Pages

20 thg 7, 2013

Ớt chữa viêm khớp mãn tính

Quả ớt còn có nhiều tên gọi khác nhau như Lạt tử, Lạt tiêu, Ngưu giác tiêu…, có tên khoa học Capsium frutescens L; Capsium annuum L., thuộc họ Cà Solanaceae. Cây ớt là một cây nhỏ có thể sống vài năm, thân dưới hóa gỗ.


Cây có nhiều cành, nhẵn. Lá mọc so le, hình thuôn dài, đầu nhọn. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá. Các bộ phận của cây ớt như quả, rễ và lá đều dùng làm thuốc.
Theo Đông y, quả ớt có vị cay, nóng với tác dụng khoan trung, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống (giảm đau), kháng nham (chữa ung thư...). Nhân dân thường dùng để chữa đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém, đau khớp, dùng ngoài chữa rắn, rết cắn... Ngoài dùng làm thuốc chữa bệnh, nhân dân ta còn thường dùng lá ớt nấu canh ăn, quả ớt làm gia vị trong các món ăn.
Ớt giúp giảm đau, ngăn ngừa bệnh tim do chứa một số hoạt chất giúp máu lưu thông tốt, tránh được tình trạng đông vón tiểu cầu dễ gây tai biến tim mạch. Ớt còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng huyết áp tăng cao. Ớt rất tốt cho hệ miễn dịch, ngăn ngừa cảm cúm. Thường xuyên ăn ớt có thể giúp cơ thể kiểm soát được nồng độ insulin trong máu, điều này sẽ mang lại lợi ích cho người tiểu đường. Sau đây là một số tác dụng của ớt.
- Chữa bệnh chàm (eczema): Lá ớt tươi 1 nắm, mẻ chua 1 thìa. Hai thứ giã nhỏ, lấy vải sạch gói lại, đắp lên nơi bị chàm đã rửa sạch bằng nước muối.
- Chữa đau dạ dày do lạnh: Ớt trái 1-2 quả, nghệ vàng 20g, tán bột uống ngày 2-3 lần.
- Chữa viêm khớp mãn tính: Ớt trái 1-2 quả; dây đau xương, thổ phục linh (củ khúc khắc) mỗi vị 30g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa đau thắt ngực: Ớt trái 2 quả, đan sâm 20g, nghệ đen 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa rết cắn: Lá ớt giã nhỏ, đắp vào nơi bị thương, băng lại. Ngày làm 1-2 lần cho đến khi hết đau, 2-3 giờ là khỏi.
- Chữa rụng tóc do hóa trị liệu: Ớt trái 100g, ngâm với rượu trắng trong 10-20 ngày. Dùng rượu này bôi lên da đầu có tác dụng kích thích mọc tóc.
- Chữa tai biến mạch máu não: Lá ớt (loại ớt chỉ thiên quả nhỏ) đem giã nhỏ, thêm nước và ít muối, chắt nước cho người bệnh uống, bã đắp vào răng sẽ tỉnh.
- Chữa đau lưng, đau khớp: Ớt chín 15 quả, lá đu đủ 3 cái, rễ ớt chỉ thiên 80g. Tất cả đem giã nhỏ ngâm cồn với tỷ lệ 1/2, dùng để xoa bóp sẽ mau khỏi
- Chữa khản cổ: Dùng ớt làm thuốc súc miệng (dưới dạng cồn thuốc).
- Chữa bệnh vẩy nến: Lá ớt cay 1 nắm to (1 nắm chặt tay và đem sao chín nhưng không cháy), tinh tre đằng ngà cạo lấy 1 bát, lá sống đời (lá thuốc bỏng) 7-9 lá, thiên niên kiện khoảng 300g. Tất cả cho vào nồi với 2 lít nước, đun sôi kỹ, uống dần thay nước chè.
- Chữa đau bụng kinh niên: Rễ cây ớt, rễ chanh, rễ hoàng lực, mỗi thứ khoảng 10g. Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa ăn uống kém tiêu do ung thư: Ớt 100g, hắc đậu xị 100g, tán bột ăn hàng ngày.
- Chữa ăn uống chậm tiêu: Ớt trái dùng làm gia vị, ăn hàng ngày.
- Chữa mụn nhọt: Lá ớt giã nát với ít muối, dùng đắp vào nhọt đang mưng mủ sẽ bớt đau nhức, dễ vỡ mủ, mau lành.
- Phòng chống ung thư tuyến tiền liệt: Capsaicin trong ớt ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Trung bình mỗi tuần cần ăn khoảng 5 quả ớt).

