This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha - Premiumbloggertemplates.com.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha - Premiumbloggertemplates.com.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha - Premiumbloggertemplates.com.
5 thg 4, 2013
Cách ứng xử khi lần đầu làm SẾP
Thứ Sáu, tháng 4 05, 2013
Hoàng Nam Sơn
No comments
Đối với những người lần đầu làm sếp, văn phòng có thể là nơi tiềm ẩn
nhiều mâu thuẫn và thách thức từ việc quản lý nhân viên ở các độ tuổi, chuyên
môn khác nhau cho đến những chiến lược khả thi cần phải thực hiện...
Sau đây là một vài lời khuyên để vượt
qua những thác thức trên:
Quản lý thời gian tốt hơn
Bất kì người quản lý nào cũng sẽ
nói họ có hàng tỉ thứ cần phải giải quyết trong một ngày và đều là những chuyện
cần giải quyết ngay lập tức. Nếu bạn không cẩn thận, những nhiệm vụ không mong
muốn này có thể “ngốn sạch” thời gian của bạn và chắc chắn dẫn đến việc giảm hiệu
quả làm việc. Vì vậy, khả năng xác định các ưu tiên và thực hiện các nhiệm vụ
này vô cùng quan trọng khi quản lý thời gian. Hãy tập trung vào những nhiệm vụ
quan trọng trước, sau đó phân bổ thời gian cho những việc còn lại.
Giao tiếp rõ ràng
Khi làm việc với nhân viên, bạn nên
cụ thể, chi tiết và rõ ràng với tất cả mọi việc từ thời hạn hoàn thành công việc,
các nhiệm vụ cần làm, phạm vi của dự án, những mong muốn của bạn đối với chất
lượng công việc… Bạn cũng nên đảm bảo sẽ theo dõi tiến trình này một cách
nghiêm túc và đưa ra những góp ý thường xuyên đối với những công việc bạn giao
cho nhân viên.
Tôn trọng những nhân viên kì cựu và xuất sắc
Có rất nhiều mâu thuẫn có thể xảy
ra với những nhân viên đang làm việc và một người quản lý mới, đặc biệt nếu
anh/ cô ấy trẻ hơn tuổi một vài người trong công ty. Căng thẳng cũng có thể đến
từ những nhân viên cảm thấy họ không được xem xét để tăng lương, hay từ những
nhưng viên lâu năm làm việc cho công ty nhiều hơn những người khác, hoặc với những
người không thích bị người trẻ lãnh đạo. Những người lần đầu làm quản lý nên hiểu
tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc trong vai trò mới của mình để có thể thấu hiểu,
lắng nghe và đọc được suy nghĩ của các nhân viên.
Nên nhất quán trong mọi việc
Tất cả các nhà quản lý cần phải làm
việc nhất quán, tuy nhiên đối với các nhà quản lý mới điều này còn quan trọng
hơn nhiều. Điều này có nghĩa bạn nên đảm bảo tính nhất quán trong tất cả các
lĩnh vực của công việc, từ kỉ luật cho đến các ưu đãi, từ các cấu trúc cho đến
các thủ tục để bạn điều hành. Thay vì cố gắng trở thành một nhà quản lý sáng tạo
nhất và luôn không nhất quán vì bạn luôn
thấy ý tưởng sau hay hơn ý tưởng trước, bạn nên tập trung vào những việc thực sự
cần thiết nhất và nhất quán trong việc thực hiện những điều này.
Thể hiện độ tin cậy
Cũng giống như sự nhất quán, các sếp
cần phải đáng tin cậy. Tuy nhiên, độ tin cậy không phải một sớm một chiều mà
xây dựng được. Nó cần thời gian để nhân viên của bạn có thể tin bạn. Điều này
có nghĩa là bạn phải làm những việc bạn nói, và những điều bạn nói phải tin cậy
và khả quan nhất có thể.
9 dấu hiệu nhận biết SẾP tồi
Thứ Sáu, tháng 4 05, 2013
Hoàng Nam Sơn
No comments
Một vị sếp sẽ bị đánh giá là tồi nếu có những biểu hiện như: xem việc
quản lý là ra lệnh và kiểm soát, nghĩ mình là “ngôi sao”, nhận thành công về phần
mình nhưng đẩy thất bại cho người khác…
Theo trang CNBC, dưới một góc độ
nào đó, những vị sếp tồi được định nghĩa là những nhà lãnh đạo luôn có những niềm
tin lệch lạc về công việc và hoạt động quản lý. Dưới đây là 9 dấu hiệu cơ bản để
nhận diện những vị sếp như vậy:
1. Xem quản lý là mệnh lệnh và kiểm soát
Sếp tồi nghĩ rằng, công việc của họ
là ra lệnh cho nhân viên làm mọi việc và đảm bảo rằng nhân viên hoàn thành các
công việc đó.
Trái lại, những vị sếp thông minh
hiểu rằng, cái chính trong công việc quản lý là giúp nhân viên của mình thành
công hơn và đưa ra những quyết định khó khăn mà nhân viên không thể tự quyết được.
2. Cho rằng, nhân viên phải “thích” làm việc nhiều giờ
Sếp tồi tin là những nhân viên nào
không muốn làm việc 60h mỗi tuần đều là những kẻ chểnh mảng, vô giá trị.
Trong khi đó, sếp thông minh biết,
nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bất kỳ nỗ lực nào để làm việc liên tục hơn 40
giờ đồng hồ mỗi tuần đều làm giảm năng suất lao động.
3. Thích quản lý các con số hơn là con người
Sếp tồi tập trung toàn bộ năng lượng
để đảm bảo rằng, các con số được đưa ra là “ngon lành”, cho dù điều đó đồng
nghĩa với việc thay đổi các con số.
Không giống như vậy, sếp thông minh
biết, cách hiệu quả duy nhất để có được những con số tốt là giúp nhân viên của
mình tạo ra con số của chính họ.
4. Tự mình làm nếu thực sự cần thiết phải hoàn tất một công việc nào đó
Sếp tôi cho bản thân họ là “ngôi
sao” trong công việc, có thể giải quyết bất kỳ vấn đề gì bằng cách ôm đồm mọi
thẩm quyền và trách nhiệm.
Ngược lại, sếp thông minh nhận thức
được rằng, tài lãnh đạo thực sự là phải biết thúc đẩy cấp dưới tự chịu trách
nhiệm về thành công hay thất bại của họ.
5. Không đưa ra quyết định cho tới khi nào có trong tay mọi dữ liệu
Sếp tồi sợ rủi ro đến mức, họ đòi hỏi
hàng “núi” thông tin trước khi đưa ra bất kỳ quyết định quan trọng nào.
Sếp thông minh thì hiểu rằng, đôi
khi, việc có quá nhiều thông tin chỉ khiến mọi chuyện thêm phần phức tạp.
6. Thành công là của sếp, thất bại là của nhân viên
Sếp tồi thích “vỗ ngực” khi mọi
chuyện suôn sẻ, và chỉ tay phê bình khi xảy ra vấn đề.
Sếp thông minh biết rằng, công việc
thực sự của họ bao gồm 2 điểm. Thứ nhất, họ phải khắc phục thất bại ngay trước
khi xảy ra thất bại, và thứ hai là công bố thành quả khi nhân viên đạt được
thành công.
7. Thích người khác phải đoán
Sếp tồi thích che giấu những “quân
bài” mà họ đang có, không bao giờ để cấp dưới biết về quá trình ra quyết định.
Sếp thông minh hiểu rằng, các quyết
định sẽ thành công hơn khi có sự tham gia ngay từ đầu của những người thực thi.
8. Xem lúc rà soát bảng lương là thời điểm hoàn hảo để “lên lớp” nhân
viên
Sếp tồi thường đợi tới các đợt đánh
giá năng lực và điều chỉnh lương mới tung ra “hàng lô” những lời phàn nàn,chỉ
trích và khuyên bảo đối với nhân viên.
Sếp thông minh nhận thức được rằng,
nhân viên sẽ hoảng sợ khi bị “đánh úp” kiểu như vậy, và chỉ có thể thay đổi
hành vi của họ khi họ được chỉ bảo thường xuyên, từ tốn.
9. Tự xem mình là quan trọng đến mức không cần giữ lịch sự
Sếp tồi luôn có cảm giác mình vĩ đại,
đến nỗi họ chẳng buồn quan tâm tới việc kiểm soát hành vi của mình.
Sếp thông minh hiểu rõ, thái độ tự
cao tự đại rốt cục sẽ dẫn tới kết quả là sếp chỉ có một đám nhân viên xu nịnh,
bất tài, phá hỏng công ty.
Quan chức với đồng tiền “không chính chủ”
Thứ Sáu, tháng 4 05, 2013
Hoàng Nam Sơn
No comments
(Dân trí) - Dư luận nước Pháp đang gặp một cú sốc lớn khi cơ quan điều
tra phát hiện cựu bộ trưởng Ngân khố Jerome Cahuzac có hành vi rửa tiền. Chính
ông Cahuzac cũng thừa nhận có tài khoản ở ngân hàng nước ngoài.
Luật sư của ông cho biết số tiền bị
rửa tương đương với khoảng 30.000 euro.
Câu chuyện không chỉ ồn ào vì ông bộ
trưởng gửi tiền ở ngân hàng nước ngoài không khai báo nguồn gốc, mà còn liên
quan đến Tổng thống đương nhiệm Hollande. Bởi vì, dân Pháp không thể chấp nhận
việc Tổng thống lựa chọn một người dối trá làm bộ trưởng và Tổng thống Pháp phải
chịu trách nhiệm vì một bộ trưởng trong chính phủ của ông là kẻ dối trá.
Về vụ bê bối này, Thủ tướng Pháp
Jean-Marc Ayrault lên tiếng rằng “nói dối là không thể chấp nhận trong một nền
dân chủ”.
Đúng. Một nền dân chủ thực sự không
có chỗ cho sự dối trá, bưng bít, nói một đằng làm một nẻo. Một nền dân chủ thực
sự chỉ được làm nên bởi sự thực, giá trị thực.
Vì đồng tiền không chính chủ, một chính khách hàm bộ trưởng của nước
Pháp đi tong sự nghiệp, phải từ chức với sự ân hận: “Tôi đã bị vướng vào vòng
xoáy của những lời nói dối và bị lạc lối. Tôi bị phá hủy bởi tội lỗi”.
