Pages

11 thg 5, 2013

Ngày của Mẹ (Mother's Day)

Ngày của Mẹ (Tiếng Anh: Mother's Day) đương thời được khởi xướng bởi bà Anna Marie Jarvis tại thành phố Grafton, tiểu bang Tây Virginia, Hoa Kỳ, để tôn vinh những người mẹ hiền, đặc biệt là trong khung cảnh của mái ấm gia đình. Theo truyền thống của Hoa Kỳ và đa số các quốc gia trên thế giới ngày nay, Ngày của Mẹ được tổ chức hằng năm vào ngày Chủ Nhật thứ nhì của tháng 5. Một số nước khác cũng có các ngày lễ tương tự được tổ chức vào các ngày khác trong năm.

Lịch sử
Thời Hy Lạp cổ đại, lễ hội tôn vinh nữ thần Cybelle, mẹ của tất cả các vị thần Hy Lạp, được tổ chức vào thời điểm Xuân Phân (khi mặt trời ở gần xích đạo nhất). Trong khi đó tại La Mã cổ đại, người ta ăn mừng lễ hội Matronialia để tôn vinh nữ thần Juno, nữ hoàng của các vị thần La Mã, vợ của thần Jupiter. Theo phong tục, các người mẹ tại La Mã cũng được tặng quà trong ngày này.
Tại Châu Âu, nhiều quốc gia có tục lệ để dành riêng một ngày Chủ Nhật trong năm để tôn vinh những người mẹ hiền, điển hình là ngày Mothering Sunday tại những nước có đông giáo dân của các chi nhánh Thiên Chúa Giáo như Vương Quốc Anh. Lễ Mothering Sunday được tổ chức vào Chủ Nhật thứ tư vào Mùa Chay, cũng là để tôn vinh Đức Mẹ.
Tại một số quốc gia mà Ngày của Mẹ chưa được phổ biến, người ta cũng dùng Ngày Quốc tế Phụ nữ vào ngày 8 tháng 3 để tôn vinh những người mẹ.
Bản Tuyên Ngôn Ngày của Mẹ ("The Mother's Day Proclamation") của bà Julia Ward Howe là một trong những lời kêu gọi đầu tiên để tôn vinh các người mẹ tại Hoa Kỳ. Được viết vào năm 1870, bản tuyên ngôn này là sự phản ứng ôn hòa đối với sự tàn phá của cuộc Nội chiến Hoa Kỳ cũng như là cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ. Bản tuyên ngôn này dựa trên nền tảng của chủ nghĩa nữ quyền, với ý tưởng người phụ nữ cũng có trách nhiệm uốn nắn xã hội trên con đường chính trị. Julia Ward Howe có ý định thành lập một ngày lễ mang tên "Ngày của Mẹ vì Hòa Bình" (Mother's Day for Peace), nhưng phong trào này dần lụi tàn vì không đủ kinh phí. Tuy nhiên, ý tưởng của bà Howe đã gây ảnh hưởng lớn đến không ít phụ nữ trong xã hội, điển hình là bà Ann Maria Reeves Jarvis, nữ giáo viên tại trường học của ngôi thánh đường mang tên Thánh Andrew tại thành phố Grafton, tiểu bang West Virginia.
Trong bối cảnh Nội chiến Hoa Kỳ, Bà Ann Maria Reeves Jarvis tập hợp các phụ nữ khác với sứ mệnh chăm sóc cho các thương binh từ cả hai miền Nam Bắc. Sau khi cuộc chiến chấm dứt, bà khởi xướng phong trào mang tên Ngày Các Hiền Mẫu Làm Việc (Mothers' Work Days) vào năm 1858 cùng với các bà mẹ của các chiến binh từ cả hai miền để nhấn mạnh các hoạt động xã hội vì hòa bình. Ann Maria Reeves Jarvis qua đời tại thành phố Philadelphia vào năm 1905. Tại ngôi mộ của mẹ mình, cô con gái Anna Marie Jarvis thề rằng sẽ nối gót theo chân mẹ và thành lập một ngày lễ dành riêng cho các người hiền mẫu, còn sống cũng như đã qua đời.
Hai năm sau đó, cô Anna Marie Jarvis mang 500 đóa hoa Cẩm chướng đến tặng cho từng người mẹ tham dự thánh lễ tại Nhà thờ Thánh Andrew, nơi mà mẹ cô từng dạy học khi xưa. Một năm sau, vào ngày 10 tháng 5, năm 1905, Nhà thờ Thánh Andrew lần đầu tiên tổ chức một thánh lễ ngày Chủ Nhật đặc biệt để vinh danh các người hiền mẫu trong cộng đoàn. Cô Anna Marie tiếp tục tranh đấu không ngừng để quảng bá ngày lễ này khắp nơi. Đến năm 1909, thánh lễ vinh danh người hiều mẫu đã lan rộng đến 46 tiểu bang, cũng như là đến hai quốc gia láng giềng của Hoa Kỳ là Canada và Mexico.
Năm 1914, bản nghị quyết do Quốc Hội lưỡng viện Hoa Kỳ thông qua và được Tổng Thống Woodrow Wilson ký đã chính thức thành lập Ngày của Mẹ .
Việt Nam
Ngày dành cho các bà mẹ ở Việt Nam có khá nhiều, như Lễ Vu Lan, ngoài ra còn có các ngày dành cho phụ nữ như 8 tháng 3 (Quốc tế Phụ nữ), Ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10.
Nhưng những năm gần đây do sự lan rộng của Internet và các phương tiện thông tin đại chúng, Ngày của Mẹ đã được phổ biến cả nước và được mọi người hưởng ứng. Vào ngày này, những người con nhớ ơn mẹ sẽ dành đến cho mẹ của mình những món quà ý nghĩa, từ vật chất đến tinh thần. Thông thường nhiều người chọn ngày Chủ Nhật thứ nhì trong tháng 5.














