Pages

24 thg 10, 2012

Bụng phệ nguy hiểm hơn béo phì


Bụng phệ hay béo bụng không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà hiện tượng này còn nguy hiểm, dễ gây ra bệnh tim, hơn cả những người bị bệnh béo phì.

Bụng phệ
Trên đây là kết luận của các nhà khoa học thuộc trung tâm y tế Mayo Clinic, ở Rochester, tiểu bang Minesota, Hoa Kỳ trong một nghiên cứu được công bố nhân Hội nghị tim châu Âu, hồi cuối tháng Tám năm 2012, được tổ chức ở Munich, Đức.

Béo phì
Giới chuyên gia chia những người béo phì thành hai loại, dựa theo hình thể : Người hình quả lê, phần mỡ tập trung ở hông và mông và người hình quả táo, phần mỡ tích tụ ở bụng. Trường hợp thứ hai này còn có tên gọi nôm na là “bụng bia”.

Nghiên cứu của các chuyên gia ở Mayo Clinic được tiến hành đối với 12.785 người, tuổi từ 18 trở lên và ghi lại các số đo như chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng bụng, hoàn cảnh sinh sống, các loại bệnh tật, thể trạng…

Số người này được chia thành ba nhóm tính theo Chỉ số Khối lượng Cơ thể - (Body Mass Index – BMI) : Nhóm người bình thường 18,5 – 24,9 kg/m2, nhóm thừa cân 25,0 – 29,9 kg/m2 và nhóm béo phì : hơn 30 kg/m2. Mặt khác, các chuyên gia cũng chia số người nói trên thành hai nhóm, tính theo số đo vòng bụng : Loại bình thường, dưới 0,85 m đối với nam giới và dưới 0,90 m đối với phụ nữ. Và nhóm thứ hai có số đo vòng bụng lớn hơn.

Nhìn trong tổng thể, tuổi trung bình của những người được theo dõi là 44 và trong số này có 47,4% là nam giới. Thời gian theo dõi, tính trung bình, là 14,3 năm.

Nghiên cứu cho thấy, đã có 2.562 người tử vong, trong số này có 1.138 trường hợp là do bệnh tim. Cụ thể hơn, đối với những người có Chỉ số Khối lượng Cơ thể - BMI – bình thường, nhưng có số đo vòng bụng lớn, thì nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao gấp 2,75 lần so với những người bình thường không bụng phệ.

Bác sĩ Francisco Lopez – Jimenez, tác giả chính của công trình nhấn mạnh : Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy hiện tượng bụng béo phì là không tốt. Điều mới trong nghiên cứu lần này là xác định được mức độ ảnh hưởng của việc mỡ tích tụ ở các vị trí khác nhau trên cơ thể. Theo đó, lượng mỡ tập trung ở vùng bụng nguy hiểm hơn rất nhiều so với những trường hợp mỡ tích tụ ở chỗ khác, kể cả ở những người có chỉ số BMI bình thường. Ví dụ rõ ràng nhất : Các sumo Nhật Bản, rất béo, nặng thông thường trên 100 kg, thế nhưng họ lại không mắc bệnh tim nhiều hơn là người Nhật bình thường. Lý do là mỡ ở vùng bụng rất đặc biệt, khác với mỡ tích tụ ở tay hoặc chân. Mỡ vùng bụng hoạt động như một cơ quan tiết ra những chất độc dễ gây xưng tấy, độc hại cho các mạch máu. Những chất này còn tạo thuận lợi cho sự hình thành và phát triển bệnh tiểu đường.

Giải pháp tránh bụng phệ là cần thay đổi chế độ ăn uống, ăn ít mỡ, ít đường và hoạt động thể dục thể thao đều đặn ngay khi bạn thấy phần bụng có vẻ to ra. Biện pháp này được áp dụng đối với cả nam và nữ.

Điện thoại "made in Vietnam": Chỉ sản xuất được... cái vỏ nhựa!

(Nld) - Kim ngạch xuất khẩu điện thoại tăng lên từng năm nhưng đến nay, để sản xuất một chiếc điện thoại “made in Vietnam” của doanh nghiệp Việt vẫn là chặng đường dài.

Thống kê của Tổng cục Hải quan  cho thấy đến nửa đầu tháng 10-2012, kim ngạch xuất khẩu điện thoại đạt 9,24 tỉ USD, tăng hơn 4,66 tỉ USD so với cùng kỳ năm 2011, tương đương mức tăng 101,8%. Đây là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao bất chấp tình hình kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn nhưng chủ yếu là công của doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

“Xuất khẩu điện thoại đạt con số ấn tượng phần lớn nhờ “công” nhà máy Samsung với doanh số xuất khẩu mỗi tháng lên tới cả tỉ USD nhưng chủ yếu phục vụ nhu cầu xuất khẩu nên công nghiệp điện thoại trong nước hưởng lợi rất ít - TS Nguyễn Minh Phong.”

