. Không đặt bể cá gần nhà vệ sinh hoặc góc quá tối và ẩm thấp sẽ dễ sinh tà khí, gây bệnh cho người sống trong nhà.
6. Không đặt bể cá dưới các đồ điện tử vì hơi nước từ hồ sẽ khiến đồ điện tử nhanh hỏng hơn.
Trong phong thuỷ học, vị trí của nước rất quan trọng, “nước đến” và
“nước đi” đều ảnh hưởng đến vận mệnh của ngôi nhà. Theo đó, nước có ảnh hưởng
rất lớn đến sự thịnh vượng hưng vong của gia đình. Vì vậy khi chọn vị trí đặt
bể cá cảnh cần đặc biệt chú ý đến những điều kiêng kỵ sau:
1. Tuyệt đối không nên đặt bể cá dưới các tượng thần, đặc biệt là thần Tài hay ông tam đa Phúc - Lộc - Thọ. Theo quan niệm phong thuỷ, cách bố trí đó mang ý nghĩa “chính thần hạ thuỷ”, sẽ gây ra cảnh tán gia bại sản.
1. Tuyệt đối không nên đặt bể cá dưới các tượng thần, đặc biệt là thần Tài hay ông tam đa Phúc - Lộc - Thọ. Theo quan niệm phong thuỷ, cách bố trí đó mang ý nghĩa “chính thần hạ thuỷ”, sẽ gây ra cảnh tán gia bại sản.
2. Không đặt bể cá phía dưới bàn thờ. Vì khói
hương và bụi rơi và bể cá sẽ gây cá chết. Việc cá chết thường xuyên cũng là một
điều rất không hay.
3. Không đặt bể cá trong phòng ngủ dẫn đến hiện
tượng “âm thịnh dương suy”. Khi ngủ, nhịp sinh học giảm đến mức thấp nhất để
mọi cơ quan trong cơ thể nghỉ ngơi. Nhưng do thiết bị tạo bọt của bể cả thường
không ngừng vận hành, khiến nước trong bể cá luôn luân chuyển, làm ảnh hưởng
đến nhịp sinh học của bạn, khiến bạn dễ cảm thấy mệt mỏi.
4. Không đặt bể cá gần bếp lò, âm dương tương khắc sẽ khiến cho các mối quan hệ trong gia đình căng thẳng.
5. Không đặt bể cá gần nhà vệ sinh hoặc góc quá tối và ẩm thấp sẽ dễ sinh tà khí, gây bệnh cho người sống trong nhà.
6. Không đặt bể cá dưới các đồ điện tử vì hơi nước từ hồ sẽ khiến đồ điện tử nhanh hỏng hơn.
DiaOcOnline.vn - Theo Archi
Truyện vui
Thứ Bảy, tháng 6 09, 2012
Hoàng Nam Sơn
No comments
Cười thấm thía:
Đọc truyện cười, đôi khi không chỉ là để cười, để thư giãn. Mà có thể, đằng sau những mẩu chuyện ấy là một bài học, một thông điệp đến từ cuộc sống.
Câu chuyện thứ nhất:
Một cậu học trò lớp ba viết rằng cậu muốn trở thành một
diễn viên hài trong bài tập làm văn của mình.
Thầy giáo Việt Nam phê: "Không có chí lớn".
Thầy giáo Việt Nam phê: "Không có chí lớn".
Thầy giáo người nước ngoài nói: "Thầy chúc em mang tiếng cười cho toàn
thế giới".
Là người lớn, chúng ta nên khuyến khích, cổ vũ hơn là đặt ra những yêu cầu
quá cao đối với trẻ con. Hơn thế, chúng ta hãy mở rộng khái niệm thành công để
trẻ con thoải mái tung đôi cánh ước mơ của mình.
Câu chuyện thứ hai:
Ăn cơm xong, mẹ và con gái rửa chén bát trong bếp, bố và con trai ngồi xem ti vi. Bỗng nhiên có tiếng đổ vỡ dưới bếp, sau đó im bặt.
