Pages

23 thg 3, 2013

Nokia Lumia 520 sẽ lên kệ ngày 25/3, giá 3,85 triệu đồng


Nokia Việt Nam đã chính thức đưa ra thông báo, sản phẩm Lumia 520 sẽ được bán ra tại thị trường Việt Nam từ ngày 25/3 tới, giá bán là 3.850.000 đồng. Việt Nam cũng là thị trường đầu tiên Lumia 520 được bán ra.

Nokia Lumia 520 sẽ bán ra từ đầu tuần sau, 25/03/2013.
Là một sản phẩm giá rẻ, Lumia 520 vẫn được trang bị cấu hình khá ấn tượng, với chip lõi kép Snapdragon Plus tốc độ 1 GHz, RAM 512 MB và màn hình 4 inch độ phân giải WVGA (480 x 800 pixel). Giống như những người anh em của nó, Lumia 520 cũng được tích hợp sẵn hệ điều hành Windows Phone 8, sử dụng một số phần mềm độc quyền của Nokia như bản đồ Here, Drive, Music hay City Lens.
Có một điểm đáng chú ý, dù chỉ là một sản phẩm tầm thấp, Lumia 520 vẫn được trang bị công nghệ Super Sensitive Touch, cho phép người dùng thao tác với cả găng tay dày, móng tay hoặc chìa khóa. Màn hình của máy sử dụng tấm nền IPS tương đối cao cấp. Camera sau của Lumia 520 có độ phân giải 5 megapixel, không có đèn flash. Có một điểm đáng tiếc là máy không có camera trước cho các nhu cầu về video chat.
Theo thông tin từ phía Nokia, model này cho khả năng đàm thoại 9 tiếng liên tục ở chế độ bật 3G và lướt web 6 tiếng bằng kết nối Wi-Fi.

20 thg 3, 2013

Thông tư số: 11/2013/TT-BCA của Bộ Công an

BỘ CÔNG AN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 11/2013/TT-BCA
Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 2013