Thử
nhìn lại mình xem. Quan chức mua tài sản trực tiếp hoặc cho vợ con, gia đình đứng
tên số tiền rất lớn nhưng không ai hỏi xem tiền đâu các ông có để mua biệt thự
triệu đô. Con các ông ư! Mới ra trường hỉ mũi chưa sạch tiền đâu có cả trăm tỉ,
ngàn tỉ đồng để tham gia cổ phần công ty này, tập đoàn nọ? Nếu làm ra tiền thì
làm công việc gì, công ty nào, bảng
lương đâu, đóng thuế thu nhập cá nhân thế nào? Chỉ cần truy vấn vài câu là cứng
lưỡi.
Còn
vợ ông ư! Không làm việc gì, tại sao lại có tiền mua biệt thự, có cổ phần to
trong tập đoàn to, có xe hơi bóng loáng đi chợ? Chỉ cần truy vài câu như trên,
sẽ lòi ra đồng tiền không chính chủ.
Các
cậu ấm cô chiêu của các ở tuổi còn đi học, vậy tiền đâu đi xe xịn, xài hàng hiệu
trị giá mỗi món vài ngàn đô la Mỹ. Thậm chí, không ít quý tử còn đi xe hơi đắt
tiền. Vậy chỉ có tiền của bố mẹ. Vậy bố mẹ chúng làm gì ra chừng đó tiền trong
khi lương nhà nước chỉ vài triệu đồng/tháng nếu như không ăn hối lộ, móc ngoặc,
tham nhũng?
Từ đó ta thấy vụ 30.000 euro (tương
đương với 800 triệu Đồng VN) của ông Cahuzac “rửa” chỉ là bạc lẻ.
Và để xử lý một quan chức cấp bộ
trưởng, nước Pháp chỉ cần một dấu hiệu tài khoản riêng ở nước ngoài. Chưa xử
thì ông này cũng từ chức và đang đối diện với bản án hình sự có thể là 5 năm
tù.
Nếu làm nghiêm như nước Pháp, nạn
tham nhũng khó có thể tràn lan. Nếu thấy một khoản tiền không rõ nguồn gốc là bắt
phải làm rõ thì quan chức tham nhũng khó có đất sống.
Nếu
như ở ta, việc kê khai tài sản không được minh bạch như qui định và nếu như các
quan chức sở hữu tiền không chính chủ
mua tài sản khắp nơi không được làm cho rõ, không xử nghiêm thì công cuộc chống
tham nhũng khó được như mong muốn.
Lê
Chân Nhân
4 thg 4, 2013
Vụ án Đoàn Văn Vươn: Ngược quy trình
Thứ Năm, tháng 4 04, 2013
Hoàng Nam Sơn
No comments
Phạm Xuân Cần
Về vụ án Đoàn Văn Vươn đang xét xử đã có quá nhiều bài viết nghiên cứu
và bình luận. Bản thân tôi cũng đã viết nhiều bài về vụ này khi nó mới xẩy ra.
Nay nhân chuyện vụ án được đưa ra xét xử, tôi chỉ muốn nói thêm một điều thôi:
các cơ quan chức năng đang xử lý ngược quy trình cần thiết.
Từ năm 1997, 1998 tôi đã chủ trì một
đề tài khoa học cấp bộ nghiên cứu về xung đột xã hội và xử lý xung đột xã hội
phát sinh trong quá trình đổi mới. Đề tài đã vận dụng lý thuyết xã hội học xung
đột để tiếp cận hiện trạng mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột dẫn đến tình trạng
mà người ta vẫn quen gọi là “điểm nóng” về an ninh xã hội. Theo đó chúng tôi đã
thống kê, phân tích và phân loại các loại hình xung đột, đặc biệt nghiên cứu
sâu về các đặc điểm pháp lý của các vụ án liên quan đến xung đột.
Trong nghiên cứu của mình, chúng
tôi đã đề xuất hai khái niệm mới là “vụ việc nguyên thủy” và “vụ gây rối”.
Vụ việc nguyên thủy là vụ việc xẩy
ra trước, là nguyên nhân hoặc nguyên cớ làm phát sinh các vụ việc xung đột sau
đó, như: chống người thi hành công vụ; hủy hoại tài sản; bắt giữ người trái
pháp luật...Ví dụ vụ anh thanh niên chết bất thường dưới mương nước là vụ việc
nguyên thủy, dẫn đến vụ gây rối là “vụ quan tài diễu phố” ở Vĩnh Phúc vừa qua.
Trong vụ án Đoàn Văn Vươn vụ việc
nguyên thủy chính là chủ trương thu hồi và tổ chức cưỡng chế đầm tôm một cách
sai pháp luật của chính quyền huyện Tiên Lãng.
Để đảm bảo ổn định chính trị xã hội
khi có xung đột xẩy ra việc trước tiên bao giờ chính quyền cũng phải làm là “hạ
nhiệt” điểm nóng, tìm mọi cách an dân, đồng thời điều tra xử lý cả vụ việc
nguyên thủy và vụ gây rối. Sau bước “hạ nhiệt” ban đầu, cần tập trung điều tra
xử lý cả hai loại vụ việc, nhưng ưu tiên trước hết cho việc điều tra, xác minh
xử lý dứt điểm vụ việc nguyên thủy. Chính các động thái điều tra khẩn trương,
khách quan, xử lý nghiêm minh của chính quyền đối với vụ việc nguyên thủy là biện
pháp an dân tốt nhất, là tiền đề thuận lợi cho việc điều tra, xử lý vụ gây rối.
Ngay đến khâu xét xử là khâu gần
như cuối cùng của tố tụng thì cũng không nên đưa vụ gây rối ra xử trước, mà phải
đưa vụ việc nguyên thủy ra xét xử trước, hoặc đồng thời.
Với một vụ án lớn, phức tạp như vụ
Đoàn Văn Vươn việc tách thành hai vụ án để điều tra, xử lý không hẳn đã là sự
“lách luật” như rất nhiều người bình luận. Vấn đề quan trọng, cốt tử nhất là: Một,
cả hai vụ án đó có được điều tra, xử lý nghiêm minh hay không; và Hai là phải
đưa ra xét xử vụ cố ý làm sai trong việc thu hồi và cưỡng chế đầm tôm trước. Nếu
vụ này được điều tra, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật thì sẽ là tiền đề pháp
lý và chính trị quan trọng, hết sức quan trọng cho việc xét xử vụ “gây rối” của
anh em nhà họ Đoàn. Làm được như thế thì không những sẽ đảm bảo được ổn định xã
hội mà lòng dân cũng an hơn.
Rất tiếc người ta đã làm ngược quy
trình. Có phải đây chỉ là sự non yếu về nghiệp vụ, hay thực sự người ta có mục
đích khác?
(Blog
faxuca)
Vụ án Đoàn Văn Vươn và việc xác định tội danh
Thứ Năm, tháng 4 04, 2013
Hoàng Nam Sơn
No comments
Trịnh Tuyên-nguyên sỹ quan CSĐT
công an Thanh Hóa
Về tội danh “chống người thi hành công vụ” và “tội giết người” mà cơ
quan điều tra HẢI PHÒNG định tội đối với ông Đoàn Văn Vươn và những người trong
gia đình ông, theo quan điểm của tôi như sau:
(1) Tội “ chống người thi hành công vụ”
Trước khi xác định người đó có phạm
tội hay không, phải căn cứ vào “bốn yếu tố cấu thành tội phạm” mà bất kể một điều
tra viên nào cũng phải nhuần nhuyễn. Đó là “khách thể, chủ thể, khách quan, chủ
quan”. Thiếu một trong bốn yếu tố, không cấu thành tội phạm! Đây là một nguyên
tắc bất biến, vừa thể hiện tính nhân văn, đồng thời là căn cứ khoa học trong
nghiệp vụ điều tra tội phạm.
Về “khách thể bị xâm hại” được pháp
luật bảo hộ trong tội danh này lại chính là “ nhà ở, tính mạng, tài sản” của
ông Đoàn Văn Vươn, vì những người đang “thi hành công vụ” sai pháp luật. Ông
Đoàn Văn Vươn được pháp luật bảo hộ về “ quyền bất khả xâm phạm nhà ở, tính mạng
tài sản…”
Về “chủ thể”, ông Đoàn Văn Vươn là
một công dân không có tiền án, tiền sự, đã từng là người lính cầm súng bảo vệ tổ
quốc.
Về “khách quan”, căn cứ luật đất
đai, những người thi hành lệnh cưỡng chế hoàn toàn làm sai pháp luật ( đã được
thủ tướng chính phủ kết luận). Về “chủ quan”, ông Đoàn Văn Vươn không ý thức chống
lại những người thi hành công vụ mà chỉ chống lại những người làm sai pháp luật
để bảo vệ tài sản và tính mạng những người thân trong gia đình mình. Hành động
này là chính đáng, được luật pháp bảo hộ.
Bởi thế, hành động của ông Đoàn Văn
Vươn và những người trong gia đình ông không có cơ sở cấu thành tội “chống thi
hành công vụ”
(2) Về tội danh “giết người”
Như đã trình bày với các bạn phần
trước, muốn chứng minh người đó có phạm tội hay không, phải căn cứ vào “bốn yếu
tố cấu thành tội phạm”. Ở tội danh này, phần khách thể bị xâm hại được pháp luật
bảo hộ vẫn là gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Bởi không có một điều luật bảo hộ cho
những hành vi trái pháp luật, dù họ ở cương vị nào. Điều này hoàn toàn bất lợi
cho những người “thi hành công vụ” trong vụ thi hành lệnh cưỡng chế thu hồi đất
của hộ ông Đoàn Văn Vươn tại huyện Tiên Lãng.
Tôi tin những người đang đại diện
cho pháp luật sẽ rất công minh trong việc nhìn nhận vụ án Đoàn Văn Vươn, định
đúng tội danh và sử lý đúng người, đúng tội. Có như thế, pháp luật với nghiêm
minh và có tác dụng răn đe những kẻ cậy quyền cậy thế coi pháp luật là của
riêng nhà mình, tự ý ra lệnh xua những những chàng thanh niên xông vào chỗ chết,
phản bội lại cha ông giống như những người lính ngụy trước đây, làm tổn hại đến
lòng tin yêu của nhân dân với Đảng Bác Hồ.
Có một điều đáng buồn là “người ta”
chỉ nghĩ đến định tội danh cho ông Đoàn Văn Vươn mà không định tội danh cho những
người lãnh đạo chỉ huy lực lượng xâm phạm trái pháp luật quyền bất khả xâm phạm
nơi ở và cố ý hủy hoại tài sản nhà ông Vươn? Về luật, họ hoàn toàn có đủ căn cứ
phạm tội! Hay họ quan niệm chỉ những thằng dân đen mới có tội?
Mong rằng, sau vụ án Đoàn văn Vươn,
các “ông trời con” khác không dám hoành hành tác oai tác quái, coi trời bằng
vung, sẽ phải tôn trọng pháp luật hơn!