- Giảm đau do ung thư, đau khớp: Ăn 5-10g ớt mỗi ngày.

Doanh nghiệp được tự in thẻ an toàn lao động

(LuatVietnam) Ngày 28/12/2011, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 41/2011/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 hướng dẫn công tác huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động.


Theo đó, thẩm quyền in và phát hành thẻ an toàn lao động trước đây thuộc quyền của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thì nay được giao cho người sử dụng lao động in và quản lý; chỉ trừ trường hợp người sử dụng lao động không thể tự in được thẻ an toàn lao động thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội mới cung cấp theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm cấp thẻ an toàn lao động cho người lao động (kể cả người lao động hành nghề tự do) làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về lao động, vệ sinh lao động sau khi người lao động được huấn luyện lần đầu và kiểm tra sát hạch đạt yêu cầu.
Hàng năm, cơ sở sử dụng lao động cũng phải báo cáo danh sách người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và cơ quan chủ quản để quản lý, theo dõi; tổng hợp và báo cáo định kỳ công tác huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định.
Các sửa đổi, bổ sung này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2012.

Xem tuần dương hạm Moskva tập trận trên biển

Tuần dương hạm Moskva của Hạm đội Biển Đen thuộc Hải quân Nga vừa tham gia một cuộc tập trận bắn đạn thật trên vùng lãnh hải quốc tế của Đại Tây Dương.

Tuần dương hạm Moskva của Hải quân Nga.
Trong cuộc tập trận này, tuần dương hạm Moskva đã tham gia một tình huống chiến đấu giả định. Sau khi bị một tàu chiến mặt nước của kẻ thù tấn công, tuần dương hạm Moskva đã được lệnh tấn công đáp trả từ mọi hướng bằng tên lửa chống hạm siêu thanh tầm xa P-500 Bazalt, tên lửa đối không tầm xa S-300F, tên lửa chống hạm P-1000 Vulkan cùng hệ thống pháo AK-130 và pháo phòng không AK-630.
Moskva là tuần dương hạm lớp Slava Project 1164 Atlant, lớp tàu tuần dương mới nhất của Nga. Hiện có 3 tuần dương hạm lớp Slava trong biên chế Hải quân Nga, bao gồm tuần dương hạm Moskva của Hạm đội Biển Đen, tuần dương hạm Varyag của Hạm đội Thái Bình Dương và tuần dương hạm Marshal Ustinov của Hạm đội Biển Bắc.
Nổi bật trong hệ thống vũ khí của tuần dương hạm lớp Slava là 16 hệ thống tên lửa chống hạm siêu thanh tầm xa P-500 Bazalt cải tiến với tầm bắn lên đến 550km, 8 bệ phóng tên lửa đối không tầm xa S-300F và tổ hợp tên lửa chống hạm P-1000 Vulkan.
Ngoài ra, tuần dương hạm Moskva cũng được trang bị hệ thống pháo hạm đa năng nòng kép AK-130-130mm với tầm bắn tối đa 23km, 6 pháo bắn siêu nhanh AK-630, 5 ống phóng ngư lôi kép 533mm, 2 hệ thống phóng rocket chống ngầm RBU-6000.




Lịch sử tuần dương hạm Moskva
Ngày 4.11.1976 tàu được khởi đóng tại nhà máy đóng tàu Nicholay với mật danh là "Atlas". Năm 1979 tàu được hạ thủy và đặt tên là Slava (Vinh quang). Năm 1982 hoàn thành chương trình thử nghiệm quốc gia. Ngày 30.1.1983 đã diễn ra lễ thượng cờ chính thức tiếp nhận tuần dương hạm Slava vào thành phần Hạm đội Biển Đen.
Đầu tháng 12.1989 tuần dương hạm Slava tham gia “hộ tống” cho cuộc gặp đầu tiên của Tổng Bí thư ĐCS Liên Xô Mikhail Gorbachev và Tổng thống Mỹ George W. Bush trên đảo Malta.
Năm 1990 tàu Slava trở về nhà máy đóng tàu Nikolaevsky để tiến hành nâng cấp. Ngày 22.6.1995 tàu chính thức nhận tên mới là Moscow và trở thành kỳ hạm của Hạm đội Biển Đen.
Trong thành phần Hạm đội Biển Đen tuần dương hạm Moscow đã thực hiện hơn 15 lần phục vụ chiến đấu. Tiến hành bắn tên lửa hành trình ở các vùng đại dương, tham gia các cuộc tập trận chiến lược Vostok-2010, Kavkaz-2012. Tổng thống Nga Vladimir Putin, các Bộ trưởng Quốc phòng Nga và nhiều lãnh đạo, nguyên thủ của các quốc gia nước ngoài đã đến thăm Tuần dương hạm Moscow.

