This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha - Premiumbloggertemplates.com.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha - Premiumbloggertemplates.com.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha - Premiumbloggertemplates.com.
1 thg 6, 2013
Vẫn đề nghị đổi tên nước
Thứ Bảy, tháng 6 01, 2013
Hoàng Nam Sơn
No comments
(Vneconomy) - Dù dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 mới nhất không đặt vấn
đề đổi tên nước, song một số vị đại biểu vẫn đề nghị đổi tên nước thành Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ở tập hợp ý kiến thảo luận tại tổ về
dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 vừa được hoàn thành ngày 31/5, đoàn thư ký kỳ họp
cho biết có 81 ý kiến tại 19 tổ tán thành với tên nước như dự thảo. Có 3 ý kiến
ở ba tổ đề nghị đổi tên nước thành “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.
Bên cạnh đề lấy lại tên gọi Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa, Ủy ban cho biết còn có một số ý kiến đề nghị đổi tên
nước thành “Việt Nam”, “Việt Nam Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa”, “Việt Nam Dân chủ
Xã hội chủ nghĩa”, “Cộng hòa Dân chủ Việt Nam”, “Cộng hòa Nhân dân Việt Nam”,
“Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Việt Nam”, “Cộng hòa Dân chủ Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam”, “Cộng hòa Việt Nam” hoặc “Cộng hòa Đại Việt”...
Bên cạnh tên nước, liên quan tới
các nội dung khác được nhân dân quan tâm góp ý nhiều chiều như điều 4, trưng cầu
dân ý về Hiến pháp… cũng được nhiều đại biểu quan tâm bàn thảo.
Phê việc lấy ý kiến còn cập rập, bị
động, chất lượng chưa cao, một số vị đại biểu cho rằng, ý kiến của người dân
thì nhiều nhưng tiếp thu thì không được bao nhiêu, dự thảo không có thay đổi lớn,
chủ yếu là chỉnh lý về kỹ thuật. Hơn nữa, một số nội dung giải trình chưa thật
sự thuyết phục và thấu đáo.
Nhiều vị đại biểu ở các tổ khác
khau đề nghị, để tiếp tục hoàn thiện, cần tập trung mọi nguồn lực, giải trình kỹ
lưỡng, đầy đủ và phuyết phục hơn những ý kiến đóng góp của nhân dân. Nhà nước đã có chủ trương lấy ý kiến của
dân thì nên tôn trọng ý kiến của dân, mặc dù đó là ý kiến trái chiều, còn
chấp nhận ý kiến đó hay không thì do Quốc hội quyết định.
“Tất cả góp ý của nhân dân đều phải
đặt lên bàn nghị sự của Quốc hội”, báo cáo phản ánh ý kiến của đại biểu Quốc hội.
Những bức ảnh khoáng vật đẹp nhất thế giới
Thứ Bảy, tháng 6 01, 2013
Hoàng Nam Sơn
No comments
(Khoahoc) - Nhiếp ảnh gia, đồng thời là một nhà hóa học Ryoji Tanaka đã
chụp được những bức ảnh vô cùng đáng kinh ngạc về vẻ đẹp của nhiều khoáng chất
trên Trái đất.
1. Adamantane
Adamantane là tên một loại hydrocarbon. Tên gọi này khiến nhiều người nhớ đến một danh ca nhạc pop người Anh tên là Adam Ant, rất nổi tiếng với những ca khúc lôi cuốn giới trẻ. Adamantane theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là “không thể phá hủy”, bởi nó có cấu trúc rất giống kim cương.
2. Titan
Titan hay titani là một nguyên tố
hóa học, một kim loại, có ký hiệu là Ti và số thứ tự trong bảng tuần hoàn là
22. Titan là một kim loại chuyển tiếp với màu trắng bạc. Titan được dùng trong
các hợp kim cứng và nhẹ (đặc biệt là với sắt và nhôm). Hợp chất phổ biến nhất của
nó, ôxít titan, được dùng làm chất nhuộm trắng. Chất có chứa titan được gọi là
titaniferous.
3. Andersonite
Andersonite là một khoáng chất
carbonat urani hiếm, mới được phát hiện hơn nửa thế kỷ trước. Nó được phát hiện
trong một mỏ uranim sa thạch. Andersonite thường tỏa ra màu vàng chanh sáng, hoặc
màu lá cây cùng màu xanh dương khi chiếu dưới tia cực tím.
4. Tinh thể Vanađi
Tinh thể Vanađi, một kim loại cứng
màu hơi trắng, đôi khi được dùng để chế tạo hợp kim thép trên nền của chất
barit trắng tạo ra một sự tương phản khá đẹp.
5. Muonionalusta
Muonionalusta là một thiên thạch được
phân loại do có nhiều khoáng anata. Thiên thạch này rơi ở phía bắc Scandinavi, ở
phía tây biên giới giữa Thụy Điển và Phần Lan, khoảng một triệu năm trước Công
nguyên.
6. Carpathite
Carpathite (cũng pendletonite và
karpatite) là một khoáng chất hydrocarbon hiếm với công thức: C24H12. Nó được
mô tả lần đầu vào năm 1955 tại tỉnh Transcarpathian, Ukraina và được đặt tên
theo dãy núi Carpathian. Nó cũng đã được tìm thấy tại các khu vực như Presov của
Cộng hòa Slovak, Kamchatka ở Nga và từ Quận San Benito, California.
7. Ngọc hồng lựu
Ngọc hồng lựu tìm thấy trong mỏ
crom, được tạo thành từ bao gồm canxi
crom silicat.
8. Bitmut
Bitmut là một nguyên tố hóa học
trong bảng tuần hoàn có ký hiệu Bi và số nguyên tử 83. Nó là một kim loại yếu
giòn, nặng, kết tinh màu trắng ánh hồng, có hóa trị chủ yếu là +3 và có các
tính chất hóa học tương tự như asen và antimon. Trong số các kim loại thì nó là
chất có độ nghịch từ lớn nhất và chỉ có thủy ngân là có độ dẫn nhiệt thấp hơn.
Các hợp chất của bitmut không lẫn chì đôi khi được sử dụng trong mỹ phẩm và một
số ứng dụng y học.
