This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha - Premiumbloggertemplates.com.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha - Premiumbloggertemplates.com.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha - Premiumbloggertemplates.com.
25 thg 8, 2012
Sự tích rằm tháng 7 và xuất xứ của hai tiếng Vu Lan
Thứ Bảy, tháng 8 25, 2012
Hoàng Nam Sơn
No comments
An Chi (Huệ Thiên)
Rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm là ngày xá tội vong nhân, dân
gian gọi một cách nôm na là ngày cúng cô hồn. Nhưng đây cũng còn là ngày báo hiếu
mà giới tăng ni Phật tử gọi là ngày lễ Vu Lan. Vậy lễ này và lễ cúng cô hồn có
phải là một hay không ? Và đâu là xuất xứ của hai tiếng "Vu Lan" ?
I. Lễ Vu Lan bắt nguồn từ sự tích về lòng hiếu thảo của Ông
Ma Ha Một Ðặc Già La, thường gọi là Ðại Mục Kiền Liên, gọi tắt là Mục Liên. Vốn
là một tu sĩ khác đạo, về sau Mục Liên đã quy y và trở thành một đệ tử lớn của
Phật, đạt được sáu phép thần thông rồi được liệt vào hạng thần thông đệ nhất
trong hàng đệ tử của Phật. Sau khi đã chứng quả A La Hán, Mục Liên ngậm ngùi nhớ
đến mẫu thân, bèn dùng huệ nhãn nhìn xuống các cõi khổ mà tìm thì thấy mẹ đã đọa
vào kiếp ngạ quỷ (quỷ đói) nơi địa ngục A Tì. Thân hình tiều tụy, da bọc xương,
bụng ỏng đầu to, cổ như cọng cỏ. Mẹ Mục Liên đói không được ăn, khát không được
uống. Quá thương cảm xót xa, Mục Liên vận dụng phép thần thông, tức tốc đến chỗ
mẹ. Tay bưng bát cơm dâng mẹ mà nước mắt lưng tròng. Mẹ Mục Liên vì đói khát
lâu ngày nên giật vội bát cơm mà ăn. Tay trái bưng bát, tay phải bốc cơm nhưng
chưa vào đến miệng thì cơm đã hóa thành lửa. Mục Liên đau đớn vô cùng, khóc
than thảm thiết rồi trở về bạch chuyện với Ðức Phật để xin được chỉ dạy cách cứu
mẹ.
Phật cho Mục Liên biết vì nghiệp chướng của các kiếp trước
mà mẹ ông mới phải sanh vào nơi ác đạo làm loài ngạ quỷ. Một mình Mục Liên thì
vô phương cứu được mẹ dù ông có thần thông đến đâu và dù lòng hiếu thảo của ông
có thấu đến đất trời, động đến thần thánh. Phải nhờ đến uy đức của chúng tăng
khắp các nẻo đồng tâm hiệp ý cầu xin cứu rỗi cho mới được. Bởi vậy, Phật dạy Mục
Liên phải thành kính đi rước chư tăng khắp mười phương về, đặc biệt là các vị
đã chứng được bốn quả thánh hoặc đã đạt được sáu phép thần thông. Nhờ công đức
cầu nguyện của các vị này, vong linh mẹ Mục Liên mới thoát khỏi khổ đạo. Phật lại
dạy Mục Liên sắm đủ các món để dâng cúng các vị ấy, nào là thức thức thời trân,
hương dâu đèn nến, giường chõng chiếu gối, chăn màn quần áo, thau rửa mặt, khăn
lau tay cùng các món nhật dụng khác. Ðúng vào ngày rằm tháng 7 thì lập trai đàn
để cầu nguyện, thiết trai diên để mời chư tăng thọ thực. Trước khi thọ thực,
các vị này sẽ tuân theo lời dạy của Ðức Phật mà chú tâm cầu nguyện cho cha mẹ
và ông bà bảy đời của thí chủ được siêu thoát. Mục Liên làm đúng như lời Phật dạy.