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 34/2010/NĐ-CP NGÀY 02/10/2010 VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 71/2012/NĐ-CP NGÀY 19/9/2012 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH 34/2010/NĐ-CP QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/10/2010 và Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ,
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quđịnh chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 và Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đườnbộ (sau đây viết gọn là Nghị định số 34).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
2. Công an các đơn vị, địa phương.
3. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính hoặc liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Chương 2.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với người chưa thành niên
1. Việc xác định độ tuổi đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải căn cứ vào một trong các giấy tờ sau: giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú.
2. Trường hp vi phạm bị xử phạt theo thủ tục đơn giản
Tại thời điểm kiểm soát, chưa có căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều này để xác định về độ tuổi, mà hành vi của người vi phạm bị xử phạt theo thủ tục đơn giản, thì người có thẩm quyền vẫn ra quyết định xử phạt và được tạm giữ giấtờ có liên quan đến người điều khiển, phương tiện hoặc tạm giữ phương tiện theo quy định; khi tạm giữ giấy tờ, người có thẩm quyền phải ghi vào mặt sau quyết định xử phạt lý do tạm giữ, địa điểm, thời hạn hẹn đến để giải quyết (không quá 10 ngày) và ký, ghi rõ họ tên.
a) Trong thời hạn hẹn giải quyết, trường hợp người vi phạm xuất trình được một trong các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này để chứng minh độ tuổi không bị xử phạt, thì người đã ra quyết định xử phạt phải hủy quyết định, trả lại giấy tờ hoặc phương tiện đã tạm giữ; trường hợp xuất trình được một trong các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này để chứng minh về độ tuổi, nhưng các hành vi còn lại khác của người vi phạm vẫn bị xử phạt theo quy định tại các điều, khoản, điểm của Nghị định số 34, thì người có thẩm quyền phải hủy quyết định xử phạt đó và ra quyết định xử phạt mới theo quy định.
b) Hết thời hạn hẹn giải quyết, người vi phạm mới xuất trình được giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này để chứng minh về độ tuổi, thì người vi phạm vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt.
3. Trường hp vi phạm bị xử phạt theo thủ tục lập biên bản
Tại thời điểm kiểm soát, chưa có đủ căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều này để xác định độ tuổi, mà hành vi của người vi phạm bị xử phạt theo thủ tục lập biên bảnthì người có thẩm quyền:
a) Lập biên bản vi phạm hành chính;
b) Xác định về độ tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
c) Tiến hành xử lý vi phạm hành chính theo quy định.
Điều 4. Xử phạt hành vi quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức vi đường sắt; không thực hiện đúng các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đưng bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt (Điểm d Khoản 3 Điều 8; Đim h Khoản 3 Điều 9; Điểm e Khoản 4 Điều 10; Điểm b Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 34)
1. Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt được hiểu là quay đầu xe trong phạm vi giữa 02 biển báo hiệu đường bộ số 242a hoặc phạm vi giữa 02 biển báo hiệu đườnbộ số 242b “Nơi đường sắt giao nhau với đường bộ” (ở nơi có đặt biển báo hiệu); trong phạm vi 10 mét tính từ đường ray ngoài cùng của đường sắt trở ra về hai phía (ở nơi không đặt biển báo hiệu).
2. Dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt được hiểu là dng xe, đỗ xe trong phạm vi giữa 02 biển báo hiệu đường bộ số 242a hoặc phạm vi giữa 02 biển báo hiệu đường bộ số 242b “Nơi đường sắt giao nhau với đường bộ” (ở nơi có đặt biển báo hiệu); trong phạm vi 10 mét tính từ đường rangoài cùng của đường sắt trở ra về hai phía (ở nơi không đặt biển báo hiệu); trừ trường hp dừng xe để cho phương tiện đường sắt được quyền ưu tiên đi trước hoặc xe bị hư hỏng (người lái xe phải thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều 25 Luật Giao thông đường bộ).
3. Dừnxe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt được hiểu là dừng xe, đỗ xe mà bộ phận gần nhất của xe cách mép ray gần nhất dưới 1,75 mét đối với đường sắt khổ 01 mét hoặc dưới 02 mét đối với đường sắt khổ 1,435 mét; trừ trường hợp xe bị hư hỏng trong phạm vi an toàn của đường sắt (người lái xe phải thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 25 Luật Giao thông đường bộ).
Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô; xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xtương tự xgắn máy; máy kéo, xe máy chuyên dùng; xe đạpxe đạp máy, xe thô sơ khác có hành vi quay đầu xe, dừng xe, đỗ xe trong phạm vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2,Khoản 3 Điều này; tùy theo từng loại xe đang điều khiển, bị xử phạt về hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 8; Điểm h Khoản 3 Điều 9; Điểm e Khoản 4 Điều 10; Điểm b Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 34.
Điều 5. Xử phạt hành vi điều khiển xe không lắp đủ bánh lốp hoặc lắp bánh lốp không đúng kích cỡ hoặc không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật (Điểm d Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 34); tự ý thay đổi kích thước thành thùng xe (Điểm đ Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 34)
1. Xe không lắp đủ bánh lốp được hiểu là xe đó lắp số lượng lốp thực tế không đủ như số lượng ghi trong bảng thông số thiết kế kỹ thuật xe của nhà sản xuất, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
a) Xe lắp bánh lốp không đúng kích cỡ được hiểu là xe đó có một hoặc nhiều lốp xcó kích cỡ không đúng với kích cỡ lốp xe ghi trong bảng thông số thiết kế kỹ thuật xe của nhà sản xuất, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
b) Xe lắp bánh lốp không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật được hiểu là xe đó có một hoặc nhiều lốp xe không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô (QCVN: 09/2011/BGTVT ngày 17/11/2011 của Bộ Giao thông vận tải), quy định tiêu chuẩn kỹ thuật của bánh xe như sau:
Các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng đầy đủ, đúng quy cách.
Vành, đĩa, vòng hãm đúng kiểu loại, không biến dạng, không rạn nứt, không cong vênh, không có biểu hiện hư hỏng. Vòng hãm khít vào vành bánh xe.
