Pages

13 thg 10, 2012

Đàn ông


Đàn ông giống như...


- Cà phê: chỉ thú vị khi đang nóng hổi, đậm đà và khiến bạn thức cả đêm.

- Đại lý kinh doanh: không có lời nào đáng tin cậy.

- Máy tính: luôn khó hiểu và thường gặp trục trặc với bộ nhớ.

- Tài khoản ngân hàng: chẳng còn chút giá trị gì nếu không còn tiền trong đó.

- Xe hơi đã qua sử dụng: không đắt lắm nhưng cũng chẳng bền.

- Thời tiết: không ai thay đổi được.

- Công chức nhà nước: dù bạn năn nỉ thế nào thì cũng tìm ra được việc khác quan trọng hơn việc của bạn.

- Bãi đậu xe: chỗ rộng thì đã có người đậu, chỗ chưa có người đậu thì chật và không phù hợp.

- Đầu máy kéo: cứ rót ít chất lỏng vào là chạy.

- Bác sĩ: bạn chẳng bao giờ hiểu rõ họ định nói gì.

- Giám đốc: không làm được việc gì nhưng lúc nào cũng muốn mọi việc phải hoàn hảo.

- Kỹ sư: Nắm chắc mọi lý thuyết nhưng phải gọi thợ sửa ống nước.

- Luật sư: có vi phạm gì thì cũng tìm ra cách giải thích để thoát tội

- Lò vi sóng: chỉ hâm nóng trong 15 giây.

- Những đám mây: khi bay đi, bạn chỉ còn lại hy vọng là ngày sẽ đẹp.

Tây Du Ký


Tại sao Tây Du Ký luôn được ưa chuộng bất kể thời gian? Vì ở thời đại nào, không gian và thời gian nào, nó đều mang đến cho ta những bài học giá trị.


Khi Tôn Ngộ Không chuẩn bị giơ gậy giết yêu quái thì luôn có một vị Phật nào đó xuống nói là : "Nài, nó là thú cưỡi của người này", "Nài, nó là cháu của người kia", "Nài, nó là con của người nọ" ...
* Ý nghĩa: Mấy đứa làm chuyện ác toàn là con ông cháu cha.

Trên đường đi thỉnh kinh tất cả các rắc rối đều do cái "ngu" của Đường Tăng mà ra.
* Ý nghĩa: Mấy thằng ngu lúc nào cũng làm sếp.

Bát Giới xu nịnh nhưng lúc nào cũng được ăn no, ngủ kỹ.
* Ý nghĩa: Mấy thằng nịnh hót thường được sung sướng.

Sa Tăng thật thà và lúc nào cũng bưng bê khuân vác, bao nhiêu việc nặng điều làm hết.
* Ý nghĩa: Thật thà lúc nào cũng thiệt thòi.

Tôn Ngộ Không tài giỏi xuất chúng và bị Đường Tăng cho đeo 1 cái vòng kim cô, nhưng lúc nào cũng là thằng đầu tiên phải xông vào hang cọp cứu "sếp".
* Ý nghĩa: người tài luôn bị sếp kìm hãm (vòng kim cô), không có cơ hội phát huy tài năng và gặp chuyện gì nguy hiểm gì thì cũng là thằng lĩnh đòn trước tiên thay cho sếp.

Bạch Mã chân dài đến nách nhưng cũng chỉ làm thú cưỡi cho "sếp".
* Ý nghĩa: Đẹp mà không có "cái đầu" thì cũng chỉ làm "thú cưng" cho "sếp" một thời gian. Khi già, yếu sẽ bị thải ra để tuyển "ngựa mới".

Lái xe ở Việt Nam


(VnExpress) - Chạy xe trên đường ở Việt Nam giống như làm toán đố hồi nhỏ vậy, rất nhiều lúc tôi không đoán được là phải chạy kiểu nào cho đúng luật.


Tôi sống ở nước ngoài mười mấy năm và lái xe hơn 10 năm. Hồi ở nước ngoài có lúc cũng bị cảnh sát giao thông phạt nhưng rất tâm phục khẩu phục vì lỗi do mình không chịu tuân theo bảng hướng dẫn. Những biển chỉ đường bên này rất dễ hiểu. Ngay cả lúc đầu tôi khi không rành tiếng Anh, tôi vẫn có thể chạy một cách thoải mái vì bảng hướng dẫn rất rõ ràng.

Nhưng từ khi mua xe ở Việt Nam hơn một năm nay, nhiều lần lái xe tôi nhờ bà xã nhìn đường phụ giúp nhưng vẫn bị phạm luật.


Biển báo giao thông lộn xộn khó nhìn.

