This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha - Premiumbloggertemplates.com.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha - Premiumbloggertemplates.com.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha - Premiumbloggertemplates.com.
25 thg 5, 2013
Trong một tháng, một doanh nghiệp phải tiếp 17 đoàn thanh tra
Thứ Bảy, tháng 5 25, 2013
Hoàng Nam Sơn
No comments
(Laodong) - 12 năm trước,
một cuộc “kiểm tra, thanh tra các đoàn thanh tra, kiểm tra” do Thanh tra Chính
phủ và VCCI tiến hành đã công bố bao điều tréo ngoe.
Chẳng hạn trường hợp doanh nghiệp Lê Kháng (Cần Thơ). Doanh
nghiệp khốn khổ này cho biết trong chỉ 365 ngày của năm 2000, họ phải “tiếp”
đúng 10 đoàn thanh kiểm tra các loại, trong đó có 5 đoàn là của ngành công an.
Nhắc lại, năm 2000 là thời điểm Nghị định 61 về thanh kiểm
tra Doanh nghiệp có hiệu lực với quy định rành rành tại điều 3, rằng “Không được
tiến hành trùng lặp, không quá một lần về cùng một nội dung trong một năm đối với
một Doanh nghiệp”. Có tới 4 chữ “một” trong một câu.
Nhưng thực tế lại là 10. Lý do, ngành công an thì có an
ninh kinh tế, rồi cũng ngạch kinh tế lại có cảnh sát kinh tế, trong ngạch cảnh
sát ngoài kinh tế còn có cảnh sát điều tra, cảnh sát PCCC, thậm chí cả cảnh sát
khu vực…, mà lực lượng nào thì cũng có quyền kiểm tra.
Cuộc kiểm tra các cuộc kiểm tra cho biết lực lượng công an
hầu như không có quyết định mà chỉ chủ yếu dùng giấy giới thiệu hoặc thẻ ngành.
Và các cuộc kiểm tra không có giấy tờ gì rơi đúng vào lực lượng này.
Nhưng Lê Kháng chỉ là trường hợp cá biệt, phản ánh một thực
tế không hề cá biệt là Doanh nghiệp bị hành hạ khốn khổ bởi thanh-kiểm tra, và
nỗi thống khổ này không chỉ mới bắt đầu từ năm 2000, cũng chưa hề có dấu hiệu dừng
lại. Chẳng qua, Doanh nghiệp bất đắc dĩ chỉ dám nói, dám phản ánh theo kiểu
“con giun” bị xéo đến mức không thể chịu nổi.
Tháng 4 năm ngoái, một kỷ lục mới được lập khi Phó Chủ tịch
Hội Doanh nhân trẻ Khánh Hòa cho biết, Doanh nghiệp của ông phải tiếp 15 đoàn
thanh tra trong một năm. Tình hình “bĩ” đến mức thanh tra thuế moi lại chuyện của
7-8 năm về trước- một vụ việc đã được thanh tra kết luận.
Và đến hôm qua, kỷ lục 10 lần thanh kiểm tra của Lê Kháng bị
phá sâu. Kỷ lục 15 lần ở Khánh Hòa cũng chẳng còn đứng vững khi Chủ tịch Hiệp hội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Phước - TS Hoàng Mạnh Bình “nói thẳng” với
các quan chức tỉnh nhà trước tình trạng một Doanh nghiệp là Công ty Hùng Nhơn
phải “tiếp” 17 đoàn thanh tra của đủ các ban, ngành từ huyện đến tỉnh. Mở ngoặc
nói thêm, 17 đoàn thanh tra vào trong chỉ 1 tháng, chỉ thanh tra đúng… 1 nội
dung và nội dung này kéo dài từ tháng 6.2011 đến tháng 5.2013 vẫn chưa xong.
Hóa ra, luật là luật, còn thực thi pháp luật là thực thi
pháp luật.
Hóa ra nói giúp đỡ Doanh nghiệp mà một chuyện, có điều giúp
đỡ Doanh nghiệp theo cách của những nhà chức trách.
Không cần hỏi cũng biết, việc chính của Hùng Nhơn giờ chỉ
là “tiếp” các đoàn thanh tra. Và cũng chẳng khó đoán về tình hình của Doanh
nghiệp này sau khi được các đoàn thanh-kiểm tra vào “giúp đỡ”.
200.000 DN phải ngừng hoạt động, phải phá sản. Và ngoài những
nỗi khốn khổ có thể ghi trong báo cáo về tiếp cận vốn, về tồn kho hàng hóa, về
giá cả vật tư đầu vào, về sức ép xăng, dầu, điện, về… Còn có biết bao nhiêu điều
họ không dám hoặc chưa dám nói ra. “Những khoản thực chi nhưng không được khấu
trừ” - lời ĐBQH Trần Du Lịch, khiến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp họ đóng
trong thực tế không phải chỉ 25%. Chẳng hạn, “chi phí không chính thức” mà các Doanh
nghiệp vận tải phải “rải đường” phải mua hóa đơn để tính vào giá thành. Và giờ
thì là liên miên các cuộc thanh tra, kiểm tra.
Nhớ trong buổi nói chuyện với các doanh nhân, chàng trai kỳ
diệu Nick Vujicic đã khuyên họ: ''Bạn có thể không cần can đảm để chiến thắng;
nhưng chắc chắn bạn cần can đảm để thất bại. Nếu tôi thất bại, tôi cố gắng lần
nữa, lần nữa và lần nữa...''.
Còn PCT Bình Phước - sau khi nghe câu chuyện 17 lần thanh
tra - đã lên tiếng xin lỗi các Doanh nghiệp.
Liệu người ta có thể can đảm để thất bại đến lần thứ 17
trong một năm! Có thể can đảm thất bại cho đến khi phá sản (?!) khi mà những lời
xin lỗi - giống y những quy định trong luật - chỉ là một câu chuyện không giống
tí ti thực tế (?!).
10 người phụ nữ quyền lực nhất hành tinh
Thứ Bảy, tháng 5 25, 2013
Hoàng Nam Sơn
No comments
(Doanhnhansaigon) – Tạp
chí Forbes vừa công bố danh sách những phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2013
1. Angela Merkel, Thủ tướng
Đức
Bà Merkel đã giữ vai trò Thủ tướng Đức hai nhiệm kỳ và sẽ
tham gia chạy đua nhiệm kỳ thứ ba trong cuộc tổng bầu cử vào mùa thu năm nay.
Trong 10 năm qua, thì có tới 8 năm bà được tạp chí Forbes bầu chọn là người phụ
nữ quyền lực nhất thế giới.
2. Dilma Rousseff, Tổng
thống Brazil
Hiện bà Rousseff đang thời kỳ giữa của nhiệm kỳ Tổng thống
đầu tiên lãnh đạo nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới với GDP 2,4 nghìn tỷ USD. Nhiệm
vụ của bà là phải đưa Brazil thoát khỏi chuỗi 2 năm tăng trưởng chậm nhất trong
hơn 1 thập kỷ. Bà đã khuyến khích việc thành lập nhiều doanh nghiệp mới, nhưng
vấp phải không ít chỉ trích cho rằng, bà theo đuổi chính sách phát triển kinh tế
hơn là những vấn đề về con người.