Con trai nói: "Con biết chắc mẹ vừa làm bể chén bát",
Bố hỏi: "Tại sao con chắc như thế?",
Con trai trả lời: "Vì không nghe tiếng mẹ la".
Chúng ta luôn đánh giá người khác và đánh giá bản thân qua những tiêu chuẩn nào đó, thường khó khăn với người khác nhưng lại rất dễ dãi đối với mình.
Câu chuyện thứ ba:
Người qua đường trả lời: "Nhưng tôi chỉ có năm trăm",
Người ăn mày bảo: "Vậy bà thiếu tôi năm trăm nhé".
Nhiều người trong chúng ta luôn cho rằng ông trời mắc nợ mình, cho mình không đủ, không tốt nên lòng tham đã che mất thái độ biết ơn.
Câu chuyện thứ tư:
Người vợ đang nấu ăn trong nhà bếp, người chồng đứng bên cạnh nhắc nhở: "Cẩn thận, coi chừng khét!", "Sao em bỏ ít muối thế?, "Ơ kìa, nước đã sôi rồi, em cho thịt vào đi".
Người vợ bưc bội: "Anh làm ơn đi ra ngoài giùm em! Em biết nấu ăn mà!".
Người chồng mỉm cười: "Ừ, có ai bảo em không biết nấu ăn đâu. Anh chỉ muốn em hiểu được cảm giác của anh như thế nào khi đang lái xe mà em ngồi bên cạnh cứ lải nhải".
Người vợ bưc bội: "Anh làm ơn đi ra ngoài giùm em! Em biết nấu ăn mà!".
Người chồng mỉm cười: "Ừ, có ai bảo em không biết nấu ăn đâu. Anh chỉ muốn em hiểu được cảm giác của anh như thế nào khi đang lái xe mà em ngồi bên cạnh cứ lải nhải".
Học cách thông cảm người khác không khó, chỉ cần chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh của người khác.
Câu chuyện thứ năm:
B hỏi: "Thế anh có báo cảnh sát không?".
A trả lời: "Không, tôi mặc kệ ông ta, xem ông ta như thằng điên vì lúc ấy tôi đang tập thổi kèn saxophone".
Chuyện gì cũng có nguyên nhân, nếu biết trước lỗi của mình thì hậu quả sẽ khác đi. Tuy nhiên, chúng ta lại thường ít khi thấy mình sai, nhưng lại dễ dàng thấy người khác sai.
Câu chuyện thứ sáu:
Hai cha con đi ngang qua một khách sạn 5 sao. Khi trông thấy một chiếc xe hơi xịn rẽ vào, cậu con trai nhận xét:
- Những người ngồi trên chiếc xe ấy đều có trình độ học vấn rất thấp!
Người cha ôn tồn đáp lại:
- Người vừa phát biểu câu ấy là người hiện trong túi không có lấy một đồng xu!
Con người thường có thái độ "ghen ăn tức ở", khi nói ra điều gì, nhận xét việc gì đều thể hiện trình độ và "đẳng cấp" của mình. Bởi vậy hãy thận trọng!
Câu chuyện thứ bảy:
Có hai đoàn khách nước ngoài đến tham quan một địa điểm du lịch sinh thái. Do trời mưa nên đường dẫn vào khu "Kỳ hoa dị thảo" lầy lội.
Người hướng dẫn của đoàn thứ nhất bảo: "Xin lỗi quý khách, chúng ta không thể đi tiếp".
Còn người hướng dẫn đoàn thứ hai suy nghĩ một thoáng rồi nói:
"Để quý khách thấy rằng việc tìm kiếm kỳ hoa dị thảo khó khăn như thế nào, Ban Giám đốc Công ty đã cố tình tạo con đường lầy lội cho quý khách có thêm cảm xúc thực tế".
Người hướng dẫn của đoàn thứ nhất bảo: "Xin lỗi quý khách, chúng ta không thể đi tiếp".
