This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha - Premiumbloggertemplates.com.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha - Premiumbloggertemplates.com.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha - Premiumbloggertemplates.com.
15 thg 6, 2013
Đi Tìm Lời Ru Mặt Trời
Thứ Bảy, tháng 6 15, 2013
Hoàng Nam Sơn
No comments
Có bao giờ bạn thả lòng mình lênh đênh dưới bóng tà dương chưa? Hãy thử
một lần để cảm nhận sự ấm áp lan tỏa của mặt trời hoàng hôn. Một vẻ đẹp huyền
bí diệu kỳ cuốn ta đi vào những rung cảm sâu sắc. Và chúng ta hãy cùng “Đi Tìm Lời
ru Mặt trời”!
Tuyệt thực
Thứ Bảy, tháng 6 15, 2013
Hoàng Nam Sơn
No comments
Con Cá, Chột Nưa - Tố Hữu
Năm sáu ngày mệt xỉu
Thuốc làm khuây mấy điếu
Vài ba hớp nước trong
Suy nghĩ chuyện bao đồng
Vẫn không ngoài chuyện đói.
Đầu sàn canh bốc khói
Chén cá nức mùi thơm
Lên họa với mùi cơm
Sao mà như cám dỗ!
Muốn ngủ mà không ngủ
Cái bụng cứ nằn nì:
“Ăn đi thôi, ăn đi!
Chết làm chi cho khổ!”
Nghe hắn thầm quyến rũ
Tôi đỏ mặt bừng tai:
“Im đi cái giọng mày
Tao thà cam chịu chết!”
Hắn nằm im đỡ mệt
Rồi tha thiết van lơn:
“Đời mới hai mươi xuân
Chết làm chi cho khổ!”
Hắn nói to nói nhỏ
Kể lể chuyện đê hèn
Tôi vẫn cứ nằm yên
Hắn liền thay chiến thuật:
“Thôi thì thôi cứ vật
Nhưng phải ráng cầm hơi
Theo với bạn với đời
Cho đến ngày kết quả.
Ăn đi vài con cá
Năm bảy cái chột nưa
Có ai biết ai ngờ?
Thế vẫn tròn danh dự
Không can chi mà sợ
Có hôi miệng hôi mồm
Còn có nước khi hôm
Uống vô là sạch hết!”
Lần này tôi thú thiệt:
Lời hắn cũng hay hay
Lí sự cũng đủ đầy
Nghe ra chừng phải quá!
Ăn đi vài con cá
Năm bảy cái chột nưa
Có ai biết, ai ngờ
Thế vẫn tròn danh dự!
Nhưng mà tôi lưỡng lự
Suy nghĩ rồi lắc đầu
Đành không ai biết đâu
Vẫn không làm thế được!
Từ khi chân dấn bước
Trên con đường đấu tranh
Tôi sẵn có trong mình
Đôi mắt thần: chủ nghĩa
Đã đứng trong đoàn thể
Bênh vực lợi quyền chung
Sống chết có nhau cùng
Không được xa hàng ngũ
Không thể gì quyến rũ
Mua bán được lương tâm
Danh dự của riêng thân
Là của chung đồng chí
Phải giữ gìn tỉ mỉ
Như tròng mắt con ngươi
Đến cạn máu tàn hơi
Không xa rời kỷ luật
Phải trải lòng chân thật
Không một nét quanh co
Không một bóng lờ mờ
Không một nhăn ám muội!
Bụng nghe, chừng biết tội
Từ đó hết nằn nì
Không dám thở than chi
Và tôi cười đắc thắng.
Lao Bảo, 11-1940
Trong những ngày tuyệt
thực
Đất và người quê ta
Thứ Bảy, tháng 6 15, 2013
Hoàng Nam Sơn
No comments
Đường vô xứ Nghệ...
Đường
vô xứ Nghệ quanh quanh
Non
xanh nước biếc như tranh họa đồ
Xứ Nghệ bao gồm Nghệ An và Hà Tĩnh.
Đường vô xứ Nghệ thật đẹp - cảnh sắc thiên nhiên hòa với sự mến khách - nghĩa
tình - lòng người. Mỗi người con của xứ Nghệ xa quê nay trở về, lòng ai cũng
nao nao khó tả. Mỗi du khách chưa một lần vô xứ Nghệ, nay có dịp nghĩ suy,
chiêm ngưỡng, cảm xúc dâng trào.
