Pages

2 thg 2, 2013

Sự tích Táo Quân và mâm cỗ ngày 23 tháng chạp


Đối với mỗi cư dân Việt, tết là một phong tục không thể thiếu trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần. Phong tục tết Việt vô cùng phong phú và đa dạng với nhiều nghi lễ quan trọng, một trong những phong tục đó là tục cúng Ông Táo.

Sự tích Táo Quân
Tục cúng Ông Táo đã có từ rất lâu; có lẽ từ thủa còn chế độ mẫu hệ, khi tổ tiên người Việt đã biết làm nông nghiệp và sử dụng lửa trong việc nấu nướng món ăn thức uống. Sở dĩ khẳng định là vậy bởi theo tích xưa truyền lại thì:
Có hai vợ chồng tiều phu nghèo không con nên hay buồn phiên, cãi cọ. Một hôm, người chồng giận quá, đánh vợ. Quá buồn tủi, người vợ bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ của một chàng thợ săn miền ngược.
Sau khi người vợ bỏ đi, người chồng cũ ân hận, bỏ công ăn việc làm đi khắp mọi nơi tìm vợ và trở thành người hành khất sống qua ngày.
Một lần vào xin ăn gia đình nọ, được bà chủ mang cơm ra đãi, người chồng nhận ra bà chủ là vợ mình, người vợ cũng nhận ra chồng cũ. Hai người ân hận, hàn huyên, tâm tình.
Sợ người chồng mới về bắt gặp nên người vợ bảo người chồng cũ ẩn vào đống rơm ngoài vườn để nàng tìm cách thu xếp cho êm đẹp. Người chồng cũ đi đường xa mệt mỏi nên ngủ thiếp trong đống rơm.
Lúc người chồng mới về, nhớ đến việc thiếu tro bón ruộng, liền châm lửa đốt đống rơm và đốt luôn người chồng cũ. Sự việc xảy ra quá bất ngờ, người vợ chạy ra thấy vậy ân hận liền nhảy vào đống lửa chết theo chồng cũ. Thấy vợ chết cháy, ngươi chồng mới cũng thương xót tiếp tục nhảy vào đống lửa đang cháy đỏ và cả ba đều chết cháy.
Thượng đế thương tình thấy 3 người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa. Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.
Mâm cỗ ngày 23 tháng chạp
Phong tục thờ cúng Táo Công cũng từ đấy mà có. Thường thì bắt đầu từ chiều 22 hoặc sáng 23 tháng Chạp, các gia đình làm lễ để ông Táo lên chầu trời (Tiễn Táo) để tấu trình mọi việc của gia chủ với Ngọc hoàng thượng đế, đến trưa 30 Tết thì ông Táo lại có mặt ở hạ giới để tiếp tục công việc.
Lễ vật cúng Ông Táo được chuẩn bị vô cùng chu đáo và trang trọng thể hiện sự thành kính của các gia chủ. Lễ vật gồm có: mũ Táo Quân thường có 3 cỗ (chiếc) gồm một của nữ thần không có cánh chuồn, 2 của nam thần có cánh chuồn, kèm theo áo quan, hia (hài), tiền vàng, tiền bạc cùng bệ bằng giấy. Nhưng để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) kèm theo một chiếc áo và một đôi hia.
Ngoài những đồ “vàng mã” sẽ được hóa vàng sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ để lập bài vị mới thì lễ vật còn có hoa quả (chuối, bưởi, quất vàng, hoa cúc…), trầu cau, hương đèn, cỗ mặn (xôi, thịt, rượu), và cá chép sống ở miền Bắc, ngựa với đầy đủ dây cương, yên ở miền Trung. Theo quan niệm của người miền Bắc thì ông Công, ông Táo khi đi lên thiên đình phải cưỡi cá chép vì chỉ có cá chép mới có thể vượt vũ môn hóa rồng bay lên trời. Cá chép được mua thường là chép nhỏ màu đen tuyền hoặc vàng đỏ khỏe mạnh, sau đó được bỏ vào trong chậu xinh xinh để lên trên bàn thờ cúng cùng các lễ vật khác. Đến chiều thì phóng sinh cá ra ao hồ, sông suối… 
Cùng với các lễ vật chay thì mâm cỗ mặn để cúng tiễn ông Táo đi nhanh về sớm cũng được các gia chủ chuẩn bị rất chu đáo. Dù khó khăn hay khá giả, các gia đình vẫn cố gắng sắm một mâm cỗ với đầy đủ các món ăn truyền thống để tỏ lòng biết ơn với các vị Định phúc Táo Quân. Mâm cỗ cúng ông Táo truyền thống gồm có: Xôi gấc, thịt nấu đông, nem rán, giò nạc, cá chép rán, thịt lợn luộc, lòng gà nấu măng, món xào, dưa cải, rượu trắng, chè sen ở miền Bắc còn trong Nam có thêm xôi chè, trám hoặc thịt kho tàu, giò xào, dưa kiệu….Đặc biệt, theo tục xưa còn truyền thì mâm cỗ cúng không thể thiếu một con gà luộc ngậm hoa hồng, nhưng gà cúng ông Táo phải là gà cồ mới gáy bởi các gia chủ  muốn cầu xin Táo Quân lên tâu với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho con trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy!
Lễ vật:
Mâm cỗ mặn, bánh kẹo, trầu cau, rượu. Hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi. Ba bộ mũ áo, hia hài Táo Quân cùng tiền vàng. Ba con cá chép sống.
Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để thả cá chở ông Táo lên chầu Trời.
Bài khấn:
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.
Tín chủ chúng con là: …………
Ngụ tại: ………………………….
Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sắp sửa hương hoa vật phẩm, xiêm hài áo mũ, kính dâng Tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án thụ hưởng lễ vật.
Phỏng theo lệ cũ, ngài là vị chủ, ngũ tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo quân chứng giám.
Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn thần, gia ân châm chước. Ban lộc ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.
Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
- Phục duy cẩn cáo!