Moay ơ quay trơn, không bó kẹt, không có độ dơ dọc trục và hướng kính.
Lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe, đủ số lượng, đủ áp suất, không phồng rộp, không nứt vỡ và không mòn tới lp sợi mành.
- Lốp của bánh xe dẫn hướng không sử dụng lốp đắp, cùng kiểu hoa lốp, chiều cao hoa lốp phải đồng đều và có trị số như sau:
STT
Loi xe
Chiều cao hoa lp (mm)
1
Ô tô con đến 09 ch ngi (kể cả chỗ người lái), Ôtô con chuyên dùng
Không nhỏ hơn 1,6
2
Ô tô khách trên 09 ch (kể cả chỗ người lái)
Không nhỏ hơn 2,0
3
Ô tô tải, ô tô chuyên dùng
Không nhỏ hơn 1,0
Người có hành vi điều khiển xe không lắp đủ bánh lốp hoặc lắp bánh lốp không đúng kích cỡ hoặc không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuậphải bị xử phạt theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 34.
2. Thay đổi kích thước thành thùng xe được hiểu là thay đổi chiều cao của thành thùng xe so với kích thước thiết kế của nhà sản xuất, kích thước ghi trong Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Người có hành vi tự ý thay đổi kích thước thành thùng xe phải bị xử phạt theo quy định tại Điểm đ Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 34.
3. Trường hp kích thước thành thùng xe đã được cải tạo ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, nhưng không đúng với kích thước ghi trong Giấy đăng ký xe, thì chủ phương tiện bị xử phạt về hành vi không làm thủ tục đổi lại Giấy đăng ký xe khi xe đã được cải tạo (Điểm đ Khoản 4 Điều 33 Nghị định số 34).
Điều 6. Xử phạt hành vi ngưi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe, Giấy phép lái xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều 24 Nghị định số 34); người điều khiển xe ô tô, máy kéo không mang theo Giấy đăng ký xe, Giấy phép lái xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (Điểm b Khoản 3 Điều 24 Nghị định số 34); ngưi điều khiển xe máy chuyên dùng không mang theo bằng (hoặc chứng chỉ) điều khiển và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (Điểm b Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 34)
Tại thời điểm kiểm soát, người điều khiển phương tiện khônxuất trình được Giấy đăng ký xe; Giấy phép lái xe; bằng (hoặc chứng chỉ) điều khin và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là giấy tờ), mà người đó trình bày là có nhưng không mang theo thì lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi không có giấy tờ theo quy định; tạm giữ phương tiện theo quy định.
a) Trong thời hạn hẹn giải quyết, trường hợp người có thẩm quyền chưa ra quyết định xử phạt, người vi phạm xuất trình được các giấy tờ theo quy định: thì cán bộ thực hiện nhiệm vụ xử lý vi phạm hành chính phải tạm giữ giấy tờ đó, ghi vào mặt sau biên bản vi phạm hành chính (bản lưu) về thời gian xuất trình được giấy tờ; ký, ghi rõ họ, tên; báo cáo người có thẩm quyền trả lại phương tiện bị tạm giữ cho người vi phạm; ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ.
b) Trong thời hạn hẹn giải quyết, trường hp người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt về hành vi không có giấy tờ theo quy định, người vi phạm xuất trình được các giấy tờ theo quđịnh, thì cán bộ thực hiện nhiệm vụ xử lý vi phạm hành chính phải tạm giữ giấy tờ đó, ghi vào mặt sau biên bản vi phạm hành chính (bản lưu) về thời gian xuất trình được giấy tờ; ký, ghi rõ họ, tên; báo cáo với người có thẩm quyền để hủy quyết định xử phạt về hành vi không có giấy tờ theo quy định, trả lại phương tiện bị tạm giữ cho người vi phạm; ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ.
c) Hết thời hạn hẹn giải quyết, người vi phạm mới xuất trình được giấy tờ theo quy định, thì phải chấp hành quyết định xử phạt về hành vi vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính.
Điều 7. Xử phạt hành vi ngưi điều khin xe ô tô chở người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện (Khoản 2, Khoản 4 Điều 26 Nghị định số 34)
1. Số người được phép chở quá đối với tng loại xe nhưng không bị xử phạt.
Xe đến 9 chỗ ngồi: được phép chở quá 01 người;
Xe từ 10 chỗ ngồi đến xe 15 chỗ ngồi: được phép chở quá 02 người;
Xe từ 16 chỗ ngồi đến xe 30 chỗ ngồi: được phép chở quá 03 người;
Xe trên 30 chỗ ngồi: được phép chở quá 04 người.
2. Cách tính số người chở vượt quá quy định để xử phạt (ký hiệu là X) như sau:
X = Tổnsố người trên xe khi kiểm soát - (số chỗ ngồi ghi tronGiấy đăng ký xe + số người được phép chở quá đối với từng loại xe nhưng không bị xử phạt).
Ví dụ: Khi kim soát, phát hiện xe ô tô chở ngưi loại xe 45 chỗ ngồi (ghi trong Giấy đăng ký xe), nhưng thực tế trên xe chở 50 người. Đâlà loại xe chở người trên 30 chỗ ngồi; trường hợp này, cách tính số người chở vượt quá quđịnh để xử phạt như sau:
X = 50 người - (45 người + 04 người) = 01 người chở vượt quá quđịnh bị xử phạt.
Điều 8. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ
1. Người đang thi hành công vụ khi lập biên bản vi phạm hành chính đối với ngưi điều khiển phương tiện có hành vi vi phạm mà Nghị định số 34 quy định hành vi đó bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là Giấy phép lái xe) có thời hạn hoặc không thời hạn, thì phải tạm giữ Giấy phép lái xe để bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính.
2. Quyết định xử phạt phải ghi rõ thời hạn tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt, người đã ra quyết định xử phạt phải thông báo bằng văn bản (mẫu số 07 ban hành kèm theo Thôntư số 66/2012/TT-BCA ngày 30/10/2012 của Bộ Công an quy định về Quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát giao thông đường bộ) cho cơ quan cấp Giấy phép lái xe đó.
3. Trường hợp người có hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe theo quy định tại Nghị định số 34, mà người đó có Giấy phép lái xe hạng thấp hơn so với loại xe đang điều khiển, thì vẫn ra quyết định tước quyền sử dụng Giấphép lái xe đó; đồng thời, bổ sung xử phạt về hành vi có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển.
4. Thời hạn tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe được tính từ thời điểm tạm giữ Giấy phép lái xe. Trường hp một người cùng một lúc thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà các hành vi vi phạm này đều có quy định bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, thì lấy thời hạn tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe đối với hành vi vi phạm có thời hạn bị tước dài nhất.