Đường vô Xứ Nghệ |
Thời Bắc thuộc, Nghệ An và Hà Tĩnh
có cái tên chung là Hoan Châu; đời Lý - Trần là Nghệ An châu; năm 1490 đời vua
Lê Thánh Tông, vùng đất này được gọi chung là xứ Nghệ. Năm 1831, vua Minh Mạng
chia xứ Nghệ thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Sau đó sáp nhập gọi là An Tĩnh, rồi
lại chia tách. Năm 1976, đất nước thống nhất, Nghệ An và Hà Tĩnh một lần nữa
sáp nhập thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Năm 1991, Nghệ Tĩnh lại chia tách thành Hà Tĩnh
và Nghệ An. Dù tách hay nhập - trải qua nhiều thời kỳ, hàng trăm năm nay, cốt
cách - văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán Hà Tĩnh - Nghệ An vẫn là một xứ Nghệ
“Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”; vùng đất của cá gỗ, áo tơi, một xứ Nghệ
“quê choa” có kẹo cu đơ, nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn; nồi đất kho cá, cơm
niêu chở đầy đường cái quan, để rồi “Đi mô cũng nhớ về Hà Tĩnh”, “Nghệ An Xô viết
vẫn là Nghệ An”!
Phía Đông là “nước biếc”, đại dương
bao la; phía Tây là “non xanh”, núi rừng trùng điệp. Nhiều đoạn núi hình vòng
cung lan tận biển, tạo nên những danh lam thắng cảnh đẹp mê hồn. Địa linh nhân
kiệt – vùng đất của những người con hiền tài. Dân Nghệ dù bám trụ hoặc ra đi, ở
bất cứ phương trời nào cũng rất nghĩa tình, thông minh, cần cù, chịu thương chịu
khó. Xứ Nghệ, do hoàn cảnh khách quan đã tạo nên cái sự “gàn” trong tính cách của
con người nơi đây. Người xứ Nghệ bám trụ đến cùng với cái nơi “thiên không thời,
địa không lợi” - đất cằn đá sỏi, chưa mưa đã lụt, chưa nắng đã hạn, không cam
chịu nghèo khó, gắng học hành đỗ đạt, góp sức mình dựng xây quê hương, đất nước!
Người ta nói, thời nào cũng vậy,
dân Nghệ học giỏi, đỗ đạt cao, làm quan to, giữ nhiều trọng trách trong chính
quyền. Dân Nghệ “học gạo”, học để mà đi, mà thoát thân. Chuyện cậu học trò
nghèo ăn cơm cá gỗ, cũng là chuyện “học gạo” mà nên. Dân Nghệ trụ lại nơi “chôn
nhau cắt rốn” hơn 4 triệu người; dân Nghệ tỏa muôn phương lập nghiệp cũng bằng
phân nửa, vị chi cũng là 6-7 triệu, chứ có ít ỏi gì đâu. Ở TP Đà Lạt, từ năm
1920 đã có hẳn một làng cả mấy trăm nhân khẩu, trăm phần trăm là dân Đức Thọ.
Nhà báo Nghiêm Sỹ Thái, công dân làng Nghệ xứ hoa đào tự hào: “Làng do quan đại
thần triều đình Huế Phạm Khắc Hòe và cụ Nghiêm Trang lập ra, tồn tại hơn 9 thập
niên mà vẫn rất Nghệ, cốt cách Nghệ”!
Các vùng miền khác trên cả nước, ở
Bắc Mỹ và châu Âu, châu Á cũng hình thành nhiều làng xã, khu phố Nghệ tương tự.
Ra đi, lập nghiệp, lập thân nơi xứ người, sự cố kết - tương thân tương ái tạo
nên sức mạnh để người xứ Nghệ có cơ hội là phất lên thành triệu phú, tỷ phú. Giáo
sư, tiến sĩ, các nhà khoa học đầu ngành người xứ Nghệ cũng không ít, họ xa quê
để cống hiến cho đất nước, để... thoát nghèo và làm rạng danh một vùng quê giàu
truyền thống cách mạng, hiếu học.
Lại lỗi của tên đánh máy?
Thứ Bảy, tháng 6 15, 2013
Hoàng Nam Sơn
No comments
Cấm xây nhà nhại kiến trúc cổ điển Pháp
“Cấm xây nhà kiểu Pháp” là... sai sót in ấn
(Vneconomy) - Sáng 13/6, VnEconomy đăng tải thông tin về việc Bộ Xây dựng
trong công văn gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cách đây gần 3 tuần,
có lưu ý các địa phương "không xây dựng các công trình nhại kiến trúc cổ
điển kiểu Pháp - châu Âu", đặc biệt là các công trình sử dụng vốn ngân
sách.