9. Vàng nguyên chất
Vàng là tên nguyên tố hoá học có kí
hiệu Au (L. aurum) và số nguyên tử 79 trong bảng tuần hoàn. Là kim loại chuyển
tiếp (hoá trị 3 và 1) mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng, màu vàng và chiếu sáng, vàng
không phản ứng với hầu hết các hoá chất nhưng lại chịu tác dụng của nước cường
toan (aqua regia) để tạo thành axít cloroauric cũng như chịu tác động của dung
dịch xyanua của các kim loại kiềm. Kim loại này có ở dạng quặng hoặc hạt trong
đá và trong các mỏ bồi tích.
Công viên trụ đá Lensky (Nga)
Thứ Bảy, tháng 6 01, 2013
Hoàng Nam Sơn
No comments
(Khoahoc) - Công viên "Các trụ đá Lensky" là một địa danh tuyệt
đẹp ở Yakutia (Nga), nó là một trong những kỳ quan thiên nhiên nổi bật với các
cột đá thiên nhiên đồ sộ cao đến 100m dọc theo bờ sông Lena.
Nhìn từ xa các trụ đá giống như rừng
cây tự nhiên, lúc bình minh hoặc hoàng hôn xuống các trụ đá hiện lên với vẻ đẹp
không nơi nào có được. Năm 2012, nơi đây đã được ghi vào danh sách Di sản thế
giới.
Rừng đá Lensky hay còn gọi là Những
trụ đá Lena nằm trong một phần lãnh thổ của vùng Siberia, nước Nga, một nơi hẻo
lánh và băng giá. Để đến được nơi cực kỳ thú này không dễ dàng chút nào. Bạn phải
mất khoảng bốn ngày đi từ Moscow, sau chuyến bay dài, bạn sẽ gặp “sự chào đón”
của nhóm người địa phương với vũ trang súng ống đầy mình và phải chi một khoản
chi phí “nhỏ” khoảng $500 để thuê tàu của họ cho chuyến đi kéo dài khoảng 3
ngày. Tuy nhiên, chỉ cần đến đây được một lần bạn sẽ thấy rằng khoản chi phí đã
bỏ ra hoàn toàn xứng đáng để có một trải nghiệm vô giá.
Rừng đá Lensky không chỉ có phong cảnh
đẹp tuyệt vời mà nó còn chứa các thông tin quan trọng về sự hình thành của thế
giới hữu cơ. Hóa thạch từ sinh vật khác nhau tập trung tại đây có thể cung cấp
cho du khách cái nhìn thấu đáo hơn cuộc sống tiến hóa trên hành tinh vào kỷ
Cambri.
Những đỉnh núi đá nhọn hoắt, cao
chót vót chụm lại với nhau theo từng cụm và chạy dọc bờ sông Lena hàng chục cây
số. Các di tích đá cao trăm mét được hình thành từ đá vôi thời kỳ Cambri. Hơn
500 triệu năm trước mưa, nước sông và gió đã biến đổi bề mặt đất đá thành các
hình thù kỳ lạ. Đây là một trong những thời kỳ địa chất quan trọng của lịch sử
hành tinh. Chính đó đã xuất hiện sự phong phú đa dạng các loại động vật biển và
hình thành hình thức hiện đại của hệ sinh thái. Nếu đem so sánh với các trầm
tích Cambri lộ thiên khác trên Trái đất, thì đây là di sản có một không hai.
Khu bảo tồn “Những trụ đá Lena” có
diện tích hơn một triệu hecta. Tại đây, người ta có thể bắt gặp hơn 400 loài thực
vật, hàng chục loài động vật và chim muông, nhiều trong số đó được liệt kê vào
danh sách những loài có nguy cơ tuyệt chủng. Một điểm hiếm thấy bất ngờ khác tại
công viên “Những trụ đá Lena” là tulukan, những ốc đảo sa mạc giữa rừng rậm
taiga. Giữa các cồn cát này có không ít thực vật miền Nam, là điều bất thường đối
với vùng Yakutia lạnh giá. Các chuyên gia cho rằng, khu vực này là di tích của
các sa mạc lạnh.
Ngoài ra ở đây người ta còn tìm thấy
di cốt voi ma mút, bò rừng bizon, tê giác có lông và ngựa Lena. Đất Yakutia tiềm
ẩn bao điều về lịch sử nhân loại. Ví dụ chỉ lấy riêng điểm tạm trú
"Diuring Yurak" của người nguyên thủy. Các nhà khảo cổ đã phát hiện tại
đây các miếng đá cắt thô sơ, được mài nhọn, là những công cụ lao động cổ nhất
trên Trái đất. Trước kia, những di vật như vậy chỉ tìm được ở châu Phi, bởi vậy
mà lục địa này được coi là cái nôi của tổ tiên loài người.
"Những trụ cột Lena" đã
trở thành một thương hiệu cho Yakutia, như kim cương và các mỏ vàng Yakut vốn
đã có tiếng trên thế giới.
30 thg 5, 2013
Lấy lại tên nước: Việt Nam dân chủ cộng hòa?
Thứ Năm, tháng 5 30, 2013
Hoàng Nam Sơn
No comments
Nhân dân cần một lời giải trình thuyết phục
(Dân trí) - Những ngày qua, việc thay đổi tên nước trở thành vấn đề sôi
động trên nghị trường. Nhiều ý kiến muốn lấy lại tên nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa song cũng không ít ý kiến giữ nguyên tên nước hiện nay. Tuy nhiên, cả hai
luồng ý kiến đều có một điểm chung, đó là cần có lời giải trình thỏa đáng với
dân.
Khi đề xuất hai phương án trình Quốc
hội cách đây chưa lâu, đối với phương án lấy lại tên Việt Nam dân chủ cộng hòa,
UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 lập luận tên
này gắn liền với sự ra đời của chính thể cộng hòa đầu tiên, được long trọng
công bố qua Bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chủ tịch, được thể hiện qua 2 bản Hiến
pháp (1946 và 1980), phản ánh đúng trình độ phát triển của Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay, có khả năng lôi cuốn, tập hợp đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự
đồng thuận chung trong xã hội, đồng thời thuận lợi hơn trong quan hệ hợp tác với
các nước khác trên thế giới…
Trả
lời về lý do vẫn giữ nguyên tên Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa qua, ông
Phan Trung Lý - Trưởng Ban Biên tập sửa đổi Hiến pháp cho biết việc thay đổi
tên nước trong thời điểm này sẽ dẫn đến những hệ quả không có lợi, thậm chí bị
xuyên tạc là đang xa rời mục tiêu, con đường lên chủ nghĩa xã hội và làm phát
sinh nhiều thủ tục hành chính, gây tốn kém, phức tạp… Phương án này cũng tránh
việc phải thay đổi về quốc huy, con dấu, quốc hiệu trên các văn bản, giấy tờ.
