Pages

8 thg 9, 2012

"Hướng dẫn sử dụng và bảo quản xe ô tô"

Chở gỗ

Chở ống

Chống lấy cắp

Hãy tránh xa

Siêu trọng

Tay lái thuận - nghịch

Chống va đập

Cho tài xế mới

Siêu trường

7 thg 9, 2012

Lý giải về "Tình duyên kiếp trước"


(Kienthuc.net.vn) - Một số trai thanh nữ tú muộn tuổi dựng vợ gả chồng, đi xem bói, các thầy phán rằng do duyên âm với người kiếp trước còn nặng. Không ít người phải đi "cắt tiền duyên" để mong xây dựng được gia đình… Dân gian cho đó là "Duyên âm", "tình duyên" từ kiếp trước… Vậy giải thích về điều này như thế nào?


Tiền duyên khác duyên âm

Các chuyên gia nghiên cứu về tâm linh cho rằng, tiền duyên là những mối nhân duyên của một người trần tục với người ở thế giới khác từ những kiếp trước đây. Nó được chia thành hai loại: Thứ nhất là tình duyên giữa người trần và những người ở thế giới khác từ những kiếp trước còn ảnh hưởng đến bây giờ, thường gọi là tiền duyên. Còn tình duyên hiện tại giữa người trần và những người ở thế giới khác (thường là với các vong hoặc tà) nên có thể gọi là: duyên âm.

Cắt tiền duyên là để cầu siêu cho linh hồn: Từ cổ chí kim đã có tục lệ cầu siêu cho oan hồn. Cầu siêu có sức mạnh tư tưởng mãnh liệt bất kể đối với người theo một tôn giáo hay một người vô thần. Liên hiệp quốc cũng làm lễ cầu siêu cho các nạn nhân thảm họ quốc tế. Cầu siêu không đòi hỏi nghi thức cầu kỳ, chỉ cần thành tâm và tiến hành trong 49 ngày đầu sau khi chết là  lúc người chết đang ở trong trạng thái bất định, hoang mang, sự cầu nguyện khiến họ được an ủi, linh hồn trở nên sáng suốt hơn, để siêu thoát.






 Giải thích về vấn đề này, GS.TSKH Đoàn Xuân Mượu, tác giả cuốn sách "khoa học và vấn đề tâm linh" cho rằng, linh hồn tồn tại bất tử sau khi chết. Nhiều nhà nghiên cứu như GS.TS Y khoa, Giám đốc Trung tâm phẫu thuật và tạo hình nhãn khoa (CHLB Nga), nhà y học L.Putsko (Mát-xcơ-va) nghiên cứu các kiến thức y học Đông Phương và Tây phương kết hợp... đều cho rằng, cấu tạo con người gồm 7 phần: Cơ thể thể xác, năng lượng, cảm xúc và 4 cơ thể tâm thần, trong đó chỉ có thể xác là hữu hình được y học chính thống giảng dạy (năng lượng đặc). Sáu phần còn lại là năng lượng độ đặc khác nhau (vía) là năng lượng không đặc như thể xác. Khi chết chỉ là phần thể xác mất đi. Sáu phần còn lại mãi và giữ được nhân cách của con người - linh hồn.

GS.TSKH Đoàn Xuân Mượu cho biết, một công trình điều tra của Viện Gallup (Mỹ) trên 12.000 người đã từng cận tử và chết lâm sàng cho hay, trong lịch sử tồn tại của loài người trên quả đất đã có khoảng 70 tỷ người đi qua cửa tử, tức là nhiều gấp 10 lần dân số thế giới hiện nay. Sau khi chết con người từ cõi trần vào cõi trung giới vô hình. Cõi này gồm 7 cảnh giới khác nhau từ nhẹ đến nặng. Tùy theo nhân cách tư tưởng, đạo đức, lối sống của mỗi người khi sống mà sau khi chết họ ở cảnh giới tương ứng. Đa số vong linh có hình dáng như khi sống nhưng lờ mờ không rõ. Vì sự rung động của nguyên tử giống như cõi trần nên họ hay trở về cõi trần.

Đặc biệt, TS vật lý Hamoud (Anh), người chuyên nghiên cứu và đã có 10 năm tu luyện ở Viện Lạt - ma, Tây tạng cho hay, đối với một số người chết yểu, bất đắc kỳ tử, vong linh không chấp nhận mình đã chết, cố bám lấy sự sống ở trên đời. Vì thế, họ cứ nguyên trạng giống như khi còn sống, trong khi họ ở cõi âm.

Duyên âm thường xảy ra ở những người lúc còn sống có thú tính mạnh mẽ. Sau khi chết, hình dáng vong linh của họ biến đổi theo tư tưởng luôn oán hận, ham muốn, thường hay tìm cách trở về cõi trần theo "người cũ" hoặc một ai đó. Cũng có trường hợp tìm dục tính ở nơi buôn hương bán phấn và rung động theo những khoái cảm của những cặp trai gái...

Hầu hết ai cũng có tiền duyên

GS.TSKH Đoàn Xuân Mượu cho biết, theo Phật giáo, chúng ta có kiếp luân hồi. Khi được chuyển kiếp người ta vẫn lưu giữ những ký ức về kiếp trước. Theo nghiên cứu của những người đã trải nghiệm cận tử (chết đi sống lại) của Viện Gallup, địa vị xã hội không quan trọng sau khi chết. Chỉ có tình cảm với người khác là khó quên nhất.

Khi sống, hầu hết con người ta ai cũng có tình cảm khác giới. Ngoài tình cảm vợ chồng thì còn có những mối tình nam nữ. Nhưng vì một lý do nào đó mà họ không thành vợ chồng hoặc là vợ chồng rồi nhưng không được ở lâu dài với nhau... Vì thế, ai cũng có sự nhớ thương hoặc nếu bị phản bội, đối xử quá tệ bạc thì sẽ trở thành hận tình.

Mỗi chúng ta đã sống ở trần tục này bao nhiêu kiếp? Trong tất cả các kiếp ấy chúng ta đã gặp bao nhiêu mối tình sâu nặng mà mãi mãi không bao giờ quên được? Tình yêu có sức mạnh vô biên, sức mạnh ấy đưa những linh hồn này đi tìm người mà mình yêu hiện đang sống ở trần tục để giúp đỡ hoặc cản trở, phá hoại (ghen) để người trần tục không thể lấy chồng hoặc lấy vợ được. Nếu người trần tục vẫn lấy chồng hoặc lấy vợ được thì tìm cách phá hoại hạnh phúc của đôi vợ chồng này.

Từ trước đến nay người trần tục chỉ nghĩ rằng, những người không lấy được vợ hoặc chồng hay rất khó khăn trong việc tìm vợ tìm chồng thì mới có tiền duyên. Theo một vài nghiên cứu thì hầu như ai cũng có tiền duyên. Chỉ có điều, những tiền duyên đó đã ảnh hưởng tới cuộc sống tình cảm vợ chồng hiện nay đến mức nào.

Quan niệm "ông bà tổ tiên phù hộ"

ThS Vũ Đức Huynh, tác giả của hơn chục cuốn sách về tâm linh và cổ học phương Đông cho biết, người chết chưa phải là hết mà vẫn còn phần hồn. Người và vong hồn luôn còn mối quan hệ giao thức sóng do cùng có nguồn gốc tần số xung động nào đó của các dòng hạt điện sinh học. Vong hồn nào cũng còn mối quan hệ giao thức với thân nhân tiền kiếp. Dân gian có quan niệm "ông bà tổ tiên phù hộ" chính là bắt nguồn từ điều này.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bị ép buộc về cõi vong - chết bất đắc kỳ tử... còn nhiều ký ức về cõi trần luyến tiếc tình ái, của cải công danh... hoặc là các vong hồn còn muốn trở lại cõi trần, nơi các vong vẫn còn nhiều "duyên nợ" nên lang thang trở lại cõi trần và tìm mọi cơ hội để thể hiện thực hiện ký ức hoặc duyên nợ đó. Cách thể hiện thường là hình dáng ánh sáng lạnh hoặc bằng cách nhập vào người. Cũng có trường hợp, vong hồn được tái sinh sớm nên còn nhiều ký ức và tìm đến người xưa.