Một số hình ảnh của tuần dương hạm Moskva

Tuần dương hạm hộ tống tên lửa Moscow - Kỳ hạm của Hạm đội Biển đen

Hệ thống S-300F biến thể hạm đội

Tổ hợp phóng chuyển động B-204

Hệ thống AK-603 30-mm

Tổ hợp tên lửa chống tàu P-1000 Vulkan - vũ khí chủ lực của tàu Moscow

Hệ thống Radar

Hệ thống chống ngư lôi RBU 1000 Smerch-2

Câu lạc bộ thủy thủ

Bãi đáp trực thăng

Kỳ hạm Moscow neo đậu tại căn cứ của Hạm đội Biển đen

Mỹ - Trung âm thầm chuẩn bị chiến tranh với nhau?

(Infonet) - Đằng sau những cái bắt tay ngoại giao và nụ cười của các nhà lãnh đạo là việc quân đội Mỹ và Trung Quốc vẫn đang ngày đêm chuẩn bị mọi thứ để phục vụ cho kịch bản là một cuộc chiến tranh tổng thể giữa 2 nước.


Hiếm khi nào mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ “nồng ấm” như hiện tại. Cả Mỹ và Trung Quốc đều đã đồng ý tham gia vào cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu bằng cách cắt giảm lượng khí thải. Tại Hội nghị thượng đỉnh hồi tháng trước, cả Barack Obama và Tập Cận Bình đã đồng ý về một cách thức mới để tiếp cận vấn đề Triều Tiên. Trung Quốc đã cho tăng giá đồng tiền của mình, làm giảm đáng kể sự hậm hực và khó chịu của các nghị sỹ Mỹ khi cho rằng chính sách định giá đồng tiền thấp là “trò bẩn” nhằm thu lợi từ xuất khẩu của Trung Quốc...
Nhưng ở một góc khác của “sự nồng ấm” này là cả Lầu Năm Góc và Quân đội Trung Quốc đều không chịu giảm tốc cuộc đua tăng cường trang bị nhằm phục vụ cho một cuộc chiến tranh tổng thể bất chấp chúng ngốn một nguồn ngân sách cực lớn. Quan chức quân đội cả 2 nước đều cho rằng một cuộc chiến tranh như vậy sẽ xảy ra.
Trong trường hợp của Hoa Kỳ, điều đặc biệt là toàn bộ quá trình chuẩn bị chiến tranh này không được sự chấp thuận của Nhà Trắng hay Quốc hội. Lầu Năm Góc thực hiện nó trên cơ sở triển khai một chiến lược toàn cầu và khái niệm “Không Hải chiến”, trong đó quân đội Mỹ và Không quân bảo vệ sự hiện diện của 320.000 quân Mỹ trong khu vực bằng cách chuẩn bị sẵn sàng cho mình một lực lượng đầy đủ quy mô, đủ sức tấn công Trung Quốc cả trên biển và trên không trong trường hợp xảy ra một mối đe dọa ở Biển Đông hoặc khu vực xung quanh.
Trong một bài báo phân tích chi tiết về vấn đề này của tạp chí Yale (Mỹ), chuyên gia Amitai Etzioni hỏi: "Ai đã cho phép chuẩn bị cho chiến tranh với Trung Quốc?". Trong thực tế, chính trị và ngoại giao đã được di chuyển theo hướng ngược lại. "Nước Mỹ đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh với Trung Quốc, một quyết định quan trọng mà không được Nhà Trắng và Quốc hội xem xét kỹ lưỡng. Có vẻ như kịch bản về việc nên hay không sử dụng vũ lực với vấn đề hạt nhân của Iran hay việc quyết định có đưa quân vào Afghanistan hay không, hồi năm 2009", giáo sư Etzioni viết.