Còn người hướng dẫn đoàn thứ hai suy nghĩ một thoáng rồi nói:
"Để quý khách thấy rằng việc tìm kiếm kỳ hoa dị thảo khó khăn như thế nào, Ban Giám đốc Công ty đã cố tình tạo con đường lầy lội cho quý khách có thêm cảm xúc thực tế".
Hoàn cảnh khác nhau, quan điểm khác nhau sẽ nhìn một sự vật không giống nhau. Tư tưởng kỳ lạ như thế đấy bạn ạ! Nếu bạn chịu suy nghĩ thì quyền quyết định hoàn cảnh nằm trong tay bạn.
Câu chuyện thứ tám:
Một phụ nữ vào tiệm kim hoàn, trông thấy hai chiếc vòng đeo tay giống nhau như đúc, một chiếc giá 2 triệu, một chiếc giá 20 triệu.
Không chần chừ, bà ta liền lấy chiếc 20 triệu vì nghĩ rằng đắt tiền chắc chắn sẽ là đồ tốt. Khi vừa quay lưng bước đi, bà nghe nhân viên nói với nhau: "Không ngờ chỉ vì đính sai bảng giá mà chúng ta lời đến 18 triệu đồng!".
Hãy xem, lắng nghe và kiểm định. Đó là lời khuyên trong câu chuyện này. Có nhiều thứ tưởng vậy, thấy vậy, nghe vậy mà không phải vậy, đừng vì chủ quan, tin vào suy nghĩ của mình mà lầm to.
Câu chuyện thứ chín:
Hai vợ chồng vào xem triển lãm tranh của các họa sĩ trẻ, trong đó có một bức tranh của con trai họ. Người vợ đi rất nhanh, mắt chỉ kịp lướt vào tên của tác giả ở mỗi bức tranh.
Một lúc sau không thấy chồng, người vợ quay lại tìm.
Người chồng đang đứng trước một bức tranh say sưa ngắm nhìn.
Bức trang ấy lúc nãy người vợ đã xem qua.
Bà bực bội nói: "Ông đứng đó làm gì vậy? Sao không đi tìm bức tranh của con mình?".
Người chồng quay
sang nhìn vợ: "Đây là tranh của con mình nè, nó quên ký tên trên bức tranh".
Trong cuộc sống, có người chỉ lo chạy băng băng nên đã không thể tìm thấy thứ mình cần tìm, đánh mất cơ hội được thưởng thức hoa nở hai bên đường.
Câu chuyện thứ mười:
Tại buổi lễ tốt nghiệp ở một trường cấp hai, thầy hiệu trưởng đọc tên học sinh xuất sắc nhất trong năm học. Đọc đến lần thứ ba mà vẫn không thấy ai đi lên sân khấu. Thầy hiệu trưởng nhìn xuống, hỏi cậu học sinh xuất sắc đang bình thản ngồi bên dưới:
- Em
không nghe thầy gọi tên à?
Cậu học sinh đứng lên, lễ phép:
- Dạ, thưa thầy em đã nghe. Nhưng em sợ các bạn chưa nghe thấy ạ!
Danh và lợi đã vô tình trở thành chiếc lồng nhốt chúng ta vào trong ấy. Chúng ta luôn giáo dục con em mình phải cố gắng học thật giỏi, phải trở thành nhân vật xuất sắc nhất nhưng lại ít khi dạy các em tính khiêm tốn.
Câu chuyện thứ mười một:
Ở miến Bắc, giá lạnh về mùa đông làm chết cá, chết cua trên ruộng. Nhưng người nông dân vẫn phải lội ruộng trong nước và bùn lầy tê buốt. Xưa, có người nông dân làm thuê ra đồng nhưng không thể cấy được cây lúa vì quá lạnh, tay chân tê cóng, run lập cập. Người làm thuê về thưa cáo với địa chủ là hôm nay quá lạnh, để mai nếu ấm trời hơn mới xuống ruộng cấy lúa được. Tên địa chủ bắt chước Tây, mặc đồ ấm bên Tây, đi giày Tây, chống ba toong Tây dẫn người nông dân ra ruộng.