(Theo
Quê Choa)
3 thg 4, 2013
Phong thủy: Bí quyết chọn tuổi làm nhà...
Thứ Tư, tháng 4 03, 2013
Hoàng Nam Sơn
No comments
Đối với những công việc lớn như xây dựng nhà cửa, việc chọn ngày lành
tháng tốt cũng như lựa người hợp tuổi, hợp hướng trở thành một nhu cầu thiết yếu
của nhiều gia đình. Tuy nhiên việc chọn tuổi làm nhà có muôn vàn cách hiểu khác
nhau gây ra nhiều sự lúng túng cho gia chủ.
Hạn phụ thuộc vào số dư của tuổi
Cách tính tuổi làm nhà theo cửu trạch.
Cách tính cửa trạch được áp dụng như sau: Lấy tuổi âm của chủ nhà (thường là chồng)
chia cho 9 được số dư. Số dư này sẽ ứng với các vận hạn hay mắn mắn khi làm
nhà.
Cụ thể:
Số dư 1: ứng với
được phúc,
Số dư 2: sẽ được
đức,
Số dư 3: bại (thất
bại),
Số dư 4: hư (hư
hỏng, phải làm đi làm lại nhiều),
Số dư 5: khốc
(phải khóc lóc nhiều),
Số dư 6: quỷ (bị
quấy nhiễu bởi nhiều yếu tố),
Số dư 7: tử (có
khi chết người),
Số dư 8: bảo (gặp
nhiều của quý),
Số dư 9: lộc
(làm nhà sẽ có lộc).
Tính hạn Tam Tai, Hoang Ốc, Kim Lâu
Những năm Tam Tai của các tuổi:
Các tuổi Thân,
Tí, Thìn thì tam tai tại các năm Dần, Mão, Thìn.
Các tuổi Dần, Ngọ,
Tuất: Tam tai tại các năm Thân, Dậu, Tuất.
Các tuổi Hợi,
Mão, Mùi: Tam tai tại những năm Tỵ, Ngọ, Mùi.
Các tuổi Tỵ, Dậu,
Sửu: Tam tai tại những năm Hợi, Tý, Sửu.
Những năm tuổi phạm vào năm Kim
Lâu: 12, 15, 17, 19, 21, 24, 26, 28, 30, 33, 35, 37, 39, 42, 44, 46,
48, 51, 53, 55, 57, 60, 62, 64, 66, 69, 71, 73, 75.
Những năm tuổi phạm Hoang Ốc:
12, 14, 15, 18, 21, 23, 24, 27, 29, 30, 32, 33, 36, 38, 39, 41, 42, 45, 47, 48,
50, 51, 54, 56, 57, 60, 63, 65, 66, 69, 72, 74, 75.
Thông thường, nếu phạm một trong những
hạn trên chủ nhà có thể mượn tuổi người hợp tuổi để làm nhà. Nếu phạm hai hoặc
cả ba hạn thì không nên làm nhà.
(Theo
Kienthuc.net.vn)
Nước Mỹ làm tôi thất vọng!?
Thứ Tư, tháng 4 03, 2013
Hoàng Nam Sơn
No comments
Tôi có thời gian qua Mỹ khá lâu. Và nói thật đến giờ này tôi vẫn còn thấy
hối hận vì sự lựa chọn đó! Truyền thông phương Tây đã khiến chúng ta mê muội rằng
Hoa Kỳ là một xứ sở hiện đại ! Tôi đã từng ôm giấc mộng được học tập ở đó, đã
tìm mọi cách tới được cái xứ sở siêu cường đó.
Nhưng than ôi những gì tôi chứng kiến là rất đáng thất vọng !
1. Công nghiệp:
Nước Mỹ thật ra chỉ là một làng quê
khổng lồ chậm phát triển !
Hồi trung học, chúng ta đã được dạy
rằng, công nghiệp càng phát triển bao
nhiêu thì môi trường càng bị xâm hại bấy nhiêu.
Chúng ta biết rằng một thành phố
công nghiệp tất phải có nhiều ống khói,nhiều nhà máy và khói bụi khắp nơi. Đó
là biểu tượng của sự công nghiệp hóa ! Thế mà ở tại xứ Cờ Hoa này, tịnh không
có một cái ống khói nào ! Họa hoằn lắm mới thấy một vài cái nhỏ tí ti để trang trí nhà cửa thôi !
Và ở Mỹ bạn cũng chỉ thấy toàn sông
hồ trong sạch thôi. Chả tìm đâu ra những nhà máy giấy, nhà máy luyện thép bên bờ
sông ! Không khí trong lành thanh khiết này là dấu hiệu của một xã hội sơ khai
chứ gì nữa ! Chả có dấu vết gì của công nghiệp hóa cả !
2. Kinh tế:
Người Mỹ hầu như không biết làm
kinh tế ! Bạn biết đấy, nước họ có cơ man nào là xa lộ tỏa đi mọi hướng, vươn đến
mọi làng mạc xa xôi, thế mà tịnh không thấy một trạm thu phí nào ! Thế là mất
toi cả núi vàng!
Ước gì tôi có thể xây dựng vài cái
trạm thu phí nhỉ ! Chắc chắn non tháng đã gom đủ tiền mua được cả tòa lâu đài
trông ra Đại Tây Dương ấy chứ !
Hai bên xa lộ còn những cụm hồ
hoang sơ tĩnh lặng. Thế mà chính quyền cứ để mặc cho lũ chim trời cá nước thỏa
sức vẫy vùng, không nghĩ đến việc xây dựng vườn cảnh để thu lợi. Người Mỹ rõ
ràng là không có đầu óc kinh tế tí tẹo nào !
3. Xây dựng:
Trình độ xây dựng của người Mỹ còn
sơ khai lắm.Ngoài một số ít tòa nhà chọc trời tại các thành phố lớn, tôi dám chắc
bạn rất ít gặp những công trình bê tông ở
nước Mỹ. Nhà của người Mỹ thường làm bằng gỗ và vài thứ vật liệu khác.
Thử nghĩ mà xem, đến giờ này
mà gỗ vẫn còn được dùng để xây dựng nhà
cửa, thì có thể nói là trình độ kiến trúc của ngoại bang này còn thua xa trình
độ của triều đại phong kiến xưa kia ấy chứ !
4. Văn hóa:
Người Mỹ có cách suy nghĩ thật là lạc
hậu và khờ khạo.
Hồi mới tới Mỹ, tôi thuê một xe chở
hành lý giá 3 đô la. Nhưng tôi lại không có tiền lẻ. Một người Mỹ liền trả dùm
tôi 3 đô la đó, và thấy tôi lỉnh kỉnh đồ đạc nên còn giúp mang lên xe nữa ! Người
Mỹ cũng luôn sẵn sàng mở cửa giúp tôi và hỏi tôi có cần giúp đỡ gì không ? Thế
đấy !
Ở nước ta, mấy chuyện này chỉ có
vào thời những năm 60 của thế kỷ trước thôi – còn bây giờ lối cư xử đó quá ư lạc
hậu.
Hồi đó người ta chuộng lối sống “đạo
đức giả” nhưng bây giờ chúng ta không như vậy nữa. Bây giờ chúng ta nên sống thực
dụng trần trụi, đó mới là hiện đại chứ ! Tư duy của người Mỹ lạc hậu hơn chúng
ta hàng mấy thập kỷ, và không có dấu hiệu nào cho thấy họ có thể bắt kịp chúng
ta cả !
5. Ẩm thực:
Người Mỹ làm như không biết thưởng
thức thịt thú rừng.
Một đêm nọ, tôi cùng các bạn cùng lớp
lái xe đi đến một thành phố khác, thình lình có mấy con nai nhảy xổ ra. Anh bạn
tôi lập tức thắng lại và bẻ sang hướng khác để tránh. Ai cũng biết tai nạn loại
này có thể làm hỏng cả chiếc xe. Thế mà chính quyền đành bó tay không biết phải xử lý tụi thú
hoang này như thế nào cơ đấy !
Người Mỹ làm như cũng không biết ăn
thịt thú rừng, thậm chí không có nhà hàng nào bán thịt thú rừng, họ chả thiết đến loại thịt thú
rừng thơm ngon bổ như hươu nai, và cũng chả thiết lấy sừng bọn thú này để kiếm
bộn tiền ! Người Mỹ vẫn sống cùng những con thú hoang dã đó, thậm chí còn đưa
ra những biện pháp để bảo vệ chúng. Quả thật đó là một xã hội còn quá sơ khai !
6. Phong cách:
Người Mỹ làm như không biết tự trọng
!
Các giáo sư Mỹ không quan tâm nhiều
đến bề ngoài , họ không hề có cái gọi là phong thái bác học. Giáo sư D chẳng hạn,
là một giáo sư tâm lý học cực kỳ nổi tiếng
thế mà giờ nghỉ ông ấy cũng thường ăn
bánh bích quy với sinh viên trong văn phòng của mình, và bàn tán xôm tụ
với họ về bộ phim 21.
Các nghiên cứu sinh sau tiến sĩ
cũng không bao giờ ghi hai chữ PhD. lên danh thiếp của mình. Họ thậm chí cũng
không biết cách thể hiện vị thế của mình. Thành ra những người học những ông thầy
như vậy nếu trở thành những quan chức thì làm sao biết cách đi đứng nói năng
cho đúng bộ lệ đây !
7. Học đường:
Học sinh tiểu học Mỹ chả có lý tưởng
cao xa gì sất.
Chúng không hề có ý định đi học để
trở thành ông này bà nọ trong chính quyền!
Không hề có học đường nào dành cho chủ tịch, bí thư, ủy viên tương lai, như tôi
đã từng thấy hồi còn nhỏ ở quê nhà. Các em không có bài tập về nhà. Bài tập về
nhà kiểu như các học sinh như các học sinh ở ta là khá xa lạ ở Mỹ.
Trường học ở Mỹ chú trọng đến đạo đức, trước hết để giúp cho
các đứa trẻ trở nên những công dân có đủ tư cách, sau đó mới tính đến chuyện lý
tưởng lâu dài. Trở thành công dân có đủ tư cách ư? Một quan niệm nghe mới cổ hủ
làm sao!
8. Y tế:
Người Mỹ làm lớn chuyện một cách kỳ cục khi có bệnh.
Đầu tiên họ đi bác sĩ khám bệnh, rồi
bác sĩ kê toa. Rồi cầm toa đó đi mua thuốc,
mua xong còn phải nghe dược sĩ hướng dẫn sử dụng … ôi chao mọi việc chẳng thể
nhanh gọn như ở xứ mình… Tôi chả hiểu tại sao ở Mỹ lại phân biệt việc khám bệnh
với việc bán thuốc … mà lẽ ra nên tách rời lợi nhuận với trách nhiệm!