Lực lượng quân sự Mỹ ở Thái Bình Dương.
Nhưng kế hoạch “Không – Hải chiến” hàm chứa rất nhiều sự tốn kém và nguy hiểm. Kết quả lý tưởng của “Không – Hải chiến” là khả năng kết thúc một cuộc xung đột với Trung Quốc theo cách tương tự như Mỹ chấm dứt Thế chiến II: Quân đội Mỹ đánh bại Trung Quốc và ra các điều kiện đầu hàng. Đây là một sự thay đổi mạnh mẽ từ cách tiếp cận của cuộc chiến tranh lạnh, với nguy cơ về một cuộc chiến tranh hạt nhân quy mô đã được phòng trừ một cách cẩn thận.
Nhưng kế hoạch này cũng khiến nhiều quan chức quân sự Mỹ “sợ hãi”. "Không – Hải chiến sẽ hủy diệt Trung Quốc", ông James Cartwright, cựu Phó chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Mỹ, đã cảnh báo. "Nó không mang lại lợi ích cho bất cứ ai". Một nghiên cứu đánh giá của lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ đã cảnh báo rằng khái niệm này là "vô cùng tốn kém để xây dựng trong thời bình" và nếu được sử dụng nó sẽ "gây ra sự tàn phá khôn lường về con người và kinh tế” và  nó sẽ làm cho một cuộc chiến tranh hạt nhân đến nhanh hơn.
Tất nhiên là Trung Quốc không chịu “ngồi yên” để Mỹ muốn làm gì thì làm. "Nếu quân đội Mỹ phát triển “Không – Hải chiến” để đối phó với Trung Quốc thì Trung Quốc cũng buộc phải phát triển các chiến lược chống lại nó", Đại tá Gauyue Fan cảnh báo.

Trung Quốc tập trận
Và hiện tại Trung Quốc cũng đang cấp tốc chuẩn bị. Ngay sau khi tiếp quản các chức vụ cao nhất trong hệ thống Đảng và Chính phủ Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã bỏ rơi cam kết "trỗi dậy hòa bình" của người tiền nhiệm, nắm quyền chỉ huy trực tiếp của Ủy ban Quân ủy Trung ương và chỉ đạo quân đội nước này phải chuẩn bị cho các "cuộc chiến đấu thực sự" và "chiến đấu và chiến thắng các cuộc chiến tranh".
Tờ The Wall Street Journal ghi nhận gần đây, ông Tập đã phục hồi một nhóm các tướng siêu hiếu chiến và cố vấn quân sự, những người đã ủng hộ một chiến lược quân sự dựa trên chuẩn bị cho cuộc đối đầu trực tiếp với Hoa Kỳ. Ông Tập còn sử dụng những lý thuyết của Đại tá Lưu Minh Phúc, người đã từng có lời kêu gọi cạnh tranh quân sự trực tiếp với Mỹ. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn “thả lỏng xích” để cho phép viên đại tá Đới Húc tuyên bố một cách vô cùng xấc xược rằng, rằng các nước láng giềng của Trung Quốc đang "là những con chó của Hoa Kỳ ở châu Á" và "chúng ta chỉ cần giết một con, ngay lập tức những con khác sẽ bỏ chạy”.

Rõ ràng, cả Mỹ và Trung Quốc đang đứng ở những vị trí rất “vô lý” bởi hai siêu cường đang cố gắng hòa bình với nhau trong khi quân đội của họ lại chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh tổng lực. Tình trạng nguy hiểm này khiến người ta không khỏi nhớ lại sự khởi đầu của cuộc Đại chiến thế giới lần I năm 1914, khi chỉ cần một hành động sai lầm đã đẩy cả thế giới vào một cuộc chiến tàn khốc.

Có nên mua và sử dụng các thiết bị viễn thông của Huawei?

‘Có bằng chứng cho thấy Huawei làm gián điệp cho Trung Quốc’

(TNO) Michael Hayden, cựu giám đốc CIA, khẳng định tập đoàn viễn thông hàng đầu Trung Quốc Huawei là một mối đe dọa lớn cho an ninh quốc gia Úc và Mỹ. Ông này cũng nói rằng các cơ quan tình báo phương Tây có những bằng chứng đủ sức nặng để nói Huawei là gián điệp cho Trung Quốc.