Chiến tranh và Hòa bình




Chim bồ câu - biểu tượng của hòa bình và con tàu Nô-ê

Tàu Nô-ê (hay Noah) là con thuyền được nhắc đến ở chương 6 đến chương 9 của Sách Sáng thế trong Kinh Thánh. Văn bản đó mô tả việc ông Nô-ê đóng con tàu này là để tự cứu ông và gia đình, bảo tồn thế giới động vật, thực vật khỏi bị diệt vong bởi trận trừng phạt đại hồng thủy của Thiên Chúa.


Truyền thuyết:
Theo Kinh Thánh, Thiên Chúa tạo ra người nam là Adam, rồi lại lấy một cái xương sườn của Adam tạo ra con người nữ Eva, nhờ đó con cháu của họ sinh sôi nảy nở và làm ăn sinh sống rất hưng thịnh
Nhưng trong nhân loại lại sản sinh ra những kẻ tham đồ hưởng lạc, không nghĩ tới chuyện cần cù lao động, vì thế mới nảy sinh những tội lừa bịp, hủ hoá và bạo lực, đạo đức của nhân loại bắt đầu bị hủ hoại.
Thiên Chúa nhận ra rằng, loài người càng sinh sôi nhiều thì họ càng phạm tội đến nỗi không thể cứu chữa. Thiên Chúa hối hận vì đã tạo ra loài người nên quyết định sẽ hủy diệt tất cả thế giới bằng trận đại hồng thủy. Tuy nhiên, Thiên Chúa thấy ông Nô-ê (cháu đời thứ chín của Adam, tộc trưởng của tộc Hebrơ là một người hết sức trung thành với Thượng Đế. Ông chủ trương giữ trọn chính nghĩa, căm ghét sâu sắc các điều ác trong loài người) là người công chính nên không nỡ loại trừ cả ông. Thiên Chúa phán truyền cho ông Nô-ê: "Ngươi sẽ làm tàu thế này: chiều dài một trăm năm mươi thước, chiều rộng hai mươi lăm thước, chiều cao mười lăm thước. Ngươi sẽ làm một cái mui che tàu, và đặt mui cách phía trên tàu nửa thước. Cửa tàu, ngươi sẽ đặt ở bên hông; ngươi sẽ làm tầng dưới, tầng giữa rồi tầng trên." (Sáng Thế 6:15-16).