3. Melinda Gates, đồng
Chủ tịch quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates Foundation
Năm nay, các mục tiêu ưu tiên của quỹ từ thiện do hai vợ chồng
tỷ phú Bill và Melinda Gates sáng lập là đến năm 2018 loại trừ căn bệnh bại liệt
trên toàn cầu và đến năm 2020 cung cấp biện pháp tránh thai hiện đại cho thêm
120 triệu phụ nữ. Quỹ đã cam kết chi 140 triệu USD mỗi năm cho các mục tiêu
này.
Năm ngoái, quỹ từ thiện của vợ chồng Gates đã chi 3,4 tỷ
USD, phần lớn cho các chương trình chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu. Từ khi
thành lập vào năm 2000 tới nay, quỹ này đã cam kết chi 26 tỷ USD.
4. Michelle Obama, đệ nhất
phu nhân Mỹ
Có bằng Đại học Harvard và từng là một luật sư, bà Obama
đang tranh thủ vai trò đệ nhất phu nhân để thúc đẩy cuộc chiến chống béo phì ở
trẻ em, kêu gọi mọi ngươi ăn uống và giữ lối sống lành mạnh. Tỷ lệ ủng hộ mà
người Mỹ dành cho bà là 67%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ ủng hộ 47% dành cho Tổng
thống Obama.
Trong một bài phát biểu hồi tháng 3, bà Obama đã nói rất thật
về cuộc sống riêng: “Cách đây chưa lâu, tôi đã khá chật vật giữa một bên là
công việc rộn với một bên là hai đứa con nhỏ trong khi chồng thường xuyên đi
công tác”.
5. Hillary Clinton, cựu
Ngoại trưởng Mỹ
Bà Clinton là đệ nhất phu nhân đầu tiên của Mỹ trở thành một
thượng nghị sỹ ở nước này, rồi trở thành một ứng cử viên Tổng thống tiềm năng,
rồi lại được trao cương vị Ngoại trưởng Mỹ. Giờ đây, dư luận Mỹ tin rằng, bà sẽ
là ứng cử viên của đảng Cộng hòa trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng diễn ra vào
năm 2016 và có khả năng sẽ là vị Tổng thống tiếp theo của Mỹ.
6. Sheryl Sandberg, Giám
đốc hoạt động (COO) mạng xã hội Facebook
Tháng 3 năm nay, bà Sandberg đã thu hút sự chú lớn của dư
luận khi xuất bản cuốn sách “Lean In: Women, Work and the Will to Lead” nói về
vai trò của người phụ nữ ở nơi làm việc. Cuốn sách ngay lập tức đã dẫn đầu danh
sách những cuốn bán chạy nhất.
Tại Facebook, sau khi đưa quảng cáo vào dịch vụ tin tức
trên di động, mạng này đã đạt doanh thu từ quảng cáo di động lớn hơn bất kỳ nhà
xuất bản nào khác trong năm 2012, và chiếm 18,4% toàn bộ thị trường. Tháng 4 vừa
qua, Facebook tung ra chiếc điện thoại Home. Mặc dù vậy, trong vòng 1 năm sau
khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), giá cổ phiếu Facebook đã giảm
gần 30%.
7. Christine Lagarde,
Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)
Bà Lagarde là người phụ nữ đầu tiên nắm quyền IMF, tổ chức
gồm 188 quốc gia thành viên. Phần lớn thời gian trong 2 năm đầu giữ cương vị
này được bà dành cho nhiệm vụ giải quyết cuộc khủng hoảng nợ châu Âu và kêu gọi
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nỗ lực thúc đẩy việc chia sẻ gánh nặng nợ
nần giữa các nước châu Âu mà bà theo đuổi vấp phải sự phản đối của một phụ nữ
quyền lực khác là Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Bà Lagarde đã từng giữ vai trò Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp
và có khả năng sẽ tham gia chạy đua tranh cử ghế Tổng thống Pháp.
8. Janet Napolitano, Bộ
trưởng Bộ An ninh nội địa Mỹ
Bà Napolitano là người đứng đầu bộ lớn thứ ba trong Chính
phủ Mỹ, giám sát ngân sách 48 tỷ USD, số nhân viên 240.000 và 22 cơ quan thuộc
bộ này, bao gồm Hải quan, Mật vụ… Bà tự mô tả phong cách lãnh đạo của mình là
“giữ tầm nhìn dài hạn trong khi giải quyết khủng hoảng ngắn hạn”.
9. Sonia Gandhi, Chủ tịch
đảng Quốc đại y Ấn Độ
Với tư cách là nhà lãnh đạo lâu năm nhất của đảng cầm quyền
Quốc đại y của Ấn Độ, bà Gandhi có vai trò quan trọng ở quốc gia đông dân thứ
nhì thế giới và là nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới này.
Hiện đang có tin đồn về những bất đồng giữa bà và Thủ tướng
Manmohan Singh, trong đó nhiều người dự báo ông Singh sẽ từ nhiệm trước cuộc tổng
bầu cử năm 2014. Con trai bà Ghandi là Rahul Gandhi dự báo sẽ trở thành Thủ tướng
tiếp theo của Ấn.
10. Indra Nooyi, Giám đốc
điều hành (CEO) hãng đồ uống PepsiCo
Từ đầu năm tới nay, bà Nooyi bận rộn thúc đẩy những thay đổi
trong PepsiCo. Trước hết, doanh thu quý 1 của Pepsi đã tăng 1,2% so với cùng kỳ
năm trước lên 13 tỷ USD nhờ giá bán sản phẩm tăng và doanh thu cao hơn từ các
loại snack như Doritos và Cheetos. Hiện PepsiCo đang nghiên cứu một loại chất
làm ngọt mới có thể giúp hãng soán ngôi vị số 1 của đối thủ Coca-Cola.
Tuy nhiên, giá trị gói thù lao mà PepsiCo trả cho bà Nooyi
đã giảm 17% sau khi hãng này bỏ chính sách tặng quyền chọn cổ phiếu cho các
lãnh đạo hàng đầu và thay vào đó, thưởng cổ phiếu cho thành tích dài hạn.
7 cách đến Mỹ lập nghiệp
Thứ Bảy, tháng 5 25, 2013
Hoàng Nam Sơn
No comments
(Doanhnhansaigon) - Không
ít công ty công nghệ khổng lồ ở thung lũng Silicon được sáng lập bởi dân nhập
cư vào Mỹ. Đồng sáng lập Google - Sergey Brin là người gốc Nga; Andrew Grove -
đồng sáng lập Intel là người gốc Hungary; Steve Chen của Youtube và Jerry Yang
của Yahoo đều đến từ Đài Loan.
Những doanh nhân nhập cư vẫn tiếp tục gặt hái được thành
công. Mike Kreiger - doanh nhân người Brazil chuyển đến sống tại California vào
năm 2004 - là một trong hai đồng sáng lập của phần mềm Instalgram danh tiếng.