ThS Vũ Đức Huynh cho rằng, "thất tình, lục dục", là bảy thứ tình cảm và sáu thứ dục vọng ở con người trong đó có ba thứ dục vọng là nhu cầu sống của bản thân là: Ăn uống, tình dục và ngủ - nghỉ ngơi. Ở cõi vong chỉ có tình và dục ảo. Nó là ký ức "ghi xương khắc cốt" nằm trong cấu tố thần thức của vong hồn. Gọi là ảo bởi vì cấu trúc của các thực thể là ở dạng thức hạt điện sinh học mạng lưới lỏng lẻo nhẹ nên không thể thực hiện các động tác thể hiện các động thái tình và dục được.

ThS Vũ Đức Huynh cũng cho biết, cắt tiền duyên chính là làm phép để cho vong hồn tỉnh ngộ mà rời cõi trần quay về cõi vong để tu luyện lên các bậc cao hơn.

TS Humoud đã kể về một trường hợp bị giết vì ghen tuông. Theo đó, ở TP Calcutta (Ấn Độ) có một gia đình có con dao ngà rất đẹp, hễ ai cầm lên cũng có ý định giết người. TS Humoud đã thử cầm con dao ấy và quả nhiên thấy trong người bị kích động lạ thường. Nhờ đã được khai mở giác quan thể vía nên TS Humoud nhìn thấy một vong linh hung tợn đang giận dữ. Nhờ các bạn bè cõi âm, TS Humoud tiếp xúc được với tư tưởng vong linh ấy và biết câu chuyện tình như sau: Vợ y đã ngoại tình với người bạn thân của y nên y dùng con dao ấy đâm chết hai người. Sau đó một người khác đã dùng con dao đó đâm chết y. Sau khi chết, lòng oán hận không nguôi đã khiến y quanh quẩn bên con dao cán ngà để kích động bất cứ ai sử dụng nó.

Xuân Hoài

Câu chuyện thuế, phí và những cái lưng còng


(Dân Việt - 06/09/2012) - Câu chuyện thuế, phí ở Việt Nam cao nhất khu vực hàm chứa trong nó 2 sự mỉa mai khác: Phải đóng cao nhất khu vực cũng là cao nhất thế giới.

Ảnh minh họa

Trong khi, theo TS Lê Đăng Doanh, mức thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam thuộc loại thấp nhất khu vực.

Nếu tính toán trong phạm trù thu- chi, câu chuyện sẽ “thảm họa” hơn rất nhiều: Những thường dân có mức thu tồi tệ nhất nhì thế giới đang phải đóng thuế, phí cao và nhiều nhất nhì thế giới. Và sự cao, sự nhiều, không chỉ là chuyện hơn kém mà việc phải chịu "thuế lạm phát", hàng năm ở mức 2 con số - thì những chính sách bảo hộ và thuế chồng lên thuế đang khiến mỗi người dân Việt Nam gánh chịu tỷ lệ thuế phí/GDP cao gấp từ 1,4 - 3 lần so với các nước khác trong khu vực. Cái lưng người Việt, nghĩ cho cùng, quả thật là dẻo dai.

Nhớ lại trong phiên thảo luận tại Quốc hội sáng 7.6, đại biểu Trần Du Lịch khẩn khoản xin giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 25% xuống còn 20% khi khoản thuế, cũng cao nhất nhì thế giới này đang được cho là chiếc kìm sắt “bóp chết” khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam và hiện tại, đang giống như chiếc thòng lọng làm cho con số doanh nghiệp “chết mà không được chôn” đang liên tục gia tăng.

Nhưng chuyện nói ra chỉ để biết vậy.

Ngoài chuyện thuế, phí bổ đầu dân ngày càng tăng, tỷ lệ thuận với tốc độ và tỷ trọng chi tiêu công, một nguồn thu khác cũng được đề cập trong báo cáo chính thức của Ủy ban Kinh tế Quốc hội. Đó là việc bán nhà thuộc sở hữu nhà nước và chuyển quyền sử dụng đất. “Về bản chất, việc làm này cũng giống như việc một cá nhân bán tài sản đi để chi tiêu. Khoản vay nợ của anh ta có thể giảm, nhưng tài sản của anh ta cũng giảm tương ứng, tức là anh ta đã nghèo đi”.

Người dân đang nghèo đi. Đó là một sự thật không thể chối bỏ, trong tình trạng: Tăng trưởng liên tục giảm, lạm phát liên tục tăng, thâm hụt ngân sách ngày càng trầm trọng. Nợ công tăng cao. Sự tình đó của nền kinh tế khiến cho chất lượng đồng tiền liên tục suy giảm. Và nói đến câu chuyện thuế, phí cao ở mức nhất nhì thế giới, không thể không nói đến yếu tố mang tính chất nguyên nhân: Chi ngân sách và nợ công gia tăng đến mức bất hợp lý.

Chừng nào sự bất hợp lý còn được nhìn nhận một cách lạc quan trong các báo cáo thì chừng đó, cái lưng của người dân Việt sẽ vẫn còn phải còng.
Phong Dao

5 thg 9, 2012

Lên đời kinh doanh ôtô cũ


(VEF.VN) - Kể từ tháng 6, tiêu thụ ôtô cũ tăng mạnh trở lại. Nếu trước đó, các DN chỉ bán được khoảng chục xe/tháng thì nay, số lượng bán ra tăng lên gấp nhiều lần, tới gần trăm xe/tháng.

Xe của Công ty Hoàng Nam Sơn, cũng mua xe cũ

Sau khi Bộ Giao thông Vận tải phúc đáp về việc chưa thể tiến hành thu phí hạn chế phương tiện cá nhân trong vài ba năm tới và chỉ thu khi nhận được sự đồng thuận của người dân, thị trường ôtô cũ đã hồi phục nhanh chóng.
Xe cũ bán chạy
Theo các DN buôn bán xe cũ tại Hà Nội, tháng 6 và tháng 7 vừa qua, tiêu thụ xe cũ tăng mạnh. Từ chỗ chỉ bán được khoảng chục xe/tháng (tháng 5/2012 đổ về trước), nay có DN đã tăng số lượng bán lên gấp nhiều lần, tới gần trăm xe/tháng.