Cựu giám đốc CIA Michael Hayden
Vị tướng bốn sao đã nghỉ hưu của Mỹ này nói với tờ AFR (Úc) rằng theo “đánh giá chuyên môn” của ông, Huawei đã cung cấp những thông tin tình báo nhạy cảm cho chính phủ Trung Quốc.
Ông Hayden cũng khẳng định các cơ quan tình báo phương Tây có bằng chứng để phanh phui các hoạt động bí mật của Huawei và đồng thời cáo buộc tập đoàn Trung Quốc này “đã chia sẻ cho chính phủ Trung Quốc những hiểu biết tường tận về các hệ thống viễn thông ngoại quốc mà tập đoàn này có liên quan”.
Đây có thể là lần đầu tiên một quan chức cấp cao của phương Tây khẳng định thẳng thừng rằng "có bằng chứng buộc tội Huawei làm gián điệp cho chính phủ Trung Quốc", theo AFR.
Tuyên bố nói trên nhiều khả năng sẽ gây thiệt hại lớn cho Huawei. Hiện tại, tập đoàn này đang tiến hành một chiến dịch vận động hành lang quy mô lớn tại Úc (và nhiều nước khác) để cố quảng bá mình như một nhà sản xuất linh kiện giá rẻ đáng tin cậy và độc lập với chính quyền Trung Quốc.
Tướng Hayden cũng nói thêm rằng các nguy cơ về an ninh phát sinh từ việc thuê Huawei cao vượt khả năng xử lý của chính phủ các nước.

Tập đoàn Huawei (Trung Quốc) bị tố cáo là mối đe dọa lớn cho an ninh quốc gia Úc và Mỹ
“Không thể chấp nhận được chuyện thuê Huawei thiết lập nền tảng cho hệ thống viễn thông nội địa, chấm hết”, ông Hayden nhận định.
“Thành thật mà nói, đây là điểm mà tôi nghĩ chính phủ nên đóng một vai trò trong đó - đó là đảm bảo rằng chúng ta không có những quyết định gây phương hại đến nền tảng của hệ thống an ninh quốc gia”, cựu giám đốc CIA nói thêm.
John Suffolk, quan chức phụ trách an ninh mạng toàn cầu của Huawei, cho rằng bình luận của ông Hayden là hão huyền và mang tính phỉ báng, đồng thời kêu gọi những người chỉ trích Huawei nên trưng ra những bằng chứng chứng minh Huawei là gián điệp cho Bắc Kinh.
“Giờ là lúc nên trưng ra hoặc câm miệng lại”, AFR dẫn lại phản ứng gay gắt của ông Suffolk, cựu quan chức truyền thông của chính phủ Anh.

19 thg 7, 2013

Vẻ đẹp hoang dại của loài sói trắng Bắc cực

Sói Bắc cực là loài sói duy nhất may mắn chưa nằm trong danh sách bị đe dọa do nơi ở của chúng quá khắc nghiệt với con người.

Sói Bắc Cực (Canis lupus arctos) hay Sói trắng là một phân loài của sói xám (Canis lupus), một động vật có vú thuộc họ Chó. Chúng sinh sống ở vùng Quần đảo Bắc Cực Canada, một phần Alaska và khu vực Greenland nằm ở phía Bắc của vĩ tuyến 70. Nơi ở của chúng là các hang hốc tự nhiên được chúng đào thêm thành hai ngăn, một nơi chứa thức ăn và một nơi làm chỗ ngủ cho các con non.
Hiện nay có rất ít các nhà khoa học dám tới những khu vực đó nghiên cứu trong điều kiện mùa đông rất dài và tăm tối - thậm chí cộng đồng người bản địa Inuit cũng sinh sống ở phía Nam khu vực của sói Bắc Cực. Chính vì thế mà đời sống của loài sói này vẫn còn hàm chứa nhiều điều bí ẩn.
Sói Bắc Cực có thể chịu đựng được khí hậu khắc nghiệt của vùng cực. Chúng có thể sống sót trong điều kiện nhiệt độ dưới không trong nhiều năm liền, trong điều kiện hoàn toàn tăm tối trong 5 tháng, và có thể nhịn đói trong nhiều tuần.
Chó sói Bắc Cực thường di chuyển theo từng bầy từ 2-20 cá thể. Chúng sống trong các nhóm gia đình nhỏ: một cặp chó cha-mẹ (con đực và con cái alpha) cùng với đàn con. Cả cha lẫn mẹ đều cùng đi kiếm ăn và cùng chăm con. Khi đủ lớn, các con non rời gia đình sống tự lập đồng thời tìm kiếm lãnh thổ cho riêng mình. Chúng sống đơn độc và né tránh các con sói khác cho đến khi chúng có thể tìm bạn tình và giao phối.
Giống như các loài sói khác, sói Bắc Cực săn mồi theo nhóm; mục tiêu chủ yếu của chúng là các con tuần lộc và bò xạ, tuy nhiên thỏ Bắc Cực, hải cẩu, gà gô trắng xám đá, lemmut và chim nước cũng nằm trong danh sách nạn nhân của chúng. Khi săn bắt các loài gặm nhấm, sói Bắc Cực phải lần mò theo dấu vết mùi của con mồi và tìm lối vào hang của nó nhằm trục con mồi ra khỏi hang. Sói Bắc Cực gần như không bao giờ tấn công con người.