Chỉ có “mác Việt”!

Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu điện thoại đạt hơn 2,3 tỉ USD. Điện thoại bắt đầu trở thành mặt hàng nằm trong tốp đầu kim ngạch xuất khẩu khi Tập đoàn Samsung đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại tại Bắc Ninh. Con số xuất khẩu điện thoại tăng mạnh mẽ trong thời gian qua. Chỉ 9 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 8,63 tỉ USD, tăng 122% so với cùng kỳ và trở thành mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao.

Xuất khẩu điện thoại mỗi tháng gần 1 tỉ USD nhưng chủ yếu là từ nhà máy SAMSUNG ở Bắc Ninh
Dù vậy, đến nay, ngành công nghiệp điện thoại trong nước vẫn “giậm chân tại chỗ”. Năm 2009 và 2010 được xem là thời kỳ “cực thịnh” của các nhà sản xuất điện thoại di động thương hiệu Việt với sự ra đời của nhiều hãng như Q-Mobile, Bluefone… nhắm vào phân khúc khách hàng tầm trung, giá rẻ. Kế tiếp là hàng loạt thương hiệu Việt khác ra đời như Mobell, MobiStar, F-Mobile... Tuy nhiên, đến nay, các dòng điện thoại gắn mác Việt không còn nhiều chỗ đứng. Ông Võ Lê Tâm Thanh, chuyên viên phân tích thị trường Công ty Nghiên cứu thị trường IDC Việt Nam, cho biết sự dịch chuyển từ điện thoại cơ bản sang smartphone đang diễn ra tích cực tại Việt Nam khiến các hãng điện thoại Việt Nam, Trung Quốc chật vật hơn trong việc giành thị phần.

Nói là điện thoại thương hiệu Việt nhưng thực chất, người trong nghề đều hiểu đây chỉ  là cái mác. DN trong nước chỉ sản xuất được… vỏ nhựa, chiếm chưa tới 1% giá trị chiếc điện thoại. “Chúng ta không có nhà máy sản xuất chip, bo mạch, pin…, thử hỏi làm sao có điện thoại “chất Việt” thật sự?” - ông Đinh Anh Huân, Giám đốc kinh doanh Thế giới Di động, nhận xét.

 Công nghiệp phụ trợ yếu kém.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, điện thoại thương hiệu Việt trên thị trường lâu nay chỉ là cái mác bên ngoài, còn linh kiện sản xuất và lắp ráp đều được tiến hành ở Trung Quốc. Theo ông Vũ Minh Trí, Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam, ngành điện thoại trong nước chỉ dừng lại ở việc lắp ráp một phần hoặc nhập khẩu về rồi bán hàng, làm marketing cho sản phẩm nước ngoài, lựa chọn một số ứng dụng…, còn sản xuất một chiếc điện thoại hoàn chỉnh thì chưa.

Ông Nguyễn Văn Đạo, Phó Tổng Giám đốc Công ty Samsung Vina, cũng cho biết điện thoại “made in Vietnam” đã được xuất xưởng và phân phối trên toàn thế giới từ năm 2009 khi nhà máy sản xuất điện thoại di động của Samsung (SEV) tại Bắc Ninh đi vào hoạt động. Tuy nhiên, điện thoại “thương hiệu Việt” do một DN thuần Việt thiết kế rồi đặt gia công sản xuất ở nước ngoài hoặc tự thiết kế, sản xuất trong nước vẫn chưa có. “Việt Nam thiếu hẳn một nền tảng công nghiệp cơ bản về điện tử - viễn thông. Chúng ta có khả năng tham gia thiết kế, sản xuất nhỏ trong một công đoạn đơn giản nào đó nhưng để thiết kế một sản phẩm hoàn chỉnh, nhất là có hàm lượng công nghệ cao như điện thoại, di động thì chưa đủ khả năng và kinh nghiệm” - ông Đạo nói.

Theo các chuyên gia, điện thoại “thương hiệu Việt” gần như chỉ có cái mác là lỗi của ngành công nghiệp phụ trợ quá yếu kém, không cung cấp linh kiện, phụ kiện cho các ngành sản xuất khác. Ông Nguyễn Văn Đạo lưu ý: Để phát triển ngành công nghiệp điện thoại, quan trọng là khả năng thiết kế sản phẩm công nghệ cao. Bởi, nếu không có khả năng thiết kế cả phần cứng, phần mềm sản phẩm thì dù công nghiệp phụ trợ có phát triển, DN trong nước cũng chỉ lắp ráp gia công với giá trị thấp.