Và còn rất nhiều tên tuổi nữa từ khắp nơi trên thế giới đã lập nghiệp thành
công tại quốc gia đa chủng tộc và đa văn hóa này, đặc biệt là trong lĩnh vực
công nghệ. Nếu bạn muốn thử sức ở miền đất hứa này, thì sau đây là một số cách
để bạn có thể đến kinh doanh và lập nghiệp ở Mỹ.
Lựa chọn 1: Visa EB-5
Dành cho nhà đầu tư nước ngoài (Alien Investor). Để có được
visa này, bạn cần đầu tư 1 triệu đô la Mỹ vào một cơ sở kinh doanh của Mỹ. Nếu
cơ sở này nằm ở vùng sâu vùng xa, bạn chỉ cần đầu tư 500.000 đô la Mỹ.
Còn nếu bạn không có tiền, vẫn có những cách lựa chọn khác:
Lựa chọn 2: Visa EB-2
(C)
Đây là visa lao động. Tuy nhiên ở loại (C) này, bạn không cần
có ai thuê. Điều bạn cần là bằng thạc sĩ hoặc cao hơn và khả năng đặc biệt
trong lĩnh vực mà bạn làm việc. Bạn cũng cần phải chứng minh việc bạn đến Mỹ sẽ
mang đến những lợi ích cho họ.
Nếu như bạn còn quá trẻ và không có khả năng đặc biệt nào,
vẫn còn cơ hội:
Lựa chọn 3: Visa E-2
Lần này bạn không cần phải đầu tư cả triệu đô. Tất cả những
gì bạn cần là thành lập một doanh nghiệp ở Mỹ với số vốn ban đầu ít nhất là
100.000 đô la. Bạn cũng cần phải là công dân của một trong các quốc gia có tên
trong danh sách Treaty Investors (những nước có ký hiệp định thương mại với Mỹ).
Nếu thế mạnh của bạn là tài năng, bạn sẽ có thêm một lựa chọn
khác:
Lựa chọn 4: Visa O-1
Visa O-1 dành cho những người có khả năng đặc biệt, bao gồm
cả khả năng kinh doanh. Ví dụ như bạn viết được một phần mềm thú vị và được các
báo Mỹ nhắc đến thì bạn có thể thử loại visa này. Bạn cũng cần một nhà tuyển dụng
bảo lãnh. Hy vọng đó là một công ty mới khởi nghiệp tuyệt vời mà bạn muốn cộng
tác.
Lựa chọn 5: Visa L1
Loại thứ nhất là L1A. Bạn cần phải là giám đốc hay lãnh đạo
hàng đầu của một công ty có văn phòng ở quốc gia của bạn lẫn ở Mỹ. Bạn cần phải
làm việc ít nhất một năm ở chi nhánh của công ty đó trong vòng 3 năm gần nhất.
Công ty bạn phải có quyết định gửi bạn đến Mỹ.
Ngoài ra, nếu công ty bạn chưa có chi nhánh ở Mỹ, bạn có thể
là người thành lập nó. Visa L1B không yêu cầu bạn phải làm giám đốc điều hành,
nhưng bạn phải có kiến thức đặc biệt.
Nếu công ty đưa bạn đến Mỹ không phải là công ty bạn muốn
làm việc suốt đời, bạn có thể chuyển việc khác.
Lựa chọn 6: Visa H1B
Visa H1B dành cho nhân viên. Có rất nhiều yêu cầu như bằng
cấp lao động, giới hạn số lượng visa được cấp. Nếu bạn đã có được visa này, hãy
tranh thủ khởi nghiệp ngay khi nó còn hiệu lực.
Lựa chọn 7: Visa B-1
Đây là visa kinh doanh chỉ có hiệu lực từ 3 đến 6 tháng. Bạn
có thể gia hạn thêm 6 tháng nữa, tổng cộng là 12 tháng ở Mỹ. Một hạn chế nữa là
visa này không cho phép bạn làm việc nhưng bạn hoàn toàn có thể thương thảo hợp
đồng và xây dựng các mối quan hệ.
Có một số loại visa khác như J1, F1 cho phép bạn đến Mỹ
nhưng không phải là loại visa trực tiếp dành cho doanh nhân.
Gần đây, có một loại visa mới gọi là Startup Visa đang được
Quốc hội Mỹ bàn thảo, chưa được thông qua. Theo đó, loại visa này có thể cho
phép doanh nhân nước ngoài kinh doanh tại Mỹ nếu gọi vốn được ít nhất là
100.000 đô la và thuê ít nhất hai nhân viên người Mỹ trong vòng 1 năm visa này
có hiệu lực.
Ra mắt Chevrolet Spark giá bình dân
Thứ Bảy, tháng 5 25, 2013
Hoàng Nam Sơn
No comments
ANTĐ - Chiều 20-5,
General Motor Việt Nam (GMV) chính thức giới thiệu ra thị trường Việt Nam chiếc
xe Chevrolet Spark 1.0 phiên bản tự động hoàn toàn mới.
Đại diện GMV cho biết, Chevrolet Spark phiên bản tự động hướng
tới đối tượng khách hàng là những người trẻ tuổi, năng động, lần đầu mua xe và
dân cư đô thị. Dáng thể thao, bốn chỗ, năm cửa được trang bị hộp số tự động bốn
cấp tiện dụng, với kích thước nhỏ gọn, hộp số tự động... đã giúp chiếc xe dễ điều
khiển và có tính cơ động rất cao trong môi trường giao thông đô thị của Việt
nam. Mẫu xe đoạt nhiều giải thưởng này còn được trang bị bốn túi khí.
Đây còn là chiếc xe đầu tiên trong phân khúc xe nhỏ của
ngành ô tô được trang bị với tiêu chuẩn an toàn cao như vậy. Được ghi nhận là mẫu
xe có nội thất thông minh, Chevrolet Spark AT cũng được trang bị hệ thống âm
thanh sống động với 4 loa, đầu đĩa CD và các cổng kết nối MP3, USB, AUX và
Ipod.
Ông Gaurav Gupta, Tổng giám đốc GMV cho biết, Chevrolet
Spark AT sẽ thổi một luồng gió mới, tươi lành vào thị trường ô tô Việt Nam. Ông
nói thêm: “Với mức tiêu hao nhiên liệu rất thấp, kích thước nhỏ gọn, độ an toàn
cao và với giá cả vô cùng cạnh tranh, chiếc xe thực sự xứng với giá trị đồng tiền...”
Với mức tiêu thụ nhiên liệu 5,1 lít/100km trong điều kiện
thử xe tiêu chuẩn, cùng mức giá thấp cho dòng xe nhỏ - 377 triệu đồng/chiếc (gồm
VAT), Chevrolet Spark phiên bản tự động hứa hẹn “hâm nóng” thị trường xe phân
khúc nhỏ dành cho gia đình.
General Motors Việt Nam, trụ sở chính và xưởng sản xuất tại
xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội, có công suất lắp ráp hàng năm là 30.000
xe. Công ty quản lý mạng lưới bán hàng gồm 24 đại lý, 25 phòng trưng bày và nhiều
trung tâm dịch vụ khách hàng đã được nâng cấp tại các thành phố lớn.