Một lần lên cầu Phú Mỹ từ quận 2 qua quận 7, thấy đường bên trái bị kẹt xe, trong khi bên phải vắng tanh và rộng thêng thang, tôi lái xe qua bên phải và ngay lập tức bị các anh (CSGT) "tóm gọn".

Từ lúc có cầu Phú Mỹ cho đến ngày đó, tôi chưa thấy một bảng nào cấm xe hơi chạy qua phải. Tôi nhờ bà xã tìm giúp (vì cô ấy sống ở Việt Nam hơn 40 năm rồi nên rành hơn) thì cô ấy nói: "Anh đừng tìm bảng cấm, anh tốt nhất là chạy theo đám đông là OK".

Sau đó tôi động viên bà xã thi lấy bằng lái xe, vì nghĩ cô ấy lái thì sẽ tốt hơn mình. Nhưng thật tội nghiệp, mới lấy bằng được 1 tuần thì lại bị phạt.

Hôm ấy để cô ấy lái từ quận 7 về quận 2, vừa chuẩn bị lên cầu Phú Mỹ, thấy cô ấy chạy 40km/h, tôi sợ quá kêu cô ấy vô làn phải cho an toàn và đỡ cản trở giao thông. Nhưng cô ấy không vô, tôi nói “Có bảng cấm đâu mà sợ?” và thuyết phục cô ấy.

Vợ vâng lời, vừa vào trong được 30 giây, thì có 2 anh cảnh sát đứng trước mặt tuýt còi. Sau đó thì quý vị biết được điều gì xảy ra rồi!

Cô ấy nói: “Ở Việt Nam, cứ xe hơi thì đi bên trái là chắc ăn nhất, anh đừng có hướng dẫn tầm bậy”. Đố bạn nào tìm được bảng hướng dẫn ở khu vực đó, tôi xin hậu tạ.

Hai tuần sau đó, hai vợ chồng đi từ Phan Đăng Lưu và khi tới gần Phan Đình Phùng, tôi định quẹo trái. Nhưng khi thấy có mấy anh CSGT ở đó, tôi hồi hộp vô cùng, đề nghị đi thẳng cho khỏi phiền, nhưng sau khi hai vợ chồng “tìm” các bảng cấm rồi và thấy chắc ăn nên quyết định quẹo luôn.

Y như tôi đoán, lại được mấy anh đã mời vào. Không biết mình phạm tội gì, khi hỏi thì mấy anh chỉ là có bảng cấm nằm sau lưng các anh, sau mấy cái tủ điện của đèn giao thông.

Buồn thật, thú thật là chạy xe ở Việt Nam giống như tôi làm toán đố hồi nhỏ quá. Rất nhiều lúc không đoán được là phải chạy kiểu nào.

Chúc mọi người sức khỏe và lái xe an toàn.

Người Trong Cuộc

Những thực phẩm không nên ăn cùng nhau


(VnExpress) - Chúng đều là những món bổ dưỡng, chỉ có điều khi đi cùng nhau, lại tạo ra những chất khó tiêu, thậm chí gây độc cho cơ thể.

1. Hải sản và bia


Hải sản giàu purine và nucleotide, trong khi bia lại giàu vitamin B1 - giúp phân hủy hai chất trên. Nếu ăn hải sản kèm bia, nó sẽ làm tăng vọt axit uric trong máu, hình thành sỏi tiết niệu và gây bệnh gút.

2. Trứng và sữa đậu nành

Hai thực phẩm này đi kèm nhau sẽ làm giảm sự hấp thụ protein trong cơ thể người.

3. Sữa và chocolate

Sữa chứa nhiều protein và canxi, còn chocolate chứa axit oxalic. Hai thứ này trộn với nhau, axit oxalic sẽ kết hợp với canxi và tạo ra canxi oxalate không tan trong nước - chất có thể gây tiêu chảy, khô tóc và các triệu chứng khác ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể.

4. Hoa quả và hải sản

Hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng nếu bạn ăn hoa quả chung với hải sản, nó sẽ gây ói mửa, đau bụng và tiêu chảy.

5. Giăm bông và đồ uống chứa axit lactic

Để bảo quản giăm bông, thịt lợn muối xông khói, xúc xích và các loại thịt chế biến sẵn khác, nhà sản xuất thường bổ sung nitrate để ngăn thực phẩm hỏng và sự sinh sôi các chất độc thịt. Khi nitrate tương tác với axit hữu cơ (như axit lactic, axit citric, axit tartaric...) nó sẽ chuyển hóa thành chất sinh ung thư có tên gọi nitrosamine.

6. Khoai tây và thịt bò

Do sự khác biệt về nồng độ axit cần thiết để tiêu hóa hai loại thức ăn này, nó sẽ kéo dài thời gian thực phẩm ở trong dạ dày, gây khó chịu đường tiêu hóa.