Lời giải trình trên đã không được
nhiều đại biểu Quốc hội và cử tri chấp nhận.
Trước hết, nói về việc “lợi dụng”,
“xuyên tạc”, “xa rời mục tiêu”… Xin thưa, đối với một số người cố tình xuyên tạc,
bóp méo thì dù thay hay không thay hoặc thay bằng bất cứ tên nào khác, họ cũng
sẽ bóp méo và xuyên tạc. Tuy nhiên, đây là số ít, không nhất thiết phải quan
tâm.
Cũng xin không đề cập ý kiến “ngộ
nghĩnh” đến khó hiểu như việc đổi tên nước “…
chỉ một số tiểu thương quan tâm" của đại biểu Phạm Trường Dân, Phó
giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam.
Xin chỉ đề cập đến một số lý do còn lại.
Về lý do phức tạp trong các thủ tục
hành chính như thay đổi quốc huy, con dấu, quốc hiệu… có lẽ không khó khăn cho
lắm đối với thời đại khoa học và công nghệ hiện nay. Vả lại, việc thay con dấu
chẳng hạn, có thể chúng ta tiến hành từng bước trên tinh thần ưu tiên những con
dấu mang tính đối ngoại còn trên các văn bản khác, chúng ta có thể hạn định một
thời gian thích hợp để thay đổi dần.
Lý do gây tốn kém cũng chưa thuyết
phục bởi nếu là việc cần làm, dù tốn kém vẫn phải làm. Vào thời điểm năm 1980,
khi đó kinh tế đất nước rất khó khăn, chúng ta cũng đã từng thực hiện việc này.
Hiện nay, tuy kinh tế có một số khó khăn nhưng so với thời điểm đó, chúng ta có
tiềm lực hơn ngàn vạn lần.
Có lẽ điều mà gây lo ngại nhất là
việc thay đổi trên tiền đồng Việt Nam. Trước hết, phải xác định đây không phải
là “đổi tiền” mà thực chất chỉ là thay tên quốc huy trên tiền đồng Việt Nam, có
cùng mệnh giá không đổi. Vì vậy, việc thay đổi này tương tự như thay tiền cũ bằng
tiền mới nên có thể thay dần trong một khoảng thời gian nào đó theo lịch trình.
Tóm lại, với những yếu tố như “gắn liền với sự ra đời của chính thể cộng
hòa đầu tiên, được long trọng công bố qua Bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chủ tịch,
có khả năng lôi cuốn, tập hợp đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận chung
trong xã hội, đồng thời thuận lợi hơn trong quan hệ hợp tác với các nước khác
trên thế giới…” của Quốc hiệu Việt Nam dân chủ cộng hòa thì những lời giải
thích của UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp chưa thuyết phục được nhiều đại biểu và
cử tri là có cơ sở.
Việc thay đổi tên nước hay không là
do ý nguyện của nhân dân mà Quốc hội là người đại diện. Tuy nhiên, dù thay đổi
hay không thay đổi, đại biểu Quốc hội và cử tri đều cần một lời giải trình thuyết
phục bởi “phải giải thích thỏa đáng, thuyết phục, người dân mới chấp nhận” như
ý kiến của đại biểu Đỗ Thị Thủy (Vĩnh Phúc).
Gửi Thống đốc trước phiên trả lời chất vấn vàng, nợ xấu
Thứ Năm, tháng 5 30, 2013
Hoàng Nam Sơn
No comments
(Đời sống) - Hôm nay (30/5/2013), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn
Văn Bình trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội, qua đây có một số vấn đề cần gửi tới
Thống đốc, mong được giải đáp.
Quản lý thị trường vàng, hay giúp ngân hàng thương mại?
Cách đây một năm, trước sự lên xuống
bấp bênh của giá vàng trong nước vì theo giá thế giới, và sự chênh lệch của giá
luôn duy trì ở mức 500.000 – 1 triệu đồng/lượng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho
rằng như thế là “không ổn”, có sự đầu cơ làm giá, làm gia tăng nhập lậu vàng,
nên tuyên bố chênh lệch giữa giá vàng trong nước - thế giới chỉ cần 400.000 đồng
là hợp lý.
Và để thực hiện điều này, NHNN từng
bước độc quyền thương hiệu vàng miếng SJC, độc quyền nhập khẩu, và tham gia mua
– bán vàng miếng. Qua từng bước đi của NHNN, các thương hiệu vàng khác dần biến
mất chỉ còn vàng miếng SJC, rồi giá vàng trong nước cứ nới dần khoảng cách với
giá vàng thế giới lên 2 rồi 3 triệu đồng mỗi lượng. Tới cuối tháng 3/3013, khi
NHNN chính thức tham gia bán vàng thông qua việc đấu thấu vàng miếng SJC, chênh
lệch chẳng những không được thu hẹp như tuyên bố trước đó của NHNN mà còn tiếp
tục nới rộng thêm, thường duy trì “ổn định” ở mức chênh lệch từ 3-5 triệu đồng
mỗi lượng, thậm chí có thời điểm lên tới 7 triệu đồng/lượng.
Khi tham gia đấu thầu vàng, NHNN
luôn đưa ra giá bằng hoặc cao hơn giá thị trường, giá này cao hơn thế giới vài
triệu đồng, phần tiền chênh lệch đó sau nhiều tháng để dư luận đồn đoán, đầu
tháng năm vừa rồi Thống đốc mới lên truyền hình giải thích tiền đó ngân sách được
hưởng.
Rồi người ta đặt câu hỏi, ai mua
vàng của NHNN nhiều nhất, và thống kê đưa ra là các ngân hàng thương mại, mua để
tất toán trạng thái cho kịp thời hạn 30/6. Vậy xin hỏi Thống đốc, phải chăng việc
độc quyền vàng là để NHNN tham gia bán vàng cho ngân hàng thương mại, vì thực tế
thị trường vàng biến động mạnh vì các ngân hàng thương mại tăng thu mua, làm
vàng trên thị trường khan hiếm, đẩy giá thành lên cao. Trong khi huy động vốn
tín dụng tại các ngân hàng thương mại tăng, nhưng tín dụng cho vay lại không
tăng tương ứng, và lời giải là tiền được dùng để mua vàng.