Bình pha cà phê giá 140 tỷ đồng
Thứ Bảy, tháng 5 25, 2013
Hoàng Nam Sơn
No comments
(Kienthuc.net.vn) - Chiếc
bình pha cà phê bạc George II, được chế tác năm 1738, sẽ được đem đấu giá 4,5
triệu bảng (tương đương 140 tỷ đồng) vào tháng tới.
Hiện, chiếc bình đang được trưng bày tại triển lãm Bạc của
Anh tại Bảo tàng Metropolitan ở New York (Mỹ); sẽ được bán đấu giá tại
Christie’s ở London (Anh) vào tháng tới.
Được đặt mua bởi một thương gia thành đạt, chiếc bình là kiệt
tác của Paul de Lamerie (1688-1751) - thợ bạc lừng danh nhất nước Anh vào thế kỷ
18.
Tác phẩm của người thợ danh tiếng Lamerie được đánh giá rất
cao. Nó vượt mặt tất cả những tác phẩm khác trong suốt 250 năm qua.
Mỏ kim cương bí ẩn chuyên "nuốt"... trực thăng tại Nga
Thứ Bảy, tháng 5 25, 2013
Hoàng Nam Sơn
No comments
(Kienthuc.net.vn) - Hố mỏ Mir (Nga) là "khu vực cấm" đối với
trực thăng vì khi tới khu vực này, máy bay trực thăng đều bị các luồng không
khí hút xuống.
Mỏ Mir hay còn gọi là mỏ Mirny là một mỏ kim cương lộ thiên
nằm ở Mirny, đông Siberia, Nga. Tính
đến năm 2004 khi mỏ đóng cửa, mỏ Mir sâu 525m và có đường kính 1.200m. Hố mỏ
Mir được xem là hố lớn thứ hai trên thế giới, sau hố mỏ Bingham Canyon.
Hố mỏ Mir lớn tới mức vùng không phận phía trên mỏ là
"khu vực cấm" đối với trực thăng vì khi tới khu vực này, máy bay trực
thăng đều bị các luồng không khí hút xuống. Quá trình khai thác mỏ bắt đầu vào
năm 1957, trong điều kiện khí hậu cực kỳ khắc nghiệt. Mùa đông ở Siberia kéo
dài đến 7 tháng trời và mặt đất thường có nhiều băng tuyết, điều này khiến cho
quá trình khai thác gặp nhiều khó khăn.
Vào mùa hè, tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu lại trở thành
bùn, khiến vùng khai thác mỏ đầy những bùn quánh. Nhiệt độ vào mùa đông ở
Siberia xuống thấp đến mức lốp xe hơi hay thép đều bị vỡ, còn dầu bị đóng băng
cứng. Do đó, trong suốt mùa đông, đội ngũ công nhân phải dùng động cơ phản
lực hoặc thuốc nổ để tiếp cận với lớp đá phía dưới.
Vào ban đêm, các thiết bị máy móc khai thác mỏ được che kín
nhằm tránh tình trạng máy đóng băng. Tập đoàn phân phối kim cương lớn nhất thế
giới De Beer luôn coi mỏ Mir là một bí ẩn khó hiểu. Sản lượng khổng lồ của mỏ
không hề phù hợp với kích thước tương đối nhỏ của khu mỏ.
Công nghệ chế biến “Bún riêu cua” siêu rẻ
Thứ Bảy, tháng 5 25, 2013
Hoàng Nam Sơn
No comments
Chỉ cần mua vài miếng đậu, dầm nát rồi trộn với nước màu và gạch cua thật.
Nước dùng thì "chế" thêm chút phẩm màu. Thế là có bát bún riêu cua đầy
hấp dẫn cho thực khách...
Gạch cua = 8 phần đậu phụ + 2 phần gạch cua. |
8 phần đậu… 2 phần cua
7h30 sáng, rẽ vào một quán bún cua
ngay cạnh Chợ Long Biên, Bên cạnh cá rán, đậu rán, riêu cua để ăn với bún là nồi
nước dùng ánh đỏ với những miếng cà chua chín mọng mang đến cảm giác ngon mắt.
Theo một số khách hàng ăn bún tại
đây thì, với giá chỉ từ 12.000 đồng tới 20.000 đồng một bát khá đầy đặn, gạch
cua rất nhiều. Quán bún cua này thu hút được lượng khách khá lớn. Nhất là những
ngày nắng nóng.
Điều khiến PV không khỏi thắc mắc
là: Hiện trên thị trường, giá cua giao động từ 100- 150 nghìn/kg. Để có một nồi
bún riêu to thơm lựng và 1 một bát to gạch cua có lẽ phải dùng đến vài kg. Vậy
mà một bát cún cua chỉ có giá từ 12.000- 15.000 đồng, với rất nhiều gạch cua và
đậu rán. Vậy người bán liệu có lãi?.
Đem thắc mắc này hỏi một người
khách đang ăn bún, chị này tặc lưỡi: “Ôi dào, nghề nào ăn nghề ấy. Người ta có
mánh khóe hết. Ăn ở quán này lâu rồi nên tôi biết, cái bát gạch cua to tổ chảng kia chả có mấy là gạch cua thật đâu. Đến 8
phần là đậu phụ dầm nát, trộn thêm 2 phần gạch cua, một ít hành khô rồi đem xào
lẫn để vị cua ngấm vào phần đậu phụ dầm. Em ăn rồi sẽ thấy, gạch cua nguyên
chất khi cho vào miệng sẽ có vị rất đặc trưng. Nhưng khi ăn gạch cua này, chỉ
thấy bã bã. Dù người chế biến có giỏi thì người ăn vẫn nhận ra sự không nguyên
chất của nó. Quán nào cũng thế cả thôi, họ mà dùng thịt cua nguyên chất thì phải
bán 40.000- 50.000/ bát mới có lãi. Với giá chưa tới 20.000/bát thì chỉ ăn được
hàng pha trộn”.
Nước dùng chế từ… phẩm màu công nghiệp
Hóa chất "chế" nước dùng cho bún riêu |
Theo tiết lộ của một dân trong nghề
đã từng mở “gánh” hàng bán bún cua: Chỉ
cần một thìa hóa chất là có được cả nồi nước dùng bắt mắt. PV có mặt tại chợ
Đồng Xuân, và không khó gì để mua được loại hóa chất này
Ngay gần cổng chợ Đồng Xuân có một
“mẹt” bán các loại bột rất bắt mắt. Vừa dừng lại nêu ý định muốn mua bột gia vị
nấu bún riêu. Bà chủ giới thiệu: “Bột gì ở đây cũng có hết. Chỉ cần cho một muỗng
thôi là nồi nước dùng thơm phức mùi cua, ngọt lừ”. Bà lấy ra một gói khoảng khoảng
0,5gram.
Bà này giới thiệu tiếp: “Loại bột
này được rất nhiều quán bún riêu, bún bò sử dụng . Nếu mua màu thực phẩm thì
300.000- 400.000 đồng/kg nhưng mua loại này chỉ 50.000 đồng thôi. Chỉ một chút
chấm vào đầu đũa là cả một nồi bún riêu nổi váng gạch cua liền”.