Hắn đứng trên bờ, chĩa đầu cây gậy ba toong xuống ruộng nước, rồi nói:
- Hứ, lười nhác thì nói, nước thế này mà lạnh à?
Cũng
thân phận con người, nhưng khi người ta giàu sang, lắm tiền, làm ông chủ thì có quyền nói cái gì cũng được, hạch sách bất cứ ai. Không đặt mình vào hoàn cảnh người khác mà chỉ biết có lợi cho mình.
===============
Nhạc sĩ Quỳnh Hợp
(Sưu tầm)
Bài phát biểu của ĐBQH Dương Trung Quốc tại kỳ họp Quốc Hội.
Thứ Bảy, tháng 6 09, 2012
Hoàng Nam Sơn
No comments
“Những hạn chế của Chính phủ có trách nhiệm của Quốc hội”
“Phương thức hoạt động của Quốc hội chúng ta là cứ nửa năm triệu tập một kỳ họp và nghe một bản báo cáo với nội dung chủ yếu là nhìn lại 6 tháng vừa qua để hướng tới mục tiêu 6 tháng tiếp theo. Thời điểm họp vào cuối tháng 5 và cuối tháng 10 mỗi năm thật lỡ dở để có dịp nhìn lại trọn vẹn từng năm... Cứ tập trung vào bản báo cáo 6 tháng một lần thì thật khó có thể nhận dạng được bức tranh toàn cảnh của đất nước.
Với tầm nhìn mỗi “nửa năm ấy”, những bản báo cáo của Chính phủ chỉ nêu lên những việc đã làm như những thành tựu đã đạt được - đưa ra một số sai sót, yếu kém gắn với những vấn đề nổi cộm mà dư luận đang quan tâm, rồi đưa ra những giải pháp thường ngắn hạn và ít mới mẻ.
Để ngắm một bức tranh toàn cảnh cần có một độ lùi về không gian và cả thời gian. Hoàn cảnh cho tôi, đến nay đã được dự khoảng hai chục phiên và đọc chừng 20 bản báo cáo của Chính phủ, để bằng cảm quan nghề nghiệp của mình nhận ra cái mạnh và cái chưa mạnh của Chính phủ.
Cái mạnh nhất của Chính phủ là “khả năng ứng biến”, “năng lực giải quyết tình huống”. Phải chăng đây là sự kế thừa của một truyền thống hình thành trong thời chiến? Năng lực ấy đã phát huy tác dụng tích cực khi chúng ta thực hiện một mục tiêu chính nghĩa, một đuờng lối đúng đắn, có sự hậu thuẫn về ý chí của toàn dân lại có tầm nhìn sáng suốt của người đứng đầu.
Cái mạnh ấy, đã giúp Chính phủ cứ 6 tháng một lần lại vượt qua được những thử thách của thực tiễn, đạt được những mục tiêu ngắn hạn và cũng vượt qua được một kỳ họp cũng là một kỳ chất vấn của Quốc hội hội để rồi lại dấn thân phấn đấu cho 6 tháng tiếp theo. Vì thế những thành tựu ấy khó bền vững và những khuyết điểm, yếu kém của Chính phủ luôn lập lại gần như là một điệp khúc không mấy thay đổi qua các báo cáo.
Nói như vậy, tôi hoàn toàn không phủ nhận những nỗ lực của Chính phủ, các thành viên của Chính phủ và bộ máy của Chính phủ, cũng như chia sẻ những khó khăn khách quan từ cuộc khủng hoảng kinh tế mang tính toàn cầu, cũng như cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền rất phức tạp mà Chính phủ đang phải gánh vác.
Và nói như vậy, cũng không có nghĩa là xem thường năng lực ứng phó và giải pháp tình huống. Nhưng chỉ như thế thì không đủ.