Đặt vấn đề nếu NHNN không tham gia
đấu thầu vàng, thì chưa biết các ngân hàng thương mại sẽ còn đẩy giá vàng lên
bao nhiêu nữa, khi tính từ cuối tháng 3 tới nay, NHNN đã bán ra khoảng 21 tấn
vàng. Và cũng chưa biết các ngân hàng thương mại sẽ làm sao để tất toán trạng
thái vàng trước 30/6, hay lại như các thời hạn trước, là cho hoãn, giãn tiếp.
Việc NHNN đấu thầu vàng thật sự là một cái “phao cứu sinh” được tung ra để các
ngân hàng thương mại bấu víu. Chứ nếu không có đấu thầu, chẳng biết tới bao giờ
các ngân hàng thương mại mới gom đủ số vàng cần thiết, lúc đó giá vàng chưa biết
sẽ đi tới đâu.
Nhưng có một số phiên đấu thầu dù
giá không khác các phiên trước và sau đó, nhưng lại không bán được, điều này
khiến nhiều người nghĩ thật sự đang có thị trường vàng tốt, khi NHNN đưa giá hợp
lý sẽ bán được, không thì ế, nghe ra cũng rất cạnh tranh, lên – xuống rất thị
trường. Nhưng nhiều người lại nghi nghờ đấy chỉ là một cách cạnh tranh có “tính
toán” của NHNN?
Ngày 30/3, tại phiên họp Ban chỉ đạo
công tác phòng chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại (Ban chỉ đạo 127),
thiếu tướng Nguyễn Tiến Lực, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống
tội phạm (Bộ Công an) khẳng định, vàng SJC đã được hưởng lợi từ chính sách coi
SJC là thương hiệu vàng miếng quốc gia, trong khi những thương hiệu khác bị
phương hại. Đồng thời xuất hiện tình trạng vàng giả SJC, vàng kém chất lượng
đưa vào các doanh nghiệp kinh doanh để bán cho dân.
Sau đó thiếu tướng Lực có nói thêm
với tờ Tuổi trẻ rằng, Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm đã chỉ đạo các đơn
vị nghiệp vụ nắm bắt tình hình, điều tra về tình trạng vàng giả SJC, vàng kém
chất lượng đưa vào bán cho dân.
Vì vậy, ở đây đặt ra câu hỏi với Thống
đốc rằng, thiệt hại của những doanh nghiệp khác khi độc quyền vàng miếng SJC sẽ
do ai chịu trách nhiệm?
Trong báo cáo tổng hợp kiến nghị của
cử tri gửi tới kỳ họp thứ 5 của Quốc hội của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam có nêu rõ: “Tình trạng giá vàng trong nước chênh lệch quá
lớn với giá vàng thế giới hiện nay dẫn đến sự băn khoăn, thiếu tin tưởng của cử
tri và nhân dân về năng lực của cơ quan nhà nước hữu quan trong việc quản lý điều
hành thị trường vàng”.
Cử tri cũng bày tỏ sự lo lắng trước
tình hình bất ổn của thị trường vàng, việc Ngân hàng Nhà nước tham gia bình ổn
thị trường vàng nhưng chưa đạt hiệu quả cao, chưa kéo được chênh lệch giá vàng
trong nước và quốc tế, gây thiệt hại cho người tiêu dùng trong nước và việc sử
dụng vàng.
Đề nghị của nhiều công dân với Nhà
nước là cần có giải pháp hiệu quả để quản lý thị trường vàng trong nước với chủ
trương là không khuyến khích đầu tư vàng, kéo giảm sự chênh lệch giữa giá vàng
trong nước và quốc tế; có kế hoạch dự trữ vàng quốc gia để dự phòng trong những
trường hợp cần thiết.
Giải cứu thị trường bất động sản, mua nợ xấu
Không chỉ giúp các ngân hàng thương
mại gom được vàng để tất toán, NHNN còn tung ra gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng để hỗ
trợ vay mua nhà và vay xây nhà ở xã hội.
Việc này được kỳ vọng là khơi thông
thị trường, mà quan trọng hơn, theo nhiều người đó là phá băng thị trường bất động
sản, cái được chuyên gia được xem “xấu hơn nợ xấu”, vì trước đây các ngân hàng
đã cho vay mua, xây nhà rất nhiều, giờ thị trường đóng băng, nguồn vốn vay
không thể thu hồi được, và nếu tiếp tục, phá sản thì ngân hàng thương mại sẽ
thiệt hại rất lớn.
Và xin lưu ý rằng, như ông Nguyễn
Bá Thanh từng nói nhiều lần, trong quá trình định giá bất động sản cho vay,
ngân hàng đã định giá cao hơn giá trị thật nhiều lần để cho vay số tiền lớn –
thậm chí cao hơn cả giá trị thật của tài sản thế chấp, nên giờ nếu thị trường
không được khơi thông, ngân hàng có lấy tài sản thế chấp về vẫn “nguy to”, khi
nếu có bán vẫn không thể thu hồi được tiền vốn vay. Vì vậy nếu thị trường bất động
sản được khơi thông, các ngân hàng thương mại may ra sẽ giảm bớt được một phần
thiệt hại.
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng
Trị và một số tỉnh phản ánh ý kiến cử tri cho rằng có vấn đề lợi ích nhóm trong
việc giải cứu thị trường bất động sản. Đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét lại
vì sao Nhà nước phải đứng ra giải cứu thị trường bất động sản, có phải chăng do
một số người có cổ phần trong đó nên có những hoạt động chi phối nhằm phục vụ
cho lợi ích của mình hay không?
Ngay cả việc thành lập Công ty mua
bán nợ quốc gia, một mục đích chính cũng là để mua bán lại các khoản vay để đầu
tư bất động sản, tái cấp vốn cho các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động trước nguy
cơ phá sản hiện hữu, khi đã 3 năm qua thị trường bất động sản vẫn nằm im. Và nếu
doanh nghiệp phá sản thì hệ lụy với các ngân hàng là không nhỏ, nguy cơ đổ vỡ
ngân hàng cũng đã được các chuyên gia tính tới. Và câu hỏi được đặt ra, tại sao
lại phải cứu những ngân hàng yếu kém.