Rõ ràng là các bệnh viện ở Hoa Kỳ
không biết kiếm tiền! Sao lại phải nói
tên thuốc cho bệnh nhân biết chứ? … chỉ có như vậy họ mới độc quyền bán thuốc với
giá cao gấp cả chục lần cơ mà! Có quá nhiều cơ hội làm ăn béo bở thế mà họ
không biết khai thác, rõ ràng kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa ở Mỹ chết rồi
!
9.Báo chí:
Ý kiến của công chúng Mỹ thật chả
ra làm sao !
Đôi khi tôi hoàn toàn mất kiên nhẫn
với sự ngu dốt và khờ khạo của người Mỹ. Chẳng hạn khi họ biết chúng ta có đài
truyền hình và báo chí, họ đã hỏi tôi một câu ngu dốt như thế này: Hóa ra chỗ các
anh cũng có báo chí à? Nghe mà bực !
Chúng ta có những tờ báo được cho
phép ấn hành sau khi đã rà soát một cách cẩn mật đấy chứ . Báo của chúng ta
toàn là những bài ca tụng lên mây cả, có đâu như báo Mỹ, công chúng đóng góp
phê bình loạn cả lên, thậm chí còn dám “chưởi” cả tổng thống nữa cơ đấy!
Báo chí chúng ta đâu có chuyện công
khai mấy vụ bê bối của quan chức, bởi nếu cứ tung hê lên thì sau này ai mà muốn làm lãnh đạo nữa chứ !
10. Tâm linh:
Người Mỹ có đời sống tinh thần hết
sức vô vị nhạt nhẽo.
Tôi chả hiểu tại sao trước mỗi bữa
ăn họ lại lẩm bẩm mấy câu thánh nghe hết sức khờ khạo: Cầu Chúa phù hộ nước Mỹ.
Thật là buồn cười quá đi: Nếu Chúa
phù hộ nước Mỹ thì làm sao lại để nước Mỹ lạc hậu, sơ khai, đơn giản đến thế
này? Cầu Chúa có ich lợi gì chứ? Thực tế nhất là bạn nên dành thời gian đó để
đi lễ thủ trưởng!
Đó mới đúng là hiện đại chứ lỵ !
11. Lối sống:
Người Mỹ chả có khái niệm về thời
gian .
Bất luận chuyện lớn chuyện nhỏ, người
Mỹ đều ngoan ngoãn đứng vào hàng chờ đợi … Còn chúng ta – như bạn biết đấy –
khôn hơn nhiều !
Bất kể đám đông như thế nào, chúng
ta vẫn có kỹ năng chen lấn, điều này giúp tiết kiệm thời gian, và tránh được sự
mệt mỏi khi đứng chờ! Nếu ai đó biết đi cổng sau thì kết quả tiết kiệm thời
gian còn tuyệt hơn nữa.
Thế mà những người Mỹ lẩm cẩm lại
không biết đến những điều hay ho đó cơ chứ !
12. Mua bán:
Những cửa hàng ở Mỹ có một phong
cách buôn bán hết sức vô lý: bạn có thể trả lại hàng vài tuần sau khi mua về mà
thậm chí cũng không cần nêu lý do. Ở ta thì làm gì có chuyện cho đổi hàng mà
không hò hét quát tháo nhau ra trò chứ !
13. An toàn:
Nước Mỹ không an toàn! Tôi nói điều
này bởi có tới 95 % nhà dân không cần tới lưới chống trộm, và điều kỳ lạ này nữa
là: chả biết mấy tên trộm đi đâu hết rồi nhỉ?
14. Giao thông:
Người Mỹ sao mà nhút nhát và yếu đuối
quá vậy không biết !
Tôi nói điều này cũng bởi có tới 95
% tài xế không dám vượt đèn đỏ !’
Và mặc dầu 99 % dân Mỹ có xe hơi, vậy
mà cách lái xe của họ thật lạ: bao nhiêu là xe cộ lưu thông nhưng không mấy khi
nghe tiếng còi xe, phố xá vì thế vắng lặng đến nỗi cứ ngỡ không phải là phố xá
nữa, làm sao mà bì được phố xá ồn ào náo nhiệt ở xứ ta cơ chứ !
15. Tình cảm:
Người Mỹ rất là thiếu cảm xúc .
Có tới 95 % nhân viên không nghĩ tới
việc phải làm gì cho tiệc cưới của sếp, họ chẳng bao giờ phải vắt óc tìm ra lý
do để chăm sóc sếp của mình. Ở xứ mình liệu có ai điên đến mức bỏ qua cơ hội
chăm sóc sếp của mình không? Nói cách khác, có ai dám làm điều đó không? Hãy
xem, chúng ta có biết bao nhiêu là tình thương mến thương với lãnh đạo!
16. Nhạy bén:
Người Mỹ không nhạy bén chút nào! 99%
người Mỹ đi học, đi làm, thăng quan tiến chức, mà không hề biết sự cần thiết của
“phong bì” để có thể mở ra một cánh cửa ..sau!
(Theo
BLOG CỦA ALAN)
2 thg 4, 2013
Công an là kém nhất
Thứ Ba, tháng 4 02, 2013
Hoàng Nam Sơn
No comments
Trong cuộc họp của tỉnh bàn về việc hiện đại hoá, công nghiệp hoá nền
kinh tế tỉnh nhà.
Xưa |
và Nay |
- Các đồng chí! Hôm nay chúng ta
đang bàn về một vấn đề hệ trọng, có tính quyết định đến sự phát triển của tỉnh
ta trong sự nghiệp công nghiệp hoá. Các đồng chí biết, muốn hiện đại hoá, công
nghiệp hoá thì con người là yếu tố quyết định. Không có vốn ta có thể vay,
không có công nghệ có thể chyển giao, nhưng nếu không có con người là chết (vỗ
tay). Vậy mà, nhân lực của tỉnh ta như thế nào? Quá thiếu, quá yếu, nếu không
nói là vô cùng yếu.
- Xin đồng chí cho ví dụ cụ thể.
- Ví dụ hả? Có ngay. Tôi có thể nói
là chúng ta thiếu và yếu trên tất cả các lĩnh vực.
- Ồ...
-
Trước hết là đội ngũ công nhân. Công nghiệp hoá hiện đại hoá thì trước hết
cần đội ngũ công nhân, thế mà công nhân của ta tay nghè kém quá. Năm ngoái tôi
sửa nhà, gạch lát đặt mua tận Italia, một triệu hai một viên, tôi nhắc lại là một
triệu hai một viên nhé. Thế mà mấy ông thợ của ta ghép đã không phẳng, lại còn
loay hoay thế nào vỡ mất mấy viên. Thế có chết không cơ chứ!
- Chết thật!
- Đấy mới là thợ xây nhé. Còn thợ
cơ khí thì sao? Cũng yếu lắm. Thằng con trai tôi vừa mua “con Auđi” ngót nghét
hai tỷ bạc, nghịch thế nào cái kính tụt xuống không lên đựơc, thế mà chạy khắp
thành phố không có một tay thợ nào sửa được, lại phải đưa xe vào tận thành phố
HCM! Trình độ như thế làm sao lấy tiền thiên hạ được?
- Dạ, đúng là không lấy tiền thiên
hạ được.
- Nông dân thì sao? Chúng ta đang định
xây dựng mấy khu nông nghiệp công nghệ cao, thế mà trình độ nông dân thì như thế
nào? Cái trang trại nhà tôi có dăm bày héc ta thôi, tôi thuê một đôi vợ chồng vừa
bảo vệ vừa làm vườn. Nói là thuê, nhưng tôi bỏ tiền ra cho họ làm, còn thì thu
hoạch được cái gì trong trang trại cho họ hưởng hết. Ấy thế mà cũng chả ăn thua
gì. Cặp cây thế đưa từ Ninh Bình về, thế mà anh chị chăm thế nào mùa hạn vừa
qua đứt rồi. Tỷ bạc tôi không tiếc, mà tôi tiếc cái tình anh em người ta quý
tôi, người ta biếu. Các đồng chí thấy có tiếc không?
- Tiếc lắm ạ!
- Tôi nói đến đâu rồi nhỉ?
- Đến cặp cây thế bạc tỷ ạ!
- Đúng rồi, đấy là chuyện trình độ
nông dân. Bây giờ tôi nói đến những người làm nghề dịch vụ. Tỉnh ta đã xác định
cơ cấu kinh tế, trong đó dịch vụ hết sức quan trọng. Ấy thế mà đội ngũ những
người làm dịch vụ cũng non lắm. Các đồng chí có biết vợ tôi, con gái tôi hàng
tuần phải bay vào thành phố HCM làm gì không?
- Học tại chức phải không ạ?
- Không! Đi gội đầu!
- Ồ!
- Đấy, ngay cái dịch vụ đơn giản
như cắt tóc gội đầu ta cũng không có thợ lành nghề, đủ tiêu chuẩn, nói gì đến
các dịch vụ cao cấp khác! Như thế thì tôi hỏi các đồng chí, các đồng chí có lấy
tiền thiên hạ được không?
- Chắc chắn là không ạ!
- Đấy, thấy chưa? Làm ăn như thế
làm sao lấy tiền thiên hạ được! Bây giờ tôi nói đến đội ngũ trí thức. Ta chủ
trương phát triển kinh tế tri thức, thế mà đội ngũ trí thức của ta thì sao? Nói
các đồng chí trí thức ở đây đừng giận, cũng yếu lắm. Tỉnh ta có mấy trường đại
học, nhưng chất lượng đào tạo như thế nào? Tôi làm tiến sỹ ở Mỹ chỉ mất sáu
tháng, lại không cần sang bên đó, và cũng không cần biết tiếng Anh. Đấy trình độ
họ như thế chứ, chỉ có sáu tháng mà họ lấy của mình 17 nghìn đô. Hôm Văn phòng
làm thủ tục chuyển tiền cho tôi ai cũng khiếp. Ta thì sao, ở đây có ai học thạc
sỹ, tiến sỹ chỉ có 6 tháng như tôi không? Không à? Đúng, ta làm sao đào tạo như
thế được. Đúng không? Đúng quá đi chứ. Tôi hỏi các đồng chí, các đồng chí có thể
moi đựơc tiền ngân sách như thế không?
- Chắc chắn là không!