Và đang rao bán xe này - Xe cũ hiệu Nissan Maxima
ĐT: 0906 048 555
Ông Hà Minh Tuấn, Giám đốc một công ty chuyên kinh doanh xe cũ tại Hà Nội, cho biết, trong tháng 8 vừa qua DN này bán được 60 xe ôtô cũ, thấp hơn tháng 6 và 7 bởi hai tuần cuối tháng rơi vào tháng 7 âm lịch là tháng "cô hồn" nhu cầu về xe giảm thấp.
Các DN phân tích, thị trường xe cũ hồi phục nhanh hơn xe mới do xe cũ không phải chịu khoản phí trước bạ và phí cấp biển cao, lại phù hợp với túi tiền của nhiều người tiêu dùng.
Theo tính toán, mua một chiếc xe mới giá 500 triệu đồng, chủ xe không đi ngay được mà còn phải bỏ thêm ít nhất khoảng 100 triệu nữa cho lệ phí trước bạ, phí cấp biển số, bảo hiểm vật chất... mới chạy được. Nhưng với xe cũ, không cần đến những chi phí này, mua xong là đi ngay, thủ tục mua bán cũng hết sức đơn giản và nhanh gọn. Hơn nữa, do phải khấu hao mỗi năm từ 10-15%, vì vậy giá xe cũ giảm nhiều, rất hợp lý với nhiều người túi tiền vừa phải lại đang khao khát có xe 4 bánh.
Các DN kinh doanh xe cũ dự báo, qua tháng "cô hồn", vào nửa cuối tháng 9 dương lịch trở đi, thị trường xe cũ sẽ ngày càng sôi động bởi cuối năm là thời điểm nhu cầu về ôtô tăng cao.
Năm nay, lượng xe cũ được các DN đánh giá là khá dồi dào và có chất lượng tốt. Kinh tế khó khăn, nhiều công ty và cá nhân bí bách về nguồn tiền nên phải bán xe để cân đối tài chính, vì thế, nguồn hàng tham gia thị trường nhiều và giá rất hợp lý. Đây là thời điểm tốt để mua xe với nhiều người.
Nói tóm lại, mặc cho các DN kinh doanh ôtô mới liên tục khuyến mại rầm rộ để thu hút khách hàng, nhưng chi phí cho xe mới quá cao đã giúp cho ôtô cũ có sức hấp dẫn hơn hẳn trong thị phần khách hạng trung.
Mua xe cũ không dễ
Phong phú về chủng loại, giá cả, cách thức mua bán nhanh gọn, đơn giản là những lợi thế khi mua bán xe cũ. Tuy nhiên, do khó giám định về chất lượng, giá cả nên khách hàng rất e ngại. Thử tưởng tượng, phải bỏ ra cả trăm đến vài trăm triệu đồng mà rước về một chiếc xe cũ đầy khuyết điểm thì đúng là một cơn ác mộng.
Điều khách hàng lo ngại nhất là mua phải xe có chất lượng kém, được "mông tút" lại với giá cao, hay sợ nhất là xe bị thủy kích, bị tai nạn lớn...
Khi mua xe cũ tại Hà Nội, nhiều người đưa ra một tiêu chí rằng, xe phải đăng kí ít nhất từ 12/2008 trở lên. Lý do: khách hàng lo sợ chiếc xe cũ bị thủy kích trong đợt lụt lịch sử tại Thủ đô vào cuối năm 2008. Những chiếc xe bị thủy kích thì động cơ coi như vứt đi, mà động cơ lại được coi là linh hồn của chiếc xe.
Tuy nhiên, không phải cứ mua xe sau trận "đại hồng thủy" cuối năm 2008 thì xe hoàn toàn tránh được thủy kích. Thủy kích vẫn có thể đến bất cứ lức nào, ở đâu nếu xe chạy vào vùng nước ngập sâu, chết máy mà người điều khiển vẫn cố tình khởi động lại. Vì vậy, rất khó có thể biết được.
Hơn nữa, xe đã bị tai nạn lớn dẫn đến biến dạng nhưng được làm lại, thay thế một số phụ tùng, linh kiện rất khó bị phát hiện... Nhiều khách hàng cẩn thận, khi mua xe cũ đã mời thợ xe đi cùng, mong rằng với kinh nghiệm của họ sẽ giúp mình mua được một chiếc xe tốt. Nhưng chỉ bằng kinh nghiệm và nhìn bằng mắt thường hay chạy thử trong thời gian vài giờ thì cũng khó có thể phát hiện được mọi khuyết tật của xe.
Không ít khách hàng đã mua phải xe cũ có nhiều lỗi. Tuy giá rẻ, nhưng thời gian nằm trong xưởng nhiều hơn thời gian chạy trên đường, chi phí sửa chữa ngày càng tăng, khiến cho tổng chi phí tăng cao.
Ngoài ra với xe cũ là mua bán trao tay, bán xong, mua xong là chấm dứt, dẫn đến xe cũ không được bảo hành, bảo đảm nên rủi ro rất lớn người mua khi phát hiện ra lỗi của xe thì không thể trả lại, đành lại tìm cách "đẩy" cho người khác.
Chính vì những trở ngại này mà thị trường xe cũ khá hấp dẫn và có tiềm năng lớn nhưng không tránh khỏi sự e dè, ngại ngần và sự cân nhắc kỹ càng từ khách hàng, khiến doanh số bán ra không tăng mạnh được.
Mua ôtô cũ theo kiểu mới
Mới đây, một nhóm các DN kinh doanh xe cũ đã tập trung về Mỹ Đình (Từ Liêm, Hà Nội) trên diện tích gần 10.000 m2 cùng xây dựng một trung tâm buôn bán xe cũ lớn ở phía Tây Hà Nội. Tại đây, các DN đóng vai trò trung gian, gom xe cũ rồi bán lại cũng như nhận xe ký gửi của khách hàng.
Những xe cũ trong và ngoài nước đưa về sẽ được trung tâm kỹ thuật đặt ngay tại đây kiểm định theo hai cấp độ: kiểm định căn bản cho khâu mua vào và kiểm định chi tiết trước khi bán ra. Mỗi xe phải trải qua 75 bước kiểm định bắt buộc, từ chất lượng đến các thông tin nguồn gốc, quá trình sử dụng.
Sau khi kiểm định, mỗi xe sẽ nhận được một phiếu chứng nhận chất lượng và qua đó sẽ định giá mua, giá bán. Khách hàng đến mua xe tại đây sẽ được đảm bảo về chất lượng. Xe được bảo hành trong một tháng. Khi mang xe về, chạy, không ưng ý người mua có thể trả lại; hoặc khách hàng muốn bán xe, các DN tại đây sẵn sàng mua lại. Điểm được cho là hấp dẫn nhất ở dịch vụ mới này là khách hàng có thể mua trả góp cho xe cũ.
Không chỉ vậy, trung tâm này còn hướng tới kinh doanh dịch vụ kiểm định, sửa chữa, tức là khách hàng muốn mang xe tới đây đẻ kiểm định chất lượng và định giá cũng được phục vụ. Ngoài ra, trên diện tích gần 10.000 m2, một đường chạy thử đang được đầu tư để khách hàng chạy thử xe.
Mỗi tháng, trung tâm sẽ tổ chức đấu giá xe cũ do các DN, khách hàng từ các nơi mang đến.
Đây chính là cách mà nhiều DN kinh doanh xe cũ đang hướng đến nhằm giải quyết những hạn chế, rủi ro khi mua xe cũ, đảm bảo uy tín với khách hàng, tạo ra một trung tâm có lượng xe cũ phong phú, thoải mái cho khách hàng lựa chọn, qua đó sẽ thúc đẩy thị trường xe cũ hoạt động lành mạnh, minh bạch và sôi động hơn.

Người Việt ‘nặng gánh’ thuế phí


(VnExpress) - Báo cáo vừa được Ủy ban Kinh tế Quốc hội công bố cho thấy tỷ lệ thuế - phí trên GDP ở Việt Nam cao gấp 1,4 - 3 lần so với các nước trong khu vực.

Ủy ban Kinh tế Quốc hội ngày 4/9 chính thức công bố Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 với tựa đề "Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu". Dài hơn 300 trang, bản báo cáo được thực hiện trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì, với sự tài trợ của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP).

Đây là lần đầu tiên, Ủy ban Kinh tế Quốc hội xuất bản một ấn phẩm quy mô như vậy nhằm cung cấp một bức tranh vừa tổng quát, vừa chi tiết về sức khỏe nền kinh tế tình hình kinh tế. Và như mong muốn của Ban Quản lý dự án (do Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Văn Giàu làm Trưởng ban Chỉ đạo), báo cáo sẽ cung cấp tới đại biểu Quốc hội và các nhà hoạch định chính sách một bức tranh toàn cảnh về tình hình kinh tế của mỗi năm, đồng thời thông qua những phân tích chuyên sâu về những vấn đề kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn và dài hạn sẽ góp phần nâng cao được khả năng nhận biết các vấn đề và thay đổi một cách tích cực tư duy chính sách của giới làm chính sách.