Cũng phải nói thêm rằng, người dân
có nhu cầu mua nhà, nhưng giá nhà quá cao, diện tích căn hộ quá lớn, giờ nếu
công ty mua bán nợ quốc gia mua lại các khoản nợ bất động sản, vậy giá bất động
sản sẽ thế nào? Nếu giá tiếp tục giảm, thì kinh doanh của công ty này sẽ lỗ, và
như thế là gây thất thoát cho ngân sách nhà nước; còn nếu giá bất động sản
không giảm đảm bảo công ty mua bán nợ hòa vốn hoặc có lãi, tức là giá nhà phải
được duy trì mức hiện tại thậm chí phải tăng cao hơn trong thời gian tới, nếu
như vậy kỳ vọng giá bất động sản tiếp tục giảm xem ra khó thành, giấc mơ có nhà
với nhiều người lại càng trở nên xa vời hơn.
Trong 1, 2 năm gần đây NHNN đã nhiều
lần thanh tra các ngân hàng được cho là “yếu kém”, tuy kết quả thanh tra không
được công bố, nhưng sau đó một số ngân hàng đã buộc phải tái cơ cấu, sát nhập để
tránh phá sản vì những khoản cho vay gần như không thể thu hồi.
Trong khi NHNN đang tập trung cho
thị trường vàng, bất động sản, nhà băng, thì các doanh nghiệp sản xuất – đối tượng
chính kích thích nền kinh tế, tạo việc làm, xuất khẩu thu ngoại tệ về cho đất
nước… lại được đánh giá là khó tiếp cận vốn vay để duy trì, mở rộng sản xuất,
hoặc phải vay vốn với lãi suất cao (thời gian gần đây lãi vay có giảm nhưng vẫn
còn cao). Và chắc chắn, nhiều doanh nghiệp phá sản một phần là do không vay được
vốn để tiếp tục hoạt động nên đành đóng cửa. Còn sức mua của người dân tiếp tục
giảm, khi đã phải móc những đồng tiền cuối cùng.
29 thg 5, 2013
Cấm gì làm nấy!
Thứ Tư, tháng 5 29, 2013
Hoàng Nam Sơn
No comments
Đối với người việt mình, cái gì không quản được thì cấm, và cấm gì làm
nấy. Bởi vì nếu không làm thì ....
(Theo Kienthuc)
Đại biểu Quốc hội: Xin lỗi các đồng chí!
Thứ Tư, tháng 5 29, 2013
Hoàng Nam Sơn
No comments
Trăn trở của người biên tập dự thảo Hiến pháp
Nhiều kiến nghị của các thành viên Ban Biên tập, nhiều ý kiến của người
dân chưa được tiếp thu đầy đủ vào trong dự thảo.
Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch -
cũng là một thành viên Ban Biên tập bày tỏ trong buổi họp tổ QH về HP, có mặt cả
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ngồi ngay cạnh.
Ông Lịch cho biết, ông đã đề xuất
và được giao thiết kế một số điều khoản nhằm tăng quyền tự chủ cho địa phương
theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội XI, tách biệt ngân sách quốc gia, ngân
sách địa phương để “chặt” hoàn toàn cơ chế xin - cho. Kèm theo đó là phương án
thể hiện nội dung kinh tế trong HP.
“Tôi
đã hoàn thành, báo cáo, lập luận đầy đủ. Thế nhưng dự thảo mới nhất không đưa
vô chữ nào cả”. Ngừng giây lát, ông day dứt: “Tôi không đóng góp được chữ nào, tức là không hoàn thành nhiệm vụ, xin
lỗi các đồng chí”.
(Theo Vietnamnet)
Giải mã các biểu tượng
Thứ Tư, tháng 5 29, 2013
Hoàng Nam Sơn
No comments
Bạn có biết ý nghĩa và nguồn gốc của biểu tượng hòa bình, chữ thập đỏ
hay kí hiệu $?
1. Biểu tượng hòa bình
Biểu tượng hòa bình (Peace sign) ra
đời vào năm 1958 và được thiết kế bởi Gerald Holtom - một họa sĩ kiêm nhà thiết
kế, tốt nghiệp Trường đại học Nghệ thuật Hoàng gia Anh. Biểu tượng được sử dụng
trong chiến dịch giải trừ vũ khí hạt nhân (Campaign Nuclear Disarmament - CND).
Biểu tượng này thể hiện cả hai chữ cái N và D (viết tắt của Nuclear
Disarmament) trong hệ thống semaphore (loại hình truyền tin dùng cờ tay làm
phương tiện truyền tải các tín hiệu): Chữ cái N được thể hiện bởi 2 lá cờ hình
chữ V ngược, chữ cái D được thể hiện bởi một lá cờ chỉ lên trời và một lá cờ chỉ
xuống đất.
Biểu tượng này thể hiện cả hai chữ cái N và D (viết tắt của Nuclear Disarmament) trong hệ thống semaphore. |
Tuy nhiên, một giả thiết khác được
đưa ra, biểu tượng này đã được tạo ra bởi hoàng đế Nero của La Mã khi ông đã ra
lệnh đóng đinh lộn ngược Thánh Peter. Cũng đã có nhiều diễn giải khác nhau về ý
nghĩa của biểu tượng này. Một số người nhìn ra đó là dấu chân chim bồ câu. Nhiều
người bóp méo sự thật cho nó là dấu hiệu của quỷ Satan hay gán cho nó những ý
nghĩa chống Thiên Chúa giáo. Dù vậy, với những người yêu công lý và lẽ phải, biểu
tượng này chỉ có một ý nghĩa duy nhất: biểu tượng của hòa bình.
2. Biểu tượng ngành y - dược
Một cây gậy với con rắn cuốn quanh
từ rất lâu đã trở thành biểu tượng của ngành y. Một vài người cho rằng, nó có
liên hệ với câu chuyện Exodus trong Kinh Thánh, khi Moses ném cây gậy xuống đất
và giết con rắn của phù thủy xứ Ai Cập thì một con rắn khác ngậm thảo dược bò tới
để cứu và làm con rắn bị chết sống lại.
Biểu tượng ngành y. |
Người ta cũng cho rằng, cây gậy
trên biểu tượng thuộc về Aesculapius (La Mã) hay Asklepios (Hy Lạp), vị thần y
dược. Những đứa con của Asculapius cũng có liên hệ với các thầy thuốc. Hygieia
là nữ thần sức khỏe, Panaceia là vị thần chữa lành vết thương. Dựa vào truyền
thuyết trên, ngành y học đã dùng biểu tượng con rắn thành quấn quanh cây gậy
phép của Aesculapius. Con rắn quấn quanh cây gậy tượng trưng cho sự khôn ngoan,
khả năng chữa trị bệnh và kéo dài tuổi thọ.