- Nói đến trí thức là tôi bức xúc lắm,
vì tôi cũng là tiến sỹ. Ta vẫn nói ta là đất văn vật, tưởng nhiều vị túc nho lắm,
hoá ra không phải. Năm ngoái, anh con rể nhà tôi mách với tôi là có người bán
chiếc trống đồng cổ hai nghìn năm tuổi, giá chỉ một triệu hai đô la. Mình là
người yêu văn hoá dân tộc, không muốn cổ vật này rơi vào tay bọn trọc phú, nên
bỏ tiền ra mua. Cũng gọi mấy ông ở Bảo tàng tỉnh đi xem và tư vấn hẳn hoi. Ấy
thế mà bây giờ mới biết nó là cái trống đồng Trung Quốc! Thế mới đau chứ! Thế mới
tức chứ! Triệu hai đô mình không tiếc, mà tiếc là tiếc cái lòng yêu nước của
mình bị lợi dụng, tức là tức cán bộ chuyên môn của mình yếu quá. Các đồng chí
có tức không?
- Vô cùng tức ạ!
- Mà thôi, cũng không nên bi luỵ
quá. Tôi nói đến đâu rồi nhỉ?
- Đến chiếc trống đồng triệu hai đô
la. Đề nghị đồng chí nói chuyện cặp lộc bình cổ hai tỷ tám. Đề nghị đồng chí
nói chuyện con chó Tây Tạng ba trăm triệu. Đề nghị...Đề nghị...
- Được từ từ tôi sẽ nói. Bây giờ ta
dân chủ nhé, ai có ý kiến gì xin mời phát biểu. Nào, mời đồng chí!
- Thưa đồng chí, theo tôi, lực lượng
công an của ta cũng yếu lắm ạ!
- Nói đến công an là phải có chứng
cứ đấy!
- Đấy, tham nhũng sờ sờ ra đấy mà họ có bắt được thằng
nào đâu!
( Blog Tạp hóa Faxuca) Phạm Xuân Cần
“Váy đàn bà” xưa và xe “không chính chủ” nay
Thứ Ba, tháng 4 02, 2013
Hoàng Nam Sơn
No comments
(TuanVietnam.net) - Lời trấn an xem ra chưa "hạ nhiệt" được nỗi
lo lắng của hơn 10 triệu người dân có xe "không chính chủ".
Sau cuộc tranh cãi, thò ra thụt vào
về chuyện phạt hay không phạt xe chính chủ giữa các bộ, cuối cùng thì đại diện
Văn phòng Chính phủ cũng lên tiếng. Tại cuộc họp báo vào chiều ngày 29/3/2013,
Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho báo chí biết, sau khi tiếp thu ý kiến của người dân, Bộ
CA đã dừng việc ngừng phương tiện giao thông trên đường để kiểm tra chuyện
"chính chủ" hay "không chính chủ".
Về cách làm, ông Đam cho biết:
"Tại các điểm đăng ký xe, Bộ CA có trách nhiệm kiểm tra phương tiện đó xem
có "chính chủ" hay không. Bộ CA cần thiết có biện pháp tuyên truyền,
nhắc nhở. Đi kèm nhắc nhở là chế tài".
Bộ trưởng Đam đặc biệt nhấn mạnh:
"Tuyệt đối không được gây khó cho dân!".
Nhưng dân còn gặp... khó. Hiện nay,
trên 10 triệu chiếc xe máy đang lưu thông hàng ngày trên cả nước, đại đa số thuộc
diện "không chính chủ"! Con số này được nêu ra tại cuộc họp.
Vì nhiều lý do khách quan, người
mua xe đã phải trả tiền và được sử dụng nhưng không được đứng tên trên cà vẹt
(giấy chứng nhận đăng ký xe). Có thể kể ra những lý do phổ biến của tình hình
này như sau:
Người lao động từ các tỉnh về TP lớn
như Hà Nội, TP.HCM lao động, lập nghiệp đa số chưa có hộ khẩu nên không thể
đăng ký xe tại nơi tạm trú.
Nhiều lao động phổ thông làm việc
không ổn định, nay ở Đồng Nai, mai Bình Dương, ngày kia tìm việc ở TP.HCM. Có
tiền họ mua chiếc xe làm chân đi. Kẹt tiền bán đi. Có việc làm mua lại xe khác.
Nếu mỗi lần mua và đăng ký cho được "chính chủ" là điều không thể.
Nhiều người thu nhập thấp, phải mua
lại xe cũ đã qua sử dụng, giá trị xe không còn lớn như ban đầu nhưng khi đi
đăng ký rất phức tạp vì trước đó đã sang tay 2 - 3 đời chủ bằng giấy viết tay.
Theo đánh giá thực trạng tồn tại số
lượng lớn "xe không chính chủ" một phần lỗi của người dân nhưng một
phần cũng do những chính sách và sự buông lỏng của cơ quan quản lý.
Quỳ lạy Côn an xin đừng giam xe |
Về phía Bộ CA, mặc dù khẳng định
"CSGT không được dừng xe để truy tội "chính chủ" hay không"
nhưng nếu vi phạm lỗi vi phạm trực tiếp, nếu người vi phạm không xuất trình được
đầy đủ giấy tờ sẽ bị tạm giữ phương tiện để xác minh làm rõ có hay không vi phạm
quy định không chuyển quyền sỡ hữu phương tiện.
Nói cách khác, người sử dụng phương
tiện "không chính chủ" phải bị xử phạt khi CSGT "vịn" tới!
So ra, cơ bản vẫn là "phạt"
nhưng giảm mức độ quyết liệt một chút.
Nhiều công nhân lao động ở các khu
công nghiệp Bình Dương dí dỏm: "Nghe qua thấy cũng nhẹ hơn chút song đọc kỹ
lại thì thấy giống như xoa dầu trước khi quất roi vậy!".
Trấn an "không làm khó
dân" xem ra chưa "hạ nhiệt" được nỗi lo lắng của hơn 10 triệu
người dân "không chính chủ" đang hàng ngày ngồi trên chiếc xe 2 bánh.
Người dùng xe "không chính chủ"
vẫn bị "chế tài" bên cạnh các biện pháp tuyên truyền. "Chế
tài" nào "tuyệt đối không gây phiền hà cho dân" vẫn là câu hỏi
không lời đáp.
Chiếc váy thời xưa và xe "không chính chủ" nay
Chuyện xưa kể rằng, vua Minh Mạng
(1820 - 1841) từng có chiếu chỉ cấm phụ nữ ...mặc váy! Việc này nhằm chỉnh đốn
phong hóa. Một số nhà nghiên cứu cho rằng đây là biện pháp nâng cao văn minh, bảo
vệ người phụ nữ.
Tuy nhiên, ý định tốt của nhà vua
đã không được nhân dân đồng tình. Vua đã nghiêm túc xem lại chiếu chỉ của mình
ban ra.
Nhắc lại chuyện xưa để thấy rằng, một
ý định, mục tiêu dù tốt đẹp đến đâu trong suy nghĩ, tư duy của người có thẩm
quyền và trách nhiệm cũng phải tiện lợi cho người dân. Điều kiêng kỵ nhất là
quy định đó gây khó khăn cho họ.
Trong khi đó, ông Lê Hồng Sơn, Cục
trưởng Cục kiểm tra văn bản thuộc Bộ Tư pháp cho rằng "Cần phải phân tích
từ nhiều góc độ để bảo đảm "thấu tình đạt lý".
Bộ Giao thông vận tải dù không phải
là ngành có vinh dự được mang danh hiện "vận tải nhân dân" song đã rất
nhân dân, dũng cảm rút ý kiến đề xuất sau khi "tiếp thu ý kiến nhân
dân".
"Vấn đề quan trọng cuối cùng
là mục đích cuối cùng của việc xử phạt có xuất phát từ chính lợi ích của người
dân và xã hội hay không? Đó là vấn đề rất lớn, không thể coi thường".
Nhân viên công lực cứ làm tốt nhiệm
vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông chứ không nên quá quan tâm phạt vạ chuyện
xe đó "chính chủ" hay không "chính chủ" làm gì!
Duy Chiến
1 thg 4, 2013
TS Alan Phan - Thơ gửi hiệp hội Bất Động Sản
Thứ Hai, tháng 4 01, 2013
Hoàng Nam Sơn
No comments
29 March 2013
“Mặt
trời trong tôi lặn để bình minh lại đến…My sun sets to rise again” – Robert
Browning"
Kính thưa Quý Vị
Dù chỉ mới nhận được 15 câu hỏi “chất
vấn” của Quý Vị qua báo chí, tôi cũng xin phản hồi sớm vì sự mong đợi của rất
nhiều đọc giả; cũng như để tỏ lòng tôn kính với “1,000 (?) đồng nghiệp” của
tôi. Tôi cũng đã từng làm một nhà đầu tư dự án BDS (real estate developer) ở tận
xứ Mỹ xa xôi vào cuối thập niên 1970’s. Sau 7 năm huy hoàng với lợi nhuận, tôi
và các đối tác đã trắng tay trả lại mọi vốn và lời trong dự án lớn ở Arizona
vào năm 1982. Do đó, tôi khá đồng cảm với trải nghiệm “của thiên trả địa” hiện
tại của Quý Vị.
Tôi không quen bị “chất vấn”, không
phải là một cậu học trò phải thi trắc nghiệm, cũng không có “quyền lợi” hay
“nghĩa vụ” gì trong tình huống này, nên xin phép được trả lời các bậc đàn anh
theo phong cách của mình. Vả lại, những chi tiết nhỏ nhặt của 15 câu hỏi đã được
“trả lời” qua các bài viết của tôi trong vài năm qua (còn lưu lại tại
www.gocnhinalan.com). Thêm vào đó, nhiều BCA (bạn của Alan) cũng đã ra công sức
phản biện qua các lời bình trên trang web này và các mạng truyền thông khác.
Quý Vị tự tìm tòi nhé.
Cốt lõi của vấn đề
Một khuynh hướng chung khi tìm giải
pháp cho vấn nạn BDS hiện nay của Việt Nam là đóng khung bài toán trong các
công thức tài chánh. Vài doanh nghiệp BDS nhờ tôi tư vấn tìm vốn vì họ nói
không thể tiếp cận được các nguồn tài trợ. Câu trả lời của tôi là vấn đề BDS
thuộc chuyện thị trường.
Vốn trong dân tại Việt Nam được các
nhà chuyên gia nước ngoài ước tính vào khoảng 60 tỷ US dollars; và vốn từ Việt
kiều và các nhà đầu tư ngoại có thể lên thêm khoảng 20 tỷ (các số liệu này có
thể sai nhưng chúng ta sẽ không bao giờ tìm được một thống kê chính xác và
chính thống về các con số nhậy cảm ở Việt Nam). Tuy nhiên, dù với con số nào, số
tiền này cũng thừa đủ để giải quyết mọi hàng BDS tồn kho.