Báo cáo gồm 7 chương, trong đó dành hẳn một chương phân tích sâu về rủi ro thâm hụt tài khóa. Theo các chuyên gia, kinh tế Việt Nam đang trải qua những năm tháng khó khăn nhất kể từ khi bắt đầu đổi mới vào những năm đầu thập niên 1990. Tăng trưởng kinh tế liên tục suy giảm, từ mức trên 8,2% trong giai đoạn 2004-2007, xuống còn xấp xỉ 6% trong giai đoạn 2008-2011. Trong khi đó, tỉ lệ lạm phát liên tục ở mức cao, thâm hụt thương mại trầm trọng, và đặc biệt là thâm hụt ngân sách cao và nợ công tăng nhanh. Thâm hụt ngân sách trong những năm gần đây lên tới xấp xỉ 5-6% GDP, trong khi đó nợ công và nợ công nước ngoài lần lượt tăng nhanh lên mức 57% và 42% GDP vào cuối năm 2010.

Trong khi nhu cầu chi tiếp tục gia tăng thì nguồn thu ngân sách có nhiều dấu hiệu bất ổn, và quá lệ thuộc vào thuế, phí. Báo cáo của Ủy ban chỉ ra rằng, tỷ lệ thuế và phí ở Việt Nam vào hàng cao nhất khu vực vậy mà nguồn thu đang có dấu hiệu kém bền vững này lại được sử dụng một cách chưa hợp lý.
Nước
Thuế phí / GDP
Ấn Độ
7,8%
Indonesia
12,1%
Malaysia
15,5%
Philippines
13%
Thái Lan
15,5%
Trung Quốc
17,3%
Việt Nam
21,6%
Dựa trên các số liệu từ Bộ Tài chính, nhóm nghiên cứu của Ủy ban Kinh tế nhận thấy thu ngân sách của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011 khá ổn định, khoảng 29% GDP. Trong đó thu từ thuế - phí là 26,3%, trong đó thu từ dầu thô đang có xu hướng giảm. Nếu loại trừ nguồn này, tỷ lệ thuế - phí so với GDP là 21,6%.
“Mức này rất cao so các nước khác trong khu vực”, báo cáo nhận định. Cùng với những thiệt thòi do lạm phát, Ủy ban Kinh tế cho rằng người Việt đang phải gánh chịu tỷ lệ thuế phí cao từ 1,4 đến 3 lần so với những nước láng giềng.



Xét riêng về thuế thu nhập, các chuyên gia nhận thấy Việt Nam có các thang bậc thuế suất khá tương đồng so với các nước trong khu vực, song khoảng thu nhập chịu các thang thuế suất tương ứng lại thấp, nên tính chung số thuế phải nộp là khá cao so với khu vực. Ví dụ mức thu nhập phải chịu thuế 10% tại Việt Nam khoảng 3.450 - 5.175 USD một năm, thì ở Thái Lan là 4.900 - 16.400 USD, Trung Quốc là 3.800 - 9.500 USD một năm. Tương tự với thuế thu nhập doanh nghiệp hiện được thu ở mức 25% đối với mọi doanh nghiệp, trong khi tại các nước, thuế suất dao động 2 - 30%. Đó là chưa kể đến các khoản thuế cao đánh vào tiêu dùng thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu) cũng như các khoản chi phí không chính thức khác.

Theo báo cáo, do thuế phí cao, khả năng tích lũy, đầu tư phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân đã bị hạn chế đáng kể. Nó cũng khuyến khích các hành vi gian lận về thuế như chuyển giá tại các doanh nghiệp FDI. Theo đó khu vực này chiếm khoảng 20% GDP nhưng chỉ đóng góp trên dưới 10% thu ngân sách.

Một hệ quả khác là nguồn thu ngân sách ngày càng trở nên kém bền vững. Việt Nam hiện có 3 nguồn thu chính vào ngân sách là thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp và thuế xuất nhập khẩu - tiêu thụ đặc biệt. Do kinh tế khó khăn, nguồn thu từ thu nhập doanh nghiệp đang có xu hướng giảm từ 36% (2006 - 2008) xuống còn 28% trong giai đoạn 2009 - 2011, làm gia tăng sự phụ thuộc vào 2 nguồn còn lại (tăng từ 10% năm 2006 lên 14,5% năm 2010). Điều này hoàn toàn không có lợi khi Việt Nam đang phải gỡ bỏ dần các hàn rào thuế quan nêu trên trong những năm tới theo cam kết WTO.

Một nguồn thu khác cũng được báo cáo đề cập là từ bán nhà thuộc sở hữu nhà nước và chuyển quyền sử dụng đất. “Tuy nhiên, về bản chất, việc làm này cũng giống như việc một cá nhân bán tài sản đi để chi tiêu. Khoản vay nợ của anh ta có thể giảm nhưng tài sản của anh ta cũng giảm tương ứng, tức là anh ta đã nghèo đi”, nhóm nghiên cứu so sánh.

Đứng trước thực tế này, báo cáo của Ủy ban Kinh tế cho rằng nguyên nhân chính gây áp lực lên ngân sách chính là do áp lực chi tiêu công quá lớn trong thời gian dài. Quy mô chi tiêu tối ưu được các chuyên gia khuyến cáo đối với các nền kinh tế đang phát triển nằm trong khoảng 15-20% GDP. Số liệu so sánh quốc tế của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng Hong Kong, Đài Loan (Trung Quốc), Indonesia, Singapore và Ấn Độ đều có mức chi tiêu trong khoản 15-18% GDP. Trong khi đó, từ nhiều năm qua Việt Nam đang nằm ở phía trên rất xa ngưỡng tối ưu này, ở mức hơn 30% GDP. Con số này thậm chí còn cao hơn cả giai đoạn cuối thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa (22% vào năm 1990).

Lo ngại hơn, các nhà nghiên cứu chỉ ra răng trong tổng chi tiêu hiện tại, chi thường xuyên chiếm tỷ trọng rất lớn, trong khi đầu tư phát triển lại có xu hướng giảm (từ 36,8% năm 2003 xuống còn 24,6% trong năm 2011). “Điều này phần nào cho thấy sự cồng kềnh và chi tiêu tốn kém của bộ máy công quyền”, báo cáo nhận định.

Về giải pháp, các chuyên gia của Ủy ban Kinh tế đề xuất đặt mục tiêu chính của cải cách tài khóa là điều chỉnh chi tiêu công, hệ thống thuế nhằm hướng tới một ngân sách cân bằng và ổn định. Để làm được điều này, trước tiên, hạch toán ngân sách phải được thực hiện một cách minh bạch theo chuẩn quốc tế. Các khoản chi để ngoại bảng phải được tuyệt đối tránh, loại các khoản thu kém bền vững và thu từ bán tài sản khỏi thước đo thâm hụt. Ngoài ra, các gánh nặng ngân sách phát sinh trong tương lai, ví dụ như chi trả lương hưu hay bảo hiểm y tế, cũng cần được đưa vào các dự báo về thâm hụt nhằm có được bức tranh chính xác hơn về triển vọng tài khóa tương lại.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng khuyến cáo cơ quan quản lý sớm giảm được chi tiêu công và thu hẹp vai trò của Nhà nước. Việc cắt giảm phải dựa trên việc đánh giá sàng lọc, có thứ tự ưu tiên… Đối với doanh nghiệp Nhà nước - vốn tiêu tốn nhiều chi phí, cũng cần có sự tách bạch giữa mục đích công ích thuần túy với những đơn vị kinh doanh có lợi nhuận.