Trong biểu tượng của ngành dược,
người ta cũng sử dụng con rắn này nhưng nó quấn quanh một cái ly có chân cao.
Biểu tượng ngành dược. |
Chiếc ly tượng trưng cho chén thuốc
của nữ thần sức khỏe Hygieia, bên trong có chứa đựng chất dịch được chiếc xuất
từ các loại cây cỏ. Con rắn tượng trưng cho sức khỏe và sự trẻ trung. Biểu tượng
của ngành dược học nhanh chóng đã được quốc tế công nhận giống như biểu tượng
con rắn và cây gậy của ngành y học. Ngày nay, biểu tượng này đại diện cho rất
nhiều tổ chức y tế trên khắp thế giới.
3. Biểu tượng chữ thập đỏ
Nhận thấy sự thiếu thốn về y tế
trong việc trị thương sau trận chiến Solferino giữa Pháp và Áo vào năm 1859,
doanh nhân người Thụy Sĩ Jean - Henri Dunant đã đề nghị thành lập một tổ chức
trung lập để chăm sóc cho những người bị thương trong chiến tranh. Tổ chức chữ
thập đỏ quốc tế bắt đầu hoạt động vào năm 1863. Sau đó một năm, Công ước Geneva
với những nội dung về vấn đề nhân đạo được ký kết. Chữ thập đỏ trên nền trắng là
sự đảo lại của quốc kỳ Thụy Sĩ, quê hương của ông Dunant. Nó cũng rất dễ được
nhận thấy từ khoảng cách xa, rất phù hợp cho việc cứu thương.
4. Biểu tượng mặt cười
Harvey Ball thiết kế biểu tượng mặt
cười đầu tiên vào năm 1963 cho một công ty bảo hiểm. Để cổ vũ tinh thần của
nhân viên sau việc sát nhập công ty, biểu tượng này đã được in lên các phù hiệu
tròn, poster và các tấm card. Các phù hiệu này trở nên rất phổ biến với hơn 50
triệu cái bán ra vào năm 1971. Harvey Ball chỉ được trả công 45 USD (khoảng
900.000 VNĐ) cho việc thiết kế biểu tượng này. Ông chưa bao giờ đăng ký bản quyền,
nhưng theo lời con trai ông, ông chưa bao giờ cảm thấy hối tiếc vì điều đó.
5. Biểu tượng USD
Có nhiều chuyện kể xoay quanh nguồn
gốc của ký tự “$" chỉ đồng USD. Vì tiền thân của USD là đồng 8 real của
Tây Ban Nha nên có nhiều người cho rằng hình chữ "S" có nguồn từ số
"8". Giải thích thuyết phục nhất là dấu "$" được bắt nguồn
từ chữ "PS" ("peso" hay "piastre") được viết kết
hợp trong tiếng Tây Ban Nha. Về sau, chữ "P" biến thành một dấu gạch
thẳng đứng (- | -) . Dấu "$" đã được sử dụng trước khi tiền Tây Ban
Nha được dùng làm tiền tệ chính thức trong năm 1785.
6. Biểu tượng bảng Anh
Biểu tượng đồng bảng Anh - đơn vị
tiền tệ của Liên hiệp Anh có xuất xứ từ chữ cái L in hoa. Đây là chữ cái viết tắt
cho từ “libra” - đơn vị đo khối lượng chính của La Mã. Từ này là một từ Latin
có nghĩa là “thăng bằng” hay “quy mô”. Đồng bảng (pound) được sử dụng làm đơn vị
tiền tệ bởi vì đó là giá trị của một pound bạc nguyên chất.
Tìm hiểu về tàu sân bay lớp Nimitz (phần 2)
Thứ Tư, tháng 5 29, 2013
Hoàng Nam Sơn
No comments
Ở bài trước, chúng ta đã có dịp tìm
hiểu về thiết kế của tàu sân bay lớp Nimitz và cách thức những "con chim sắt"
hoạt động trên nó. Lần này chúng ta sẽ tìm hiểu về những thiết bị trên tháp chỉ
huy, khoang chính và cuộc sống thường ngày trên căn cứ nổi này.
24. USS Abraham Lincoln |
6. Tháp chỉ huy
Đầu não để điều khiển hoạt động của
các hàng không mẫu hạm chính là tháp chỉ huy (Island). Cao 46m, rộng 6m do đó
nó không chiếm quá nhiều diện tích ở trên sàn bay. Island được phân chia thành
nhiều phòng và có độ cao đủ để bao quát toàn bộ sàn bay.
25. Island trên USS Abraham Lincoln |
Phía trên cùng của Island được
trang bị hệ thống radar và ăng ten thông tin liên lạc tối tân. Các thiết bị này
có thể theo dõi và chặn các tín hiệu từ tàu của đối phương, thậm chí có thể nhận
biết được máy bay hoặc tên lửa đang có ý đồ không mấy thiện cảm. Ngoài ra, thiết
bị này cũng là nguồn thu nhận tín hiệu từ các vệ tinh quân sự của Hoa kỳ. Hình ảnh
dưới đây chụp lại quang cảnh của khu "điều hành bay chủ lực" (được gọi
là Primary Flight Control hay Pri-Fly). Chỉ có các sĩ quan không quân và các trợ
lý (Air Boss và Mini Boss) mới có đặc quyền bước vào Pri-Fly (tất nhiên là ở đó
Obama và bà vợ cũng có quyền ngồi). Trong khu vực này họ sẽ trực tiếp điều hành
tất cả các hoạt động bay trên sàn tàu và trong vòng bán kính 8km.
26. Cảnh bận rộn trong Pri-Fly |
Air Boss và Mini-Boss đều là những
phi công dày dạn kinh nghiệm. Họ được cung cấp máy tính và các thiết bị liên lạc
để kiểm soát tất cả mọi thứ, tuy nhiên phần lớn thông tin lại nhận được bằng
cách "dòm" qua cửa sổ (kiểu hải quân). Khi một máy bay tiếp cận được
trong vòng bán kính 1,2km thì các sĩ quan sẽ phát tín hiệu hướng dẫn thủ tục hạ
cánh.