Ngoài ra, Thiên Chúa cũng hướng dẫn ông Nô-ê cách thức để sinh tồn và bảo tồn giống động thực vật trong tàu: "Trong mọi sinh vật, mọi xác phàm, ngươi sẽ đưa vào tàu mỗi loại một đôi, để giữ cho chúng sống với ngươi; phải có một con đực và một con cái. Trong mỗi loại chim, mỗi loại gia súc, mỗi loại vật bò dưới đất, mỗi loại một đôi sẽ đến với ngươi, để ngươi giữ cho chúng sống. Phần ngươi, hãy lấy mọi thứ ăn được và tích trữ cho mình; đó sẽ là lương thực của ngươi và của chúng." (Sáng thế 6:19-21).


Trận Đại hồng thuỷ kéo dài 150 ngày, ngập chìm tất cả núi cao và nhà cửa, làm chết vô số người.
Sau trận lụt kinh hoàng, nước rút dần khỏi mặt đất thì ông Nô-ê thả một con chim bồ câu bay ra khỏi tàu xem tình hình bên ngoài.
Lần thứ nhất, con chim chỉ lượn hết một vòng rồi bay về. Noe biết rằng khắp các nơi vẫn còn là nước, cho nên con chim không có chỗ nào để đậu nên nó bay về lại tàu.
Bảy ngày sau, con bồ câu lại được thả ra lần nữa, và lần này nó bay trở về, trên mỏ ngậm cành lá ô liu tươi. Ông Nô-ê nhìn thấy thế hết sức sung sướng, và điều này chứng tỏ nước lụt đã rút để lộ ra những nhánh cây non nhô lên khỏi mặt nước.
Ông tiếp tục thả con bồ câu ra, lần này thì nó bay đi không quay trở về nữa, điều này chứng tỏ nước lụt đã rút. Thế là ông đưa tất cả gia đình trở về lục địa, bắt đầu xây dựng một cuộc sống mới.
Ngày nay, xuất phát từ truyền thuyết chiếc tàu Nô-ê này, hình ảnh chim bồ câu ngậm cành lá là biểu tượng của hòa bình (hoặc sự an bình).
Chim bồ câu hòa bình:
Chuyện con chim bồ câu và cành ô liu báo trước cuộc sống hoà bình và an ninh theo Kinh Thánh được phổ biến ra toàn thế giới. Đến những năm 30 thế kỷ XVII, ở châu Âu nổ ra một cuộc chiến tranh kéo dài hơn 30 năm trời, làm cho châu Âu, đặc biệt là nhân dân Đức chìm trong đau thương trầm trọng. Thời bấy giờ, tại một số thành thị ở nước Đức, lưu hành một thứ khăn kỷ niệm, trên vẽ hình con chim bồ câu ngậm một nhành ô liu, phản ánh nguyện vọng mong chờ hoà bình của nhân dân.
Năm 1940, phát xít Đức chiếm đóng thủ đô Paris của nước Pháp, bọn chúng đến đâu là hàng loạt dân lương thiện bị giết hại. Một hôm nhà danh họa Pablo Picasso đang ngồi trầm tư trong phòng tranh. Bỗng cánh cửa bật mở, một ông già hàng xóm đem xác con chim bồ câu, vừa bước vào phòng vừa khóc vừa nói: “Đứa cháu tôi đang chơi với chim câu bị bọn phát xít bắn chết, cả con chim câu cũng bị chết theo. Ngài Picasso, tôi van ngài hãy vẽ cho tôi con chim câu để kỷ niệm ngày đứa cháu tôi bị lũ phát xít giết hại”. Picasso vừa an ủi ông già đáng thương , vừa mang bút ra vẽ ngay bức tranh con chim bồ câu.