7. Cải bó xôi và đậu phụ

Đậu phụ chứa nhiều hai chất là magie clorua và canxi sunphat, trong khi đó cải bó xôi chứa axit oxalic. Khi kết hợp, nó sẽ tạo ra magie oxalate và canxi oxalate, hai chất kết tủa không tiêu này có thể ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi cũng như gây ra sỏi thận.

8. Củ cải và hoa quả

Củ cải có thể sinh ra chất thiocyanate. Nếu được ăn cùng với hoa quả, thành phần flavonoid trong hoa quả sẽ được chuyển hóa thành một chất gây ảnh hưởng tới chức năng tuyến giáp.

9. Lá hẹ và đậu phụ

Canxi trong đậu phụ có thể kết hợp với axit oxalic trong cây hẹ và tạo ra chất kết tủa canxi oxalate, khiến cho việc hấp thụ canxi trở nên khó khăn.

10 Trà và trứng

Trà chứa các chất có tính axit. Kết hợp với sắt ở trong trứng, nó sẽ gây kích thích dạ dày và ảnh hưởng đến đường tiêu hóa cũng như sự hấp thụ dinh dưỡng.

(Theo Peopledaily)

7 thg 10, 2012

Một số hình ảnh đất nước Nauy xinh đẹp

Na Uy nằm phía tây bán đảo Scandinavia, vùng Bắc Âu, diện tích lớn hơn Việt Nam chút ít, nhưng dân số chưa đến 5 triệu người. Phần lớn lãnh thổ là đồi núi. Bờ biển khúc khuỷu, nhiều vịnh hẹp ăn sâu vào đất liền rất hùng vĩ và đẹp mắt.


Na Uy, quốc danh hiện tại là Vương quốc Na Uy là một quốc gia theo thể chế quân chủ lập hiến tại Bắc Âu với dân số gần 5 triệu người.
Na Uy gồm phần phía tây của Scandinavia ở Bắc Âu. Bờ biển lởm chởm, bị chia cắt bởi nhiều vịnh hẹp (fjord) và khoảng 50.000 hòn đảo, trải dài hơn 2.500 km. Na Uy có 2.542 km đường biên giới trên bộ chung với Thuỵ Điển, Phần Lan, và Nga ở phía đông. Từ phía tây tới phía nam, Na Uy giáp với Biển Na Uy, Biển Bắc, và Skagerak. Biển Barents nằm ở các bờ biển phía bắc Na Uy..


Với diện tích 385.155 km² (gồm cả Jan Mayen, Svalbard), Na Uy hơi lớn hơn Đức, nhưng đa phần lãnh thổ là núi non hay vùng đất cao, với sự đa dạng lớn về địa hình tự nhiên do các dòng sông băng thời tiền sử gây nên. Đặc điểm đáng chú ý nhất là các vịnh hẹp: Những rãnh sâu cắt vào đất liền của biển sau sự chấm dứt của Thời kỳ băng hà, vịnh dài nhất là Sognefjorden. Na Uy cũng có nhiều sông băng và thác nước.
Đất đai chủ yếu gồm đá granite cứng và đá gneiss. Na Uy có nhiệt độ ấm và lượng mưa lớn hơn ở các vùng có vĩ độ bắc như vậy, đặc biệt dọc theo bờ biển. Lục địa có bốn mùa riêng biệt, với mùa đông lạnh và ít mưa hơn trong đất liền. Vùng cực bắc chủ yếu có khí hậu cận Bắc Cực biển, trong khi Svalbard có khí hậu tundra Bắc Cực. Tại các vùng phía bắc Vòng Bắc Cực, mặt trời mùa hè có thể không bao giờ xuống dưới đường chân trời, vì thế Na Uy được miêu tả là “Vùng đất của Mặt trời lúc nửa đêm”. Trong mùa hè, người dân ở phía nam Vòng Bắc Cực có ánh sáng mặt trời trong vòng gần 20 giờ trong ngày.
Từ sau Thế chiến II, kinh tế Na Uy phát triển nhanh chóng, hai thập kỉ đầu chủ yếu nhờ vào hàng hải, từ đầu những năm 1970 chủ yếu dựa vào khai thác và chế biến lượng lớn dầu mỏ tại Biển Bắc và Biển Na Uy. Ngày nay, Na Uy được xếp hạng là nước thịnh vượng nhất thế giới với khối lượng dự trữ vốn trên đầu người cao nhất thế giới. Tháng 8 2009, Dự trữ quốc gia Na Uy tuyên bố họ sở hữu khoảng 1% chứng khoán toàn cầu. Hiện nay Na Uy là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ bảy và công nghiệp dầu khí đóng góp khoảng một phần tư cho tổng GDP. Sau khủng hoảng tài chính quốc tế 2007-2009, các chuyên gia ngân hàng đã coi đồng Krone Na Uy là một trong những đồng tiền vững chắc nhất thế giới.
Na Uy sở hữu mức GDP trên đầu người đứng thứ hai và GDP (sức mua tương đương) trên đầu người đứng thứ ba thế giới, và luôn duy trì được vị trí số một thế giới trong bảng Chỉ số Phát triển Con người (HDI) của UNDP trong năm năm liên tục (2001 - 2006). Tuy nhiên, Iceland đã hơi vượt hơn Na Uy ở vị trí số một về chất lượng cuộc sống theo Chỉ số Phát triển Con người.
Nước này cũng được xếp hạng là quốc gia an toàn nhất thế giới năm 2007 theo một cuộc khảo sát của Global Peace Index.