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) - Thu hồi đất


Mục 1. THU HỒI ĐẤT
Điều 59. Các trường hợp thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh
1. Làm nơi đóng quân.
2. Xây dựng căn cứ quân sự.
3. Xây dựng các công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và các công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh.
4. Xây dựng ga, cảng quân sự.
5. Xây dựng các công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh.
6. Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân.
7. Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí.
8. Xây dựng nhà trường, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân.
9. Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân.
10. Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.
Điều 60. Các trường hợp thu hồi đất để sử dụng vào mục đích lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng
1. Để thực hiện các dự án, công trình quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; dự án, công trình quan trọng do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
2. Xây dựng trụ sở cơ quan được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước; trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
3. Xây dựng, mở rộng các công trình kết cấu hạ tầng và vùng phụ cận của công trình giao thông, điện lực, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, các công trình thu gom, xử lý chất thải, thông tin liên lạc, hệ thống dẫn, kho chứa xăng dầu, khí đốt và các công trình khác theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng.
4. Xây dựng các công trình sự nghiệp bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc các ngành và lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao, khoa học công nghệ, môi trường, ngoại giao, chợ, công viên.
5. Để mở rộng các công trình là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
6. Để phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
7. Để sử dụng cho các cơ sở tôn giáo.
8. Làm nghĩa trang, nghĩa địa.
9. Các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
Điều 61. Các trường hợp thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội
1. Xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
2. Để xây dựng, chỉnh trang khu đô thị, khu dân cư nông thôn; thực hiện dự án nhà ở tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ.
3. Để thực hiện các dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
4. Để cho thuê đất thực hiện các dự án thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.
Điều 62. Căn cứ thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội
Việc thu hồi đất phải căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 63. Thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai
1. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai gồm:
a) Sử dụng đất không đúng mục đích;
b) Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
c) Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền; đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà cố ý nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;
d) Đất chưa sử dụng bị lấn, chiếm;
đ) Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
e) Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt mà cố ý không chấp hành;
g) Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn mười hai (12) tháng liền; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn mười tám (18) tháng liền; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn hai mươi bốn (24) tháng liền;
h) Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn mười hai tháng (12) liền hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn hai mươi bốn (24) tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa mà không được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất; việc chấp thuận chỉ được thực hiện một lần và không quá thời hạn mười hai (12) tháng.
Người bị thu hồi đất trong các trường hợp quy định tại khoản này không được trả lại tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộp; không được thanh toán giá trị đầu tư vào đất còn lại và tài sản gắn liền với đất.
2. Việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai phải căn cứ vào các văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật đất đai.
Điều 64. Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật hoặc tự nguyện
1. Các trường hợp thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật hoặc tự nguyện gồm:
a) Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;
b) Cá nhân sử dụng đất chết không có người thừa kế;
c) Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;
d) Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn.
2. Việc thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật hoặc tự nguyện theo căn cứ sau:
a) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết đã có hiệu lực pháp luật đối với trường hợp thu hồi đất quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Giấy chứng tử hoặc quyết định tuyên bố chết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và văn bản xác nhận không có người thừa kế của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất đối với trường hợp thu hồi đất quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Văn bản trả lại đất của người sử dụng đất đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
d) Quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Điều 65. Thẩm quyền thu hồi đất
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trong các trường hợp sau:
a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức kinh tế liên doanh, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn để chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp;
c) Thu hồi đất đối với trường hợp khu đất thu hồi có cả đất của người bị thu hồi đất quy định tại điểm a, điểm b khoản này và khoản 2 Điều này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trong các trường hợp sau:
a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
b) Thu hồi đất ở gắn liền với nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
3. Người có thẩm quyền thu hồi đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không được ủy quyền.
Điều 66. Thông báo thu hồi đất và chấp hành quyết định thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và để thực hiện dự án phát triển kinh tế, xã hội
1. Trước khi thu hồi đất, chậm nhất là chín mươi (90) ngày đối với đất nông nghiệp và một trăm tám mươi (180) ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo quyết định về kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm cho người bị thu hồi đất biết.
Trường hợp tổ chức phát triển quỹ đất và những người có đất bị thu hồi đã thỏa thuận bằng văn bản thống nhất về phương án bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất hoặc khu đất thu hồi không phải giải phóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất, giao đất hoặc cho thuê đất mà không phải chờ đến hết thời hạn thông báo thu hồi đất.
2. Người có đất bị thu hồi có trách nhiệm phối hợp với tổ chức phát triển quỹ đất trong quá trình đo đạc, thống kê, kiểm đếm, xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
3. Sau khi có quyết định thu hồi đất và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, được công bố công khai, có hiệu lực thi hành, người bị thu hồi đất phải chấp hành quyết định thu hồi đất.

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) - Cấp GCN quyền sử dụng đất