Năm 1949, Picasso đã tặng bức tranh “chim câu” này cho Đại Hội Hòa bình thế giới ở Paris và tác phẩm “Chim bồ câu” của Picasso được chọn là Biểu tượng Hoà bình Thế giới.



Suzuki Việt Nam hồi sinh Viva


Hãng xe Nhật Bản quyết định tái sinh dòng xe gắn máy một thời ăn khách trên thị trường với Viva 115 FI động cơ 113 phân khối và hệ thống phun xăng điện tử, giá 22,5 triệu đồng (có nguồn gốc xuất xứ từ Indonesia).

Mẫu Suzuki Viva 115 Fi sắp bán tại Việt Nam có nguồn gốc xuất xứ từ Indonesia.

Viva mới dài 1.910 mm, rộng 690 mm và cao 1.085 mm, chiều cao yên 760 mm, khoảng sáng gầm 145 mm. Mẫu xe gắn máy vang bóng một thời của hãng xe Suzuki quay trở lại thị trường với ngoại hình khác hẳn so với mẫu xe Suzuki Viva thế hệ trước.
Kiểu dáng được thiết kế khí động học, cụm đèn pha phía đầu xe có kích thước lớn và sáng hơn, đèn xi-nhan tách rời đặt phía trước bửng (yếm). Bửng xe cứng cáp, liền mạch với phần ốp thân xe, phía sau sơn màu tương phản bắt mắt. Đuôi xe cũng góc cạnh hơn. Tay nắm phía sau ngắn và gọn gàng. Vị trí để chân dạng treo, ống với tấm ốp cách nhiệt có kích thước lớn. Đèn hậu mới.
Viva mới sử dụng động cơ xi-lanh đơn, 4 thì, làm mát bằng gió có dung tích xi-lanh 113 phân khối. Xe được trang bị hệ thống phun xăng điện tử FI. Công suất tương đương 9,4 mã lực tại vòng tua máy 8.000 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 9,1 Nm tại vòng tua máy 6.000 vòng/phút. Ly hợp tự động và hộp số 4 cấp. Theo công bố của nhà sản xuất, với mẫu xe khá gọn nhẹ có trọng lượng 94 kg cùng với động cơ mới, hệ thống phun xăng điện tử, Viva 115 FI có mức tiêu thụ nhiên liệu ở mức 70 km/lít trong điều kiện vận hành trên đường.
Một điểm tiện lợi mới của Viva 115 FI là khoang chứa đồ dưới yên với khả năng chứa gọn nón bảo hiểm dạng nửa đầu. Cụm giảm xóc trước và sau vẫn là loại giảm xóc lò xo trụ, giảm chấn thủy lực. Bánh trước có kích thước 70/90R17, bánh sau cỡ 80/90R17.
Viva mới có hai phiên bản niềng (vành) đúc và căm (nan hoa) và hệ thống thắng đĩa trên bánh trước, thắng đùm (phanh tang trống) trên bánh sau. Phiên bản niềng đúc có giá khoảng 22,49 triệu đồng, trong khi phiên bản bánh căm có giá khoảng 20,99 triệu đồng. Đây là mức giá khá cạnh tranh trong phân khúc xe số trang bị phun xăng điện tử trên thị trường trong nước.










Con tem lừa dối!


TT - Rất nhiều người dân, chuyên gia đã giật mình bởi ông Trần Văn Vinh, tổng cục phó Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, khẳng định mũ bảo hiểm có dán tem CR (một loại tem chứng nhận cho mũ bảo hiểm) cũng chưa chắc đảm bảo chất lượng.