Bởi vì, nếu cứ tiếp tục như thế thì chúng ta không thể theo kịp những yêu cầu ngày càng khe khắt của sự phát triển bền vững cũng như hội nhập với thế giới đang cạnh tranh quyết liệt và đầy biến động rủi ro. Hơn thế, nó cũng không đáp ứng được mong muốn của nhân dân ngày càng có năng lực thể hiện quyền dân chủ của mình mà hoạt động của Quốc hội có trách nhiệm phải đáp ứng.
Một trong những chức năng quan trọng cũng là trách nhiệm nặng nề nhất của Chính phủ phải là điều hành đất nước ở tầm vĩ mô. Vĩ mô vừa mang nội hàm về không gian (to lớn) lẫn thời gian (lâu dài).
Ta có thể đặt ra những câu hỏi: vì sao đất nước đã hòa bình gần bốn mươi năm mà con đưòng huyết mạch số một hay hệ thống đường sắt vẫn gần như thời kỳ “Tây” cai trị? Vì sao trên lĩnh vực công nghiệp hoá hiện đại hoá luôn được coi là mục tiêu chiến lược và được Chính phủ đầu tư nhiều nhất trong đó đặt vai trò động lực hàng đầu cho các tập đoàn nhà nước lại là lĩnh vực kém thành công nhất? Để nhắc đến một thương hiệu hay một sản phẩm công nghiệp đáng để cho thế giới biết đến dường như chưa có! Còn nhắc đến con số những thất thoát ngân sách khổng lồ gắn với những đổ vỡ của một vài tập đoàn như Vinashin, Vinalines thì có ai không xót ruột...?
Trong khi đó, như chúng ta vừa thảo luận về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thì chính những người nông dân, ngư dân vốn ít đuợc sự quan tâm đầu tư, thậm chí phải chịu đựng nhiều rủi ro, lại làm nên những thành tựu, những thương hiệu hơn hẳn công nghiệp. Nó cho thấy trên nhiều lĩnh vực quan trọng, thực tiễn đã vượt qua sự chủ động trong tầm nhìn và tầm tay quản lý?
Một ví dụ nữa, đội ngũ cán bộ công chức được tuyển chọn, đào tạo trong đó dường như ai cũng được bồi dưỡng những khoá học về “quốc phòng toàn dân” mà vẫn để hiện tượng sử dụng lao động người nước ngoài, cho thuê đất rừng hay khai thác khoáng sản, và gần đây nhất là nuôi hải sản ở ngay những vị trí trọng yếu của an ninh quốc gia, vượt ra ngoài tầm kiểm soát của bộ máy nhà nước?
Trong khi đó, đối với nhân dân, chính bộ máy công quyền ấy lại phải chăng quá khắt khe cảnh giác để rồi hành xử có phần vụng về, thô bạo đối với một bộ phận nhân dân, làm phương hại đến hình ảnh của một Nhà nước của dân, do dân và vì dân mà chúng ta đang phấn đấu?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế ấy, nhưng theo tôi nguyên nhân đáng quan ngại nhất là năng lực “lắng nghe” của Chính phủ. Nhìn lại một chặng thời gian dài hơn mỗi kỳ họp, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều vấn đề đã được cảnh báo đến từ phát biểu của nhiều nhà khoa học hay hoạt động xã hôi, trong đó có những đại biểu Quốc hội, từ rất nhiều cuộc hội thảo, đề tài nghiên cứu... mà Chính phủ còn chậm tiếp thu, để rồi thực tiễn chứng minh những lời cảnh báo ấy đã trở thành hiện thực.