Mục 2. CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

Điều 93. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại thống nhất trong cả nước.
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp người đã được cấp giấy chứng nhận có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này.
Điều 94. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận
1. Giấy chứng nhận được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận chung cho các thửa đất đó.
2. Thửa đất có nhiều người sử dụng đất, nhiều chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận được cấp cho từng người sử dụng đất, từng chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hoặc cấp chung một giấy và trao cho người đại diện nếu các chủ sử dụng có yêu cầu.
3. Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận Giấy chứng nhận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trường hợp không thuộc đối tượng phải thực hiện hoặc được miễn, được chậm nộp nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền hàng năm thì được nhận Giấy chứng nhận sau khi được người có thẩm quyền cấp.
4. Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận.
Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có nhu cầu.
Điều 95. Những trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận
1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận cho những trường hợp sau đây trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này:
a) Người đang sử dụng đất theo quy định tại các Điều 96, Điều 97 và Điều 98 của Luật này mà chưa được cấp Giấy chứng nhận;
b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
d) Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
g) Người mua nhà ở gắn liền với đất ở;
h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở;
i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.
2. Nhà nước không cấp Giấy chứng nhận cho những trường hợp sau đây:
a) Người đang sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn;
b) Người sử dụng đất thuê, thuê lại của người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất trừ trường hợp thuê, thuê lại đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất;
c) Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng;
d) Cơ quan nhà nước, tổ chức đang quản lý, sử dụng đất xây dựng các công trình công cộng bao gồm đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè; đường ống dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; đê, đập, hồ thủy lợi; đất làm quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm;
đ) Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý đất xây dựng các công trình công cộng bao gồm chợ, sân thể thao, khu vui chơi giải trí ngoài trời, nghĩa trang, nghĩa địa không có mục đích kinh doanh; đất chưa sử dụng thuộc địa bàn quản lý hành chính của xã;
e) Người sử dụng đất do lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng trái phép hoặc được giao, cho thuê không đúng thẩm quyền sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành; 
g) Người sử dụng đất thuộc khu chung cư, khu tập thể mà được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng làm sân, vườn, nơi vui chơi công cộng và các công trình công cộng khác phục vụ chung cho cộng đồng;
h) Người đang sử dụng đất mà không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 96, Điều 97 và Điều 98 của Luật này.
Điều 96. Cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận và không phải nộp tiền sử dụng đất:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật;
e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
g) Các loại giấy tờ khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2004.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, đất không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận và không phải nộp tiền sử dụng đất.
3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở miền núi, hải đảo, không có tranh chấp, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định thì được cấp Giấy chứng nhận và không phải nộp tiền sử dụng đất.
4. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhận sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
5. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
6. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ, đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 126 của Luật này, không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận.
Điều 97. Cấp Giấy chứng nhận trong trường hợp đất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất mà không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất không có giấy tờ quy định tại Điều 96 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định về mục đích sử dụng từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 và không thuộc một trong các trường hợp sử dụng đất quy định tại khoản 5 Điều này, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp đất đai thì được xử lý như sau:
a) Tại thời điểm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận mà chưa có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn (sau đây gọi chung là quy hoạch) được xét duyệt hoặc việc sử dụng đất phù hợp với quy hoạch được xét duyệt và chưa có quyết định thu hồi đất trong trường hợp đất phải thu hồi thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp đất có nhà ở thì người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích đất ở đang sử dụng trong hạn mức giao đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 138 và khoản 4 Điều 139 của Luật này tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận; đối với diện tích đất ở ngoài hạn mức (nếu có) thì phải nộp 50% tiền sử dụng đất theo giá đất ở do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.
Trường hợp đất có công trình xây dựng (không phải nhà ở) thì phải xác định diện tích đất phi nông nghiệp và diện tích đất nông nghiệp theo hiện trạng sử dụng. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích đất phi nông nghiệp.
Đối với phần diện tích đất được xác định là đất nông nghiệp thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Trường hợp đất đã được sử dụng trước thời điểm quy hoạch được xét duyệt nhưng tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận mà việc sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch đã được xét duyệt và cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa có thông báo thu hồi đất thì người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại điểm a khoản này;
d) Trường hợp đất đã được sử dụng trước thời điểm quy hoạch được xét duyệt nhưng tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận mà việc sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch đã được xét duyệt và đã có thông báo thu hồi đất thì người sử dụng đất không được cấp Giấy chứng nhận nhưng được sử dụng đất theo hiện trạng cho đến khi có quyết định thu hồi đất;
đ) Trường hợp quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt điều chỉnh mà toàn bộ hoặc một phần thửa đất phù hợp với quy hoạch điều chỉnh đó hoặc trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hủy quy hoạch thì người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại điểm a khoản này.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất thuộc nhóm đất nông nghiệp mà không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 96 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 và không thuộc một trong các trường hợp sử dụng đất quy định tại khoản 5 Điều này, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận theo quy định sau:
a) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì được cấp Giấy chứng nhận mà không phải chuyển sang thuê đất đối với diện tích đất đang sử dụng nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 124 của Luật này; diện tích đất nông nghiệp còn lại (nếu có) phải chuyển sang thuê đất của Nhà nước;
b) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì được cấp Giấy chứng nhận theo hình thức thuê đất của Nhà nước đối với diện tích đất đang sử dụng.
c) Đối với đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có nhà ở mà không được công nhận là đất ở thì hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận như trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 96 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng trong khoảng thời gian từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không thuộc một trong các trường hợp sử dụng đất quy định tại khoản 5 Điều này, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, mục đích đang sử dụng từ trước khi có quy hoạch được xét duyệt hoặc phù hợp với quy hoạch đã được xét duyệt tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận theo quy định sau đây:
a) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nhà ở thì diện tích đất ở được cấp Giấy chứng nhận được xác định theo hiện trạng đang sử dụng; diện tích đất ở trong hạn mức quy định tại khoản 2 Điều 138 và khoản 4 Điều 139 của Luật này phải nộp 50% tiền sử dụng đất và diện tích đất ở vượt hạn mức phải nộp 100% tiền sử dụng đất theo giá đất ở do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định;
b) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có công trình xây dựng (không phải là nhà ở) thì phải xác định diện tích đất phi nông nghiệp và diện tích đất nông nghiệp theo hiện trạng sử dụng. Người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích đất phi nông nghiệp theo quy định của Chính phủ;
c) Đối với phần diện tích đất được xác định là đất nông nghiệp thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trong khoảng thời gian từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà toàn bộ hoặc một phần thửa đất không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 96 của Luật này, mục đích đang sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch đã được xét duyệt hoặc tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất đã có các hành vi vi phạm được quy định tại khoản 5 Điều này thì toàn bộ thửa đất hoặc một phần thửa đất đó không được cấp Giấy chứng nhận, nhưng được tạm thời sử dụng đất theo hiện trạng cho đến khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Hộ gia đình, cá nhân không được cấp Giấy chứng nhận đối với phần diện tích đất được sử dụng trong trường hợp tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất đã có một trong các hành vi vi phạm sau đây (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này):
a) Vi phạm quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và công khai;
b) Vi phạm quy hoạch chi tiết mặt bằng xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và công khai đối với diện tích đất đã giao cho tổ chức, cộng đồng dân cư quản lý;
c) Lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng đã được công bố, cắm mốc;
d) Lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè đã có chỉ giới xây dựng;
đ) Đã có văn bản ngăn chặn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng người sử dụng đất vẫn cố tình vi phạm lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích công cộng, đất chuyên dùng, đất của tổ chức, đất chưa sử dụng và các trường hợp vi phạm khác.
6. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này nhưng phù hợp với quy hoạch tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận và phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ.
Nhà nước không công nhận quyền sử dụng đất, không cấp Giấy chứng nhận và thu hồi toàn bộ diện tích đất do lấn, chiếm và đất được giao, được cho thuê không đúng thẩm quyền kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 trở về sau.
Điều 98. Cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất
1. Tổ chức đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận đối với phần diện tích đất sử dụng đúng mục đích.
2. Phần diện tích đất mà tổ chức đang sử dụng nhưng không được cấp Giấy chứng nhận được giải quyết như sau:
a) Nhà nước thu hồi phần diện tích đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, cho mượn, cho thuê trái pháp luật, diện tích đất để bị lấn, bị chiếm;
b) Tổ chức phải bàn giao phần diện tích đã sử dụng làm đất ở cho Ủy ban nhân dân cấp huyện để quản lý; trường hợp đất ở phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt thì người sử dụng đất ở được cấp Giấy chứng nhận; trường hợp doanh nghiệp nhà nước sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối đã được Nhà nước giao đất mà doanh nghiệp đó cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng một phần quỹ đất làm đất ở thì phải bố trí lại diện tích đất ở thành khu dân cư trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất phê duyệt trước khi bàn giao cho địa phương quản lý. Việc nộp tiền sử dụng đất khi cấp Giấy chứng nhận được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 3 Điều 97 của Luật này.
3. Đối với tổ chức đang sử dụng đất thuộc trường hợp Nhà nước cho thuê đất quy định tại Điều 55 của Luật này thì cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh làm thủ tục ký hợp đồng thuê đất trước khi cấp Giấy chứng nhận.
4. Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận khi có các điều kiện sau đây:
a) Được Nhà nước cho phép hoạt động;
b) Không có tranh chấp;
c) Không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004.
Trường hợp đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm cơ sở hoạt động từ thiện (kể cả trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho trước ngày 01 tháng 7 năm 2004) thì được cấp Giấy chứng nhận, được sử dụng theo chế độ sử dụng đất tương ứng với mục đích đó như đối với hộ gia đình, cá nhân; được thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Điều 99. Xác định diện tích đất ở đối với trường hợp có vườn, ao
1. Đất vườn, ao của hộ gia đình, cá nhân được xác định là đất ở phải trong cùng một thửa đất có nhà ở.
2. Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành trước ngày 18 tháng 12 năm 1980 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 96 của Luật này thì diện tích đất ở được xác định theo giấy tờ đó.
Trường hợp trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 96 của Luật này chưa xác định rõ diện tích đất ở (hoặc thổ cư) thì diện tích đất ở được công nhận không phải nộp tiền sử dụng đất được xác định bằng không quá năm (05) lần hạn mức giao đất ở quy định tại khoản 2 Điều 138 và khoản 4 Điều 139 của Luật này.
3. Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 96 của Luật này mà trong giấy tờ đó ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định theo giấy tờ đó.
4. Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 96 của Luật này mà trong giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện, tập quán tại địa phương quy định hạn mức công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đình phù hợp với tập quán ở địa phương theo số lượng nhân khẩu trong hộ gia đình;
b) Trường hợp diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở tại địa phương thì diện tích đất ở được xác định bằng hạn mức công nhận đất ở tại địa phương;
c) Trường hợp diện tích thửa đất nhỏ hơn hạn mức công nhận đất ở tại địa phương thì diện tích đất ở được xác định là toàn bộ diện tích thửa đất.
5. Đối với trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 96 của Luật này thì diện tích đất ở được xác định theo mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 138 và khoản 4 Điều 139 của Luật này.
6. Phần diện tích đất vườn, ao còn lại sau khi đã xác định diện tích đất ở theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 của Điều này thì được xác định sử dụng vào một mục đích hiện trạng đang sử dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này.
Điều 100. Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận
1. Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận bao gồm nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm.
2. Chính phủ quy định việc cấp Giấy chứng nhận đối với tài sản gắn liền với đất.
Điều 101. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức kinh tế liên doanh.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
3. Đối với những địa phương đã hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai thì người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này ký cấp Giấy chứng nhận đối với cả trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Người có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này được ủy quyền cho cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường cùng cấp.
5. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được ủy quyền cấp Giấy chứng nhận.