5. Hết thời hạn tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, người có thẩm quyền xử phạt trả lại Giấy phép lái xe cho người đã bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe đó. Trường hp phải học và kiểm tra lại Luật Giao thông đường bộ thì người bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe phải xuất trình Giấy chứng nhận kết quả học và kiểm tra lại Luật Giao thông đường bộ cho cơ quan ra quyết định xử phạt để nhận lại Giấy phép lái xe.
Điều 9. Xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định (Điểm e Khoản 3 và Điểm c Khoản 6 Điều 33 Nghị định số 34)
1. Xe đang lưu thông trên đường, không được dừng xe để kiểm soát, xử  hành vi “Khônchuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định”.
2. Thông qua công tác đăng ký, cấp biển số; điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; các trường hp phương tiện vi phạm bị tạm giữ theo quy định và qua điều tra các vụ án hình sự, nếu phát hiện người mua hoặc người bán không làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe (sau đâgọi là mua, bán xe không sang tên) theo quy định tại Thông tư của Bộ Công an quy định về đăng ký xe, thì phải xác minh, xác định rõ hành vi vi phạm: “mua, bán xe không sang tên” và xử phạt trường hợp quá thời gian 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ mua, bán xe nhưng chưa làm thủ tục sang tên, di chuyển thay đổi đăng ký xe theo quy định.
Điều 10. Xử phạt hành vi chủ phương tiện giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật điều khiển xe tham gia giao thông (Điểm đ Khoản 3 và Điểm e Khoản 4 Điều 33 Nghị định số 34)
1. Người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật điều khiển xe tham gia giao thông được hiểu là người không đủ điều kiện về độ tuổi, sức khỏe theo quy định tại Điều 60 Luật giao thông đường bộ, không có Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp lut về giao thông đường bộbằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng phù hợp với loại xe đang điều khiển theo quy định tại Điều 59 và Khoản 1 Điều 62 Luật Giao thông đường bộ.
2. Giao xe cho người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật điều khiển xe tham gia giao thông là hành vi chủ phương tiện biết rõ người điều khiển phương tiện không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng vẫn cho người này mượn, thuê, điều động...để trực tiếp điều khiển xe tham gia giao thông.
3. Để cho người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật điều khiển xe tham gia giao thông là hành vi chủ phương tiện biết người điều khiển phương tiện không đủ điều kiện quy định tại Khoản 1 điều này mà không ngăn cảnđể mặc... cho họ trực tiếp điều khiển xe tham gia giao thông.
4. Khi có căn cứ xác định chủ phương tiện giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật điều khiển xe tham gia giao thông thì xử phạt theo quy định tại Điểm đ Khoản 3 và Điểm e Khoản 4 Điều 33 Nghị định số 34.
Điều 11. Về quy định chủ sở hữu của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (phương tiện sử dụng để vi phạm) có nghĩa vụ hợp tác với cơ quan chức năng để xác định đối tượng đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm (Khoản 2 Điều 56 Nghị định số 34)
Chủ sở hữu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là chủ xe) là cá nhân, tổ chức đứng tên trong Giấy đăng ký xe. Trường hợp cá nhân, tổ chức đứng tên trong Giấy đăng ký xe đã thực hiện giao dịch báncho, tặng phương tiện hoặc chuyn quyền thừa kế tài sản là phương tiện cho cá nhân, tổ chức khác thì cá nhân, tổ chức đã mua, được chođược tặng phương tiện hoặc được thừa kế tài sản là phương tiện được gọi là chủ xe.
Chủ xe hoặc người đại diện hợp pháp (nếu chủ xe là cơ quan, tổ chức) khi nhận được thông báo bng văn bản của cơ quan chức năng về việc sử dụng phương tiện để vi phạm, có nghĩa vụ:
1. Yêu cầu người điều khiển phương tiện đã thực hiện hành vi vi phạm đến cơ quan đã gửi thông báo để giải quyết. Khi đến, phải xuất trình thông báo về việc sử dụng phương tiện để vi phạm và các giấy tờ theo quy định tại Khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ.
2. Trường hợp không xác định được người điều khiển phương tiện hoặc người này không thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều này, thì phải trực tiếp đến cơ quan đã gửi thông báo để giải quyết. Khi đến giải quyết phải xuất trình thông báo về việc phương tiện bị sử dụng để vi phạm, Giấy đăng ký xe và phải ký vào biên bản vi phạm hành chính với tư cách là người chứng kiến và được chấp hành quyết định xử phạt thay cho người điều khiển phương tiện vi phạm.
Điều 12. Tạm giữ giấy tờ
1. Tạm giữ giấy tờ là biện pháp bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính. Đối với từng trường hp vi phạm cụ thể thực hiện như sau:
a) Trường hợp chỉ áp dụng hình thức xử phạt tiền có thể tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: Giấy phép lái xe; Giấy đăng ký xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy chứnnhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ phải có.
b) Trường hợp ngoài hình thức xử phạt tiền còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ thì phải tạm giữ các giấy tờ đó. Nếu khôncó giấy tờ đó thì phải tạm giữ phương tiện vi phạm.
2. Khi kiểm soát người lái xe vi phạm xuất trình biên bản vi phạm hành chính do các đơn vị, địa phương đã lập và tạm giữ giấy tờ:
a) Trường hợp quá thời hạn hẹn đến giải quyết ghi trong biên bản vi phạm hành chính và đã bị tạm giữ một loại hoặc tạm giữ hết các giấy tờ: Giấy phép lái xe hoặc Giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực mà người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm, vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện tham gia giao thông, thì sẽ bị xử phạt như hành vi không có giấy tờ, nếu tiếp tục vi phạm hành vi mới thì phải lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi không có giấy tờ và hành vi vi phạm mới, tiến hành tạm giữ một trong các loại giấy tờ còn lại hoặc tạm giữ phương tiện (nếu hành vi quy định phải tạm giữ phương tiện hoặc không còn loại giấy tờ nào để tạm giữ) và xử lý vi phạm theo quy định.
Ví dụ: Anh A điều khiển xe ô tô vi phạm hành vi chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h (100/70 km/h), khi kiểm tra thì anh A đã bị địa phương khác lập biên bản và tạm giữ Giấy phép lái xe, biên bản này đã quá thời hạn hẹn nhưng anh A chưa đến giải quyết; anh A xuất trình được Giấy chứng nhận đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực, thì phải lập biên bản vi phạm hành chính với hai hành vi: “Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h (100/70km/h)” và “Không có Giấy phép lái xe”, tiến hành tạm giữ phương tiện theo quy định.