Bà bán hàng này cho biết, để nồi
bún riêu có màu đẹp như gạch cua, cọng bún có màu gạch thì dùng đũa chấm một chấm
bột rồi hòa vào nồi nước
Khi được hỏi bột này có tên là bột gì,
bà chủ sạp nói là phẩm màu công nghiệp dùng cho sơn, dầu đánh bàn ghế...
Theo các chuyên gia hóa học: Việc
dùng phẩm màu công nghiệp trong chế biến thực phẩm là hết sức nghuy hiểm. Nhiều
loại gây tổn thương cho hệ thống thần kinh và tiêu hóa của người ăn phải chúng,
dẫn tới nguy cơ rối loạn về thần kinh cũng như mắc các chứng bệnh ung thư.
Theo
Vietnamnet.
Vỡ làng...
Thứ Bảy, tháng 5 25, 2013
Hoàng Nam Sơn
No comments
Vỡ làng...
(Nongnghiep) - Nơi nông dân chán nghề bỏ ruộng nhưng cũng có nơi sau cưỡng
chế ruộng đất cho công nghiệp, dịch vụ vào khiến nhiều gia đình bàn thờ chia
đôi, nhiều dòng họ tan nát, nhiều làng mạc chia lìa. Đất đai muôn đời vẫn là một
vấn đề thời sự ở nông thôn dù theo hướng vui hay buồn.
Tam Cường (Tam Nông, Phú Thọ) là một
điển hình cho sự “vỡ làng” đau đớn ấy. Người già ở đây bảo cuộc cải cách ruộng
đất dù đã trôi qua hơn nửa thế kỷ vẫn còn âm ỉ đau khổ thì nay vấn đề ruộng đất
lại gây ra cho Tam Cường những đau khổ, day dứt không kém.
Số là năm 2008, Cty Cổ phần Hóa dầu
và Nhiên liệu sinh học dầu khí lấy đất làm nhà máy cồn nhiên liệu sinh học ở địa
bàn 3 xã Cổ Tiết, Văn Lương và Tam Cường với tổng diện tích 51 ha, phần nhiều
trong đó là đất hai lúa thuộc diện “bờ xôi, ruộng mật”. Dù nhiều người dân của
xã Tam Cường kịch liệt phản đối, yêu cầu chuyển dự án lên đồi rừng tránh lấy đất
hai lúa của họ nhưng không được đáp ứng. Người dân yêu cầu chủ đầu tư phải thỏa
thuận với dân về giá cả nhưng cũng không được chấp nhận mà chỉ áp đền bù ở mức
15 triệu đồng/sào. Gần 100 hộ dân ở khu 3 của thôn Tự Cường kiên quyết phản đối
chuyện lấy đất. Dự án vẫn tiếp tục. Nhiều đoàn thể đến từng nhà dân vận động ký
vào biên bản “Hỗ trợ bồi thường tái định cư” mà họ gọi là ký đối soát. Việc ký
đối soát được thực hiện cả ngày lẫn đêm.
Nhà máy nhiên liệu sinh học nay gần như bị bỏ không |
Phản đối ư? Những gia đình có công
nông bị giữ xe, bảo phải ký vào biên bản đền bù đất mới cho chạy nhưng chạy được
mấy hôm lại phạt, phải bán xe. Những cây xăng mi ni đều bị lập biên bản và bắt
đình chỉ nếu không ký vào biên bản nhận đền bù. Các giấy tờ liên quan đến chính
quyền rất khó được giải quyết.
Như con ông Phạm Công Lưu ở khu 3
đi đăng ký kết hôn không được giải quyết, sau đó phải về cơ quan đăng ký. Như
con những nhà xin giấy tờ đi học bị phê thẳng vào hồ sơ gia đình không chấp
hành chủ trương đường lối của địa phương. Trong đại hội Hội Người cao tuổi xã
có ba đảng viên trên 70 tuổi bị đuổi ra khỏi hội trường vì không kí. Đến ngay cả
ông Hoành, ông Lý đi bệnh viện huyện cũng bị bác sĩ hỏi gia đình đã ký bán ruộng
chưa. Loa phóng thanh ra rả suốt ngày rằng những người không ký bàn ruộng là kẻ
xấu, là thoái hóa biến chất, là lầm đường lạc lối…
Trong khi gần 100 hộ dân vẫn kiên
quyết không nhận tiền đền bù đùng cái ngày 14/9/2009 họ nhận được một danh sách
có ghi tên mình nhưng đến 80-90% là được xếp vào hộ nghèo với mức hỗ trợ thêm từ
7,2 triệu đồng đến trên 10 triệu đồng. Không phải hộ nghèo mà bỗng dưng được xếp
hạng rồi được hỗ trợ cả chục triệu, ai mà chẳng ham ký? Đến khi dân đồng loạt
thắc mắc thì ngày 20/9/2009 họ lại nhận được danh sách mới hầu như rút hết các
hộ đã đánh thành hộ nghèo của một ngày trước. Dân có hỏi thì nhận được câu trả
lời là đánh máy… nhầm.
Lão nông Phạm Công Lưu ở Khu 3 bảo:
“Chưa bao giờ quê tôi tan nát như thế này. Trước giặc Pháp đóng ở Gành, các
vùng khác theo tề, riêng dân Tam Cường mỗi người hai cây tre góp nhau rào làng
kháng chiến đến lúc thắng lợi. Tình yêu Tổ quốc nói đâu xa, từ chính tình yêu con
sông, cái suối, gốc đa, giếng làng, yêu bà con chòm xóm.
Giờ quê tôi ăn cưới chia hai dãy mâm, bên phản đối bán đất, bên nhận tiền
đền bù. Lắm đám cỗ cưới ế sưng vì bà con không thèm đến, đám ma vắng lạnh
phải huy động cả đoàn thể đi để cho người chết đỡ tủi. Anh em không nhìn mặt
nhau, bố con từ nhau cũng chỉ vì người nhận đền bù, người không chịu. Ông trưởng
họ đồng ý bán đất, cả họ từ mặt.
Đến nghĩa trang cũng phân lô rộng cả trăm mét vuông để bán |
Làng xóm nghi kị nhau, không chơi với
nhau cũng vì người đồng ý người không đồng ý bán đất. Tam Cường có mấy dự án
như nhà máy nhiên liệu sinh học, như bán bãi sông để hút cát, như đưa bãi rác về
đều trái khoáy. Nhà máy nhiên liệu sinh học thì đền bù rẻ mạt, cho hút cát thì
nguy cơ lở cả bãi vốn là chỗ chăn thả của hàng trăm con trâu bò mỗi năm sinh lợi
cả tỉ đồng cho làng, còn làm bãi rác thì nói thẳng ở cạnh một cái chuồng lợn
còn nhức đầu vì ô nhiễm chứ chưa nói ở cạnh một bãi rác khổng lồ. Mới đây, đến ngay cả nghĩa trang của xã
cũng được phân lô bán nền. Quy định của làng xóm trước đây hung táng 80 cm
rộng với 2,2 m chiều dài, cải táng 80 cm rộng 1,2 m dài, mộ cách mộ 50 cm, nay
họ cấp sẵn cho một số gia đình một khu xây tường bao xung quanh mà không hề có
mộ, có lô rộng tới hơn 100 m2. Đó là cái mầm loạn vì nhà này mua được, hộ khác
cũng mua được, đua nhau chiếm đất nghĩa trang để dành. Có một điều tôi thấy lạ
là trước những sự phi lý ấy, nhiều đảng viên cơ sở đa số răm rắp chấp hành mà
không hề có ý kiến phản biện hay góp ý phản đối gì cả”.