Trên góc cạnh thị trường, khi người
bán đáp ứng được nhu cầu người mua về sản phẩm và dịch vụ (gồm nhiều yếu tố,
nhưng quan trọng nhất là giá cả và chất lượng) thì giao dịch xẩy ra. Do đó, câu
hỏi cốt lõi là những BDS mà quý vị đã và đang sản xuất có mức giá và chất lượng
theo đúng nhu cầu của người tiêu dùng chưa? Theo tôi biết, nhu cầu về phân khúc
nhà cho người thu nhập thấp rất cao; nhưng sản phẩm gần như quá ít. Trong khi
đó, nguồn cung cầu tại phân khúc nhà cao cấp lại mất cân bằng và lượng tồn kho
có thể phải mất 10 năm mới tiêu thụ hết.
Tóm lại, khủng hoảng BDS hiện nay
là một tính toán sai lầm của nhà sản xuất BDS về giá cả và loại hàng.
Giá thành quá cao?
Nhiều người trong Quý Vị biện bạch
là giá BDS cao ngất trời vì giá đất, giá nguyên vật liệu, chi phí hành chánh và
bôi trơn…quá cao. Thật tình, lý giải này chỉ chứng tỏ tính chất làm ăn thiếu hiệu
quả vì không biết những tính toán căn bản về đầu tư cho dự án; cũng như cho thấy
yếu kém của các quyết định bầy đàn và chụp giựt.
Nhưng đôi khi, tình thế ngoại vi
cũng có thể làm sai trật mọi tính toán. Chẳng hạn khi tôi bắt đầu dự án Arizona
nói trên vào 1979, chúng tôi đã không ngờ là lãi suất lên đến 16-18% mỗi năm
khi hoàn tất, thay vì 8-9% như dự tính. Giá nhà vẫn hợp lý, nhưng phần lớn người
Mỹ mua nhà bằng tín dụng, nên dự án phải phá sản. Dù không phải lỗi của chủ
quan, nhưng chúng tôi hiểu rõ luật chơi của thị trường và cúi đầu chấp nhận.
Người mua nhà, hay ngay cả vợ con bạn
bè của Quý Vị, thật sự không quan tâm đến lý do tại sao giá nhà lại cao hay thấp
thế này? Vừa mua thuận bán thôi.
Một chút lịch sử
Dĩ nhiên, tất cả bàn luận trên đây
dựa trên quy luật thị trường. Nhiều bạn sẽ nói là nền kinh tế chúng ta có “định
hướng xã hội” nên chánh phủ phải nhẩy vào can thiệp hay cứu trợ khi “con cái” gặp
hoạn nạn.
Chắc
Quý Vị còn nhớ, có khi giá nhà đất lên cao cả mấy trăm phần trăm mỗi năm vào thập
kỷ 1995-2006, không ai kiến nghị chánh phủ phải can thiệp để cứu người tiêu
dùng bằng cách ngăn chận mọi sự tăng giá (nhiều khi phi pháp). Các nhà sản xuất
BDS quên mất “định hướng xã hội” của Viêt Nam và ủng hộ triệt để nguyên lý thị
trường.
Bây giờ, vào nửa hiệp sau của trận
bóng, các cầu thủ lại yêu cầu trọng tài áp dụng một luật chơi mới? Tính bất nhất
này làm mọi biện luận của Quý Vị trở nên ngây ngô cùng ngạo mạn.
Hệ quả khi bong bóng BDS nổ
Trước hết, khi nói về hệ quả, tôi
xin mọi người ghi nhận công trạng của những nhà đầu cơ BDS trong việc tạo ra khủng
hoảng hiện nay. Tất cả những suy thoái, trì trệ và việc kém hiệu quả trong các
đầu tư để công nghiệp hóa hay gia tăng sản lượng nông, hải , sản…đều có thể
truy nguồn đến những bong bóng tài chánh như BDS, chứng khoán và ngân hàng. Khi
dòng tiền tấp nập chảy về lãnh vực này để hưởng lợi nhuận dễ dàng và nhanh
chóng, chúng ta đã hy sinh những đầu tư xã hội cần thiết và dài hạn như y tế,
giáo dục, công nghệ cao, nông nghiệp…Tai hại của sự lãng phí và tham ô trong việc
sử dụng tài lực quốc gia này sẽ làm cả dân tộc trả giá trong nhiều thập kỷ sắp
đến.
Nếu nhìn từ định hướng CNXH, các
doanh nhân và quan chức có liên hệ đến việc đầu cơ, thao túng và lèo lái dòng
tiền đầu tư…để thổi phồng các bong bóng tài sản đều có thể bị kết tội dưới nhiều
luật lệ. Hú hồn. May mà Quý Vị còn chữ “kinh tế thị trường” để mà núp bóng.
Ngoài ra, về các hệ quả tương lai
khi bong bóng BDS nổ, Quý vị đã tự đặt cho mình một vị trí quá quan trọng trong
nền kinh tế chung. Dĩ nhiên có thể hơn 50% các doanh nghiệp kinh doanh BDS và vật
liệu xây dựng cũng như 50% các ngân hàng nhỏ yếu sẽ chết vì nợ xấu…nhưng tôi chắc
chắn là “không có Mợ thì chợ vẫn đông”. Thực ra, những doanh nghiệp, ngân
hàng…này cũng đã chết lâm sàng rồi. Họ kéo dài hơi thở để đợi chút oxygen từ tiền
thuế và phí của người dân. Hiện tại, họ không đóng góp chút gì cho sản lượng quốc
gia trong khi tiếm dụng một phần nguồn lực không nhỏ.
Về các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, một số lớn đã ngất
ngư vì không thể cạnh tranh với sản phẩm của Trung Quốc, Thái Lan…tại sân nhà
hay sân người. Đổ lỗi cho tình hình BDS chỉ là một thủ thuật phát sinh từ thói
quen lười biếng.
Con ngáo ộp thứ hai Quý Vị đem ra hù dọa là con số vài chục ngàn
trong số 53 triệu công nhân toàn quốc (với tỷ lệ thất nghiệp khoảng 2.2% theo
thống kê nhà nước) sẽ bị ảnh hưởng khi bong bóng BDS nổ tung. Nếu nền kinh tế
chúng ta phát triển bền vững và bài bản, sự tạo ra việc làm cho các công nhân
này chỉ là chuyện nhỏ.
Con ngáo ộp thứ ba của Quý vị là các người dân bỏ tiền trong các
ngân hàng sẽ chịu mất mát khi vài ngân hàng đóng cửa. Theo tôi hiểu, mỗi tài
khoản hiện nay được bảo hiểm đến 50 triệu VND và đang được NHNN đề xuất lên 100
triệu VND (vì lạm phát nhiều năm qua). Tỷ lệ mất mát cho những tài khoản trên 100
triệu VND tại các ngân hàng sẽ rất nhỏ; vì các nhà đa triệu phú thường không
ngu để mất tiền như Quý Vị tiên đoán. Họ có nhiều giải pháp sáng tạo hơn Quý Vị
và nhà nước nhiều.
Những hệ quả tích cực
Trong bài “Thị trường sẽ cứu chúng
ta” (www.gocnhinalan.com) tôi đã ghi nhận 5 hệ quả tích cực hơn khi bong bóng
BDS nổ. Đó là số lượng vài trăm ngàn gia đình lần đầu sở hữu một căn nhà vừa
túi tiền, hiện tượng tâm lý “an cư lạc nghiệp” tạo cú kích cầu tiêu dùng, gây lại
niềm tin cho kinh tế, loại bỏ các thành phần phi sản xuất yếu kém, tăng thu
ngân sách và thu hút đầu tư nội ngoại.
Trong đó, quan trọng nhất là việc tạo
một tầng lớp trung lưu mới, hết sức cần thiết cho mọi sự phát triển bền vững.
Nhìn qua các xã hội đã mở mang tại Âu Mỹ Nhật Úc, tầng lớp trung lưu với những
tài sản thâu góp được thường là đầu tàu cho chiếc xe kinh tế. Họ tạo ra thị trường
tiêu dùng lớn nhất, họ đóng thuế nhiều nhất, họ làm việc cần cù nhất, họ nợ nhiều
nhất (tốt cho ngân hàng và các ông chủ), họ có niềm tin cao nhất vào đất nước
…vì họ có quá nhiều thứ để mất. Một xã hội bất ổn là khi phần lớn người dân
không có gì để mất.
Hệ quả khi bong bóng không nổ
Tôi thì lại lo sợ về những hệ quả
trái ngược nếu quyền lực của Quý vị thành công và thuyết phục nhà nước bơm tiền
dân cứu Quý Vị và các ngân hàng yếu kém.
Trước hết, nền kinh tế zombies (xác
chết biết đi) này sẽ kéo dài ít nhất là một thập kỷ nữa.
Khi phải in tiền đủ để cứu trợ, nạn
lạm phát sẽ bùng nổ lại và tỷ giá VND sẽ rơi. Nhiều người đã quay qua Mỹ quan
sát về các gói cứu trợ ngân hàng tư và đề nghị NHNN dùng giải pháp này cho Việt
Nam. Một ghi chú nhỏ: chánh phủ Mỹ cho các ngân hàng này vay vốn với lãi suất cực
rẻ; nhưng không cứu các doanh nghiệp hay giá BDS; và sau khi gây lại vốn sở hữu
bị mất trong cuộc khủng hoảng tài chánh 2008, hầu hết các ngân hàng đã trả tiền
lại cho chánh phủ. Giải pháp này không thể thực hiện ở Việt Nam vì các ngân
hàng thương mại Việt không đủ uy tín, thương hiệu, tầm cỡ, tính minh bạch hay
khả năng quản trị để tiếp cận nguồn vốn nội hay ngoại (vẫn rất dồi dào).
Chánh phủ hiện đã bội chi vì các vấn
đề kinh tế xã hội từ khủng hoảng và nguồn thu từ thuế và phí đang bị thu hẹp
đáng kể. Dùng những tài lực hiếm hoi để nuôi các zombies phi sản xuất là kéo
dài cuộc suy thoái cho các thành phần khác trong nền kinh tế.
Nhưng tệ hại nhất là khi tung tiền
cứu nguy cho “bồ nhà”, chánh phủ sẽ gởi một thông điệp bào mòn mọi niềm tin còn
sót lại của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đó là: “mọi sai phạm lầm lẫn sẽ
được che đậy và bảo vệ; và các quy luật của thị trường có quyền đi “nghỉ mát”
khi quyền lợi của các nhóm lợi ích bị xâm phạm”.