Dưới Pri-Fly là trung tâm chỉ huy của
tàu (Bridge). Đây chính là "cung điện" của vị thuyền trưởng cao quý,
họ ngồi trên một chiếc ghế da trang nghiêm điều khiển và theo dõi con tàu thông
qua các màn hình máy tính. Tuy nhiên, thuyền trưởng không phải là người lái tàu
chính mà là người dơ ngón tay lên để chỉ trỏ, nhờ đó các sĩ quan chỉ huy chính
(Helmsman) sẽ điều tiết con tàu bằng cách truyền đạt lại thông tin cho các sĩ
quan lái tàu (Lee Helmsman). Ngoài ra, ở trong khu vực này còn có những sĩ quan
thông tin, những người chịu trách nhiệm theo dõi và chuyển hướng thông tin, bộ
phận cảnh giới và nhân viên hỗ trợ. Khi các sĩ quan chỉ huy không thể có mặt
trên Bridge, họ sẽ ủy quyền cho một nhân viên phụ trách khác.
27. Thuyền trưởng David Logsdon của tàu USS Harry Truman. |
28. Lee helmsman (trái) và helmsman trên tàu USS Theodore Roosevelt |
Một điều khá thú vị là hầu hết các
sĩ quan chỉ huy tàu sân bay lại thường là các cựu phi công của Hải quân, do đó
họ có đủ kiến thức để hiểu được cách thức hoạt động của các chuyến bay. Mặc dù
là chỉ huy của một tàu sân bay, nhưng họ lại bị cấm leo vào buồng lái của bất cứ
chiếc máy bay nào.
Tương tự Pri-Fly, Bridge được trang
bị các màn hình cao cấp cùng nhiều thiết bị định vị toàn cầu GPS và hệ thống điều
khiển radar. Tuy nhiên, các sĩ quan ở đây vẫn áp dụng "chiêu" truyền
thống: Dựa vào những quan sát thông thường qua cửa sổ để xem xét các hoạt động
xung quanh.
Ở dưới Bridge là trung tâm chỉ huy
của Đô đốc (ông này mới bự nè!) hay còn gọi là Flag Bridge, phụ trách toàn bộ
hoạt động của con tàu. Khu vực này có rất nhiều hoạt động khác nhau bao gồm cả
kiểm soát sàn bay và khởi động các biện pháp phòng vệ, chiến đấu. Trong một
không gian hẹp và không có cửa sổ, các sĩ quan quản lý máy bay (gọi là Handler
hoặc Mangler) và bộ sậu của mình theo dõi tất cả máy bay đang ở trên sàn cũng
như ở dưới khoang chứa. Công cụ theo dõi chính được gọi là "Ouija
Board", một mặt bàn bằng nhựa phác thảo những chuyến bay đang diễn ra trên
sàn tàu và những máy bay đang nằm trong khoang chứa. Mỗi chiếc máy bay được đại
diện bởi một mô hình nhỏ, khi máy bay thật di chuyển nó cũng sẽ di chuyển tương
tự. Nếu một chiếc máy bay được đưa ra khỏi mặt bàn thì điều đó có nghĩa là nó
đang được sửa chữa hoặc gặp các sự cố khác.
29. Các sĩ quan của tàu USS George Washington đang theo dõi trên "Ouija Board". |
Ngoài trung tâm điều khiển ở trên
Island thì trong khoang tàu còn được bổ sung những trung tâm kiểm soát khác như
trung tâm kiểm soát không lưu của tàu (Carrier Air Traffic Control Center -
CATCC), bao gồm nhiều phòng nằm ngay dưới sàn bay. Giống như các trung tâm kiểm
soát không lưu trên mặt đất khác, CATCC được trang bị các thiết bị radio và
radar hiện đại, trong đó có bộ điều khiển dùng để theo dõi các máy bay lạ trong
khu vực (những chiếc máy bay không nằm trong tầm kiểm soát của Air Boss).
Bên cạnh CATCC là trung tâm chỉ huy
chiến đấu (Combat Direction Center - CDC). Trách nhiệm chính của CDC là xử lý
thông tin đến từ các mối đe dọa bên ngoài để báo cáo đầy đủ cho các sĩ quan chỉ
huy.
30. Một nhân viên CATCC đang làm việc trên tàu USS Kitty Hawk. |
31. Theo dõi màn hình trong CDC trên tàu USS Carl Vinson ở vịnh Ba Tư. |
6. Khoang chứa máy bay
Sàn tàu chỉ chứa được một số lượng
nhỏ các máy bay chiến đấu, nhưng không thể đủ chỗ đóng quân cho 80 đến 100 chiếc.
Khi không được sử dụng, hầu hết các máy bay được bảo quản trong khoang chứa máy
bay (Hangar Bay).
Các khoang chứa máy bay nằm ở dưới
sàn thứ hai, ngay dưới sàn bếp, với chiều rộng 34m, chiều cao 8m và chiều dài
lên tới 209m, chiếm hơn 2/3 chiều dài của con tàu. Nó có thể đủ chỗ cho 60 chiếc
máy bay cũng như phụ tùng động cơ phản lực, nhiên liệu, các thiết bị nặng nề
khác và được phân chia thành bốn khu nhờ các cánh cửa đặc biệt (để tránh các
đám cháy lây lan).
32. Khoang chứa máy bay trên tàu USS Dwight D. Eisenhower |
Có bốn thang máy khổng lồ nằm xung
quanh khoang chứa để di chuyển các máy bay từ sàn tàu xuống và ngược lại. Những
thiết bị thủy lực tốc độ cao làm bằng nhôm cao cấp này đủ lớn và mạnh để nâng
hai chiếc máy bay chiến đấu nặng 34.000kg một cách nhẹ nhàng.
33. Thang máy trên tàu USS George Washington đang chuyển hàng xuống khoang. |
Phía sau của khoang chứa máy bay (nằm
sát đuôi tàu) là Phòng bảo trì máy trung gian (Aircraft Intermediate
Maintenance Division - AIMD). Có cả nam giới và nữ giới liên tục sửa chữa, kiểm
tra các thiết bị bay để đảm bảo tình trạng máy móc luôn ở trong trạng thái ổn định.
Đi qua phòng AIMD là khu vực thử nghiệm động cơ cho chân vịt, đây là nơi các thủy
thủ bảo trì động cơ phản lực cực kỳ an toàn.