Điều này có nghĩa rất nhiều người tin tưởng chọn mua mũ có tem thời gian qua đã... bị hớ và người tiêu dùng vẫn chưa thật sự được bảo vệ, mặc dù cơ quan quản lý đã yêu cầu doanh nghiệp thử nghiệm mới cho phép dán tem.
Con tem dán trên các mũ bảo hiểm sẽ chẳng có giá trị gì, nếu nó không đảm bảo mũ đã được kiểm nghiệm và đảm bảo chất lượng. Các cơ quan như quản lý thị trường thời gian qua thấy mũ không có tem là thu giữ, làm rõ.
Theo ông Trần Văn Vinh, đúng là muốn được dán tem, doanh nghiệp sẽ phải kiểm nghiệm cả quy trình sản xuất, phải thử nghiệm mũ nhưng sau đó doanh nghiệp có sản xuất mũ theo đúng tiêu chuẩn đã được kiểm định hay không lại là chuyện khác.
Theo ông Vinh, sáu tháng một lần cơ quan kiểm định lấy mẫu thử nghiệm lại, nếu doanh nghiệp không đạt chất lượng sẽ yêu cầu phải đạt, hoặc có biện pháp mạnh hơn.
Tuy nhiên, thực tế theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới, mũ bảo hiểm có dán tem nhưng chỉ khoảng 46% đảm bảo hấp thụ xung động, có nghĩa chỉ 46% người tiêu dùng mua mũ có dán tem có thể thật sự bảo vệ được đầu của mình, ngay cả khi đội loại mũ đã được Nhà nước chứng nhận hợp quy.
Sự thật này đặt ra câu hỏi các cơ quan kiểm nghiệm, các chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã thật sự làm tốt vai trò quản lý, thẩm định của mình? Bởi lẽ mũ bảo hiểm có tem kém chất lượng vẫn nhiều, trong khi những thông tin kiểm nghiệm bất lợi cho các cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm kém chất lượng gần như không có trên mặt báo hay các diễn đàn khác.
Tem được đưa ra bắt buộc phải dán, không dán sẽ bị coi như hàng giả, nhái, không đạt chất lượng... Thế nhưng cấp mà không quản được chất lượng thì cấp làm gì? Người tiêu dùng giờ phải tin vào đâu? Để gần 50% mũ dán tem không đạt chất lượng thì theo một số chuyên gia, thà không có tem còn hơn, bởi tem CR như vậy đã trở thành điểm khiến gần 50% người tiêu dùng mua lầm, và là “vật bảo kê” cho mũ bảo hiểm không đạt chất lượng đánh lừa người tiêu dùng.
Ông Lương Thanh Liêm, giám đốc một nhãn mũ bảo hiểm, đặt vấn đề: có doanh nghiệp từng sản xuất mũ nhựa, mũ kém chất lượng chỉ mất cỡ một tháng đã được phép dán tem CR, trong khi doanh nghiệp của ông mất 4-5 tháng. Không hiểu họ xin kiểu gì mà giỏi quá!
Đến nay, không chỉ ở mũ bảo hiểm, kể cả tem rượu hay các loại tem khác đều đã thấy có “vấn đề”, và có lẽ đã đến lúc cần nghiên cứu, thay đổi cách thức cấp và dán tem.
Cần công khai, minh bạch thông tin liên quan đến kiểm nghiệm và dán tem. Và thay vì để các cơ quan nhà nước cấp quyền dán tem, nên để các hiệp hội làm việc này. Cơ quan nhà nước sẽ chỉ đi kiểm tra, kiểm soát chất lượng và đảm bảo các sản phẩm đã dán tem đảm bảo chất lượng. Có như thế mới tránh được kiểu trách nhiệm nửa vời, để mặc người tiêu dùng tự mua và tự chịu trách nhiệm.