Trong những hạn chế của Chính phủ ấy có trách nhiệm của Quốc hội. Vì sao khi thảo luận về Luật Phòng chống tham nhũng, nhiều vị đại biểu Quốc hội và dư luận xã hội đã can rằng không nên giao trách nhiệm đứng đầu cơ quan này cho cơ quan hành pháp, thế mà chính Quốc hội chúng ta lại thông qua luật để tới nay phải sửa lại? Vì sao từ nhiệm kỳ trước tại Quốc hội, tôi đã thấy có vị đại biểu nêu lên sự cần thiết phải xây dựng luật nhằm quản lý và phát huy vốn của nhà nước, mà Quốc hội vẫn chưa tiếp thu? Vì sao khi xẩy ra những vụ việc như ở Tiên Lãng (Hải Phòng), Văn Giang (Hưng Yên)... chẳng thấy Quốc hội sớm vào cuộc? Tại sao xảy ra hiện tượng người Trung Quốc vào nuôi cá ngay kề địa bàn quân sự ở Cam Ranh, người phát hiện lại chỉ là báo chí...? Tất cả các bản báo cáo ngân sách Chính phủ trình, Quốc hội đều... cho qua, thì sự thất thoát ngân sách lớn như thế có trách nhiệm của Quốc hội không? Thưa Quốc hội, nói đến Quốc hội tôi cũng ý thức rằng trong đó có cả chính mình.
Từ những ý kiến trên, tôi kiến nghị: các bản báo cáo mỗi kỳ họp Quốc hội, ngoài phần báo cáo như cách viết hiện nay, Quốc hội cần hướng việc giám sát vào những vấn đề nổi bật gắn với tầm điều hành vĩ mô của Chính phủ, để thấy những tiến bộ của Chính phủ sau mỗi kỳ họp thông qua những đánh giá việc thực hiện những mục tiêu lớn và dài hạn.
Cuối cùng tôi xin nhắc lại lời của người xưa đúc kết về thuật trị nước. Đó là câu đối của một viên quan thời Hậu Lê (Hoàng Ngũ Phúc) vào một thời kỳ lịch sử rối ren đã nhắc nhở: “Nước lấy dân làm gốc, lúc bình yên, nước hãy để dân yên. Dân lấy nước làm lòng khi hữu sự dân sẽ ra gánh vác”. Thử đặt ra một câu hỏi, vào thời điểm này “khi hữu sự” liệu dân có ra gánh vác như những thời kỳ đầy thử thách trong quá khứ lịch sử hào hùng hay không? Đặt lòng câu hỏi ấy, Chính phủ sẽ thấy nhiều việc cần làm”.
09/06/2012 03:59 (GMT+7)
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc |
“Qua những năm tham gia
Quốc hội, tôi nghiệm thấy rằng: một Quốc hội như thế nào thì sẽ có một Chính
phủ như thế ấy”. Đó là góc nhìn đáng chú ý của đại biểu Quốc hội Dương Trung
Quốc khi ông phát biểu trên nghị trường về báo cáo của Chính phủ, hôm 7/6 vừa
qua. VnEconomy xin trích đăng bài phát biểu này, tựa đề do tòa soạn đặt.
“Phương thức hoạt động của Quốc hội chúng ta là cứ nửa năm triệu tập một kỳ họp và nghe một bản báo cáo với nội dung chủ yếu là nhìn lại 6 tháng vừa qua để hướng tới mục tiêu 6 tháng tiếp theo. Thời điểm họp vào cuối tháng 5 và cuối tháng 10 mỗi năm thật lỡ dở để có dịp nhìn lại trọn vẹn từng năm... Cứ tập trung vào bản báo cáo 6 tháng một lần thì thật khó có thể nhận dạng được bức tranh toàn cảnh của đất nước.
Với tầm nhìn mỗi “nửa năm ấy”, những bản báo cáo của Chính phủ chỉ nêu lên những việc đã làm như những thành tựu đã đạt được - đưa ra một số sai sót, yếu kém gắn với những vấn đề nổi cộm mà dư luận đang quan tâm, rồi đưa ra những giải pháp thường ngắn hạn và ít mới mẻ.
Để ngắm một bức tranh toàn cảnh cần có một độ lùi về không gian và cả thời gian. Hoàn cảnh cho tôi, đến nay đã được dự khoảng hai chục phiên và đọc chừng 20 bản báo cáo của Chính phủ, để bằng cảm quan nghề nghiệp của mình nhận ra cái mạnh và cái chưa mạnh của Chính phủ.