Quả nhiên vong mẫu của ông được thoát khỏi kiếp ngạ quỷ mà sanh về cảnh giới
lành. Cách thức cúng dường để cầu siêu đó gọi là Vu Lan bồn pháp, lễ cúng đó gọi
là Vu Lan bồn hội, còn bộ kinh ghi chép sự tích trên đây thì gọi là Vu Lan bồn
kinh.
Ngày rằm tháng 7 do đó được gọi là ngày lễ Vu Lan.
II. Sự tích lễ cúng cô hồn đại khái như sau: Cứ theo
"Phật Thuyết Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni Kinh" mà suy thì việc
cúng cô hồn có liên quan đến câu chuyện giữa ông A Nan Ðà, thường gọi tắt là A
Nan, với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) cũng gọi là quỷ mặt cháy (diệm
nhiên). Có một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ
quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng
ba ngày sau A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa mặt cháy như
nó. A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói
nói : " Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức
ăn, lại vì tôi mà cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ mà tôi đây cũng sẽ
được sanh về cõi trên ". A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Phật bèn đặt
cho bài chú gọi Là "Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni", đem tụng
trong lễ cúng để được thêm phước. Phật tử Trung Hoa gọi lễ cúng này là Phóng diệm
khẩu, tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa, nhưng dân
gian thì hiểu rộng ra và trại đi thành cúng cô hồn, tức là cúng thí cho những
vong hồn vật vờ không nơi nương tựa vì không có ai là thân nhân trên trần gian
cúng bái. Vì tục cúng cô hồn bắt nguồn từ sự tích này, cho nên ngày nay người
ta vẫn còn nói cúng cô hồn là Phóng diệm khẩu. Có khi còn nói tắt thành Diệm khẩu
nữa.
Diệm khẩu, từ cái nghĩa gốc là (quỷ) miệng lửa, nay lại có
nghĩa là cúng cô hồn. Ðiều này góp phần xác nhận nguồn gốc của lễ cúng cô hồn
mà chúng tôi đã trình bày trên đây. Phóng diệm khẩu mà nghĩa gốc là "thả
quỷ miệng lửa", về sau lại được hiểu rộng thêm một lần nữa thành "tha
tội cho tất cả những người chết". Vì vậy, ngày nay mới có câu : "Tháng
bảy ngày rằm xá tội vong nhân".
Vậy lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn là hai lễ cúng khác nhau.
Một đằng thì liên quan đến chuyện ông Mục Liên, một đằng lại
liên quan đến chuyện ông A Nan.
Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ và ông bà bảy đời, một đằng
là để bố thí cho những vong hồn không ai thờ cúng.
Một đằng là báo hiếu, một đằng là làm phước.
24 thg 8, 2012
Máy giặt đạp chân
Thứ Sáu, tháng 8 24, 2012
Hoàng Nam Sơn
No comments
Nhiều nơi trên thế giới không chỉ thiếu điện lưới mà còn khó
tiếp cận nguồn nước sạch. Hai sinh viên Alex Cabunoc và Ji A You (thuộc Trung
tâm thiết kế, Trường cao đẳng nghệ thuật Los Angeles, Mỹ) SAU khi đến thăm khu
nhà ổ chuột tại Cerro Verde (Peru), đã nhận thấy những người phụ nữ ở đây rất tốn
thời gian đi lấy nước và phải giặt giũ bằng tay. Vì vậy, họ đã sáng chế thiết bị
GiraDora - chiếc máy giặt đạp bằng chân, rẻ tiền và cơ động.
GiraDora là một thùng nhựa có chiều cao cỡ ghế ngồi và đứng
vững trên nền đất trong khi hoạt động. Bên trong nó là một thùng nhựa thứ 2 có
kết cấu giống như lồng giặt ở các máy giặt thông thường và một trụ quay nằm
chính giữa. Phần trụ này được kết nối với một bàn đạp nằm trên phần chân đế của
GiraDora. Để sử dụng GiraDora, người dùng cho quần áo, nước và xà phòng vào và
đóng nắp lại. Sau đó, chỉ việc ngồi lên GiraDora và đạp liên tục bàn đạp bên dưới.