Do phản đối chính sách lấy đất ruộng
2 đảng viên bị khai trừ, 18 đảng viên bị cảnh cáo (nhiều người 50-60 năm tuổi đảng,
bệnh tật), 3 đại biểu hội đồng nhân dân bị bãi nhiệm, 1 trưởng khu bị cách chức,
1 cán bộ khuyến nông bị bãi nhiệm, 1 Chủ tịch Hội Người cao tuổi bị cách chức…
mấy người bị giam trên huyện. Tất cả cũng đều từ lý do phản đối chuyện dự án lấy
đất ruộng của mình.
Gia đình anh Hán Văn Thanh ở khu 3
thôn Tự Cường là một điển hình về chia rẽ đến nỗi chia cả bàn thờ, chia cả ngày
giỗ cha, giỗ mẹ. Anh bảo: “Nhà tôi có mười anh em giờ chia hai phe, bố tôi, mẹ
tôi tôi cúng, bố anh mẹ anh anh cúng. Cùng cha mẹ mà nay ra ngõ không nhìn mặt
nhau. Nhớ thời bầm bủ tôi còn sống vẫn thường khuyên con cái rằng: “Củ sắn chia
đôi, bắp ngô bẻ nửa, nhà ta anh em đông nhưng no đói phải đùm bọc nhau” mà đau
lòng!”
Không chỉ thế, anh Thanh cũng là nạn
nhân của vụ việc bị côn đồ đánh theo đơn đặt hàng đến gãy cả xương tay. Anh kể:
“Vào lúc 18h15 ngày 5/5 tôi đang ở nhà với con trai thì một nhóm thanh niên gồm
7 người không rõ ở đâu, vì lý do gì đã ập vào nhà dùng hơi xay xịt vào mặt và
đánh nhiều nhát bằng gậy khiến tôi bị chấn thương, gãy xương tay phải. Tôi bị
áp đảo có thể do tôi đã cùng 5 công dân ở khu 3 làm đơn tố cáo một số vụ việc
mà chính quyền địa phương làm trái pháp luật. Tôi được UBND huyện Tam Nông mời
về làm việc với Phòng Tài nguyên và Môi trường để giải quyết đơn kiện vào sáng
ngày 6/5 thì ngày 5/5 đã bị đánh gãy cả tay để phủ đầu, đe dọa những người đi
kiện khác ở trong làng”.
Sau cuộc nói chuyện với chúng tôi,
vợ anh Thanh vác gậy đến, mặt bừng bừng nộ khí, đe dọa một người trong nhóm khiếu
kiện đừng lôi kéo anh vào cuộc kiện cáo nữa. Người đàn bà quê khốn khổ lo thắt
từng khúc ruột khi chồng mình đã ba lần bị dọa đánh trong đó một lần gãy cả
tay, sợ lại tai bay, vạ gió đến không chừng.
Tôi lặng ngắm công trường nhà máy
nhiên liệu sinh học đang gần như bỏ không với đống tài sản khổng lồ dần mưa,
dãi nắng mà không biết bao giờ mới được thực hiện tiếp. Dưới chân nền móng đó
là biết bao bờ xôi, ruộng mật mà người dân một nắng, hai sương tạo dựng bị chôn
vùi.
23 thg 5, 2013
Kiểm tra vật liệu và mối bằng chất lỏng thẩm thấu (PT)
Thứ Năm, tháng 5 23, 2013
Hoàng Nam Sơn
No comments
Phương pháp thẩm thấu có khả năng
phát hiện và định vị các khuyết tật bề mặt hoặc các khuyết tật thông ra trên bề
mặt của vật liệu: như vết nứt, rỗ khí, nếp gấp tách lớp của các loại vật liệu
không xốp, kim loại hay phi kim loại, sắt từ hay không sắt từ, plastic hay gốm
sứ. Trong phương pháp này, chất thấm lỏng được phun (xịt) lên bề mặt của sản phẩm
trong một thời gian nhất định, sau đó phần chất thấm còn dư được loại bỏ khỏi bề
mặt. Bề mặt sau đó được làm khô và phủ chất hiện lên nó, những chất thấm nằm
trong bất liên tục sẽ bị chất hiện hấp thụ tạo thành chỉ thị kiểm tra, phản ánh
vị trí và bản chất của bất liên tục.
Các bước cơ bản của phương pháp thẩm
thấu lỏng:
1. Làm sạch bề mặt vật kiểm tra :
2. Áp chất thẩm thấu lỏng lên bề mặt
vật kiểm (đã được làm sạch) chờ một thời gian nhất định cho chất thẩm thấu thấm
vào các bất liên tục trên bề mặt vật kiểm.
3. Loại bỏ chất thẩm thấu thừa trên
bề mặt (dùng dung môi + nùi dẻ, hoặc nước làm sạch) nghiêm cấm xịt dung môi trực
tiếp lên bề mặt vật kiểm khi đã dùng chất thấm.
4. Áp chất hiện lên bề mặt để chất
hiện kéo chất thẩm thấu trong bất liên tục.
5. Kiểm tra đánh giá khuyết tật
trong điều kiện ánh sáng thích hợp.
6. Làm sạch bề mặt kiểm tra, nếu cần
có thể dùng chất chống ăn mòn để bảo vệ vật kiểm tra.
- Các chất thẩm thấu lỏng được sử dụng
trong phương pháp này là chất thấm nhuộm màu nhìn thấy được và chất thấm huỳnh
quang, quá trình kiểm tra bằng chất thấm nhuộm màu nhìn thấy được thì được thực
hiện dưới ánh sáng trắng bình thường, còn quá trình kiểm tra bằng chất thấm huỳnh
quang được thực hiện dưới ánh sáng đen (tia cực tím) trong điều kiện phòng tối.
Quá trình xử lý chất thấm lỏng được phân loại theo phương pháp làm sạch vật kiểm
tra.
Kết hợp 2 lọai chất thấm và 3
phương pháp làm sạch => chúng ta có tất cả 6 phương pháp thực hiện theo quá
trình kiểm tra thẩm thấu lỏng :
1. Chất thấm huỳnh quang …nhủ tương
hóa
2. Chất thấm huỳnh quang rửa bằng
dung môi hòa tan.
3. Chất thấm huỳnh quang rửa được bằng
nước.
4. Chất thấm nhuộm màu nhìn thấy được
… nhủ tương hóa.
5. Chất thấm nhuộm màu nhìn thấy được
rửa bằng dung môi hòa tan.
6. Chất thấm nhuộm màu nhìn thấy được
rửa bằng nước.
Một số ưu nhược điểm của phương pháp.
* Ưu điểm:
- Rất nhạy với những khuyết tật nằm
trên bề mặt.
- Thiết bị và vật nhủ tương đối rẻ
tiền.