Cái mạnh nhất của Chính phủ là “khả năng ứng biến”, “năng lực giải quyết tình huống”. Phải chăng đây là sự kế thừa của một truyền thống hình thành trong thời chiến? Năng lực ấy đã phát huy tác dụng tích cực khi chúng ta thực hiện một mục tiêu chính nghĩa, một đuờng lối đúng đắn, có sự hậu thuẫn về ý chí của toàn dân lại có tầm nhìn sáng suốt của người đứng đầu.
Cái mạnh ấy, đã giúp Chính phủ cứ 6 tháng một lần lại vượt qua được những thử thách của thực tiễn, đạt được những mục tiêu ngắn hạn và cũng vượt qua được một kỳ họp cũng là một kỳ chất vấn của Quốc hội hội để rồi lại dấn thân phấn đấu cho 6 tháng tiếp theo. Vì thế những thành tựu ấy khó bền vững và những khuyết điểm, yếu kém của Chính phủ luôn lập lại gần như là một điệp khúc không mấy thay đổi qua các báo cáo.
Nói như vậy, tôi hoàn toàn không phủ nhận những nỗ lực của Chính phủ, các thành viên của Chính phủ và bộ máy của Chính phủ, cũng như chia sẻ những khó khăn khách quan từ cuộc khủng hoảng kinh tế mang tính toàn cầu, cũng như cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền rất phức tạp mà Chính phủ đang phải gánh vác.
Và nói như vậy, cũng không có nghĩa là xem thường năng lực ứng phó và giải pháp tình huống. Nhưng chỉ như thế thì không đủ.
Bởi vì, nếu cứ tiếp tục như thế thì chúng ta không thể theo kịp những yêu cầu ngày càng khe khắt của sự phát triển bền vững cũng như hội nhập với thế giới đang cạnh tranh quyết liệt và đầy biến động rủi ro. Hơn thế, nó cũng không đáp ứng được mong muốn của nhân dân ngày càng có năng lực thể hiện quyền dân chủ của mình mà hoạt động của Quốc hội có trách nhiệm phải đáp ứng.
Một trong những chức năng quan trọng cũng là trách nhiệm nặng nề nhất của Chính phủ phải là điều hành đất nước ở tầm vĩ mô. Vĩ mô vừa mang nội hàm về không gian (to lớn) lẫn thời gian (lâu dài).
Ta có thể đặt ra những câu hỏi: vì sao đất nước đã hòa bình gần bốn mươi năm mà con đưòng huyết mạch số một hay hệ thống đường sắt vẫn gần như thời kỳ “Tây” cai trị? Vì sao trên lĩnh vực công nghiệp hoá hiện đại hoá luôn được coi là mục tiêu chiến lược và được Chính phủ đầu tư nhiều nhất trong đó đặt vai trò động lực hàng đầu cho các tập đoàn nhà nước lại là lĩnh vực kém thành công nhất? Để nhắc đến một thương hiệu hay một sản phẩm công nghiệp đáng để cho thế giới biết đến dường như chưa có! Còn nhắc đến con số những thất thoát ngân sách khổng lồ gắn với những đổ vỡ của một vài tập đoàn như Vinashin, Vinalines thì có ai không xót ruột...?
Trong khi đó, như chúng ta vừa thảo luận về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thì chính những người nông dân, ngư dân vốn ít đuợc sự quan tâm đầu tư, thậm chí phải chịu đựng nhiều rủi ro, lại làm nên những thành tựu, những thương hiệu hơn hẳn công nghiệp. Nó cho thấy trên nhiều lĩnh vực quan trọng, thực tiễn đã vượt qua sự chủ động trong tầm nhìn và tầm tay quản lý?