Cuối cùng, hệ thống thuế cần được cải cách đảm bảo các tiêu chí tạo nguồn thu bền vững, hiệu quả, công bằng và minh bạch. Gánh nặng thuế cần phải được điều chỉnh giảm một cách hợp lý. Tuy nhiên, mức độ hợp lý này phụ thuộc rất nhiều vào quá trình cắt giảm chi tiêu công. Gánh nặng thuế quá cao sẽ khiến cho hệ thống thuế kém hiệu quả do nó khuyến khích việc trốn thuế và bóp méo sự phân bổ nguồn lực. Hệ thống sắc thuế và phí cần được rà soát tránh sự chồng lấn lên nhau. Các sắc thuế cần được điều chỉnh nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho người thu nhập thấp, khuyến khích tiết kiệm, và hạn chế tiêu dùng, đặc biệt là hàng tiêu dùng xa xỉ nhập khẩu.
Nhật Minh

4 thg 9, 2012

Mùa thu ngày khai trường

Ngày 5 tháng 9 hàng năm là “Ngày khai trường” và cũng là “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”, với tiếng trống khai trường hiệu triệu, báo hiệu một năm học mới bắt đầu với bao hoài bão trong hành trình thực hiện ước mơ của học sinh. Nghe tiếng trống trường chúng ta nhớ lại ngày 5/9/1945, ba ngày sau khi Bác Hồ đọc “Tuyên ngôn độc lập”, Người đã viết “Thư gửi cho các học sinh” nhân dịp năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


Trong bức thư ấy, Bác Hồ viết: Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em…”.


Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường của Bác Hồ:

Các em học sinh,

Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hòan tòan Việt Nam. Trước đây cha anh các em, và mới năm ngoái cả các em nữa, đã phải chịu nhận một nền học vấn nô lệ, nghĩa là nó chỉ được tạo nên những kẻ làm tay sai, làm tôi tớ cho một bọn thực dân người Pháp. Ngày nay các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ được tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em.

Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hy sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao? Các em phải làm thế nào để đền bù lại công lao của người khác đã không tiếc thân và tiếc của để chiếm lại nền độc lập cho nước nhà.

Các em hãy nghe lời tôi, lời của một người anh lớn lúc nào cũng ân cần mong mỏi cho các em được giỏi giang. Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn,ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

Đối riêng với các em lớn, tôi khuyên thêm một điều này: chúng ta đã đánh đuổi bọn thực dân, chúng ta đã giành được độc lập. Nhưng giặc Pháp còn lăm le quay lại. Chúng ỷ vào kẻ khác mạnh hơn mà gây sự với ta. Tất nhiên chúng sẽ bị bại, vì tất cả quốc dân ta đoàn kết chặt chẽ và một lòng chiến đấu cho giang sơn Tổ quốc. Phải sẵn sàng mà chống quân giặc cướp nước, đấy là bổn phận của mỗi công dân. Các em lớn chưa hẳn đến tuổi phải gánh công việc nặng nhọc ấy, nhưng các em cũng nên, ngoài giờ học ở trường, tham gia vào các Hội cứu quốc để tập luyện thêm cho quen với đời sống chiến sĩ và để giúp đỡ một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc phòng thủ đất nước.

Tôi đã thành thực khuyên nhủ các em. Mong rằng những lời của tôi được các em luôn luôn ghi nhớ. Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.

Chào các em thân yêu

Hồ Chí Minh













Chúc mừng sinh nhật tuổi 20 của con - Hoàng Thái Sơn

>> Chúc mừng sinh nhật con – Hoàng Hải Nam

>> Với con


Nhân dịp sinh nhật của con lần thứ 20 (05/09/1992 - 05/09/2012), Ba và Mẹ chúc con mạnh khỏa và học tập tốt.


Người ta nói tuổi 20 là tuổi của ước mơ, hoài bão, của ước vọng bay cao bay xa… 

Ông Nội phát phần thưởng (của Ông Nội) cho các Cháu nhân dịp tổng kết cuối năm

Hai anh em

Ba mẹ con đi lễ chùa ngày tết

Đang khoe điện thoại mới

Ba và Mẹ mong con hãy học tập tốt, tự chăm sóc tốt cho bản thân mình để chuẩn bị thật tốt hành trang vào đời.

Nhận phần thưởng giải Cầu lông học sinh TP.Buôn Ma Thuột

Ba Mẹ của con.

Biển Đông: "Nếu lặng im thì đó là sự hèn nhát không chấp nhận được"

(GDVN) - "Khi danh dự buộc con người phải lên tiếng mà ta lại lặng im thì đó là một sự hèn nhát không thể chấp nhận được".

>> Quần đảo Hoàng Sa
>> Quần đảo Trường Sa
>> Tổ quốc ở Trường Sa

LTS: Khi tình hình biển Đông đang căng thẳng, cả thế giới đang lên án trước những hành động gây hấn leo thang của Trung Quốc tại biển Đông, những người con Việt Nam vẫn một lòng hướng về những mảnh đất tiền tiêu của Tổ quốc.

Bức thư của nữ sinh Nguyễn Thị Phương Trinh, lớp 12 Chuyên Văn - Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, tỉnh Nam Định (Giải nhì Quốc gia môn Ngữ văn 2012) là một trong số đó.

Lá thư của nữ sinh Phương Trinh - Lớp 12 chuyên Văn - Trường chuyên Lê Hồng Phong - Nam Định
Anh tôi - Người lính Trường Sa

Anh tôi là lính. Ngày anh nhập ngũ là cái ngày tôi bắt đầu nghĩ về Trường Sa. Không còn đơn giản chỉ là một cái tên lạnh lùng nằm trên bản đồ địa lý của Tổ quốc, Trường Sa là nơi mà anh - khúc ruột trên của mẹ sẽ sống, rèn luyện và thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng của mình, là một miền thương nhớ sẽ đi về trong thâm tâm tôi.

Trước đây, nói đến đất nước mình, tôi thường chỉ nghĩ đến một dải đất cong hình chữ S nằm bên bờ biển Đông xanh thẳm. Cái vùng đất giữa biển khơi kia sao mà xa lạ đến thế. Nhưng giờ đây, Trường Sa có anh. Nhớ anh, yêu mến anh, đọc thư anh rồi tự lúc nào thấy Trường Sa thật gần gũi. Cũng như anh với tôi, dẫu xa xôi, nhưng tình cảm ruột thịt chẳng thể nào chia cắt nổi.

Người lính đảo An Bang
Anh được nghỉ phép và trở về trong sự mong chờ, nhớ nhung của người thân, nhất là lũ trẻ chúng tôi. Đứa nào cũng háo hức bắt anh kể thật nhiều chuyện, xem đi xem lại mấy tấm ảnh về Trường Sa. Trường Sa xinh đẹp nằm giữa mênh mông sóng nước, cuộc sống con người gắn chặt với thuyền, với biển.

Chắc hẳn đứng ở trên biển đảo mà nhìn ra đại dương thì khác hẳn với việc vờn mấy con sóng nhỏ ở bờ biển Sầm Sơn hay Cửa Lò... Đứa nào cũng ước ao một lần được ra đảo. Có đứa còn quyết tâm lớn lên sẽ giống như anh, làm người lính đứng gác ở Trường Sa. Cái tình cảm con trẻ cứ nảy nở tự nhiên và ngây thơ như vậy, nhưng trong sáng và thật đáng yêu. Tình yêu Tổ quốc của tôi bắt đầu từ những điều như thế!

Anh về lần này trông cao lớn hơn hẳn dạo trước. Da ngăm đen, thân thể cường tráng. Anh có vóc dáng của một chàng thanh niên đã kinh qua sự đào tạo của quân đội, đã ăn sâu trong mình vị muối mặn của biển cả, đã nếm trải đủ mọi sóng gió của đại dương. Đến nỗi mà khi anh ở trần, tôi có thể cảm nhận được cái hơi đất, hơi nước Trường Sa toát ra từ người anh nồng nồng, đậm đậm. Chắc rằng anh đã yêu Trường Sa lắm.