b) Trường hợp đang trong thời gian hẹn giải quyết ghi trong biên bản vi phạm hành chính và đã bị tạm giữ hết các giấy tờ: Giấy phép lái xe, Giấy chứng nhận đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực, mà người điều khiển phương tiện lại tiếp tục vi phạm hành vi mới thì phải lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi vi phạm mới, tạm giữ phương tiện và xử lý vi phạm theo quy định.
Điều 13. Tạm giữ phương tiện
1. Khi quyết định tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính, phải thông báo cho người vi phạm và những người có mặt tại đó biết.
2. Người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm đưa phương tiện bị tạm giữ về nơi tạm giữ để bảo quản hoặc bàn giao phương tiện bị tạm giữ theo quđịnh. Trường hợp người điều khiển phương tiện không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm hoặc cố tình trốn tránh, gây cản trởkhông chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ về việc đưa tang vật, phương tiện về nơi tạm giữ, thì lập biên bản vụ việc có chữ ký xác nhận của người chứng kiến (nếu có); sử dụnthiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (máy ảnh, camera...) ghi lại hình ảnh; sử dụng các biện pháp (trực tiếp điều khiển, cẩu kéo...) đưa phương tiện đó về nơi tạm giữ; thực hiện việc thông báo (mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2012/TT-BCA ngày 30/10/2012 của Bộ Công an quy định về Quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát giao thông đường bộ) yêu cầu người vi phạm đến giải quyết và phải chịu mọi chi phí cho việc đưa phương tiện đó về nơi tạm giữ theo quy định của pháp luật.
3. Khi phát hiện hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật phải tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính thì thực hiện như sau:
a) Lập biên bản về vi phạm hành chính;
b) Ra quyết định tạm giữ hoặc báo cáo người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
c) Lập biên bản tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính.
Điều 14. Về thủ tục xử phạt
1. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008; Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 quy định chi tiết thi hành mộsố điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008Điều 53 Nghị định số 34. Các mẫu biên bản và quyết định để sử dụng trong việc xử phạt được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 34; việc in, cấp phát, quản lý sử dụng như sau:
a) Lực lượng Công an nhân dân in, cấp phát, sử dụng, quản lý các mẫu biên bản số 01b, 03b; các mẫu quyết định số 01b, 02b03b ban hành kèm theo Nghị định số 34. Công an các đơn vị, địa phương căn cứ vào thời gian có hiệu lực của Luật xử lý vi phạm hành chính và tình hình thực tế công tác xử lý vi phạm hành chính của đơn vị, địa phương để dự trù số lượng bản in cho phù hp.
b) Công an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm in đúng với nội dung, khổ giấy A4 và đóng thành quyển cho mỗi mẫu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, có bìa (riêng mẫu biên bản số 01b, mẫu quyết định số 01b, 02b được đóng thành quyển 100 trang cho mỗi loại, có bìa và đánh số thứ tự); đồng thời có trách nhiệm quản lý chặt chẽ việc in, cấp phát và sử dụng theo đúng chế độ quy định. Kinh phí để in mẫu sử dụng trong việc xử phạt, được trích từ nguồkinh phí bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của đơn vị, địa phương.
2. Việc sử dụng các mẫu biên bản và quyết định trong xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 34; trường hợp thủ tục xử phạt có sử dụng mẫu nhưng mẫu này không được quy định ở Nghị định số 34 thì sử dụng mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BCA-C61 ngày 29/7/2011 của Bộ Công an quy định về các biểu mẫu để sử dụng khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội. (ví dụ: mẫu Quyết định hủy quyết định xử lý vi phạm hành chính thì sử dụng mẫu số 05/QĐ-HQĐXLVP ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BCA).
3. Việc thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền phạt thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008; Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008; Điều 52 Nghị định số 34 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
4. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính
Cảnh sát giao thông đường bộ, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cảnh sát phản ứng nhanh, Trưởng Công an cấp xã có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nếu phát hiện vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm, phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền. Trường hợp cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó lại có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, thì trong thời hạn ba ngày kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án kèm theo hồ sơ vụ vi phạm và đề nghị xử phạt hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nơi đã chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính đó.
Điều 15. Về ủquyền xử lý vi phạm hành chính
Việc ủy quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đườnbộ của ngưi có chức danh quy định tại Điều 41, Điều 45 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008; Điều 47, Điều 49 Nghị định số 34 phải thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 và phải được thực hiện bằng văn bản. Quyết định ủy quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải ghi rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền.
Chương 3.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng năm 2013; những quy định trước đây ca Bộ Công an về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Điều 17. Tổ chức thực hiện
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội chịu trách nhiệm chđạo, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện Thông tư này.
2. Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương thuộc quyền, tổ chức thực hiện nghiêm túc Thông tư này; định kỳ 06 tháng, hàng năm hoặc đột xuất tiến hành kiểm tra công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và báo cáo kết quả về Bộ (qua Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội).
3. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các S Cnh sát phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ (qua Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội) để có hướng dẫn kịp thời./. 
BỘ TRƯỞNG