Một ví dụ nữa, đội ngũ cán bộ công chức được tuyển chọn, đào tạo trong đó dường như ai cũng được bồi dưỡng những khoá học về “quốc phòng toàn dân” mà vẫn để hiện tượng sử dụng lao động người nước ngoài, cho thuê đất rừng hay khai thác khoáng sản, và gần đây nhất là nuôi hải sản ở ngay những vị trí trọng yếu của an ninh quốc gia, vượt ra ngoài tầm kiểm soát của bộ máy nhà nước?
Trong khi đó, đối với nhân dân, chính bộ máy công quyền ấy lại phải chăng quá khắt khe cảnh giác để rồi hành xử có phần vụng về, thô bạo đối với một bộ phận nhân dân, làm phương hại đến hình ảnh của một Nhà nước của dân, do dân và vì dân mà chúng ta đang phấn đấu?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế ấy, nhưng theo tôi nguyên nhân đáng quan ngại nhất là năng lực “lắng nghe” của Chính phủ. Nhìn lại một chặng thời gian dài hơn mỗi kỳ họp, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều vấn đề đã được cảnh báo đến từ phát biểu của nhiều nhà khoa học hay hoạt động xã hôi, trong đó có những đại biểu Quốc hội, từ rất nhiều cuộc hội thảo, đề tài nghiên cứu... mà Chính phủ còn chậm tiếp thu, để rồi thực tiễn chứng minh những lời cảnh báo ấy đã trở thành hiện thực.
Trong những hạn chế của Chính phủ ấy có trách nhiệm của Quốc hội. Vì sao khi thảo luận về Luật Phòng chống tham nhũng, nhiều vị đại biểu Quốc hội và dư luận xã hội đã can rằng không nên giao trách nhiệm đứng đầu cơ quan này cho cơ quan hành pháp, thế mà chính Quốc hội chúng ta lại thông qua luật để tới nay phải sửa lại? Vì sao từ nhiệm kỳ trước tại Quốc hội, tôi đã thấy có vị đại biểu nêu lên sự cần thiết phải xây dựng luật nhằm quản lý và phát huy vốn của nhà nước, mà Quốc hội vẫn chưa tiếp thu? Vì sao khi xẩy ra những vụ việc như ở Tiên Lãng (Hải Phòng), Văn Giang (Hưng Yên)... chẳng thấy Quốc hội sớm vào cuộc? Tại sao xảy ra hiện tượng người Trung Quốc vào nuôi cá ngay kề địa bàn quân sự ở Cam Ranh, người phát hiện lại chỉ là báo chí...? Tất cả các bản báo cáo ngân sách Chính phủ trình, Quốc hội đều... cho qua, thì sự thất thoát ngân sách lớn như thế có trách nhiệm của Quốc hội không? Thưa Quốc hội, nói đến Quốc hội tôi cũng ý thức rằng trong đó có cả chính mình.
Từ những ý kiến trên, tôi kiến nghị: các bản báo cáo mỗi kỳ họp Quốc hội, ngoài phần báo cáo như cách viết hiện nay, Quốc hội cần hướng việc giám sát vào những vấn đề nổi bật gắn với tầm điều hành vĩ mô của Chính phủ, để thấy những tiến bộ của Chính phủ sau mỗi kỳ họp thông qua những đánh giá việc thực hiện những mục tiêu lớn và dài hạn.
Cuối cùng tôi xin nhắc lại lời của người xưa đúc kết về thuật trị nước. Đó là câu đối của một viên quan thời Hậu Lê (Hoàng Ngũ Phúc) vào một thời kỳ lịch sử rối ren đã nhắc nhở: “Nước lấy dân làm gốc, lúc bình yên, nước hãy để dân yên. Dân lấy nước làm lòng khi hữu sự dân sẽ ra gánh vác”. Thử đặt ra một câu hỏi, vào thời điểm này “khi hữu sự” liệu dân có ra gánh vác như những thời kỳ đầy thử thách trong quá khứ lịch sử hào hùng hay không? Đặt lòng câu hỏi ấy, Chính phủ sẽ thấy nhiều việc cần làm”.
Theo vneconomy.vn