Những giải pháp sáng tạo
Sau cùng, nếu con phượng hoàng có
thể bay lên từ đống tro tàn thì các zombies cũng có thể tái tạo lại một đời sống
mới. Trong nền kinh tế trí thức toàn cầu này, sáng tạo vẫn là một điều kiện
tiên quyết cho mọi doanh nghiệp.
Tôi không kinh doanh BDS từ năm
1982, nên tôi không dám “múa rìu qua mắt thợ”. Nhưng tôi nhận thấy có những đại
gia “thật lớn” của BDS đã phát triển mạnh trong khủng hoàng này. Bầu Đức của
HAGL chọn giải pháp “xuất ngoại” khi bán tháo BDS tại Việt Nam và đem tiền đổ
vào Lào và Myanmar. Ngài Vượng của Vincom đạt được danh tỷ phú đô la với phân
khúc trung tâm thương mại cao cấp trong thời bão táp. Mr. Quang của Nam Long
thì thành công với vốn ngoại và mô hình EHome cho phân khúc trung lưu. Các trường
hợp phát triển như anh Thìn Đất Xanh hay anh Đực Đất Lành là những thí dụ khác.
Trong lãnh vực vật liệu xây dựng, sản
phẩm nhà tiền chế theo dây chuyền hay các vật liệu từ công nghệ cao và xanh đã
biến nhiều doanh nhân thế giới thành tỷ phú. Trí tuệ Việt chắc chắn phải có rất
nhiều…Ngô Bảo Châu…trong ngành BDS. Đây là tương lai của BDS Việt trong mong đợi
của mọi người; không phải hình ảnh của các zombies níu kéo vào dây trợ sinh
trên giường bệnh.
Thay cho lời kết
Tôi thực sự khâm phục khả năng
lobby của Hiệp Hội BDS và các thành viên. Tạo được một bong bóng khiến giá trị
BDS lên đến 25 lần thu nhập trung bình của người dân là một thành tích đáng ghi
vào kỷ lục Guinness. Tôi cũng tiên đoán là chánh phủ rồi cũng sẽ tung nhiều gói
cứu trợ BDS mặc cho sự can gián của nhiều chuyên gia và đa số người dân. So với
Quý Vị, tiếng nói của chúng tôi không đủ trọng lượng để chánh phủ lưu tâm.
Do đó, cuộc tranh cãi nên dừng lại ở
đây để những người dân chưa có nhà không nên kỳ vọng vào một phép lạ trong
tương lai gần.
Nhưng trong sâu thẳm, tôi vẫn mang
nhiều hy vọng. Có thể một lúc nào đó, những tinh hoa của đất Việt sẽ quên đi
quyền lợi cá nhân của mình và gia đình…để san sẻ lại cho các người dân kém may
mắn hơn. Không phải để làm từ thiện, mà nhận trách nhiệm rộng lớn hơn với cộng
đồng, và với thế đứng của Việt Nam trên thương trường quốc tế. Để doanh nhân Việt
được tự hào với tư duy sáng tạo cởi mở và khả năng vượt khó bền bỉ. Để thế hệ
sau còn có chút niềm tin và lực đẩy khi họ phải ra biển lớn cạnh tranh.
Riêng đối với những vị đã mất mát
tài sản vì sai phạm đầu tư, tôi xin chia sẻ nơi đây câu thơ của tiền nhân mà
tôi tự an ủi mình sau khi ký giấy trao lại cho ngân hàng toàn bộ dự án Arizona
và ra đi với bàn tay trắng, “Thế Chiến Quốc,
thế Xuân Thu… Gặp thời thế thế thì phải thế”. Dù sao, chỉ 3 năm sau đó, tôi
lại kiếm được nhiều tiền hơn trong một mô hình kinh doanh khác.
Mong Quý vị mọi điều may mắn và
mong tinh thần “kẻ sĩ” mãi cháy sáng trong cuộc đời Quý vị.
Thân ái,
Alan Phan
Thư ngỏ của CLB BĐS Hà Nội gửi TS Alan Phan
Thứ Hai, tháng 4 01, 2013
Hoàng Nam Sơn
No comments
(LĐO) - Ngày 27.3, CLB BĐS Hà Nội đại diện cho gần 100 doanh nghiệp BĐS
Hà Nội đã gửi thư ngỏ nêu một loạt câu hỏi chất vấn TS Alan Phan về các phát
ngôn của ông trên các phương tiện truyền thông đại chúng vừa qua. Lao Động xin
đăng nguyên văn thư ngỏ của CLB BĐS Hà Nội gửi TS Alan Phan.
Kính gửi: Tiến sĩ Alan Phan, nguyên Chủ tịch Quỹ Đầu tư Viasa;
Đồng kính gửi:
- Hiệp hội BĐS Việt Nam;
- Hiệp hội BĐS TP.Hồ Chí Minh;
- Các cơ quan báo chí.
Lời đầu tiên, CLB BĐS Hà Nội xin gửi
tới ông lời chào trân trọng.
Thời gian vừa qua, các thành viên của
CLB BĐS Hà Nội trên 63 tỉnh, thành đã gọi điện và gửi thư yêu cầu CLB BĐS Hà Nội
trực thuộc Hiệp hội BĐS Việt Nam chuyển tới ông một số câu hỏi, muốn ông giải
thích rõ về một số nhận xét đánh giá của ông về thị trường BĐS Việt Nam, điển
hình là bài trả lời phỏng vấn trên báo điện tử Vnexpress với tiêu đề “Nên để thị
trường bất động sản rơi tự do” và các bài “Hãy để chúng chết đi”, “Thị trường sẽ
cứu chúng ta” trên trang www.gocnhinalan.com.
Chúng tôi đánh giá cao sự quan tâm,
tâm huyết của ông với nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường BĐS nói
riêng; tuy nhiên, trong những đánh giá, quan điểm mà ông đã nêu tại các bài viết
nói trên, nhiều hội viên của CLB BĐS Hà Nội từ nhiều tỉnh, thành có nhiều điểm
không đồng tình và mong muốn được chất vấn ông để làm rõ vấn đề. Trên tinh thần
tôn trọng và cầu thị, chúng tôi thống nhất gửi đến ông những câu hỏi mà chúng
tôi đã tổng hợp từ các hội viên gửi tới CLB, mong ông dành thời gian giải đáp:
1.
Ông cho rằng, doanh nghiệp BĐS “chết”, nhà băng “chết”, chứng khoán tụt giảm…
cũng không sao, miễn là Chính phủ bảo đảm người dân sẽ không mất tiền. Vậy, xin
ông cho biết giải pháp mà Chính phủ cần phải làm để bảo đảm người dân sẽ không
mất tiền nếu tình trạng nêu trên xảy ra?
2.
Hầu hết các dự án nhà ở thương mại, người dân đã đóng một phần tiền, thậm chí
là rất nhiều tiền, nếu phá sản chủ đầu tư không tiếp tục xây và không thể giao
nhà cho họ, cũng không có khả năng hoàn trả tiền; vậy ai sẽ là người mất tiền?
3.
Hiện nay, các doanh nghiệp BĐS thường chỉ có từ một đến vài chục phần trăm vốn
tự có, phần còn lại là vay ngân hàng (mà ai cũng biết ngân hàng là DN kinh
doanh từ tiền gửi tiết kiệm của nhân dân). Vậy nếu các doanh nghiệp BĐS phá sản,
kéo theo hệ thống ngân hàng có thể sẽ sụp đổ; lúc này thực chất, ai sẽ là người
mất tiền?
4.
Ông đã nhận định rằng, để thị trường rơi tự do, giá nhà có thể giảm thêm 30-50%
nữa. Vậy theo ông, khi giảm đến mức đó mới là “giá trị thực” (bằng mức đầu tư của
doanh nghiệp) hay đã thấp hơn? Tóm lại là, theo ông, nếu giá BĐS giảm tới
50% thì đã bằng giá thành đầu tư dự án
hay còn xuống sâu hơn nữa mới bằng giá thành xây dựng?
5.
Theo đánh giá của ông, giá BĐS tại Việt Nam được hình thành từ những cơ sở nào?
Và ông căn cứ vào cơ cấu giá như thế nào để đưa ra nhận định đó?
6.
Giá nhà ở Việt Nam hiện nay có thể chưa phù hợp với thu nhập của phần lớn người
dân Việt Nam; song như chúng ta đã biết, để tạo nên một sản phẩm BĐS, hiện nay
chúng ta phải nhập khẩu rất nhiều các nguyên vật liệu, trang thiết bị cao cấp
(Việt Nam chưa sản xuất được hoặc có sản xuất cũng chưa đạt yêu cầu của người
tiêu dùng), điều này góp phần rất lớn làm đội giá BĐS lên cao. Vậy có phù hợp
không khi chúng ta lấy mặt bằng thu nhập của người dân để đòi hỏi giá nhà phải
tương xứng?
7.
Căn cứ vào cơ sở khoa học nào để ông đưa ra nhận định: Không cần giải cứu, địa ốc
sẽ đi lên sau 4-5 năm?
8.
Như ông cũng biết, đa phần các doanh nghiệp BĐS tại Việt Nam hiện nay là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ là động lực phát triển của nền kinh tế và tạo công
ăn việc làm. Nếu bây giờ thúc đẩy cho họ phá sản hết thì bao giờ chúng ta mới
khôi phục được hạ tầng kinh tế này?
9.
Ông có biết, hiện nay tại Việt Nam có bao nhiêu ngành, lĩnh vực sản xuất và bao
nhiêu người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động của thị trường BĐS
(công nghiệp phụ trợ, công nghiệp vật liệu, xây dựng, bán hàng, quản lý…) hay
không? Nếu để thị trường BĐS “rơi tự do”, phá sản dây chuyền, điều gì sẽ xảy ra
và cuộc sống của những người hoạt động trong lĩnh vực này cũng như gia đình họ
sẽ ra sao?
10.
Ông có thiện chí giới thiệu hoặc tham gia cùng những nhà đầu tư có tiềm lực tài
chính mạnh ở Mỹ hay Trung Quốc đến Việt Nam đầu tư những dự án nhà ở giá rẻ
không? Người dân sẽ đánh giá rất cao tư
cách và trách nhiệm của ông nếu ông làm được việc này.
11.
Hạ tầng, cảnh quan đô thị của Việt Nam (ít nhất là 2 thành phố lớn là Hà Nội và
TPHCM) hiện nay như thế nào nếu đem so sánh với các đô thị khác trong khu vực
và trên thế giới? Theo ông, nếu không phát triển thị trường BĐS thì chúng ta
làm thế nào để cải tạo được diện mạo đô thị, làm sao tiến kịp thế giới?