Trong công văn 185/BXD-VP gửi các tỉnh, thành phố và các cơ quan báo chí, Bộ Xây dựng cho biết, nội dung “không xây dựng công trình nhại kiến trúc cổ điển Pháp - châu Âu” là do in ấn có "sai sót". |
Tuy nhiên, trong công văn
185/BXD-VP gửi các tỉnh, thành phố và các cơ quan báo chí ngay buổi chiều cùng
ngày, Bộ Xây dựng cho biết muốn bỏ nội dung “không xây dựng công trình nhại kiến
trúc cổ điển Pháp - châu Âu”, vì in ấn có "sai sót".
Cụ thể, công văn này cho biết,
"để nâng cao chất lượng về công tác quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị,
ngày 23/5/2013 Bộ Xây dựng đã ban hành công văn số 942/BXD-KTQH về việc thực hiện
công tác quản lý chất lượng kiến trúc công trình trên địa bàn tỉnh, thành phố".
"Tuy nhiên, trong quá trình in
ấn có sự sai sót", công văn của Bộ chiều 13/6 khẳng định.
Và sau đó cho biết, "Bộ Xây dựng
xin đính chính như sau: Bỏ phần nội dung "Lưu ý: Không xây dựng các công
trình kiến trúc theo hướng nhại kiến trúc cổ điển Pháp - châu Âu".
Trước đó, sau khi đọc thông tin về
việc “cấm xây nhà nhại kiến trúc cổ điển Pháp”, trong phản hồi về VnEconomy, rất
nhiều độc giả đã tỏ ra bất ngờ và phản đối quy định này của Bộ Xây dựng. Một số
bạn đọc còn cho rằng đó chỉ là tin ngày “Cá tháng Tư”.
13 thg 6, 2013
Chuyện còn xa vời: Đến năm 2015 sẽ giảm 50-70% thuế, phí cho ô tô?
Thứ Năm, tháng 6 13, 2013
Hoàng Nam Sơn
No comments
Sẽ giảm 50-70% thuế, phí cho ô tô?
(Vef.vn) - Các loại thuế đang đánh rất cao lên ô tô có thể sẽ đồng loạt
giảm mạnh để thúc đẩy tiêu dùng, thu hút đầu tư phát triển ngành chế tạo ô tô ở
Việt Nam.
Sau một thời gian dài chờ đợi, công
nghiệp ô tô và sản xuất phụ tùng đã được lựa chọn để nhận hỗ trợ từ Nhật Bản.
Đây là tin vui cho công nghiệp ô tô Việt Nam, hy vọng với hỗ trợ từ quốc gia có
công nghiệp ô tô phát triển hàng đầu thế giới, sản xuất Việt Nam sẽ khá lên và
giá sẽ rẻ đi.
Sức ép xe giá rẻ từ ASEAN
Để thúc đẩy quá trình này, Phía Nhật
Bản đề nghị Việt Nam cùng xây dựng một kế hoạch hành động phát triển công nghiệp
ô tô Việt Nam phát triển. Trong đó, vấn đề quan trọng là xây dựng các chính
sách ưu đãi để thu hút các DN đầu tư lớn cho ngành công nghiệp này.
Mới đây Bộ Công thương, Bộ Khoa học
và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại sứ quán Nhật Bản cùng các DN ô tô Việt
Nam và Nhật Bản đã nhóm họp để bàn về vấn đề này.
Để phát triển công nghiệp ô tô, hai
bên thống nhất trước hết phải có thị trường. Nhà sản xuất có đầu tư vào Việt
Nam hay không trước hết căn cứ vào mức tiêu thụ. Tức là phải có thị trường đủ lớn
cùng các định hướng phát triển ô tô dài hạn để từ đó nhà sản xuất dự báo được
thị trường và đi tới quyết định sản xuất.
Phía Nhật Bản cho rằng, cần phát
triển công nghiệp ô tô Việt Nam qua 2 giai đoạn. Giai đoạn từ nay đến 2018, tập
trung ban hành các chính sách để giữ chân nhà sản xuất.
Bởi vì, đến 2018, khi thuế nhập khẩu
xe nguyên chiếc từ các nước Asean về Việt Nam giảm xuống còn 0% thì xe nhập khẩu
sẽ rẻ hơn xe lắp ráp trong nước. Do vậy các chính sách cần ưu đãi để giữ chân
các nhà sản xuất ô tô lớn ở lại Việt Nam. Nếu tất cả các DN ô tô rút đi thì
công nghiệp ô tô chẳng thể nào phát triển.