Ở các anh, vị muối mặn của biển cả đã ăn sâu vào trong mình, đã nếm trải đủ mọi sóng gió của đại dương.
Anh cũng trầm tĩnh, chững chạc và ít nói hơn. Nhiều khi, tôi có cảm giác anh như là một ngọn núi giữa đại dương trập trùng sóng nước mà vẫn uy nghiêm, sừng sững, lấy sự im lặng để tôn lên vẻ hùng vĩ của mình. Đó phải chăng cũng là tư thế đứng thẳng, ngẩng cao đầu đầy kiêu hãnh và tự hào của anh khi khoác cây súng trên vai canh giữ biển trời Tổ quốc.

Và cũng giống như sự im lặng ngàn đời của núi không phải cách để núi ẩn mình bạc nhược, vẻ trầm tĩnh, ít nói của anh luôn chứa đựng sự kiên nghị, vững vàng. Anh biết cách chọn thời điểm thích hợp để cất tiếng nói. Anh bảo "Khi danh dự buộc con người phải lên tiếng mà ta lại lặng im thì đó là một sự hèn nhát không thể chấp nhận được". Anh tôi – người lính đảo là thế đấy!.

Ngày mai, anh lại lên đường, lại đến với Trường Sa thân yêu. Khoảng trời xanh, vùng biển xanh, miền đất xanh, và cả tuổi trẻ tươi xanh của anh nữa sẽ góp phần vào màu xanh vĩnh cửu của đất nước quang vinh. Đi đi anh, Trường Sa đang vẫy gọi Trường Sa của anh, của em, của chúng ta, của Việt Nam yêu dấu ngàn đời.

Phương Trinh – 12 Văn – THPT chuyên Lê Hồng Phong.

(Theo Giaoduc.net.vn)

Nhân ngày khai trường, đọc lại bức thư Tổng thống Mỹ - Abraham Lincoln gửi thầy giáo của con

Bức thư của cố tổng thống Mỹ Abraham Lincoln (1809-1865) gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học. Được viết ra từ gần 200 năm trước ở nước Mỹ, nhưng bức thư vẫn giữ nguyên tính “thời sự” và gợi nhiều suy nghĩ cho chúng ta. Sau đây là đoạn trích trong bức thư đó.


Xin thầy hãy dạy cho con tôi

Kính gửi thầy…

Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. Rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết: cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố, thì ở đâu đó, sẽ có một con người chính trực; bên cạnh một chính trị gia ích kỷ, sẽ xuất hiện một nhà lãnh đạo tận tâm.

Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết; nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với nǎm đô la nhặt được trên hè phố…

Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đánh bại nhất…

Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kỳ diệu của sách… nhưng cũng để cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.

Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó là không đúng…

Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hoà nhã và cứng rắn đối với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chạy theo thời thế.

Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới Chân Lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp mà thôi.

Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã… Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.

Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.

Xin hãy dạy cho cháu biết ngoảnh tai làm ngơ trước một đám đông gào thét… và đứng thẳng người bảo vệ lẽ phải.

Xin hãy đối xử với cháu dịu dàng nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên những thanh sắt cứng rắn. Hãy giúp cháu có can đảm biểu lộ sự thiếu kiên nhẫn và có đủ kiên nhẫn để biểu lộ sự can đảm.

Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.

Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy, nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình… con trai tôi là một cậu bé tuyệt vời.

Kính thư
ABRAHAM LINCOLN.

Nhân ngày khai giảng năm học mới, đọc bài phát biểu của Tổng thống Hoa Kỳ để suy ngẫm

Bài diễn văn nhân ngày tựu trường của Tổng thống Mỹ - Barack Obama, vào ngày 28 tháng 9 năm 2011 tại trường Trung học Benjamin Banneker, Washington, D.C, Hoa Kỳ.



Cảm ơn rất nhiều. Xin mời ngồi. Chúng tôi rất tự hào về Donae (Chủ tịch Hội Học Sinh và là Học Sinh Danh Dự của trường – ND), người đã có bài giới thiệu rất hay về ngôi trường này. Bên cạnh đó, tôi xin được trân trọng giới thiệu vị hiệu trưởng của các bạn, người đã công tác ở ngôi trường này 20 năm nay, khởi đầu là một giáo viên, bây giờ là một vị hiệu trưởng xuất sắc – Cô Anita Berger. Vui lòng cho một tràng vỗ tay khen ngợi. (Vỗ tay). Trân trọng giới thiệu Ông Mayor Gray, Thị trưởng Washington, D.C; (Vỗ tay). Ông Arne Duncan, Bộ trưởng Bộ Giáo Dục. Vui lòng cho một tràng vỗ tay chào đón. (Vỗ tay).

Tôi rất hân hạnh khi được mời về nói chuyện tại trường Trung học Benjamin Banneker, một trong những ngôi trường trung học tốt nhất Washington, D.C cũng như tốt nhất nước Mỹ. Xin chào mừng các bạn nhân năm học mới, mặc dù các bạn đã bắt đầu năm học mới từ một vài tuần nay rồi. Mọi thứ đang bắt đầu ổn định. Những môn thể thao mùa thu đang diễn ra. Những buổi biểu diễn âm nhạc và diễu hành sắp bắt đầu, tôi tin như vậy. Và các bạn sắp phải làm những bài kiểm tra cũng như những dự án lớn đầu tiên của năm học mới. 

Tôi biết rằng các bạn đang có nhiều hoạt động ở ngoài nhà trường. Bạn bè cũng có sự thay đổi chút ít. Những câu chuyện trước đây thường bị hạn chế trong những sảnh đường hoặc phòng thay đồ thì nay đang tìm đường vào Facebook và Twitter. (Cười). Như các bạn đã biết, chúng ta đang phải nổ lực vượt qua một trong những thời điểm kinh tế khó khăn nhất hiện nay. Vì vậy các bạn phải kiếm việc làm thêm ngoài giờ học để giúp đỡ gia đình hoặc các bạn phải trông em phụ giúp cha mẹ trong khi cha mẹ đang làm tăng ca.

Các bạn đang trưởng thành nhanh hơn và tương tác với một thế giới rộng lớn hơn, thực sự, các bạn hơn hẳn chúng tôi trước kia. Vì vậy, hôm nay tôi không muốn nói chuyện với các bạn với tư cách một người trưởng thành nói chuyện với người chưa trưởng thành, bởi vì các bạn không phải là những người chưa trưởng thành. Các bạn là tương lai của đất nước này. Các bạn là những nhà lãnh đạo trẻ của đất nước này. Đất nước chúng ta ở vị trí dẫn đầu hay tụt lại phía sau, điều này phụ thuộc rất lớn ở các bạn. Vì vậy tôi muốn nói với các bạn một số nội dung về tinh thần trách nhiệm.