Du khách đến với Na Uy có thể tham gia nhiều hoạt động thể thao, đến để nghỉ dưỡng, câu cá, săn bắn, trượt tuyết, leo núi, đi trên những du thuyền dọc những dòng sông thơ mộng …

Alesund là thành phố tầm trung ở tây nam Na Uy. Đây là thành phố quan trọng và nổi tiếng với những ngôi nhà gỗ đầy sắc màu.

Nhà thờ Borgund với kiến trúc đặc biệt nằm ở Borgund. Nhà thờ được xây dựng từ cuối thế kỷ 12 và không thay đổi cấu trúc cho tới tận ngày nay.

Nidarosdomen là nhà thờ mang kiến trúc gothic mang đậm chất Châu Âu. Nhà thờ này được xây dựng từ năm 1070 và mất nhiều năm mới hoàn thành.

Romerike là một tỉnh thuộc khu vực nông thôn mang nhiều nét truyền thống của Na Uy.

Stadlandet nổi tiếng là điểm cực tây của Na Uy. Mặc dù đẹp nhưng mảnh đất này khá nguy hiểm để sinh sống khi liên tiếp hứng chịu những trận bão dữ dội nhất.

Trụ sở chính của Telenor. Telenor là công ty viễn thông lớn nhất Na Uy với 140 triệu khách hàng trên toàn thế giới.

Khung cảnh núi rừng, sông nước rất lãng mạn ở Na Uy.

Vard là thị trấn cận đông ở Na Uy. Thị trấn nổi tiếng với những ngôi nhà xinh xắn.

Con đường rực rỡ sắc màu ở Stavanger, thành phố lớn thứ 4 ở Na Uy.

Những ngôi nhà xinh xắn, nhiều sắc màu luôn xuất hiện ở nhiều nơi của đất nước Na Uy.

Lyngor là thị trấn nhỏ nằm trong cụm đảo nhỏ ven biển phía đông nam. Phương tiện duy nhất tới Lyngor là thuyền.

Dãy núi nhiều màu sắc ở Valdresflya. Dãy núi này gồm đỉnh cao nhất Galdhoepiggen.

Oslo là thủ đô của Na Uy. Đây là một trong những thành phố quan trọng và sầm uất bậc nhất của đất nước này.




Na Uy là đất nước có hàng trăm thác nước nổi tiếng. Đặc biệt các thác nước này luôn nổi bật vào mùa xuân.

Stavanger là thành phố của tỉnh Rogaland. Thành phố là sự kết hợp hài hòa của nét hiện đại và cổ xưa.

Maihaugen là một trong những điểm đến hút khách nhất ở vùng Lillehammer. Maihaugen là bảo tàng ngoài trời lớn nhất của Châu Âu.

Vùng nông thôn mênh mông và xinh xắn ở Na Uy.
Mùa du lịch ở đây thường bắt đầu vào mùa hè, lúc thời tiết đã ấm áp, chỉ còn ít tuyết còn sót lại trên núi cao.

Thành phố Bergen nhìn từ trên cao.

Đường từ Oslt đi Alesun.

Đường từ Oslt đi Alesun.

Du thuyền chở khách tham quan.

Cảng cá Bergen ngày xưa.

Bảo tàng nghệ thuật Bergen.

Bến cảnh thành phố Alesun.

Những cong đường lãng mạn


Đối với một số người, con đường chính là nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm, có rất nhiều bài thơ, bài hát và những câu chuyện buồn, vui, tình cảm mang tên con đường. Dưới đây là một số con đường được cho là những địa điểm lãng mạn trên thế giới, với những hàng cây, bài cỏ thơ mộng mọc ở hai bên khiến những con đường này trở thành nơi được mọi người yêu thích "dạo bước" nhất.























Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Web Hosting Coupons