6 nhóm nhiệm vụ của Ban Nội chính Trung ương

Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh

Thứ nhất là nghiên cứu, đề xuất những quan điểm, định hướng lớn của Đảng về công tác xây dựng pháp luật (trọng tâm là những đề án liên quan đến lĩnh vực nội chính và PCTN); một số chủ trương, chính sách về an ninh quốc gia và PCTN; về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nội chính (được xác định gồm VKS, tòa án, tư pháp và các cơ quan có chức năng tư pháp trong công an, quân đội) và Hội Luật gia VN, Liên đoàn Luật sư VN. Cũng trong nhóm này, Ban Nội chính có nhiệm vụ đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN cho chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án.
Thứ hai là hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đôn đốc các cấp ủy, tổ chức đảng trong lĩnh vực nội chính; phối hợp kiểm tra, giám sát hoạt động ở các cơ quan nội chính và hai tổ chức xã hội nghề nghiệp đã đề cập. Phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn xử lý một số vụ việc, vụ án được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN giao.
Thứ ba là nhiệm vụ thẩm định các đề án về lĩnh vực nội chính và PCTN trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Thứ tư, Ban Nội chính Trung ương sẽ tham gia ý kiến trong việc bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật với các chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý trong các cơ quan nội chính theo phân công, phân cấp, bao gồm cả việc bổ nhiệm kiểm sát viên cao cấp, thẩm phán TAND Tối cao.
Thứ năm, Ban Nội chính Trung ương thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN.
Thứ sáu, Ban sẽ thực hiện một số nhiệm vụ khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao.