Trước tiên, tôi muốn nói về việc phấn đấu trở thành một học sinh giỏi nhất. Để làm một học sinh giỏi nhất không có nghĩa là các bạn phải luôn luôn có điểm cao trong mọi môn học, mọi nhiệm vụ. Nó không có nghĩa là các bạn lúc nào cũng xuất sắc mặc dù đó không phải là một mục tiêu tồi. Nó có nghĩa là các bạn phải luôn kiên quyết và bền chí, các bạn phải làm việc chăm chỉ và đôi khi chấp nhận rủi ro. Các bạn không thể tránh học những lớp mà các bạn nghĩ là nó không hữu ích, bởi vì các bạn không biết là những môn học đó có phục vụ cho công việc trong tương lai của mình hay không. Các bạn luôn muốn biết, các bạn luôn đặt câu hỏi, các bạn luôn tìm tòi. Và nhiều khi các bạn cần phải mạnh dạn làm những điều các bạn thích, các bạn nghĩ là đột phá, sáng tạo mặc dù những điều này có thể vượt ra ngoài khuôn phép. (Dịch thoát ý từ câu: “And every once in a while, you need to color outside of the lines” - ND)

Đây chính là mục đích của nhà trường: khám phá những niềm say mê mới, xây dựng thành công những kỹ năng mới, giúp các bạn tự trang bị kiến thức và kỹ năng nhằm đạt được nghề nghiệp mà các bạn muốn. Và đó là lý tại sao khi còn là một học sinh các bạn có thể khám phá ra nhiều khả năng của mình. Ở một tiết học này các bạn có thể là một họa sỹ; tiết học tiếp theo đã là một tác giả; tiết học tiếp theo là một nhà khoa học; một nhà lịch sử, hoặc một người thợ mộc. Đây là thời gian mà ở đó các bạn có thể thử nghiệm những sự sáng tạo hấp dẫn mới và kiểm tra những ý tưởng mới. Các bạn làm càng nhiều thì các bạn sẽ sớm nhận ra điều gì làm cho các bạn trở nên hoạt bát, điều gì khuấy động các bạn, điều gì làm các bạn hứng thú – đó chính là nghề nghiệp mà các bạn muốn gắn bó suốt đời.

Bây giờ, nếu các bạn hứa không kể cho ai, tôi sẽ tiết lộ cho các bạn một bí mật nhỏ: tôi không luôn luôn là học sinh giỏi nhất khi đang học Trung học phổ thông, và chắc chắn cũng không là học sinh giỏi nhất khi đang học Trung học cơ sở. Tôi đã không thích những lớp tôi theo học. Tôi đã không luôn luôn quan tâm tới việc học hành. Tôi nhớ khi tôi học lớp 8, tôi phải học môn Đạo đức. Ngày nay, môn Đạo đức dạy chúng ta về những điều đúng và sai trong xã hội, nhưng nếu các bạn hỏi tôi môn học yêu thích nhất năm lớp 8 là gì, thì tôi sẽ nói đó là môn Bóng rỗ. Tôi không nghĩ môn Đạo đức là môn tôi yêu thích.

Nhưng điều thú vị là: tôi vẫn còn nhớ môn học Đạo đức đó trong suốt những năm sau này. Tôi nhớ cách mà môn học này dạy tôi suy nghĩ. Tôi nhớ những câu hỏi kiểu như: Điều gì có ý nghĩa trong cuộc sống? Hoặc, Việc đối xử với người khác đúng với phẩm giá và sự tôn trọng có ý nghĩa như thế nào? Sống trong một Hợp Chủng Quốc mà ở đó mọi người trông không có suy nghĩ và hành động giống như các bạn thì có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta phải thích nghi như thế nào?

Những câu hỏi này lại dẫn đến những câu hỏi khác. Và tôi đã không luôn luôn biết những câu trả lời, nhưng những sự thảo luận và quá trình khám phá luôn theo tôi đến tận bây giờ. Mỗi ngày, tôi luôn suy nghĩ về đường lối lãnh đạo quốc gia, tôi luôn đặt cùng một kiểu câu hỏi về: Chúng ta, một Hợp Chủng Quốc, đoàn kết lại với nhau và đạt được những mục tiêu tốt đẹp bằng cách nào? Làm sao để có thể tin chắc là mọi người đều được đối xử đúng với phẩm giá và sự tôn trọng? Chúng ta phải có những trách nhiệm nào đối với những người kém may mắn hơn chúng ta? Làm thế nào để mỗi một người dân Mỹ là một thành viên của đại gia đình người Mỹ?

Tôi vẫn không luôn luôn trả lời được những câu hỏi này. Nhưng nếu tôi bỏ qua môn học này vì nó có vẻ buồn chán thì có lẽ tôi đã bỏ lỡ đi niềm vui thích cũng như những điều rất hữu ích cho cuộc đời của mình sau này.

Vì vậy, một phần lớn trong trách nhiệm của các bạn là phải xem lại những gì mình đã bỏ lỡ. Chấp nhận rủi ro. Mạnh dạn thực hiện những điều còn mới mẻ. Làm việc chăm chỉ. Đừng cảm thấy khó chịu, nản lòng nếu các bạn còn yếu ở một môn nào đó, ở một lĩnh vực nào đó. Không ai đòi hỏi các bạn giỏi hết các môn trong thời điểm hiện tại. Đó là lý do tại sao các bạn đến trường. Ý tưởng chính là yếu tố giúp các bạn mở rộng tầm nhìn và khả năng của mình. Đây là thời gian thích hợp để các bạn thực hiện những ý tưởng của mình, và điều này cũng làm cho việc đến trường có nhiều niềm vui hơn.

Chắc chắn trong tương lai những nét tính cách này sẽ đưa các bạn tới thành công. Chẳng hạn, các bạn có thể phát minh ra máy iPad trông giống như một phiến đá, hoặc có thể tạo ra nguồn năng lượng sạch cung cấp cho cả nước Mỹ, hoặc có thể viết nên tiểu thuyết Mỹ nổi tiếng tiếp theo.

Để làm được những điều này, các bạn không những phải tốt nghiệp Trung học phổ thông mà còn phải tiếp tục học sau khi đã tốt nghiệp.

Điều đó có nghĩa là nhiều bạn ở đây sẽ tiếp tục học lên Đại học – Bốn năm. Tôi vừa nói chuyện với Donae, cô ta muốn trở thành một kiến trúc sư, và cô ta đang thực tập trong một công ty kiến trúc, cô ta đã thực sự chọn được trường cô ta sẽ theo học trong tương lai. Nhưng có thể một số bạn sẽ tiếp tục học Cao đẳng cộng đồng, lấy một chứng chỉ nghề hoặc tham gia một khóa đào tạo nào đó. Nhưng có một thực tế mà chúng ta cần phải biết, đó là hơn 60% việc làm trong thập kỷ tới đòi hỏi phải có trình độ trên Trung học phổ thông – trên 60%. Đó là thế giới các bạn sắp bước vào.

Vì vậy, tôi muốn các bạn phải xác định cho mình một mục tiêu tiếp tục học tập sau khi đã tốt nghiệp Trung học phổ thông. Một trong những thách thức lớn nhất của chúng ta hiện nay là có rất nhiều thanh niên đăng ký học Đại học nhưng vẫn không theo học hết chương trình để lấy bằng tốt nghiệp. Trong quá khứ, chúng ta có tỷ lệ thanh niên có bằng Đại học cao nhất thế giới. Bây giờ chúng ta đang ở vị thứ 16. Tôi không thích vị thứ 16. Tôi thích chúng ta ở vị thứ cao nhất. Tôi tin tưởng thế hệ các bạn sẽ đưa nước Mỹ trở về thứ hạng đầu tiên trên thế giới về tỷ lệ thanh niên có bằng Đại học.

Nếu làm được điều đó, các bạn sẽ có được một tương lai tươi sáng hơn, và nước Mỹ cũng vậy. Chúng ta sẽ có thể chắc chắn là những phát minh có tính đột phá và mới nhất sẽ được tìm thấy ngay tại đây, ngay tại nước Mỹ này. Điều đó có nghĩa sẽ có những công việc tốt hơn, cuộc sống đầy đủ hơn và những cơ hội lớn hơn không chỉ cho các bạn mà còn cho con các bạn.

Vì vậy, tôi không muốn bất kỳ ai ở đây ngày hôm nay nghĩ rằng chỉ cần hoàn thành cấp Trung học phổ thông là đủ, không cần phải học lên nữa. Các bạn phải luôn luôn nâng cao kiến thức, kỹ năng và tìm ra những phương thức mới để thực hiện các công việc. Thậm chí nếu các bạn không học tiếp lên Đại học, các bạn vẫn phải tiếp tục học tập bằng nhiều cách khác nhau để nâng cao kiến thức. Chính các bạn phải triển khai, mở rộng những ý tưởng lớn của mình ngay từ bây giờ.