Đại tướng Trần Đại Quang 


Ford sắp trình làng xe thể thao đa dụng mới


(VnMedia - 20/03/2013) - Tại triển lãm ô tô Bangkok (Thái Lan) khai mạc đầu tuần tới, Ford sẽ ra mắt mẫu xe thể thao đa dụng cỡ nhỏ EcoSport hoàn toàn mới.
Đại diện Ford tại Việt Nam cho biết, Ford EcoSport là một trong những quân bài chiến lược để hãng xe Mỹ đẩy mạnh doanh số bán trong năm 2013 này và những năm tiếp theo.
Được thiết kế để chinh phục các đường nội đô lẫn đường địa hình, Ford EcoSport hoàn toàn mới là chiếc xe lý tưởng dành cho các khách hàng thành thị - những người có cá tính và yêu thích dã ngoại. Xe được thiết kế với 4 tiêu chí: thông minh, xanh, an toàn và chất lượng.
Matt Bradley, Chủ tịch Ford Đông Nam Á cho biết: “Chiếc xe thể thao đa dụng cỡ nhỏ sành điệu này không chỉ giúp Ford tiến thêm vào một phân khúc xe mới ở Đông Nam Á mà còn giúp công ty thiết lập nên một phân khúc xe mới cho khu vực. EcoSport là chiếc xe thể thao đa dụng thành phố vừa có tính linh hoạt, rộng rãi của một chiếc SUV, vừa nhanh nhẹn, tiết kiệm nhiên liệu vượt trội với giá thành hợp lý của một chiếc xe hạng nhỏ.”
Một trong những điểm đáng chú ý là EcoSport sử dụng động cơ EcoBoost nổi tiếng của Ford, dung tích 1 lít công suất 118 mã lực, mô men xoắn 169 Nm trong khoảng vòng tua cực thấp 1.300 – 4.500 vòng/phút. Đi kèm với động cơ là hộp số tay 5 cấp và công nghệ biến thiên thời gian mở van kép (Ti-VCT) giúp cải thiện hiệu năng cũng như khả năng tiết kiệm nhiên liệu.
EcoSport sẽ được sản xuất tại nhà máy sản xuất Ford Thái Lan mới được xây dựng ở Rayong với vốn đầu tư 450 triệu USD, nơi được xem là nền tảng cho bước phát triển tiếp theo của Ford tại Đông Nam Á.
Giá bán của Ford EcoSport sẽ được công bố gần thời điểm xe xuất hiện trên thị trường.



Những mẫu ô tô giá siêu rẻ khiến dân Việt phát thèm


(Kienthuc.net.vn) - Nhiều hãng xe nổi tiếng như Toyota, Nissan, Honda… cho ra mắt những mẫu xe giá siêu rẻ nhưng lại chưa được phát triển tại thị trường Việt Nam.
Honda Brio, giá hơn 200 triệu đồng

Brio của Honda
Mẫu xe siêu rẻ Brio của Honda được giới thiệu tại thị trường Thái Lan từ năm 2011, hiện đã khởi công một nhà máy lắp ráp dòng xe cỡ nhỏ này tại Indonesia, Dự kiến Brio sẽ được phân phối rộng khắp Đông Nam Á nhưng hiện chưa được phát triển tại thị trường Việt Nam.
Được trang bị khối động cơ i-VTEC 4 xylanh, dung tích 1,2 lít, Honda Brio sản sinh công suất 90 mã lực và mô men xoắn cực đại 110 Nm. Theo kế hoạch, Brio sẽ là con át chủ bài mới của Honda trong cuộc chiến cạnh tranh với những mẫu xe giá “mềm” khác tại Thái Lan như Nissan March. Với lựa chọn hộp số sàn 5 cấp hoặc CVT, Honda Brio mới được chia thành hai phiên bản S và V.
Tại thị trường Thái Lan, Honda Brio phiên bản S được bán với giá 399.900 Baht (tương đương 13.208 USD). Không chỉ sở hữu giá rẻ, Honda Brio còn gây ấn tượng với các trang thiết bị tiêu chuẩn an toàn đầy đủ như túi khí, phanh ABS và EBD.
Toyota Agya, giá từ 160 triệu đồng

Toyota Agya
Tại Triển lãm ô tô Indonesia 2012, Toyota đã trình làng mẫu xe nhỏ giá rẻ Agya, là phiên bản mang thương hiệu Toyota của xe Daihatsu Ayla.
Xe Toyota Agya chỉ dài hơn 3,5m, tương đương kích thước các xe Chevrolet Spark, Hyundai i10 và Kia Morning. Chiều cao gầm xe là 180mm, dung tích bình xăng 33 lít.
Toyota Agya có ba phiên bản: Grade E, Grade G và TRD S. Về hình thức, bản G có điểm nhấn là lưới tản nhiệt và tay nắm cửa mạ crôm, đường gờ/nẹp ốp bảo vệ hai bên hông xe, và cánh gió sau thể thao để phân biệt với bản E.
Trong khi đó, phiên bản thể thao TRD S được trang bị bộ kit khí động học gồm cánh chia gió trước sau và cánh gió bên, cùng các logo TRD S gắn/dán rải rác quanh xe. Có 6 màu sơn ngoại thất cho khách hàng lựa chọn.
Xe Agya sử dụng phanh đĩa trước, phanh tang trống phía sau, bản TRD S và G dùng vành hợp kim 14-inch và lốp 175/65, còn bản E dùng vành thép 13-inch và lốp 155/80.
Giống như Daihatsu Ayla, xe Toyota Agya cũng dùng động cơ 3 xy-lanh 1KR-FE dung tích 1.0L, cho công suất cực đại 65 mã lực và mô-men xoắn 87Nm (64 lb-ft), kết hợp với hộp số sàn 5 cấp hoặc số tự động 4 cấp.
Tại Indonesia nơi mẫu xe vừa ra mắt, cả Daihatsu Ayla và Toyota Agya đều sẽ do Daihatsu sản xuất, với giá bán dự kiến trong khoảng từ 7.900 - 11.000 USD (tương đương từ 160 triệu đồng – 240 triệu đồng).
Xe bình dân giá 60 triệu của Nissan