- Quá trình thực hiện tương đối đơn
giản.
- Không phụ thuộc vào hình dạng vật
kiểm.
- Vật kiểm tra là sắt từ hay không
sắt từ nhưng vật liệu không xốp.
* Nhược điểm:
- Các khuyết tật phải hở ra trên mặt.
- Vật liệu được kiểm tra phải không
xốp.
- Quá trình thực hiện kiểm tra bằng
chất thẩm thấu lỏng khá bẩn.
- Phương pháp này các kết quả không
giữ được lâu.
- Không phát hiện được khuết tật dưới
bề mặt.
- Không hữu dụng khi kiểm tra các bề
mặt nóng, bẩn, thô nhám.
Phương pháp Thẩm thấu lỏng có khả
năng phát hiện và định vị các khuyết tật bề mặt hoặc các khuyết tật thông ra
trên bề mặt của vật liệu. Vật liệu kiểm tra là kim loại hay kim loại, sắt từ
hay phi sắt từ và tất cả đều không xốp.
Kiểm tra không phá hủy kết cấu vật liệu và mối hàn
Thứ Năm, tháng 5 23, 2013
Hoàng Nam Sơn
No comments
Kiểm tra không phá hủy (Non destructive test – NDT) là phương pháp kiểm
tra để xác định tình trạng bề mặt và tình trạng bên trong, chiều dày vật liệu,
kết cấu mà không ảnh hưởng đến thiết bị. Được ứng dụng trong kiểm định đường ống
dẫn khí, kiểm định đường ống dẫn hơi nước, kiểm định cáp treo, kiểm định các mối
hàn, kiểm định bình khí nén, kiểm định bình áp lực…..
Các dịch vụ NDT cho phép kiểm tra,
đánh giá tình trạng kỹ thuật của kim loại và các mối hàn khi chế tạo cũng như
sau một thời gian sử dụng. Các phương pháp kiểm tra không phá hủy chủ yếu:
1. Siêu âm kiểm tra (Ultrasonic
test – UT) (Kiểm định bằng phương pháp siêu âm)
2. Chụp ảnh bức xạ hay còn gọi là
chụp phim (Radiographic test – RT)
3. Kiểm tra bằng chất lỏng thẩm thấu
(Penetrant test – PT) (kiểm định bằng Phương pháp thẩm thấu)
4. Kiểm tra bằng bột từ (Magnetic
particle test – MT) (kiểm định bằng bột từ)
Trong đó các biện pháp UT và RT được
sử dụng để phát hiện các khuyết tật nằm sâu bên trong chiều dày kết cấu, còn biện
pháp PT và MT sử dụng khi cần kiểm tra các khuyết tật nằm trên bề mặt.
Kiểm tra siêu âm (Ultrasonic test)
Sử dụng chùm tia siêu âm để phát
vào bên trong kim loại và ghi nhận lại các tia siêu âm phản xạ từ bề mặt kim loại
cũng như từ các khuyết tật bên trong kim loại . Trên cơ sở phân tích các tia phản
xạ này, người ta có thể xác định được chiều dày kim loại cũng như độ lớn và vị
trí các khuyết tật bên trong kim loại.
Chụp phim (RT):
Sử dụng các chùm tia X hoặc tia
phóng xạ gamma để chụp ảnh vật cần kiểm tra, chụp ảnh bức xạ cho phép ghi nhận
cả hình ảnh bên trong vật chụp do các chùm tia X, tia gamma có khả năng xuyên
thấu. Nếu phương pháp siêu âm đòi hỏi phải xử lý số liệu ngay trong quá trình
kiểm tra thì phương pháp chụp phim cho phép lưu lại phim chụp để đọc vào bất kỳ
lúc nào.
Kiểm tra bằng chất lỏng thẩm thấu (PT):
Để phát hiện các vết nứt trên bề mặt
kim loại, mối hàn sau khi gia công, đặc biệt là các vật liệu không nhiễm từ như
thép không rỉ. người ta phun một chất lỏng có khả năng thẩm thấu cao và có màu
sắc dễ phân biệt (thường là màu đỏ) lên bề mặt vật cần kiểm tra. Nếu trên bề mặt
có các vết nứt dù là rất nhỏ, chất thẩm thấu sẽ ngấm vào và đọng lại ở các khe
nứt sau đó tiếp tục phun lên bề mặt kiểm tra một chất khác gọi là “chất hiện
màu” làm cho phần chất thẩm thấu đã ngấm vào các vết nứt nổi rõ lên và ta nhận
biết được các vết nứt rất nhỏ mà mắt thường không phát hiện được. Tuy nhiên để
có thể áp dụng phương pháp này bề mặt vật kiểm tra phải rất sạch và khô vì vậy
nó không thích hợp với các bề mặt bị bám bẩn và có độ nhám cao.
Kiểm tra bằng bột từ (MT):
Kiểm tra bằng bột từ (MT) là phương
pháp có độ tin cậy và độ nhạy cao hơn, không đòi hỏi bề mặt kiểm tra phải quá sạch
và nhẵn như khi kiểm tra thẩm thấu, không sử dụng được với các vật liệu không
nhiễm từ như thép không rỉ, MT được Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
TP.HCM áp dụng phổ biến trong việc kiểm tra định kỳ các nồi hơi và bình áp lực
có nguy cơ nứt cao sau một thời gian sử dụng như bồn chứa NH3 hóa lỏng, các nắp
nồi hấp, bình khử khí, bao hơi của nồi hơi nhà máy nhịêt điện, bề mặt ống lò của
nồi hơi ống lò ống lửa v.v. Mặt khác chúng tôi cũng thường áp dụng MT như biện
pháp kiểm tra bổ sung đối với các mối hàn, chi tiết gia công sau khi xử lý nhiệt.
Trong phương pháp này, vùng cần kiểm
tra sẽ được từ hoá, sau đó người ta phun lên bề mặt vùng cần kiểm tra một lớp bột
sắt từ (thường có màu đen). Bằng việc xem xét kỹ sự phân bố của các hạt sắt từ
trên vùng kiểm tra ta dễ dàng phát hiện ra các vị trí bị nứt hay có các khuyết
tật bề mặt. Trong thực tế để dễ phân biệt vị trí có khuyết tật, người ta thường
phun lên bề mặt vùng kiểm một lớp dung môi màu trắng có tác dụng làm nổi bật
màu đen của các hạt sắt từ hoặc sử dụng đèn huỳnh quang tia cực tím trong những
trường hợp đòi hỏi độ nhạy cao.