1 thg 2, 2013

Hai nông dân bị kết án tù 21 tháng vì... cãi nhau với cán bộ xã

Pháp luật chỉ để dành cho việc kết tội dân, còn cán bộ làm sai (nếu bị phát hiện) chỉ cần xin lỗi là xong?.
Dân Việt - Cả bị cáo Hà và bị cáo Quy đều khẳng định giữa họ và ông Mạc cùng có lời qua tiếng lại, xúc phạm nhau sao chỉ xem xét, xử lý họ mà bỏ qua ông Mạc.
Ngày 31.1, TAND tỉnh Bắc Ninh mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hai người dân đến trụ sở UBND xã cãi nhau với cán bộ xã. Hàng trăm người dân xã Bình Định, huyện Lương Tài nơi xảy ra vụ việc đã đến tham dự phiên toà khá hy hữu này.
Trước đó, vụ án này đã được TAND huyện Lương Tài xử sơ thẩm, theo đó bị cáo Trần Thị Hà bị tuyên 12 tháng tù giam, Phạm Văn Quy 9 tháng tù giam, cùng về tội Gây rối trật tự công cộng.
Theo cáo trạng, khoảng 14 giờ chiều 19.4.2012, ông Quy và bà Hà (đều ở thôn Ngô Phần, xã Bình Định) đến trụ sở UBND xã Bình Định đề nghị giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo về việc lấn chiếm đất công trong thôn. Ông Quy và bà Hà được hướng dẫn sang phòng làm việc của ông Nguyễn Văn Mạc - Phó chủ tịch UBND xã. Theo phân công, đó là ngày ông Mạc có trách nhiệm tiếp công dân.
Sau vài câu chào hỏi không vừa ý nhau, ông Mạc quyết định không tiếp công dân ở phòng của mình nữa nên nói với ông Quy và bà Hà: “Ngày tiếp công dân thì mời cô chú sang phòng tiếp công dân (trong khi xã này chưa có phòng tiếp công dân), tôi không tiếp ở phòng riêng”. Sau đó hai bên đã xảy ra tranh cãi đến mức không kiểm soát được. Thấy bà Hà và ông Mạc cãi nhau, ông Quy dùng thiết bị ghi lại toàn bộ vụ việc xảy ra.
Sau đó, lực lượng công an xã có mặt tại phòng ông Mạc để đưa bà Hà đi chỗ khác. Đi được một đoạn thì bà Hà cắn vào vào mu bàn tay trái của ông Vũ Quang Bình - Phó trưởng Công an xã Bình Định.
Ngay lập tức lực lượng công an xã dùng còng số 8 khóa tay bà Hà đưa xuống ban công an lập biên bản, bắt giữ về hành vi “Gây rối trật tự công cộng”. Sau đó vụ án được khởi tố, các cơ quan tố tụng huyện Lương Tài cho rằng hành vi của bà Hà và ông Quy ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của UBND xã.
Tại phiên tòa phúc thẩm, cả bị cáo Hà và bị cáo Quy đều một mực khẳng định giữa họ và ông Mạc cùng có lời qua tiếng lại sao chỉ xem xét, xử lý họ mà bỏ qua ông Mạc. Hai bị cáo khẳng định không xúc phạm ông Mạc, ông Bình và ban công an xã với những lời lẽ nặng nề như cáo trạng đã truy tố. Trong vụ này, bản thân ông Mạc cũng rất to tiếng, tỏ thái độ không đúng mực khi ứng xử với công dân, đặc biệt ở trụ sở làm việc, thế nhưng ông này chỉ bị kiểm điểm.
Bào chữa cho hai bị cáo, luật sư Nguyễn Thanh Bình (Đoàn luật sư Hải Dương) cho biết: Trong số 100 lời khai được VKSND huyện Lương Tài dùng làm căn cứ để kết tội hai công dân, có tới 23 lời khai không có dấu đỏ của CQĐT, tức là không có cơ sở pháp lý. Ngoài ra trong biên bản điều tra, một số file ghi âm, ghi hình thể hiện khá rõ thái độ, lời nói của lãnh đạo xã Bình Định khi cãi nhau với bà Hà đã không được cả tòa sơ thẩm lẫn phúc thẩm đưa ra xem xét, đánh giá. Nhiều nhân chứng quan trọng không được tòa sơ thẩm và phúc thẩm triệu tập…
Sau khi nghe tòa tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm, Luật sư Nguyễn Thanh Bình thất vọng nói: “Tôi từng có nhiều năm làm ở VKSND tỉnh Hải Dương, đã từng chứng kiến nhiều vụ xét xử, nhưng đây là một trong những bản án thiếu căn cứ và thiếu lý lẽ thuyết phục nhất mà tôi từng biết”.
Một vụ việc chỉ đáng xử lý hành chính đã bị hình sự hóa.
Được biết, ông Quy và bà Hà nằm trong số những người dân “nổi tiếng” nhất huyện Lương Tài vì đã tích cực tham gia việc khiếu nại các quyết định thu hồi đất sai quy định của các cấp chính quyền địa phương.

31 thg 1, 2013

Cậu bé lớp 4 viết chữ đẹp như đánh máy


Đặng Thuỷ Anh - lớp 4E trường tiểu học Đống Đa, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc khiến cư dân mạng phát sốt bởi những nét chữ viết bằng tay đẹp như đánh máy.

Với bài văn "Trống đồng Đông Sơn", Đặng Thuỷ Anh đã đạt giải nhất cuộc thi "Viết chữ đẹp" cấp quốc gia năm 2005- 2006. Cùng năm đó, cậu bé cũng được giải của báo Công an Nhân dân về viết chữ đẹp.
Hiện tại, Thuỷ Anh đã lớn hơn rất nhiều, cậu đang học lớp 8C trường THCS Vĩnh Phúc nhưng chữ của cậu vẫn đẹp như vậy. Ước mơ sau này của Thuỷ Anh  là thi vào lớp chuyên Anh của trường chuyên Vĩnh Phúc hoặc trường chuyên ngữ tại Hà Nội.
Được biết, bố mẹ của Thuỷ Anh đều là giáo viên dạy cấp 3. Ngay từ nhỏ, Thuỷ Anh đã được bố mẹ rèn luyện tính tự lập và tự giác học tập nên những trong 9 năm học, cậu bé luôn đạt học sinh giỏi toàn diện.
(Theo VietNamNet)

Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai


Bài hát: Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai

















Ngày đẹp để xuất hành, mở hàng, đi lễ đầu xuân

Tết năm nay ngày tốt để khai trương, mở hàng, ký kết đầu năm là mùng 1 (10/2), mùng 4 (13/2), mùng 5 (14/2), mùng 6 (15/2), mùng 8 (17/2), mùng 9 (18/2), mùng 10 (19/2).