Nissan Datsun
Tháng 10/2012, Nissan lên kế hoạch sản xuất một chiếc xế hộp có giá khởi điểm chỉ 3.000 USD (60 triệu đồng) khiến nhiều hãng xe choáng váng.
Chiếc xe mang tên Datsun, với giá cực rẻ được tối giản hóa mọi chi tiết, công nghệ, miễn sao hoạt động tốt. Túi khí, bộ phận an toàn trên xe hơi cũng được hãng lên kế hoạch cắt giảm ở phiên bản có giá dự kiến 3.000 USD.
Nissan Datsun vẫn sẽ có những phiên bản được trang bị đầy đủ, và giá của nó dự kiến cũng sẽ rất mềm, không quá 8.000 USD.
Tuy nhiên, cũng phải đợi tới năm 2014 mẫu xe này mới ra mắt. Hi vọng, mẫu xe sẽ về thị trường Việt Nam, nơi người dân đang khát khao một mẫu xe hơi giá rẻ hợp túi tiền.
Hiện, tại Việt Nam cũng có khá nhiều mẫu xe giá rẻ nhưng ít nhất cũng phải trên 300 triệu đồng (trừ các hãng xe đến từ Trung Quốc), ví dụ như Hyundai i10, GM Gentra SX, Kia Morning, Mazda2…

Xe không chính chủ: Xử phạt là... phạm luật

(TuanVietnam.net) - Không tìm thấy bất cứ một điều khoản nào của luật do Quốc hội ban hành qui định người dân phải đăng ký quyền sở hữu đối với xe cơ giới (ô tô, xe máy, ...) khi xe được mua bán, cho, tặng.