Đây là động tác duy nhất để GiraDora vận hành mọi quy trình gồm giặt, xả và vắt
quần áo.
Khi quần áo đã sạch, người ta đổ nước bẩn ra, cho nước sạch
vào và tiếp tục đạp lần thứ hai để xả. GiraDora vắt áo quần khá khô nên thời
gian phơi đồ ngắn hơn thông thường.
Việc giặt giũ bằng tay là công việc nặng nhọc, và GiraDora
đã giúp cho vấn đề thành đơn giản, nhẹ nhàng hơn, không cần điện nguồn. Có thể
mang thiết bị này đến các nguồn nước dễ dàng hoặc sử dụng trong nhà khi thời tiết
xấu.
Cabunoc và You đã trình bày thiết bị GiraDora tại vài hội
nghị khoa học và nhận được giải thưởng NCIIA E-Team trị giá 19.500 USD để hỗ trợ
đưa sản phẩm ra thị trường. Họ hy vọng hoàn thành thử nghiệm tại Peru trong
vòng 1 năm với 50 chiếc máy và bắt đầu bán tại thị trường Nam Mỹ. Bước kế tiếp
là sang thị trường Ấn Độ, hy vọng sẽ có hàng triệu sản phẩm phục vụ người dùng.
Theo tạp chí Gizmag thì giá bán lẻ GiraDora là 40 USD.
(Theo thanhnien.com.vn)
23 thg 8, 2012
Những phát minh độc đáo
Thứ Năm, tháng 8 23, 2012
Hoàng Nam Sơn
No comments
Máy phát điện bằng sức người thắp sáng lục địa đen
Thứ Năm, tháng 8 23, 2012
Hoàng Nam Sơn
No comments
Một loại máy phát điện
sử dụng sức người đang thay đổi cuộc sống của hàng triệu người tại châu Phi và
tạo ra cơ hội làm ăn tiềm năng cho giới doanh nghiệp.
Người đàn ông này vừa trông nom cửa hàng, vừa đạp máy phát điện Powercycle để kiếm thêm thu nhập tại Rwanda. Ảnh: globalgiving.org. |
Với mục tiêu giúp người dân châu Phi tiếp cận với nguồn điện
sạch và rẻ tiền thay cho loại đèn dầu vốn độc hại, tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn và
chi phí nhiên liệu tương đối lớn đối với các gia đình nghèo, công ty năng lượng
Nuru (Nuru Energy) ở Rwanda đã nghiên cứu và phát triển một loại máy phát điện
bằng bàn đạp tên là Powercycle. Loại máy này có thể mang lại nhiều lợi ích cho
các vùng nông thôn xa lưới điện.
Theo thống kê của Lighting Africa (tạm dịch là Thắp sáng
châu Phi) - một chương trình do Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Tài chính Quốc
tế (IFC) thành lập nhằm thúc đẩy sử dụng các nguồn năng lượng sạch trong chiếu
sáng - số dân châu Phi không có điều kiện sử dụng điện có thể lên tới 589 triệu.
Trung bình, những cộng đồng ở xa lưới điện chi khoảng 4,4 tỷ USD mỗi năm để mua
dầu đốt đèn, còn ở những khu vực có điện kéo đến thì các hộ gia đình và những
doanh nghiệp nhỏ phải chi 10 tỷ USD cho việc thắp sáng. Do đó, Powercycle được
xem là một giải pháp chiếu sáng vừa rẻ tiền, thân thiện với môi trường vừa góp
phần tạo việc làm cho người dân ở các vùng nông thôn hẻo lánh.
Powercycle là máy phát điện sử dụng lực bàn chân hoặc tay để
tác động lên bàn đạp và trong thời gian 20 phút vận hành có thể tạo năng lượng
để sạc 5 bóng đèn LED, điện thoại di động hoặc máy radio. Mỗi bóng đèn LED có
thể thắp sáng cho một ngôi nhà ở vùng nông thôn trong khoảng 1 tuần. Họ cũng khẳng
định Powercycle là sản phẩm hợp túi tiền và đáng tin cậy hơn bất kỳ giải pháp
chiếu sáng không lệ thuộc lưới điện nào được phát triển trong thời gian gần
đây, chẳng hạn như bóng đèn hay các hệ thống chiếu sáng sử dụng năng lượng Mặt
trời. Nuru Energy gọi Powercycle là “máy phát điện bằng bàn đạp được thương mại
hóa đầu tiên trên thế giới”.