10 thg 5, 2013

Cây thuỳ dương | Уральская рябинушка

Cây thùy dương là bài hát đặc trưng cho lối hát đồng ca của dân tộc vùng Ural của Nga. Phần nhạc được viết bởi nhạc sĩ nổi tiếng Evgenhi Podygin, lời dựa theo bài thơ của Mikhain Pilipenko. Bản nhạc Cây thùy dương được xem là một trong những giai điệu đẹp nhất trong nền âm nhạc Nga.
Hình ảnh cây thùy dương in đậm trong lòng người dân Nga cũng như những người từng đặt chân tới xứ sở này.





Cây thuỳ dương | Уральская рябинушка
(Музыка: Евгений Родыгин - Слова: Михаил Пилипенко)

Вечер тихой песнею над рекой плывёт,
Дальними зарницами светится завод,
Где-то поезд катится точками огня,
Где-то под рябинушкой парни ждут меня.
Ой, рябина кудрявая, белые цветы,
Ой, рябина, рябинушка, что взгрустнула ты.

Лишь гудки певучие смолкнут над водой,
Я иду к рябинушке тропкою крутой.
Треплет под кудрявою ветер без конца
Справа кудри токаря, слева - кузнеца.
Ой, рябина кудрявая, белые цветы,
Ой, рябина, рябинушка, что взгрустнула ты.

Днём в цеху короткие встречи горячи,
А сойдёмся вечером - сядем и молчим.
Смотрят звёзды летние молча на парней,
И не скажут ясные, кто из них милей.
Ой, рябина кудрявая, белые цветы,
Ой, рябина, рябинушка, что взгрустнула ты.

Кто из них желаннее, руку сжать кому,
Сердцем растревоженным так и не пойму.
Оба парня смелые, оба хороши,
Милая рябинушка, сердцу подскажи.
Ой, рябина, рябинушка, оба хороши
Ой, рябина, рябинушка, сердцу подскажи.
***

CÂY THUỲ DƯƠNG

Chiều dần buông màu tím, vẳng bên sông lời hát êm đềm.
Hoà với tiếng đàn đêm, chập chờn bay về xa phía chân trời.
Cất tiếng hát bước chân đi, cùng ngồi bên hàng thuỳ dương mờ in bóng.
Nhìn bầu trời trời sao lấp lánh, nói với nhau lời nói tâm tình
Nhìn mấy cánh hoa trắng rơi, lòng ngập ngừng nghe trái tim bồi hồi.
Này cành thuỳ dương yêu mến, biết chăng em vì cớ sao buồn.

Màn trời đêm dần lắng, xào xạc đưa lời gió êm đềm
Ngồi dưới bóng thuỳ dương, chờ chàng trai cùng ta đến bên đồi
Cất tiếng hát bước bâng khuâng, lòng ngập ngừng vì ai buồn không nói
Này cành thuỳ dương yêu mến, biết với ai lời hát trao tình
Rồi tiếng hát cao vút lên, lòng ngập ngừng nghe trái tim bồi hồi
Này cành thuỳ dương yêu mến, biết chăng ta vì trái tim này.

Volga xinh đẹp (Волга-реченька глубока)

Volga xinh đẹp là một bài hát cổ của Nga. Nhân vật trong bài hát gửi gắm vào dòng sông tình cảm với người yêu: "Sông Volga, một dòng sông sâu, sóng vỗ đôi bờ. Anh yêu, anh ra đi không lời từ biệt. Có biết chăng tình yêu em. Ôi, sương màu xanh, con sóng bạc đầu. Lẽ nào anh không bao giờ trở lại?...".










Lời Việt:
1.
Volga biếc xanh chìm đắm trong sương mờ,
Sông uốn quanh nắng in đôi bờ.
Lời hẹn ước xưa trách ai sao hững hờ,
Có hay chăng ngày tháng mong chờ ?.

Volga lắng sâu ngàn sóng vỗ đôi bờ,
Bài hát xưa đã qua bao giờ ?
Người về chốn xa đã đi không đôi lời,
Tiếc cho ai tình thoáng ơ thờ.