22 thg 10, 2012

"Chờ đến tết Congo"!


Cộng hòa Dân chủ Congo (Không nhầm lẫn với “Cộng hòa Congo”).

Tiếng pháp: République Démocratique du Congo

Bản đồ

Thủ đô (và là thành phố lớn nhất):     Kinshasa
Ngôn ngữ chính thức:                       Tiếng Pháp
Diện tích:                                         2.345.410 km².
Dân số (Ước lượng 2010)                70.916.439 người.
Đơn vị tiền tệ:                                   Franc Congo (CDF)

Quốc kỳ

Cộng hòa Dân chủ Congo (tiếng Pháp: République Démocratique du Congo, viết tắt là DR Congo, DRC, RDC, Tiếng Việt: Cộng hòa Dân chủ Công-gô) là một quốc gia ở Trung Châu Phi. Cộng hòa Dân chủ Congo còn được gọi là Nhà nước Tự do Congo, Congo Bỉ, Congo-Leopoldville, hay Congo-Kinshasa vì thủ đô là Kinshasa, hay Zaire (hoặc Zaïre trong tiếng Pháp).

Đây là quốc gia có diện tích lớn thứ hai ở châu Phi. Mặc dù nằm ở tiểu vùng Trung Phi theo cách xác định của Liên Hiệp Quốc, song quốc gia này hay được xem thuộc vùng Nam châu Phi vì là một thành viên của Cộng đồng Phát triển Nam Phi (SADC). Quốc gia này có biên giới với Cộng hòa Trung Phi và Nam Sudan ở phía Bắc, Uganda, Rwanda, Burundi, Tanzania ở phía Đông, Zambia và Angola ở phía Nam, và Cộng hòa Congo ở phía Tây. Quốc qia có đường bờ biển dài chỉ 40km ở Muanola, trong đó có tới khoảng 9 km là cửa sông Congo đổ vào vịnh Guinea ở Đại Tây Dương. Cái tên Congo (nghĩa đen: Người đi săn) được đặt theo tên sắc tộc Kongo sống ở lưu vực sông Congo.

Quốc huy

Vốn là một thuộc địa của Bỉ (Congo thuộc Bỉ), quốc gia này giành được độc lập vào năm 1960, mang tên "Cộng hòa Congo" cho đến ngày 01 tháng 10 năm 1971 thì được tổng thống Mobutu đổi tên thành Zaire, phát âm từ Bồ Đào Nha của chữ Nzere hay Nzadi của Kikogo, được dịch là "Dòng sông nuốt chửng tất cả các dòng sông". Sau cuộc chiến Congo lần thứ nhất lật đổ Mobutu vào năm 1997, đất nước này lại được đổi tên là Cộng hòa Dân chủ Congo. Từ năm 1998 đến năm 2003, đất nước đã chịu nhiều đau khổ từ sự tàn phá của cuộc chiến Congo lần thứ hai (đôi khi được gọi là Chiến tranh thế giới ở châu Phi).

Cộng hòa Dân chủ Congo nằm ở Trung Phi, đường xích đạo đi ngang qua, nằm chếch về phía trên. Cộng hòa dân chủ Congo có diện tích lớn hàng thứ ba ở châu Phi, sau Sudan và Algérie, Bắc giáp Cộng hòa Trung Phi và Sudan; Tây Nam giáp Angola và Nam giáp Zambia; Đông giáp Uganda, Rwanda, Burundi và Tanzania; Tây giáp Đại Tây Dương và Cộng hòa Congo.
Quốc gia này chỉ có một hành lang hẹp thông ra Đại Tây Dương, lãnh thổ cả nước trải rộng trên vùng chậu được bao phủ bởi rừng rậm xích đạo ẩm và nóng, tương ứng với khoảng 2/3 diện tích vùng lưu vực sông Congo. Ở phía Đông, Cộng hòa Dân chủ Congo tựa lưng vào những vùng đất cao của Đông Phi, tiếp đó là dãy lũng hẹp dài có các hồ Albert (Mobutu), Edward, Kivu, Tanganyika đặt mốc cho biên giới chung với các nước ở phía Đông. Cư dân tập trung ở các vùng cao thuộc rìa phía Đông có khí hậu trong lành, nhất là ở một phần ba lãnh thổ phía Nam, tại đó rừng thưa và các đồng cỏ xen nhau (Kinshasa và Kangtaga). Nhìn chung, nhân dân Congo gồm chừng 60 tộc người gia tăng mạnh ở các thành phố (44,3% số dân).

Nước Congo có 1 văn hóa đặc trưng là 50 năm mới có 1 lần được ăn tết, cái tết này kéo dài khoảng 3 tháng nên người ta thường có thành ngữ “Chờ đến tết Congo”.




Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Web Hosting Coupons