Do số lượng mồi trong vùng cực không nhiều, sói Bắc Cực phải "càn quét" trên một khu vực rộng lớn (có khi lên tới 2.600 km2 (1.000 sq mi)) và phải bám theo các đàn tuần lộc di cư vào phương Nam trong mùa đông để tìm kiếm thức ăn. Chúng không phải là con vật chạy nhanh nhưng sở hữu sức bền và độ dẻo dai cực kì tốt, vì vậy chiến thuật của chúng là chạy đuổi riết theo con mồi cho đến khi con mồi kiệt sức và gục ngã.







Mạch nước phun Fly Geyser giữa sa mạc

Nằm ở sa mạc Nevada, mạch nước Fly Geyser trở thành điểm hút khách du lịch với vẻ đẹp như ở một thế giới khác.


Mạch nước phun Fly Geyser không phải là hiện tượng tự nhiên hoàn toàn. Nó được sinh ra sau một "tai nạn". Năm 1916, chủ một trang trại tư nhân đã khoan giếng với hy vọng sẽ tìm được nguồn nước và biến sa mạc khô cằn thành đồng cỏ màu mỡ. Tuy nhiên, ông vô tình khoan trúng một túi địa nhiệt nước và kết quả là khu vực đó trở thành một suối nước nóng phun lên những cột nước vô cùng tuyệt đẹp.
Khi đến nơi đây tham quan, khám phá, du khách như lạc vào trong một bộ phim khoa học viễn tưởng. Người ta hoàn toàn có thể nhìn thấy nó khi đến sa mạc Nevada. Nó cách Gerlach, Washoe County khoảng 20 dặm về phía Bắc.
Mạch nước Fly Geyser có thể phun những cột nước cao khoảng 5m. Những mạch nước này đã trở thành môi trường sống hoàn hảo của một số loài cá nhỏ, thiên nga, vịt trời. Thỉnh thoảng, những mạch nước phun tạo thành cầu vồng tuyệt đẹp do những khoáng chất có trong nước kết hợp với oxy trong không khí đã tạo nên quang cảnh tuyệt vời.
David Jamison, người cung cấp tour du lịch cho khách tham quan đến Fly Geyser cho biết: "Tôi muốn nhiều người có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp nơi đây. Màu sắc của nước cũng thay đổi liên tục theo mùa. Khi nhìn thấy nó lần đầu tiên, tôi thấy nó không lớn lắm. Nhưng dần dần nó cuốn hút tôi giống như là vùng đất ma thuật. Nơi đây không có máy bay hoặc xe hơi. Đây là vùng đất hòa bình và yên tĩnh với nhiều ngọn núi đẹp xung quanh. Thêm vào đó, mọi người sẽ nghe được âm thanh của nước".

Fly Geyser thuộc sở hữu tư nhân. Người chủ của nó đã làm hàng rào dây thép gai và cổng vào trang trại luôn bị khóa để đề phòng những kẻ trộm. Nơi đây rất hiếm khi mở cửa cho công chúng vào xem. Tuy nhiên, họ thường đứng từ con đường gần đó để chiêm ngưỡng cảnh quan tuyệt đẹp giống như chỉ có trong phim ảnh này.