Đầu xuân mọi người thường có xu hướng chọn ngày tốt, giờ tốt để làm những việc trọng đại, với mong muốn "đầu xuôi đuôi lọt".
Có nhiều phương pháp chọn ngày khác nhau, từ đó mà cách lựa chọn ngày giờ cũng sẽ khác. Những ngày giới thiệu dưới đây được xây dựng trên nền tảng và phương pháp tính lịch của "Hiệp kỷ biện phương thư" - cuốn sách lịch được hoàng đế Càn Long công nhận, đã đối chiếu với ngày giờ và tiết khí của lịch Việt Nam.
Mùng 1 Tết (10/2, chủ nhật, Đinh Mùi):
Có thể xuất hành, mở hàng, đi lễ. Xuất hành chọn hướng  Đông.
Mùng 2 Tết (11/2, thứ 2, Mậu Thân):
Không lợi xuất hành, mở hàng. Có thể đi lễ. Nếu cần xuất hành chọn hướng Bắc (Tài thần).
Mùng 3 Tết (12/2, thứ 3, Kỷ Dậu):
Không lợi xuất hành, mở hàng. Có thể đi lễ. Nếu cần xuất hành chọn hướng Nam (Tài thần).
Mùng 4 Tết (13/2, thứ tư, Canh Tuất):
Không lợi xuất hành. Có thể mở hàng, đi lễ. Nếu cần xuất hành chọn hướng Tây Nam (Tài thần).
Mùng 5 Tết (14/2, thứ 5, Tân Hợi):
Có thể xuất hành, mở hàng, đi lễ. Xuất hành chọn hướng Tây Nam (Tài thần).
Mùng 6 Tết (15/2, thứ 6, Nhâm Tý):
Có thể xuất hành, mở hàng, đi lễ. Xuất hành chọn hướng Tây.
Mùng 7 Tết (16/2, thứ 7, Quý Sửu):
Không lợi xuất hành, mở hàng. Có thể đi lễ. Nếu cần xuất hành chọn hướng Tây (Tài thần).
Mùng 8 Tết (17/2, chủ nhật, Giáp Dần):
Không lợi xuất hành, đi lễ. Có thể mở hàng. Nếu cần xuất hành chọn hướng Đông Nam (Tài thần).
Mùng 9 Tết (18/2, thứ 2, ất Mão):
Có thể xuất hành, mở hàng, đi lễ. Xuất hành chọn hướng Đông Nam (Tài thần).
Mùng 10 Tết (19/2, thứ 3, Bính Thìn):
Có thể xuất hành, mở hàng, đi lễ. Xuất hành chọn hướng Đông.
Qua liệt kê ở trên có thể thấy:
Ngày tốt cho xuất hành, gặp mặt đầu năm: mùng 1 (10/2), mùng 5 (14/2), mùng 6 (15/2), mùng 9 (18/2), mùng 10 (19/2).
Ngày tốt cho mở hàng, giao dịch ký kết đầu năm: Mùng 1 (10/2), mùng 4 (13/2), mùng 5 (14/2), mùng 6 (15/2), mùng 8 (17/2), mùng 9 (18/2), mùng 10 (19/2). Ngày tốt mở hàng nhiều, báo hiệu sự khởi sắc của nền kinh tế, tuy chưa rõ rệt.
Ngày tốt cho cúng tế, đi lễ đầu năm: Mùng 1 (10/2), mùng 2 (11/2), mùng 3 (12/2), mùng 4 (13/2), mùng 5 (14/2), mùng 6 (15/2), mùng 7 (16/2), mùng 9 (18/2), mùng 10 (19/2).
ThS Nguyễn Mạnh Linh

30 thg 1, 2013

Trung Quốc ngấm ngầm đưa 'bản đồ lưỡi bò' vào Việt Nam qua Wechat


(GDVN) - Chuyện về WeChat không chỉ dừng ở việc hai ca sĩ trẻ Bảo Anh, Bùi Anh Tuấn bị cộng đồng mạng phản ứng vì quảng cáo cho phần mềm, mà còn nhiều điều nguy hiểm đằng sau công cụ chat của Trung Quốc này.
Người dùng Việt Nam có lẽ không hề biết rằng, khi chấp nhận dùng WeChat, họ đã vô tình xác nhận chủ quyền "đường lưỡi bò" trên biển Đông là của Trung Quốc, được thể hiện trong bản đồ ngầm của sản phẩm này.

Trong bản đồ ở phiên bản tiếng Anh, hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị WeChat cố tình "lờ tịt"!