Hiến pháp và pháp luật nước ta thừa nhận quyền sở hữu của nhân nhân đối với tài sản của mình, nhưng không có bất cứ một luật nào do Quốc hội ban hành (như Bộ Luật Dân sự, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Giao thông đường bộ, Bộ Luật Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Luật Sở hữu trí tuệ... ) bắt buộc người dân phải thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu đối với một loại tài sản nào đó của mình.
Không tìm thấy ở đâu
Đó là chưa kể, có loại tài sản, luật còn qui định rõ trách nhiệm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu khi dân có yêu cầu. Chẳng hạn, Luật Nhà ở (khoản 1 Điều 9) qui định "trường hợp chủ sở hữu nhà ở có yêu cầu thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở cho họ".
Tuy nhiên, có một số loại tài sản tuy luật do Quốc hội ban hành không bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng muốn thực hiện một số hành vi nhất định, hay thực hiện một số giao dịch dân sự nhất định liên quan đến tài sản, luật qui định phải đăng ký quyền sở hữu trước khi thực hiện hành vi đó hay thực hiện giao dịch đó.
Chẳng hạn: Dân xây nhà hay mua một ngôi nhà không bị luật bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng muốn đem bán ngôi nhà đã xây, đã mua đó thì phải đăng ký quyền sở hữu trước khi bán. Tàu biển không bị luật buộc phải đang ký quyền sở hữu, nhưng muốn neo đậu, đi lại trên biển, phải đăng ký quyền sở hữu.
Phương tiện giao thông thủy nội địa không bị luật buộc phải đăng ký quyền sở hữu nhưng muốn hoạt động, Luật Giao thông đường thủy nội địa qui định phải đăng ký quyền sở hữu.
Và nếu đã sang tên đổi chủ thì phải thực hiện đăng ký lại chủ sở hữu. Máy bay, cảng hàng không không buộc phải đăng ký quyền sở hữu nhưng muốn đưa vào khai thác thì Luật Hàng không dân dụng Việt Nam qui định phải đăng ký quyền sở hữu...,
Cũng vậy, không tìm thấy bất cứ một điều khoản nào của luật do Quốc hội ban hành qui định người dân phải đăng ký quyền sở hữu đối với xe cơ giới (ô tô, xe máy, ...) khi xe được mua bán, cho, tặng.
Luật Giao thông đường bộ, tại điểm a khoản 2 Điều 58, qui định người lái xe khi điều khiển phương tiện "phải mang theo đăng ký xe", không đồng nghĩa là qui định bắt buộc người dân phải thực hiện đăng ký quyền sở hữu khi xe được mua bán, cho, tặng.
Đành rằng, để có được bản "đăng ký xe", người dân phải mang xe đi đăng ký. Bản "đăng ký xe" chỉ là điều kiện cho xe được tham gia giao thông. Muốn thỏa mãn điều kiện này, dân phải đăng ký quyền sở hữu cho xe. Nhưng việc dân có làm việc này hay không là do dân tự quyết định chứ Luật Giao thông đường bộ nói riêng,  luật do Quốc hội ban hành nói chung không bắt buộc.
Tiện đây xin lưu ý thêm, khoản 2 Điều 58 nêu trên không bắt buộc người lái xe phải là người có tên trong "đăng ký xe". Điều này có nghĩa là Luật Giao thông đường bộ chỉ bắt buộc xe cơ giới muốn tham gia giao thông chỉ cần có bản "đăng ký xe" đi kèm mà không lệ thuộc vào người đứng tên trong "đăng ký xe". Và do đó, muốn tham gia giao thông, xe chỉ cần một lần đăng ký, hay nói cách khác là chỉ cần đăng ký lần đầu, để xe có được bản "đăng ký xe" đi kèm.
Và không đúng thẩm quyền
Và, cũng không tìm thấy bất cứ một qui định nào trong những luật do Quốc hội ban hành (như Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Công an nhân dân, Luật Giao thông đường bộ,...) có trao quyền cho Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ được đặt ra qui định này. Đó là bắt buộc người dân phải đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản này hay kia của mình nói chung, đối với tài sản là xe cơ giới nói riêng.
a) Bởi vậy, việc đặt ra qui định bắt buộc người dân phải đăng ký quyền sở hữu đối với xe cơ giới như tại Điều 6 Thông tư số 36/2010/TT-BCA ngày 12/10/2010 của Bộ Công an qui định về đăng ký xe là không đúng thẩm quyền.
Bộ Công an chỉ có quyền, có trách nhiệm qui định về thủ tục đăng ký xe cơ giới. Còn dân có đi đăng ký xe hay không là thuộc quyền lựa chọn của dân. Dân muốn có bản "đăng ký xe" thì dân phải đi đăng ký xe.
b) Chiểu theo qui định tại khoản 2 Điều 1 Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật rằng, văn bản do cơ quan Nhà nước ban hành không đúng thẩm quyền, không phải là văn bản qui phạm pháp luật thì qui định bắt buộc người dân phải đăng ký quyền sở hữu đối với xe cơ giới tại Thông tư 36/2010/TT-BCA nêu trên không được coi là một qui định của pháp luật. Vì nó không đúng thẩm quyền như đã nêu ở điểm (a) trên đây.
c) Theo qui định tại Điều 1 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính cũng như tại khoản 1 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính sắp có hiệu lực thi hành, rằng hành vi vi phạm hành chính trước hết phải là hành vi vi phạm qui định của pháp luật, thì việc người dân không đăng ký quyền sở hữu đối với xe cơ giới không phải là hành vi vi phạm hành chính.
Vì nó không phải là hành vi vi phạm qui định của pháp luật do qui định bắt buộc người dân phải đăng ký quyền sở hữu xe cơ giới của Bộ Công an, không phải là một qui định của pháp luật như đã nêu ở Điểm (b) trên đây.
Theo khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính cũng như theo điểm d khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính rằng người dân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính khi có vi phạm hành chính, thì việc cơ quan chức năng xử phạt người dân do họ không thực hiện đăng ký quyền sở hữu đối với xe cơ giới là sự vi phạm Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, cũng như vi phạm Luật xử lý vi phạm hành chính sắp có hiệu lực thi hành.
Vì việc không đăng ký quyền sở hữu đối với xe cơ giới không phải là một hành vi vi phạm hành chính như đã nêu ở điểm (c) trên đây.
Nói một cách khác, việc Điều 33 Nghị định 34/2010/NDD-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 71/2012/NĐ-CP) của Chính phủ đặt ra qui định xử phạt người dân về việc người dân không chuyển quyền sở hữu ô tô, xe máy theo qui định; hay nói nôm na là không thực hiện sang tên, đổi chủ khi mua bán, cho, tặng ô tô, xe máy là vi phạm Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Cũng như vi phạm Luật xử lý vi phạm hành chính sắp có hiệu lực thi hành.
Nên qui định này cần phải được đình chỉ việc thi hành, hủy bỏ hay bãi bỏ theo qui định tại những điều khoản có liên quan của Chương XI Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật.
Chiểu theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính cũng như Luật Xử lý vi phạm hành chính sắp có hiệu lực, Chính phủ chỉ có quyền qui định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không mang theo "đăng ký xe" khi xe tham gia giao thông mà không có quyền qui định xử  phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không đăng ký quyền sở hữu xe.
Về phía người dân, dù luật do Quốc hội ban hành không bắt buộc người dân phải đăng ký quyền sở hữu khi mua xe hay khi được cho, tặng, thừa kế, nhưng người dân hãy nên thực hiện việc này để mình có thể thực hiện được đầy đủ các quyền của mình đối với tài sản.
Chẳng hạn như, nếu xe không chính chủ thì không thể đem xe làm đảm bảo cho các giao dịch dân sự; không thể đem cầm cố, thế chấp để vay tiền ngân hàng. Đặc biệt, để pháp luật bảo hộ quyền sở hữu, nhất là đối với những xe có giá trị lớn.
Đối với người bán, cho, tặng xe đã đăng ký quyền sở hữu theo tên mình, vì Luật Giao thông đường bộ có những qui định, như khoản 5 Điều 4, khoản 4, 5, 10, 13, 14, 16, 22, 23 Điều 8, khiến người có tên trong "đăng ký xe" có thể rơi vào phiền toái, rơi vào trách nhiệm pháp lý, thậm trí là trách nhiệm hình sự khi có vi phạm qui định của pháp luật về xe, về người lái xe.
Thì để tránh điều này, người bán, cho, tặng xe hãy buộc người mua xe, người được cho, được tặng xe thực hiện ngay việc đăng ký quyền sở hữu để mình hết trách nhiệm. Vì, khi không chứng minh được việc xe đã được bán, cho, tặng thì người có tên trong "đăng ký xe" vẫn là chủ sở hữu của chiếc xe.
(Về phía người dân, dù luật do Quốc hội ban hành không bắt buộc người dân phải đăng ký quyền sở hữu khi mua xe hay khi được cho, tặng, thừa kế, nhưng người dân hãy nên thực hiện việc này để mình có thể thực hiện được đầy đủ các quyền của mình đối với tài sản).
Hồ Sỹ Thụy

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Web Hosting Coupons