Sameer Hajee - Tổng giám đốc điều hành và cũng là người đồng
sáng lập Nuru Energy - cho biết, Powercycle ra đời trong bối cảnh công ty cố
tìm một nguồn năng lượng tại chỗ và không phụ thuộc vào lưới điện, và năng lượng
con người chính là ý tưởng khả thi nhất trong hoàn cảnh của các vùng nông thôn
châu Phi.
Được sự hỗ trợ tài chính từ WB, Nuru Energy đã tiến hành thử
nghiệm hệ thống phát điện Powercycle do công ty chế tạo ở Rwanda vào năm 2009.
Nhưng sau đó Hajee nhận thấy công nghệ tiên tiến như thế vẫn chưa đủ để dự án của
ông thành công tại những vùng đất như ở Rwanda.
Công ty của Hajee cần phải tiếp nhận giải pháp mang tính
sáng tạo trong lĩnh vực phân phối. Vì vậy Nuru Energy không bán sản phẩm trực
tiếp cho người tiêu dùng. Thay vào đó, họ thành lập một mạng lưới gồm các doanh
nghiệp nhỏ ở cấp làng xã, những người sẽ chịu trách nhiệm tiếp thị, bán hàng và
sạc điện các đèn LED cho khách hàng. Hajee cho rằng mô hình phân phối độc đáo
trên đã làm nên cuộc cách mạng đối với cả doanh nghiệp nhỏ và người tiêu dùng.
Tổng giám đốc Hajee cho biết, khách hàng sẽ mua đèn với giá
6 USD, sau đó trả thêm 20 xu mỗi tuần để sạc điện. So với mức chi phí 2 USD mỗi
tuần để mua dầu lửa đốt đèn thì với Powercycle, người dân có thể tiết kiệm gấp
10 lần.
Còn về phía doanh nghiệp, cứ mỗi 20 phút vận hành bàn đạp, họ
có thể thắp sáng 5 bóng đèn và thu về 1 USD - hơn cả tiền công 1 ngày làm việc
của phần đông dân số ở lục địa đen. Theo ông Hajee, điều đó chứng tỏ Powercycle
làm lợi cho cả doanh nghiệp lẫn khách hàng và mô hình này có thể áp dụng dễ
dàng ở khắp châu Phi.
Ông còn tiết lộ Nuru Energy, hiện đang tập trung phát triển
tại khu vực Đông Phi và Ấn Độ, đã được nhiều đối tác có tiềm năng đề nghị hợp
tác để triển khai dự án đến các khu vực khác của lục địa đen.
(Theo vnexpress)
22 thg 8, 2012
Loài cây “săn mồi” ở Việt Nam
Thứ Tư, tháng 8 22, 2012
Hoàng Nam Sơn
No comments
(ĐVO) Không chỉ có một ngoại hình ‘chẳng giống ai’, loài cây
này còn là một kẻ săn mồi đáng sợ của thế giới tự nhiên.
Đó là loài cây có tên là bắt ruồi muỗng, hay còn gọi là cây
bèo đất, mọc ven suối, vách đá, và các vùng đất ngập nước ở một số vùng ở Việt
Nam.
Thoạt nhìn loài cây này gây ấn tượng rất mạnh mẽ bởi những
chiếc lá đặc biệt tua tủa những sợi lông màu đỏ tươi. Đầu mỗi sợ lông là một
“giọt sương” long lanh, trong suốt. Đó chính là thứ vũ khí chết chóc của loài
cây này với các loài côn trùng.