34. Thử nghiệm động cơ cho F-14 trên tàu USS Kitty Hawk |
Thường thì siêu hàng không mẫu hạm được
chế tạo rất hợp lý để có thể thực hiện việc cất cánh và hạ cánh cho hàng chục
chiếc tiêm kích. Một chiếc siêu tàu thường có chín phi đội trên tổng số 70 đến
80 chiếc chiến đấu cơ. Đáng chú ý nhất trên siêu tàu là những loại sau :
F/A Hornet: máy bay tiêm kích một chỗ ngồi, được thiết kế để sử dụng
tấn công các mục tiêu cả trên không trung và mặt đất.
F-14 Tomcat (mèo đực): máy bay siêu âm 2 động cơ, 2 chỗ, cánh cụp
cánh xòe dùng để do thám, ném bom và đánh chặn trên không. Tuy nhiên, Mèo đực
đã bị loại khỏi biên chế từ năm 2006 và thay vào đó là chiếc F/A-18E/F Super
Hornet có tính năng tương tự nhưng vượt trội hơn về sức mạnh.
E-2 Hawkeye: siêu máy bay do thám, phân tích chiến thuật có thể hoạt
động trong mọi thời tiết (radar được trang bị trên em này có thể làm nhiễu hệ
thống điện tử của đối phương).
S-3B Viking: máy bay phản lực cận âm chủ yếu để đối phó với tàu ngầm
đối phương, cứu nạn… Tuy nhiên S-3B hiện đã trở thành quá khứ và được thay thế
bằng MH-60 tối tân và hiện đại hơn.
EA-6B Prowler: dùng trong chiến tranh điện tử có nhiệm vụ là rà soát,
phá hủy hệ thống radar và truyền thông của đối phương.
SH-60 Seahawk: trực thăng hai động cơ chủ yếu để tấn công tàu ngầm
và cứu hộ.
7. Cuộc sống thường ngày trên tàu sân bay
Các siêu hàng không mẫu hạm thường
mọi người ca ngợi như một thành phố trên biển với khoảng 5.000 đến 6.000 nhân
viên làm việc, thư giãn, ăn và ngủ trong nhiều tháng trời. Tuy nhiên, cách thức
hoạt động của nó không giống với bất kỳ thành phố nào khác ở trên đất liền.
35. Các thủy thủ đang rửa sàn bay trên tàu USS George Washington. |
Điểm đầu tiên là các nhân viên ở
đây ít có cơ hội tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Sàn bay, khoang chứa, phòng
máy, biển và bầu trời tuy là những địa điểm tuyệt vời để tham quan, nhưng đối với
họ thì việc này khá nguy hiểm, chỉ vài người có đủ quyền hạn mới thực hiện được,
còn hầu hết đều rất bận rộn với công việc. An ninh được thắt chặt rất kỹ lưỡng,
các hoạt động nhạy cảm và không gian hạn chế khiến bạn sẽ không biết ai vừa đến
hay ai vừa đi. Một thủy thủ có thể làm việc dưới boong tàu cả tháng trời mà
không được nhìn ánh sáng ban ngày cũng như xem phim HD.
Không gian của hầu hết các khu vực
trên tàu đều chật hẹp hơn so với một thành phố bình thường. Các nhân viên luôn
phải đi trong tư thế thẳng đứng và không thể đi song hành trong một hành lang hẹp.
Chỗ ngủ là nơi đông đúc nhất, các thành viên sẽ chia sẻ không gian với khoảng
60 người khác trên một… chiếc giường duy nhất, thường được gọi là giá đỡ
(racks) và cứ 3 người thì được sở hữu một ngăn. Mỗi người được một ca bin nhỏ
dùng để thay và xếp quần áo, thậm chí quần áo và đồ dùng cá nhân cũng phải xếp
thẳng đứng, mỗi khoang tàu sẽ được bố trí một phòng tắm và một khu vực nhỏ để
xem TV. Mấy anh chàng sĩ quan thì được tận hưởng nhiều không gian và đồ nội thất
hơn, tuy nhiên so với chúng ta thì nó vẫn còn quá nhỏ.
36. Tập bắn trên tàu USS Independence. |
37. Đón giao thừa 2011 trong khoang chứa máy bay của tàu USS Theodore Roosevelt. |
Công việc trên này cũng khá đa dạng
như trong các thành phố khác. Có khoảng 2.500 đàn ông và phụ nữ sẽ thực sự lái
máy bay và duy trì các hoạt động bay. 3.000 người còn lại sẽ phải làm cho con
tàu luôn hoạt động ổn định bao gồm rửa chén, nấu ăn, sửa chữa vũ khí, hay
"trang điểm" cho các lò phản ứng hạt nhân…
Con tàu có tất cả mọi thứ để cư dân
của nó duy trì sự sống. Mặc dù không được thoải mái nhưng họ cũng có nhà bếp,
nhà ăn tập thể đủ phục vụ cho 18.000 bữa ăn trong một ngày. Ngoài ra còn có các
thứ khác như cơ sở giặt ủi, nha sĩ và bác sĩ, các cửa hàng và bốt điện thoại giúp
các thành viên liên lạc với người thân thông qua vệ tinh.
38. Trên ảnh là hai người lính đang "vui vẻ" nói chuyện qua điện thoại từ tàu USS Harry S. Truman. |
Cuộc sống trên một tàu sân bay
không thể phủ nhận những khó khăn và áp lực, nhưng nó cũng đầy lạc quan. Tốt và
xấu, ở đây cũng giống như bất cứ nơi nào trên hành tinh chúng ta.
8. Danh sách các tàu sân bay lớp Nimitz hiện đang hoạt động của hải
quân Mỹ:
CVAN-68 Nimitz (1975)
CVN-69 Dwight D. Eisenhower (1977)
CVN-70 Carl Vinson (1981)
CVN-71 Theodore Roosevelt (1986)
CVN-72Abraham Lincoln (1989)
CVN-73George Washington (1992)
CVN-74John C. Stennis (1995)
CVN-75Harry S. Truman (1998)
CVN-76Ronald Reagan (2003)
CVN-77George H.W. Bush (2009)
Hải quân Mỹ là đội quân tinh nhuệ
và mạnh mẽ nhất thế giới, luôn có được cảm giác phê tột cùng với những vũ khí tối
tân, hiện đại. Nhưng trên hết, đó là lòng yêu nước đang hiện hữu trong từng giọt
máu của họ.
(Theo hdvietnam)