Giai đoạn sau 2018, Việt Nam bước
vào giai đoạn ô tô hóa với nhu cầu về xe tăng cao và DN sẽ thúc đẩy sản xuất
cũng như đẩy mạnh nội địa hóa.
Tuy nhiên, đây là giai đoạn khó
khăn bởi thuế nhập khẩu ô tô đã giảm về 0% thì chính sách phải làm thế nào để
thúc đẩy được sản xuất trong nước là điều quan trọng. Đến nay phía Việt Nam
chưa hề có kế hoạch nào cho giai đoạn này.
Theo công ty Nissan Techno Việt
Nam, dù mới đầu tư vào Việt và sắp đi vào sản xuất, nhưng để duy trì sản xuất
sau năm 2018 hay không còn đang được xem xét và phụ thuộc nhiều vào chính sách
của Chính phủ. Các DN ô tô khác như Toyota, Ford, Honda… cho biết, nếu chính
sách ổn định thì họ vẫn ở lại chờ thời kỳ ô tô hóa thay chưa rõ đi hay ở như hiện
nay.
Đồng loạt giảm thuế
Đến nay, Bộ Công Thương đã xây dựng
các chính sách ưu đãi để thúc đẩy công nghiệp ô tô, đặc biệt là về các mức thuế.
Theo đó, Bộ này đề nghị giảm 30%
thuế tiêu thụ đặc biệt và 50% lệ phí trước bạ cho dòng xe có dung tích xi lanh
dưới 2.0L, hoặc giảm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ cho dòng xe
dưới 2.0L; giảm 70% thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ cho dòng xe chiến
lược.
Bên cạnh đó áp dụng thuế suất thuế
nhập khẩu 0% hoặc mức sàn với các linh kiện trong nước chưa sản xuất được. Giữ
mức thuế nhập khẩu cao với xe nguyên chiếc cho tới 2018 mới hạ về 0%.
Trước các đề xuất của Bộ Công
thương, các cơ quan chức năng đang nghiêng về phương án giảm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ cho xe dưới 2.0L; giảm
70% thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ cho dòng xe chiến lược.
Tuy nhiên, một số DN cho rằng khoảng
cách này không có sự chênh lệch lớn sẽ không giúp thúc đẩy các DN đầu tư vào
phát triển dòng xe chiến lược. Theo đó, nên chọn phương án giảm 30% thuế tiêu
thụ đặc biệt cho xe dưới 2.0L và giảm 70% thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước
bạ cho dòng xe chiến lược.
Dự kiến cho tới kỳ họp Quốc hội cuối
năm 2014 thì Quốc hội mới bàn về việc sửa đổi Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, các chính sách về công nghiệp ô tô sẽ được
xây dựng và có hiệu lực từ 2015.
Về dòng xe chiến lược, các DN cho rằng
dù được cân nhắc đã lâu nhưng đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể nào. Làm rõ
về dòng xe chiến lược sẽ giúp các nhà sản xuất lập kế hoạch hỗ trợ Chính phủ một
cách kịp thời.
Bộ Công thương cho biết, dòng xe
chiến lược được xây dựng trên các tiêu chí như tiết kiệm năng lượng, thân thiện
môi trường, đạt tiêu chuẩn khí thải EURO 4, đảm bảo hài hòa lợi ích quốc gia,
người tiêu dùng và nhà sản xuất.
Bên cạnh đó, công nghiệp hỗ trợ
chưa phát triển đang là thách thức lớn. Ngày 24/2/2011 Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg về chính sách phát triển một số ngành
công nghiệp hỗ trợ.
Tuy nhiên, theo các DN, chính sách
này khó đi vào thực tế vì các quy định rất chung chung không thể thực hiện được
nên nó không đem lại tác dụng. Những ưu đãi đưa ra không đủ lớn, điều kiện yêu
cầu rất khó khăn, mất thời gian nên ra đời hơn 2 năm nay mới chỉ có 2 DN đang đề
xuất mà chưa được phê duyệt.
Để khắc phục điều này, Nhật Bản
cũng đề nghị phải xây dựng cơ chế giám sát cụ thể để biết: ai làm cái gì, làm
như thế nào, cần những gì và khi nào làm xong… bởi chính sách của Việt Nam đi
vào thực tế rất yếu.