Những “giọt sương” ấy thực chất là một thứ dung dịch có tính
kết dính, những con côn trùng nhỏ xấu số rơi vào sẽ bị dính chặt, càng vùng vẫy
càng không thể thoát ra được. Sau khi kiệt sức và chết, nó sẽ bị tiêu hóa bởi
dung dịch keo và trở thành nguồn dinh dưỡng nuôi sống cây…
Dưới đây là một số hình ảnh của loài cây bắt ruồi muỗng kỳ lạ,
được tổng hợp từ các website thực vật học và cây cảnh:
Chẳng giống bất cứ một loài cây nào khác, bắt ruồi muỗng
trông giống như sản phẩm của một bộ phim khoa học giả tưởng...
|
Chúng có những chiếc là hình thìa, xòe ra xung quanh, mỗi
chiếc là tua tủa hàng trăm sợi lông màu đỏ tươi...
|
Đầu mỗi sợ lông là một “giọt sương” long lanh, trong suốt,
trông khá đẹp mắt.
|
Nhưng những "giọt
sương” ấy thực chất là một thứ dung dịch có tính kết dính - thứ vũ khí chết
chóc của loài cây này.
|
Những con côn trùng nhỏ rơi vào lá cây sẽ bị dính chặt, càng
vùng vẫy càng không thể thoát ra được.
|
Chúng sẽ bị tiêu hóa bởi dung dịch keo và trở thành nguồn
dinh dưỡng nuôi sống cây…
|
Sở dĩ bắt ruồi muỗng có khả năng "săn mồi" vì chúng sống trong một môi trường
rất thiếu dinh dưỡng, phải tìm cách thích nghi, tiến hóa để có thể tồn tại.
|
Do sự độc đáo của mình mà cây bắt ruồi muỗng được nhiều người
chơi cây cảnh ưa thích.
|
Chúng được coi là một loài cây dễ gieo trồng, không đòi hỏi
một sự chăm sóc đặc biệt.
|
Chúng đã được nhân giống và bán tại nhiều quốc gia trên thế
giới.
|
Cây ổ kiến ở Việt Nam
Thứ Tư, tháng 8 22, 2012
Hoàng Nam Sơn
No comments
(ĐVO) Hình thức bên ngoài của loài cây này trông đã kỳ quặc, nhưng phần
bên trong mới thật sự kỳ lạ …
Đó là một loài cây có tên gọi là cây ổ kiến, bí kỳ nam hoặc
kỳ nam kiến, xuất hiện tại các khu rừng ở Tây Nguyên. Loài cây thường này sống
bám trên các cây thân gỗ lớn, có thân phình thành củ lớn, mặt ngoài sần sùi,
thoạt nhìn trông như một khối u dị dạng xuất hiện trên thân cây chủ.
Bổ dọc “khối u” đó ra, những người “dị ứng” với côn trùng hẳn
sẽ phải bổ ngửa với cảnh tượng hàng vạn con kiến và ấu trùng kiến bò lúc nhúc
trong những đường hầm uốn lượn chằng chịt. Cây ổ kiến này thực sự là một tổ kiến
theo đúng nghĩa đen của nó.
Đây chính là một hình thức cộng sinh ít gặp giữa thực vật và
côn trùng để tồn tại trong thiên nhiên. Trong mối quan hệ, cây cung cấp một
“pháo đài” trú ẩn và nước cho kiến, trong khi kiến tha mùn và thải phân làm nguồn
nuôi dưỡng cây, cũng như bảo vệ cây trước sự đe dọa của những vị khách không mời.
Dưới đây là một số hình ảnh tổng hợp về loài cây ổ kiến lạ lùng:
Cây ổ kiến sống bám trên các cây thân gỗ lớn, có thân phình
thành củ lớn, mặt ngoài sần sùi, thoạt nhìn trông như một khối u dị dạng xuất
hiện trên thân cây chủ.
|
Nhìn kĩ bề mặt khối u, có thể thấy các cửa hang, là lối ra
vào tổ của các chú kiến.
|
Bổ dọc thân cây, những đường hầm xuất hiện chằng chịt với
hàng vạn con kiến và ấu trùng.
|
Đây là mối quan hệ cộng sinh được hình thành sau quá trình
tiến hoá lâu dài trong giới tự nhiên.