Trong khi tại phiên bản tiếng Trung, "đường lưỡi bò" phi pháp lại được WeChat cho hiện rất rõ.
Theo tờ China Daily, với sự phát triển nhanh chóng về lượng người dùng trên thế giới, đạt con số 300 triệu trong tháng 1/2013, chính phủ Trung Quốc nhận thấy, WeChat sẽ là sản phẩm thứ 3 của họ đạt tầm thế giới sau Lenovo và Huawei.
Tạp chí Forbes tiết lộ, ngày 14/12/2012, ông Tập Cận Bình đã đến thăm Tencent ngay sau khi được bầu làm Tổng bí thư Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình đã có bài phát biểu dài 40 phút, nhấn mạnh vai trò quan trọng của internet và khẳng định đảng, nhà nước Trung Quốc sẽ đầu tư và ủng hộ cho những công ty CNTT, internet như Tencent phát triển. Đồng thời, ông Tập còn yêu cầu các đơn vị này phải nỗ lực tuyên truyền về chủ quyền, chính sách của Trung Quốc thông qua các sản phẩm đã đạt ngưỡng toàn cầu hóa như WeChat.
Khi tung sản phẩm vào Việt Nam, Tencent đưa vào rất nhiều điều khoản yêu cầu người dùng xác nhận. Một trong những điểm đó là đồng ý mọi thông tin trên WeChat là đúng sự thật!
Ở phiên bản tiếng Việt, WeChat vẫn sử dụng tấm bản đồ không hiển thị rõ ràng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, ở phiên bản tiếng Trung của ứng dụng này, có tên gọi Weixin, tấm bản đồ với "đường lưỡi bò" hiển thị rất rõ ràng. Vì vậy, vô tình tất cả người dùng WeChat tại Việt Nam đều xác nhận tấm bản đồ sai trái, vi phạm luật pháp quốc tế này.
Nếu như Tencent công bố danh sách hơn 1 triệu người dùng WeChat tại Việt Nam, cũng như hàng chục triệu người dùng khác trên khắp thế giới đã chấp nhận "bản đồ lưỡi bò", Trung Quốc sẽ có cái cớ để tranh luận trong các cuộc họp, hội thảo về chủ quyền tại Biển Đông.
Câu chuyện bản đồ WeChat tương tự vấn đề hộ chiếu lưỡi bò của chính phủ Trung Quốc. Khi hộ chiếu này xuất hiện, Việt Nam và nhiều quốc gia đã phản đối, Hải quan Việt Nam đã kiên quyết không đóng dấu vào hộ chiếu, thay vào đó cấp hộ chiếu rời cho công dân Trung Quốc khi nhập cảnh vào Việt Nam. Các quốc gia có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc như Ấn Độ, Philippines cũng ra tuyên bố phản đối. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng ra tuyên bố không công nhận hộ chiếu lưỡi bò.
Theo trang mạng Weibo, đầu năm 2011 chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thực hiện nghiêm túc việc thể hiện chủ quyền nước này trong bản đồ của sản phẩm. Ngay sau đó, rất nhiều trò chơi trực tuyến, các trang mạng xã hội, trang tìm kiếm Baidu đã tuân thủ chủ trương này.
Khi các sản phẩm công nghệ của Baidu, Tencent… tiến ra toàn cầu, họ cũng phải thực hiện đúng chỉ đạo trên. Tại Việt Nam, công ty VNG đã đóng cửa ngay lập tức game Chinh Đồ của đối tác Giant Interactive, Trung Quốc, sau khi trò chơi này ngấm ngầm đưa "bản đồ lưỡi bò" vào.

Vận hạn của bạn trong năm Quý Tỵ

(vnexpress.net) - Người xưa cho rằng mỗi năm vận hạn của con người mỗi khác. Trong năm 2013 này vận hạn của bạn sẽ ra sao?


Dưới đây là vận hạn trong năm Quý Tỵ tính theo lịch tiết khí, bắt đầu từ ngày Lập Xuân, tức 3/2 dương lịch.
Vận hạn người tuổi Mão (sinh 2011, 1999, 1987, 1975, 1963)
Người tuổi Mão năm 2013 cần học thích ứng với môi trường mới. Nói cách khác là sự nghiệp và kinh doanh có thay đổi. Sự thay đổi là tốt hay xấu phụ thuộc vào năng lực học tập của bạn. Cần có thái độ mạnh dạn, dũng cảm tiến lên. Là năm của tốt xấu đua tranh, ngoài việc phải nỗ lực gấp bội, cũng cần phải tranh thủ nâng cao học vấn và tri thức mới, nhằm hỗ trợ cho sự nghiệp của mình, cũng như củng cố vị trí, thuận lợi cho con đường đi lên sau này. Năm nay gặp điếu khách, cẩn thận gặp kiện tụng, lao lý, xử lý giấy tờ hết sức thận trọng, cần phân tích xem xét kỹ lưỡng. Kịp thời đeo phật bản mệnh Văn thù bồ tát sẽ giúp hóa giải ít nhiều.
Về tài chính: cơ hội tăng, cuộc sống có thay đổi mới, sự nghiệp cũng như tài vận phát triển. Cần nỗ lực tăng cường khả năng bản thân, học thêm những kỹ năng thực dụng mới có thể trở thành người xuất sắc trong công việc. Có thể mua tài sản, bất động sản nhưng cần theo năng lực của mình. Năm nay cần xử lý tốt quan hệ với cấp trên. Người làm kinh doanh cần biết hợp tác với chính quyền sở tại, như thuế vụ,... tài chính mới có thể tiến triển.
Về tình yêu hôn nhân: đàn ông tuổi Mão, về hôn nhân và gia đạo còn tốt, nhà có tin vui, có thể thêm con cháu; giữ vững đạo làm chồng, tình cảm thận trọng tránh chệch đường, hạn chế giao tiếp trên bàn nhậu, quan tâm hơn tới gia đình và con cái. Với phụ nữ tuổi Mão, có nhiều chuyện chẳng lành như vợ chồng bất hòa. Nam nữ chưa kết hôn, năm 2013 rất thích hợp cho việc tìm kiếm bạn đời, phương thức tỏ tình nên thẳng thắn hơn, nhưng cũng có điềm thay đổi thất thường. Dùng ngọc phong thủy đúng cách cũng sẽ hỗ trợ rất nhiều.
Về sức khỏe: năm nay phòng tổn thương chân tay, cũng như ngộ độc thực phẩm. Cẩn thận dị ứng thuốc, cần sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nên mua một số thiết bị thể thao để tập luyện.
Về hóa giải: tiêu tiền cần tiết kiệm, nhưng nếu cần mua sách, học kỹ năng mới thì nên hoàn thành tâm nguyện. Đi xa du lịch hay đi chơi, cần tránh các trò chơi mạo hiểm, leo núi,... để tránh tổn thương. Dùng ngọc phong thủy như đá núi lửa, thạch anh khói, sa-phia, đá khổng tước sẽ giúp hỗ trợ tốt cho sức khỏe cũng như công việc.