“Thống đốc NHNN và Chính phủ không thực hiện được nghị quyết của Quốc hội”
Thứ Năm, tháng 5 23, 2013
Hoàng Nam Sơn
No comments
Quốc hội và cử tri thất vọng về cách điều hành thị trường vàng
(Songmoi) - Cả cử tri và các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đều lên tiếng cho
thấy người dân dường như không chia sẻ với lối điều hành thị trường vàng theo
kiểu độc quyền và bất cần dư luận của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Thời gian qua, dư luận xã hội đã
nhiều lần thể hiện thái độ đối với lối điều hành thị trường vàng của NHNN, từ
hy vọng, cho tới băn khoăn, hồ nghi, thậm chí cả bất bình, và bất lực. Song những
dư luận ấy, dẫu được phản ánh liên tục qua báo chí, truyền hình cũng không khiến
NHNN có bất kỳ dấu hiệu “chuyển ý” nào. Người đứng đầu cơ quan này thậm chí vẫn
khẳng định, chênh lệch giá lớn, vàng đắt là có lợi cho dân. Người ta có thể ngầm
hiểu, khoản chênh lệch ấy sẽ đi vào ngân sách. Song ngân sách đối với người dân
lại như một khái niệm xa vời, so với những nỗi lo thường nhật. Để con số hàng
ngàn tỷ đồng ấy quay ngược trở lại phục vụ cho xã hội, mang lại hiệu quả cụ thể
như giảm được 1 đồng tiền xăng, dãn đà tăng của giá điện được thêm một ngày,
hay giảm được 1% lãi suất cho nông dân gặp khó,… gần như không đo lường, kiểm
soát được. Thêm vào đó, số tiền ngân sách thu được từ chênh lệch giá vàng cũng
quá nhỏ bé so với con số thua lỗ và nợ xấu hàng trăm nghìn tỷ đồng của các
doanh nghiệp nhà nước hiện nay.
Vừa qua, trong gần 2.000 ý kiến, kiến
nghị của cử tri gửi tới UBTW Mặt trận tổ quốc Việt Nam và UBTV Quốc hội trước kỳ
họp thứ V, khóa 13, rất nhiều ý kiến đã thể hiện sự quan ngại đối với tình trạng
phát triển thiếu bền vững của nền kinh tế. Theo đó, nội dung của các ý kiến cho
thấy: “Tình trạng giá vàng trong nước
chênh lệch quá lớn với giá vàng thế giới hiện nay dẫn đến sự băn khoăn, thiếu
tin tưởng của cử tri và nhân dân về năng lực của cơ quan nhà nước hữu quan
trong việc quản lý điều hành thị trường vàng". (Báo cáo tổng hợp ý kiến,
kiến nghị cử tri).
Trước đó, trong Nghị quyết của Quốc
hội cuối năm ngoái, cơ quan này đã giao nhiệm vụ cho NHNN phải kéo sát giá
trong nước về với thế giới và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người nắm giữ
vàng. Thời điểm đó, giá trong nước đắt hơn thế giới trên dưới 3 triệu đồng mỗi
lượng. Vậy mà sau nửa năm, những gì đang diễn ra trên thị trường vàng đã cho thấy
điều ngược lại. Không những khoảng cách về giá không được thu hẹp, mà lại nới rộng
gấp đôi so với thời điểm mà Nghị quyết trên ra đời. Tính đến ngày hôm nay,
23/5, giá vàng SJC bán ra ở mức 40,78 triệu đồng/lượng, cao hơn 5,9 triệu đồng/lượng
so với giá giao dịch 1.378 USD/ounce trên thị trường thế giới.
Tại buổi thảo luận tổ về tình hình
KT-XH sáng 22/5 vừa qua, ĐBQH Huỳnh Ngọc Ánh đoàn TP HCM, Phó chánh án TAND TP
HCM đã thể hiện phản ứng về cách điều hành thị trường vàng bất thường của
NHNN.ĐB Ánh cho rằng, phản ứng của xã hội cho thấy thị trường vàng đang vận
hành theo một cơ chế độc quyền.
Ông Ánh cũng nhắc lại lời hứa của
Thống đốc NHNN vào kỳ họp QH thứ IV, khi đó Thống đốc đã hứa sẽ kéo giá vàng
trong nước về gần với giá vàng thế giới. Sau phiên giải trình 6 tháng, ĐB Ánh
đã so sánh giữa thiệt hại mà nhân dân phải gánh chịu và kết quả đạt được, và khẳng
định, “Người dân chịu thiệt nhiều hơn”! Đồng thời, một trong những yếu tố được đánh
giá là nghiêm trọng theo vị ĐB này: “Thống đốc và Chính phủ không thực hiện được
nghị quyết của Quốc hội về việc kéo giá vàng trong nước và giá vàng thế giới
thu hẹp khoảng cách”.
Trong khi đó, ĐB Trần Thị Diệu Thúy
cũng thể hiện sự bất bình trước lối điều hành của NHNN: “Cách làm như hiện nay rõ ràng NHNN đang đi buôn vàng chứ không phải là
quản lý thị trường vàng. Mặt khác, Chính phủ đã có Nghị định 24 về quản lý kinh
doanh vàng song hoạt động của NHNN lại vượt ra ngoài các quy định đó”.
Tuy
nhiên, dường như các ý kiến trái chiều, bất đồng quan điểm với chính sách quản
lý vàng xuất phát từ phía người dân, chuyên gia kinh tế, hay kể các ĐBQH cũng
chỉ như “ném đá ao bèo”, hầu hết đều rơi vào thinh không, vô tác dụng. Con tàu
“vàng” do NHNN bẻ lái vẫn phăm phăm thẳng tiến theo hướng mà người dân không
mong đợi.
22 thg 5, 2013
"Trồng cây gì, nuôi con gì"
Thứ Tư, tháng 5 22, 2013
Hoàng Nam Sơn
No comments
(Dân Việt) - Câu nói “trồng cây gì, nuôi con gì” không hẳn là một câu hỏi
khi nó được nói ra ở quá nhiều nơi.
Một lần trên cao nguyên Đồng Văn
(Hà Giang), trò chuyện với một cán bộ phòng văn hóa, tôi nói ra câu ấy, thì một
ông già người Mông đi chợ ngồi nghỉ trước thềm nghe thấy bốp lại luôn: “Còn phải dạy, không biết trồng cây gì nuôi
con gì mà ta sống đến hôm nay à, nói thế mà cũng nói!”
Tôi giật mình nghĩ về câu phản ứng
của người dân và lúc đó mới nhận ra là có vấn đề trong tư duy lãnh đạo.
Vấn đề là nói với dân có lẽ là lãnh
đạo đã đặt vấn đề sai. Cái mấu chốt ở đây là đầu ra cho sản phẩm làm sao bảo đảm
thì người dân sẽ thoát nghèo. Ai cũng biết làm việc cả, thời chưa có kế hoạch,
không có nhà nước thì người dân tự sản tự tiêu khép kín và người ta trồng, người
ta nuôi những thứ bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu. Còn muốn giúp người dân bứt
phá, thoát ra cái nghèo thì ở chính sách đầu ra cho sản phẩm nuôi, trồng gì thì
chỉ phía nhà nước mới trả lời được. Có được cái đó thì người dân sẽ tìm mọi
cách đáp ứng. Rõ ràng câu trồng cây gì, nuôi con gì không phải để nói với dân
mà là câu của các nhà quản lý nói với nhau.
Chuyện trồng cây gì nuôi con gì hẳn
không phải hôm nay cán bộ nghĩ ra, mà nó là nỗi ưu tư thường trực của mỗi người
dân từ bao đời. Bây giờ xuống nói với dân câu đó quả thực chả có sáng tạo và
trách nhiệm gì cả.