Những công trình kỳ vĩ nhất của nhân loại

CNN International đã liệt kê những công trình xây dựng được cho là kỳ vĩ nhất của nhân loại, trong đó có Kim tự tháp Ai Cập, Vạn lý trường thành…

Kim Tự Tháp Giza là công trình nhân tạo cao nhất của nhân loại từ 3.800 năm qua, được xây dựng bằng 2,3 triệu khối đá, trong đó có khối đá nặng tới 80 tấn. Công trình nhân tạo kỳ vĩ này hoàn tất vào năm 2504 trước Công Nguyên.

Vạn lý Trường thành dài 8.850km và được xây dựng suốt 2.000 năm. Công trình kỳ vĩ này được khởi công vào năm 475 trước Công Nguyên và được Nhà Minh hoàn thiện vào khoảng thời gian 1368-1644.

Cầu Aqueduct ở Tây Ban Nha - được xây dựng từ thời Đế quốc La Mã (năm 50 trước Công Nguyên) - có tới 167 vòm cầu và dùng để vận chuyển nước từ sông Frío đến thị trấn Segovia. Để xây dựng cây cầu này người xưa đã ghép 24.000 khối đá granit và  hoàn toàn không dùng chất kết dính.

Taj Mahal được Quốc vương Shah Jahan cho xây dựng bằng 28 loại đá quí trong suốt 20 năm ròng rã (1632-1653) để tưởng nhớ người vợ yêu quí. Công trình kỳ vĩ được làm bằng đá trắng này có mầu tím vào lúc bình minh, trắng tinh khôi vào ban ngày và lung linh sắc vàng dưới ánh trăng.

Đập Hoover cao 221m trên sông Colorado và tạo ra hồ Lake Mead, hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất Tây Bán cầu. Đáy đập rộng 210m và đỉnh đập rộng 13m. Đập Hover hoàn thành ngày 1/3/1936.

Cầu Cổng vàng là cây cầu treo bắc qua eo biển San Francisco rộng 2.042m. Mỗi cáp treo chính của cầu được làm từ 27.000 sợi dây thép, với tổng chiều dài tới 128.747 km. Cầu treo Cổng vàng là kỳ tích xây dựng đầu Thế kỷ 20 và được hoàn thành ngày 27/5/1937.


Cầu Akashi Kaikyo nối liên thành phố Kobe với Iwaya trên đảo Awaji. Đây là cây cầu treo có nhịp cầu dài nhất thế giới (1.991m). Việc xây dựng cầu kéo dài 10 năm với 2 triệu công lao động và hoàn thành ngày 5/4/1998. 

 "Cây cầu trong mây" Millau Viaduct là cây cầu cao nhất Châu Âu, với mặt cầu cách mặt nước sông Tarn tới 270m. Trụ cầu cao tới 343m (cao hơn cả tháp Eiffel nổi tiếng ở Paris). Cây cầu tiêu tốn 412 triệu USD này thông xe vào ngày 16/12/2004.

Nằm ở độ cao 1.219m so với mặt nước sông Colorado, Grand Canyon's Sky Walk được làm bằng 38 tấn (?) thép và kính và hoàn thành ngày 28/3/2007.

Với chiều cao 828m,  Burj Khalifa là ngôi nhà chọc trời cao nhất thế giới và được hoàn thành ngày 4/1/2010.

Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) do 15 nước trên thế giới góp công xây dựng với chi phí cho đến nay là 100 tỷ USD. ISS vẫn đang được tiếp tục mở rộng và bay vòng quanh Trái Đất ở độ cao 354 km.

Ngắm những phong cảnh tuyệt vời ở nước Mỹ

Nước Mỹ trải dài từ Alaska đến Floria và nổi tiếng thế giới với phong cảnh đa dạng tuyệt vời.

Khu bảo tồn quốc gia Red Rock ở Nevada.

Sa mạc ở phía Đông bang Utah.

Sức sống mãnh liệt của cây tùng ở Công viên Quốc gia  Bryce Canyon, Utah.

Bờ biển gập ghềnh của Công viên Quốc gia Acadia, Maine.

Sáng sớm trên Công viên Quốc gia Isle, Michiagan.

Sấm chớp trên Công viên Quốc gia Grand Canyon, Arizona.

Biển xanh, cát trắng tại Công viên Quốc gia American Samoa.

Bắc Cực quang ở Khu bảo tồn quốc gia Nowitna National, Alaska.

Dải thiên hà nhìn từ một xa lộ ở Colorado.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Web Hosting Coupons