Tôi nghĩ điều này có thể sẽ tạo cho các bạn một ít lo lắng, băn khoăn. Một số bạn lo lắng về học phí, hoặc một số bạn vẫn chưa có những dự định cho tương lai. Và điều này cũng tốt thôi. Không ai bắt buộc các bạn phải lập ra kế hoạch trong tương lai ngay từ bây giờ. Trước hết, các bạn đang có những người cha, người mẹ thật tuyệt vời, những người đã yêu các bạn đến suốt đời và mong muốn các bạn có nhiều cơ hội tốt hơn họ trước kia. Vì vậy, khi họ yêu cầu các bạn tắt video games, tắt TV và làm bài tập thì các bạn phải vâng lời, đừng quá khó chịu về điều đó, bởi vì họ đang nghĩ về tương lai của các bạn.

Bên cạnh các bạn có mọi người trên khắp đất nước, bao gồm tôi và Arne (Bộ trưởng Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ - ND) và tất cả nhân viên chính phủ, những người luôn làm việc với lương tâm và trách nhiệm. Chúng tôi từng bước xây dựng một hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo các bạn được hưởng một nền giáo dục xứng đáng, phù hợp với tiềm năng của các bạn. Chúng tôi đang làm việc để đảm bảo chắc chắn là các bạn có những ngôi trường hiện đại nhất với những phương tiện học tập mới nhất. Chúng tôi đang làm việc để đảm bảo chắc chắn các bạn sẽ có được những trường Đại học (Colleges and Universities) hiệu quả, thiết thực nhất. Chúng tôi đang làm việc để đảm bảo các bạn có được những lớp học tốt nhất cũng như đội ngũ giáo viên giỏi nhất nhằm giúp các bạn có sự chuẩn bị tốt khi vào Đại học và cho một nghề nghiệp trong tương lai.

Nhân đây, tôi muốn nói một đôi lời về đội ngũ giáo viên. Quý thầy cô là những người đã làm việc chăm chỉ hơn bất kỳ ai ở đây trong những ngày này. Dù các bạn học ở trường lớn hay nhỏ, trường công hay tư thì thầy cô của các bạn luôn là những người làm việc chăm chỉ, không có những ngày nghỉ cuối tuần; Họ thức dậy từ sáng tinh mơ và có những ngày làm việc bận rộn với những lớp học và các hoạt động ngoại khóa. Và rồi họ về nhà, ăn tối vội vã, và đôi khi thức quá nửa đêm để soạn bài, chấm bài cho các bạn.

Và họ không làm điều đó vì một chức vụ cao. Họ không làm – họ chắc chắn không làm điều đó vì đồng lương cao. Họ làm điều đó cho các bạn. Họ làm điều đó bởi vì không gì cho họ nhiều sự hài lòng hơn là thấy các bạn học. Họ rất hạnh phúc khi các bạn thành công. Họ rất tự hào về các bạn. Họ tin tưởng các bạn sẽ là những công dân và những nhà lãnh đạo đất nước trong tương lai. Họ biết các bạn là tương lai của đất nước. Vì vậy, họ đang dồn hết tâm trí cho các bạn, và họ không đơn độc.

Nhưng tôi cũng muốn nhấn mạnh điều này: với tất cả những thách thức mà đất nước chúng ta đang đối mặt hiện nay, chúng tôi không chỉ cần các bạn trong tương lai; chúng tôi thực sự cần các bạn ngay bây giờ. Nước Mỹ cần những ý tưởng và sự say mê của thanh niên Mỹ. Chúng tôi cần tiềm năng của các bạn ngay bây giờ. Tôi biết các bạn đang nổ lực vì đất nước. Không gì làm tôi hạnh phúc nhiều hơn khi biết rằng thanh niên trên khắp đất nước đang thực sự tạo ra những dấu ấn. Họ không chờ đợi. Họ đang tạo ra sự khác biệt ngay từ bây giờ.

Đó là những học sinh, như Will Kim, ở Fremont, California. Em đã thực hiện một chương trình bất vụ lợi, thông qua đó chương trình sẽ cho vay những học sinh nghèo muốn khởi sự công việc làm ăn của riêng mình. Will Kim kiếm tiền để làm công việc yêu thích của mình bằng cách tham gia cuộc thi Bóng ném và trò chơi Cướp cờ. Em rất sáng tạo và đã thực hiện một sáng kiến. Và bây giờ em đang giúp đỡ các thanh niên khác đang nổ lực để vào học các trường họ muốn.

Đó là một thanh niên trẻ, Jake Bernstein, 17 tuổi, xuất thân từ một gia đình quân nhân ở St. Louis, cùng với chị gái của mình đã xây dựng một trang web giúp thanh niên có cơ hội phục vụ cộng đồng. Họ đã tổ chức hội chợ người tình nguyện và đưa lên cơ sở dữ liệu trực tuyến. Điều này đã giúp hàng ngàn gia đình có thể dễ dàng tìm kiếm được những cơ hội trở thành tình nguyện viên, từ việc tham gia sửa sang những con đường mòn đến việc phục vụ tại các bệnh viện địa phương. 

Và năm ngoái, tôi gặp một em học sinh nữ tên Amy Chyao, ở Richardson, bang Texas, 16 tuổi, bằng lứa tuổi của các em ở đây. Suốt mùa hè, em đã quyết định nghiên cứu bệnh ung thư. Em tự học hóa học suốt mùa hè. Và rồi em gởi đến cơ quan y tế về khám phá của mình trong việc sử dụng tia sáng để tiêu diệt tế bào ung thư. Mười sáu tuổi. Đó là một điều không thể tin được. Và em đã nhận được sự hỗ trợ của các bác sỹ, các nhà nghiên cứu trong việc nghiên cứu sử dụng tia sáng để tiêu diệt tế bào ung thư.

Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là các bạn phải tạo sự khác biệt ngay từ bây giờ. Trước tiên các bạn phải học tốt, các bạn phải chuẩn bị tốt cho việc vào đại học, cho nghề nghiệp trong tương lai. Nhưng các bạn cũng có thể tạo dấu ấn ngay từ bây giờ. Nhiều bạn trẻ đã có những ý tưởng rất sáng tạo. Chúng tôi rất cần những ý tưởng sáng tạo này từ các bạn ngay từ bây giờ.

Khi tôi gặp những bạn trẻ giống như các bạn, khi tôi ngồi nói chuyện với Donae, tôi đã rất tin tưởng vào sự phát triển mạnh mẽ, tốt đẹp của nước Mỹ trong tương lai, bởi vì tôi biết các bạn rất có tiềm năng. Trong một tương lai không xa, các bạn sẽ là những người lãnh đạo đất nước, các bạn sẽ là thế hệ kế tiếp với nhiều thành công hơn, các bạn sẽ tiếp nối viết lên những trang sử vẻ vang của nước Mỹ. Và tất cả những điều đó bắt đầu ngay từ bây giờ - bắt đầu từ năm học này.

Vì vậy tôi mong muốn tất cả các bạn suy nghĩ về thời gian các bạn đang học tập hiện nay, đây là thời gian để các bạn trau dồi kiến thức và kỹ năng, để các bạn tìm kiếm, khám phá những điều mới, để các bạn thực hành và rèn luyện. Tất cả những điều này sẽ rất cần cho các bạn để làm được những điều vĩ đại khi rời khỏi nhà trường.

Đất nước của các bạn đang phụ thuộc vào chính các bạn. Hãy quyết tâm cao. Chúc các bạn có một năm học mới thành công. Hãy cùng nhau làm việc.

Cảm ơn mọi người rất nhiều. Cầu Chúa ban phước lành cho các bạn. Cầu Chúa ban phước lành cho nước Mỹ.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Web Hosting Coupons