12.
Xin ông cho biết, bài học “Hãy chết đi” mà Tổng thống Ford đã áp dụng cho New
York (Mỹ) có được quốc gia nào áp dụng thành công (để khắc phục và vượt qua khủng
hoảng thành công, vừa đảm bảo quyền lợi toàn dân, vừa thúc đẩy xã hội phát triển)
sau đó nữa không? Lý do gì mà người ta lại không đi theo con đường đó?
13.
Ông cho rằng, thị trường BĐS Việt Nam hiện chưa thu hút nhiều nhà đầu tư ngoại
và trong thời gian tới họ sẽ không đầu tư dài hạn, mua đất giải phóng mặt bằng
sau đó triển khai dự án... Đây là nhận định cá nhân hay dựa vào khảo sát nào,
thưa ông?
14.
Được biết đến như một doanh nhân với 43 năm kinh nghiệm tại thị trường Mỹ và
Trung Quốc, nhưng ông đã có nhiều nghiên cứu với thị trường Việt Nam hay chưa?
Và kinh nghiệm thực tế của ông với thị trường BĐS Việt Nam là gì?
15.
Hiện nay, cộng đồng doanh nghiệp là các hội viên trong CLB BĐS Hà Nội rất mong
muốn được tổ chức một hội thảo về những vấn đề ông đã nêu ra cho thị trường BĐS
Việt Nam. Ông có sẵn sàng về Việt Nam để tham dự hội thảo này với vai trò diễn
giả, trả lời các câu hỏi của các doanh nghiệp và công chúng trong nước hay
không?
Trên đây là những câu hỏi bước đầu
mà các thành viên của CLB BĐS Hà Nội đặt ra với ông. Rất mong ông sớm dành thời
gian phúc đáp để chúng ta có thể tiếp tục trao đổi, làm sáng tỏ vấn đề.
Thông tin trao đổi xin gửi về: CLB
BĐS Hà Nội, địa chỉ:
Tầng 14 cung Trí Thức thành phố, lô
đất 25 phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội
Kính chúc ông sức khoẻ và thành đạt!
Phó Chủ tịch CLB BĐS Hà Nội: Lê
Thị Lan Anh
TS Alan Phan - “Nên để thị trường bất động sản rơi tự do”
Thứ Hai, tháng 4 01, 2013
Hoàng Nam Sơn
No comments
Lo ngại rót 30.000 tỷ đồng chỉ cứu được một số đối tượng, địa ốc có thể
cầm máu nhưng vết thương khó lành, tiến sĩ Alan Phan cho rằng nên để thị trường
tự điều chỉnh để sau 4-5 năm có thể quay về thời hoàng kim.
-
Vấn đề giải cứu bất động sản đang gây tranh cãi, một bên nói cần tháo gỡ vì địa
ốc liên quan đến hơn 80 ngành nghề, số khác cho rằng không nên bi kịch hóa. Ông
nghiêng về ý kiến nào?
- Bất cứ phương án giải cứu nào
cũng đòi hỏi một cái giá phải trả. Thứ nhất là tiền bạc, thứ hai là ảnh hưởng của
nó tới các hoạt động khác. Nếu Chính phủ in tiền để giải cứu bất động sản thì hệ
quả đầu tiên là lạm phát và toàn dân phải chịu. Các giải pháp khác như đánh thuế
vào tài khoản tiết kiệm giống Síp làm thì chúng ta đã thấy hậu quả thế nào. Tôi
cho rằng, với giải pháp nào, Chính phủ cũng như nền kinh tế Việt Nam sẽ phải trả
cái giá đắt.
Quan điểm của tôi là hãy để cho bất
động sản rơi tự do. Điều này sẽ làm giá nhà giảm thêm 30-50% để “bắt kịp” thu
nhập của người dân và sẽ tạo ra một tầng lớp trung lưu có đủ điều kiện mua nhà.
Người dân sẽ có thêm niềm tin và đây chính là một cú hích tạo ra sự kích cầu lớn.
Giống như nền kinh tế Mỹ nợ ngập đầu nhưng vẫn rất năng động, bởi họ phải “kéo
cày” làm việc tới 15-16 tiếng mỗi ngày để trả nợ.
Tất nhiên, khi để bất động sản rơi
thì nợ xấu ngân hàng sẽ tăng, nhà băng có thể “chết” nhưng không sao cả vì số
lượng ngân hàng hiện dư chứ không thiếu. Nếu một nửa nhà băng chết, một nửa sống
thì cũng không sao, miễn là Chính phủ bảo đảm người dân sẽ không mất tiền. Ngân
hàng chết, chứng khoán sẽ tụt nhưng sau đó niềm tin sẽ lấy lại và đi tới một
chu kỳ kinh tế mới.
-
Ông đánh giá thế nào về giải pháp rót 30.000 tỷ đồng qua ngân hàng thương mại để
tháo gỡ khó khăn cho địa ốc, trong đó tập trung cho phân khúc nhà thu nhập thấp
và nhà thương mại giá rẻ?
- Theo tôi giải pháp này không khả
thi. Hiện nợ xấu ngân hàng chồng chất rồi, giờ phải cho vay thêm thì sẽ rất
“ngượng ngùng”. Chính phủ rót 30.000 tỷ đồng chỉ cứu được một vài đối tượng. Thị
trường bất động sản Việt Nam chỉ cầm máu một chút và vết thương sẽ không khỏi.
Phương thức can thiệp này không hữu hiệu mà chỉ lợi cho một nhóm người. Ngoài
ra, khi bơm tiền ra sẽ có ít nhất 50% lượng tiền biến mất vì sự không minh bạch,
thiếu kiểm soát nghiêm túc. Phải nhớ rằng, ở đâu cũng thế, tiền của người khác
thì ta luôn có sự cẩu thả trong tiêu xài. Không có sự kiểm soát chặt chẽ thì
luôn có những đối tượng lợi dụng, đó là tình trạng chung của mọi xã hội, “thừa
nước đục thả câu”.
Ở Mỹ, Chính phủ không cứu bất động
sản mà để giá địa ốc xuống ồ ạt. Khi ngân hàng lớn lâm nguy, Chính phủ phải rót
tiền vào để có thăng bằng nhưng sau đó chính ngân hàng phải tự tìm vốn để bù
vào. Sau khi có thêm một nguồn vốn mới, ngân hàng phải trả lại Chính phủ.
-
Ông cho rằng, giải pháp đưa ra khó khả thi, vậy Chính phủ nên làm gì lúc này?
- Chính phủ phải làm sao để giá xuống
và thu nhập người dân lên. Tới điểm nào hai bên gặp nhau thì cung cầu mới cân bằng.
Những theo tôi, để hai điểm này gặp nhau thì phải mất đến 10 năm.
-
Các chuyên gia cho rằng, hiện có sự chờ đợi của doanh nghiệp cũng như người dân
vào các biện pháp giải cứu. Theo ông, tâm lý chờ đợi bao trùm này sẽ ảnh hưởng
thế nào đối với thị trường bất động sản?
- Nếu bất động sản nằm yên không
bán được thì càng đợi, người ta càng tuyệt vọng sẽ có nhiều người bỏ cuộc và
giá sẽ xuống. Đó là áp lực chính. Tôi cho rằng, người mua nhà tỏ ra khôn ngoan,
họ chờ đợi sự nao núng từ phía người bán. Giá nhà xuống họ mua được và nền kinh
tế sẽ tốt hơn. Họ chờ đợi vì không có niềm tin. Thực tình tiền trong dân rất
nhiều nhưng họ không muốn kinh doanh gì cả vì lúc này mà đầu tư thì bấp bênh
quá. Nhiều người tôi biết có khả năng kinh doanh nhưng họ không muốn động tới
tiền của mình, họ muốn đợi. Đôi khi tôi thấy những nhà đầu tư nước ngoài tin
nhiều hơn là những người đã ở đây lâu.
-
Lời khuyên của ông cho các nhà đầu tư cũng như người dân trong bối cảnh địa ốc
như hiện nay là gì?
- Nếu doanh nghiệp trường vốn thì
có thể đợi chờ và tìm cách để làm dự án hấp dẫn hơn. Trường hợp kẹt vốn, doanh
nghiệp nên “phủi tay” làm lại, chấp nhận bỏ cuộc chơi thay vì tham gia một cách
vô vọng. Người dân nếu thấy dự án tốt, sức mua ổn đáp ứng nhu cầu thì nên mua để
đầu tư dài hạn.
-
Theo ông, mất bao lâu để thị trường địa ốc phục hồi?
- Tình hình đang xấu, sẽ mất rất
nhiều năm để bất động sản lại thời vàng son 10-15 năm nếu không có gì thay đổi.
Không giải cứu, địa ốc sẽ đi lên sau 4-5 năm. Doanh nghiệp mà không còn khả
năng hoạt động thì nên để phá sản. Giống như một hình ảnh vui là có 1 con cóc
mà mình phải nuốt thì nuốt ngay để đi làm việc khác thay vì ngồi nhìn nó hoài
mà đến cuối ngày nó vẫn xấu chứ không đẹp hơn.
-
Có nhiều kinh nghiệm đầu tư quốc tế, ông đánh giá thế nào về sức hút của thị
trường bất động sản trong nước đối với các nhà đầu tư ngoại?
- Thị trường bất động sản Việt Nam
chứa nhiều nghịch lý và nhạy cảm nên thật tình mà nói chưa hút nhiều nhà đầu tư
ngoại. Thủ tục pháp lý và quan niệm toàn
dân sở hữu đất đai vẫn chưa quen lắm với người nước ngoài. Thị trường hiện
không sáng sủa nên việc kiếm tiền trong 3-5 năm rất khó, bởi vậy cơ hội ngắn hạn
không dễ dàng. Còn cơ hội dài hạn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việt Nam đang yếu thế
trong việc thu hút dòng tiền bên ngoài vào so với Indonesia, Malaysia, Thái Lan
và Philippines. Kinh tế vĩ mô của Việt Nam cũng chưa bền vững.
Các trường hợp mua lại dự án phải
có một mức giá hợp lý, chủ đầu tư chịu lỗ còn đơn vị mua lại thấy có cơ hội rút
lui trong chiến thắng 3-4 năm thì họ vẫn làm. M&A chủ yếu là dự án đang xây
dở dang, chỉ cần nhà đầu tư ngoại rót thêm một khoản tiền nữa để hoàn thiện nên
họ sẵn sàng mua lại. Còn bảo họ đầu tư dài hạn, mua đất giải phóng mặt bằng sau
đó triển khai dự án thì câu trả lời là không.