|
Trong mối quan hệ này, cây là nơi trú ẩn an toàn cho kiến,
trong khi kiến tha mùn, thải phân làm nguồn nuôi dưỡng cây và bảo vệ cây trước
sự xâm nhập của các loại côn trùng có hại.
|
Từ khi còn non, cây ổ kiến đã có phần thân phình to. Tuy
nhiên, lúc này chúng chưa “bắt tay” với loài kiến mà chỉ sống nhờ dưỡng chất
trên cây chủ.
|
Từ nhiều thế hệ, đồng bào dân tộc Tây Nguyên đã dùng cây ổ
kiến như một vị thuốc chữa nhiều loại bệnh khác nhau.
|
Do số lượng ngày càng ít, hiện nay cây ổ kiến đã được đưa
vào Sách Đỏ Việt nam.
|
Trên phương diện quốc tế, đây là một loài cây được giới sưu
tầm cây cảnh ưa chuộng vì dáng vẻ kỳ lạ của mình.
|
19 thg 8, 2012
Bão cát và hậu quả kinh hoàng
Chủ Nhật, tháng 8 19, 2012
Hoàng Nam Sơn
No comments
Bão cát là loại hình thiên tai dễ gặp và có khả năng gây nhiều
thiệt hại về người và của nhất. Bão cát thường xuất hiện ở các hoang mạc khu vực
Bắc Phi và bán đảo Arab.
Năm 525 trước Công nguyên, cả một đội quân hùng mạnh gồm
50.000 lính của quốc vương Ba Tư Cambises II đã gặp bão cát và hy sinh khi còn
chưa tới chiến trường.
Vào năm 1805, khoảng 2.000 người cùng 1.800 con lạc đà đã bị
bão cát chôn vùi khi vận chuyển hàng.
Năm 1969, bão cát đã đưa đất đá và bụi từ Nga sang tận Na
Uy.
Những hạt cát có nhiệt độ tới 50 độ C thể gây ngất xỉu, hôn
mê cho những người chẳng may gặp chúng.
Trước khi bão cát đến, không gian thường bất ngờ tĩnh lặng.
Gió cát át hẳn mọi âm thanh khiến không khí trở nên ngột ngạt.
Một đám bụi nhỏ xuất hiện ở đường chân trời nhưng nó lớn dần
với tốc độ chóng mặt.
Tốc độ gió trong bão cát có thể lên tới 150-200 km/h. Cát bụi
bị cuốn lên cao tới 1,5 km.
Các nhà môi trường cho hay, trong những năm gần đây bão cát
xảy ra nhiều hơn gấp 10 lần so với 50 năm trước. Chỉ tính riêng tại Mauritius,
năm 1960 chỉ có 2 trận bão cát, trong khi ngày nay có hơn 80 trận bão cát mỗi
năm.
Những bức ảnh Việt Nam đầu thế kỷ 20
Chủ Nhật, tháng 8 19, 2012
Hoàng Nam Sơn
No comments
Baie d'Halong, 1915 |
Buddhist Temple on the road to Tam Dao, June 4, 1916 |
Haiphong, 1915 |
Hanoi, sampans and Paul Doumer Bridge, 1915 |
Hongay, 1915 |
Le Pont Paul Doumer, Hanoi, 1915 |
Mandarin militaire, mandarin chef de province et préfet en costume d’audience solennelle, 1915, vers Hanoi |
Rue Paul Bert, Hanoi, 1914-1915 Góc phố Tràng Tiền - Lê Thánh Tông |
Rue du Chanvre, Hanoi, 1915 (Hemp street) |
Sampan en baie d'Halong, 1916 |
The Governor of Tonkin and his family, 1915 |
Tinsmiths' Street, Hanoi, 1915 |
Tonkin - Hanoi Two opium smokers drinking tea, 1915 |
Two opium smokers, 1915 |
Two young girls wearing the non-ba tam |
Woman Smoking Opium, Hanoi - French Indochina circa 1915 |
Young girls play the pawns in a human chess match, 1920 |