2.
Ôi con sóng xa chảy mãi tới chân trời,
Dòng nước xanh vẫn còn tuyệt vời.
Nhìn làn nước trôi, nước trôi bao năm rồi,
Nhớ thương ai mà sóng đầy vơi ?

Volga mến yêu chảy mãi tới phương nào ?
Làn sóng xanh nhấp nhô dạt dào.
Kìa làn gió đưa tới phương xa mãi nào ?
Ánh trăng khuya tỏa sáng trời cao.

Lời hẹn ước xưa cháy lên trong tim này,
Cháy lên đi ngọn đuốc tình yêu.

Волга-реченька глубока
Волга-реченька глубока
Бьёт волнами в берега.
Мил уехал, не простился,
Знать любовь не дорога.

Ой, туманы голубые,
Серебристая волна,
Неужели ко мне милый
Не вернётся никогда?

Цвела вишня всем на диво,
Ветром сдуло белый цвет.
Я б другого полюбила,
Да любови в сердце нет.

Возле бережка крутого
День и ночь волна шумит.
Хорошо любить такого,
Кто любовью дорожит.

Над рекой стоят туманы,
Красна солнца не видать.
А мой милый меня вспомнит,
И его я стану ждать.

Đôi bờ (Два берега)

Đôi bờ do nhạc sĩ Andrey Yakovlevich sáng tác, phần lời của Grigorii Mikhailovich Pozhenyan. Tác phẩm là bài hát chủ đề trong bộ phim Khát nước, bộ phim sản xuất năm 1959 nói về chiến tranh Vệ quốc. Nội dung phim dựa trên một số câu chuyện có thật.


Bài hát kể về tình yêu chung thủy của người con gái với người con trai. Đôi bờ bên cạnh ca từ đẹp lãng mạn với hình ảnh của “cỏ trong sương ướt”, “sóng vờn với sóng...” là nỗi lòng buồn sâu thẳm của người con gái. Cô và người yêu thương chỉ có thể là “đôi bờ một dòng sông”, mãi không có điểm hội tụ.
Giai điệu Đôi bờ quen thuộc với không ít người Việt. Phần lời tiếng Việt của bài hát thơ mộng chứ không buồn man mác như lời tiếng Nga. Phần lời này lạc quan, nhẹ nhàng hơn. Hai câu kết của phần lời Việt càng thể hiện sự lạc quan đó: “Mình em riêng thắm thiết yêu anh, với niềm tin thiết tha. Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa”.





Đôi bờ lời Việt:
Đêm dài qua, dưới mưa rơi, em mong chờ anh tới
Cây cỏ hoa như nói nên lời em hạnh phúc nhất đời
Mình em riêng thắm thiết yêu anh, giữa tình đôi lứa ta,
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa.

Trên dòng sông, sóng đôi nhau, thiên nga đùa trên sóng
Bên bờ sông vai sánh vai nhau, đôi đôi bước theo dòng
Mình em riêng đứng ngóng trông anh, với niềm tin thiết tha
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa.

Đêm dần qua ánh ban mai đang lan tràn dâng tới.
Trên bờ sông soi bóng em dài, xa xa phía chân trời.
Mình em riêng thắm thiết yêu anh, với niềm tin thiết tha.
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa.
Mình em riêng thắm thiết yêu anh, với niềm tin thiết tha.
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa.

Đôi bờ (Два берега)
Lời: Grigorii Mikhailovich Pozhenyan,
Phần nhạc: Andrey Yakovlevich Eshpai
Ночь была с ливнями и трава в росе.
Про меня "счастливая" говорили все.
И сама я верила сердьцу вопреки,
Мы с тобой два берега у одной реки.
Утки все парами как волной волна.
Все девчата с парнями только я одна.
Всё ждала и верила сердьцу вопреки,
Мы с тобой два берега у одной реки.
Ночь была и был рассвет словно тень крыла.
у меня другого нет я тебя ждала.
Всё ждала и верила сердьцу вопреки,
Мы с тобой два берега у одной реки.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Web Hosting Coupons