Chỉ số 7 ngôi sao:
                                           Phúc:     *** (Cát)
                                             Lộc:     ****** (Cát)
                                             Thọ:     ******* (Hung)
                                            Tình:     ****** (Cát)
                                              Tài:     **** (Hung)
                                        Duyên:     ** (Cát)
                                            Tinh:     **** (Cát)

Vận hạn người tuổi Thìn (sinh 2012, 2000, 1988, 1976, 1964)
Người tuổi Thìn năm 2013 gặp kiếp sát, vận thế xấu, sự nghiệp có cảm giác khó khăn, nhưng trong học hành, thi cử, chuyển chức... lại có cơ hội tốt. Người kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực văn hóa có thêm tiền tài. Tóm lại, năm nay cũng gặp khó khăn, nhưng cần tìm quý nhân trợ giúp, chỉ cần kiên nhẫn là sẽ giải quyết được. Tâm tư xao động là vấn đề lớn nhất trong năm, không nên làm mọi chuyện phức tạp thêm, cần bình tĩnh để hóa giải những uất kết trong lòng. Kịp thời đeo phật bản mệnh Phổ hiền bồ tát sẽ giúp hóa giải ít nhiều.
Về tài chính: tài vận tiến triển chậm, cầu tài hay công việc cần đến nửa cuối năm mới thuận lợi. Quan hệ xã giao năm nay khá khó khăn, môi trường kinh doanh gặp trở ngại, chú ý giải quyết quan hệ với khách hàng, nếu không sẽ mất khoản nợ lớn. Kinh doanh nhiều khi cũng như vấp phải đá, vốn nghĩ rằng lập được quan hệ kinh doanh với đối tác mới, nhưng cuối cùng lại mất công không. Về nghề nghiệp, nếu có ý định chuyển việc làm thì cũng nên ở lại công ty cũ mới có cơ hội phát triển.
Về tình yêu hôn nhân: năm nay khó tìm được người có tính cách tương hợp, cũng như môi trường sống phù hợp. Đào hoa vận của người phụ nữ tuổi Thìn ở mức độ bình thường, nếu chưa kết hôn thì cũng chẳng có gì tiến triển. Phụ nữ đã lập gia đình, hoặc đã có bạn trai thì hay nghi ngờ lẫn nhau, luôn thấy rằng người kia nghĩ và làm khác mình. Cần tránh những tranh cãi không cần thiết, làm tổn thương tình cảm hai bên, nên dung hòa trên quan điểm "hài hòa điểm giống, bỏ qua điểm khác", chuyển hóa tâm tư tập trung vào sự nghiệp, mới có thể chung sống với nhau. Năm 2013, người tuổi Thìn dù nam hay nữ đều thấy bạn đời lạnh nhạt với mình, không thể mặn nồng thắm thiết như những gia đình khác, tình cảm có phần nhạt nhẽo, đóng băng, tâm tư rối bời; nhưng cũng không phải lo lắng quá, chỉ cần giảm bớt tranh cãi, không tạo ra ý muốn chia ly là được. Đeo ngọc phong thủy như hồng ngọc, thạch anh hồng, san hô đỏ,... có thể giúp tăng cường tình cảm.
Về sức khỏe: năm nay sức đề kháng ruột, dạ dày giảm sút, cần chú ý vệ sinh khi ăn uống bên ngoài. Tránh các thức ăn nội tạng, như lòng ruột, cũng như các món nướng, vì dễ mắc bệnh truyền nhiễm. Lái xe cần chú ý an toàn, để tránh tổn thương liên quan đến kim loại. Treo túi linh khí bình an trên xe sẽ hỗ trợ tốt hơn cho sức khỏe.
Về hóa giải: có đột phá trong học tập nghiên cứu, cũng như có quan điểm mới, nên mạnh dạn mở rộng các mối quan hệ trên quan điểm đôi bên cũng có lợi, tránh làm người khác bị tổn thất.

Chỉ số 7 ngôi sao:
                                           Phúc:     * (Cát)
                                             Lộc:     ******** (Cát)
                                             Thọ:     ******** (Hung)
                                            Tình:     *** (Hung)
                                              Tài:     *** (Hung)
                                        Duyên:     ****** (Hung)
                                            Tinh:     ***** (Cát)

Vận hạn người tuổi Ngọ (sinh 2002, 1990, 1978, 1966, 1954)
Người tuổi Ngọ năm 2013 là năm kiếp tài, trong công việc gặp nhiều đối thủ cạnh tranh, con đường thăng tiến trắc trở. Trong kinh doanh, vốn bỏ ra nhiều mà lãi thu về ít. Giao kết bè bạn cần chú ý, không vì thấy người ta có nghĩa khí mà cho vay khoản tiền lớn, vì sẽ khó đòi được, lại tổn thương tình cảm bè bạn anh em. Tuổi Ngọ năm 2013 làm việc cần theo sức mình, cần dựa vào nỗ lực của bản thân, tiết kiệm chi phí. Tóm lại, công việc và tài vận ở mức trung bình, đeo phật bản mệnh Đại thế chí sẽ giúp chuyển biến tốt hơn.
Về tài chính: niên vận về tài chính không tốt. Tuy thu nhập kém đi, nhưng không ảnh hưởng đến gia đạo, vì năm nay có nhiều thời gian hơn cho gia đình. Trong công việc có áp lực lớn, trách nhiệm nặng nề hơn, nên đây cũng là thời cơ tốt để tôi luyện bản lĩnh. Chi phí sẽ nhiều, cẩn thận thêm có người lừa gạt. Do đó khi đàm phán hay ký kết cần tham khảo thêm ý kiến chuyên gia liên quan. Dù không thu được lợi, cũng không bị rủi ro.
Về tình yêu hôn nhân: vận tình cảm không tốt. Ban đầu nồng thắm về sau lạnh lùng. Với nam giới tuổi Ngọ, có thể do tính cách mạnh mẽ của mình mà gây ra mâu thuẫn cho người vợ, thậm chí dẫn đến chia tay. Với phụ nữ tuổi Ngọ, người thứ ba cũng dễ dàng xâm phạm. Với nam nữ chưa kết hôn, không nên đầu tư quá nóng vội, bình tĩnh là cách làm tốt nhất. Sử dụng một số linh khí tăng cường tình cảm là việc nên làm.
Về sức khỏe: là năm nhiều chuyện không yên, đề phòng cảm mạo, bệnh phổi, viêm khí quản. Do lo lắng, nôn nóng nhiều mà cơ thể không kịp thích nghi, dễ dẫn đến hoảng hốt, rối bời. Chú ý thêm về tâm sinh lý bản thân, giữ gìn sức khỏe, không tự ý uống thuốc. Đeo ngọc phong thủy như ngọc Hải lam, thạch anh mắt hổ, thạch anh vàng sẽ hỗ trợ rất nhiều.
Về hóa giải: dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và bản thân. Nên thường xuyên cùng con cái đi xa hay du lịch, hít thở bầu không khí mới, tăng cường tri thức.

Chỉ số 7 ngôi sao:
                                           Phúc:     ******* (Hung)
                                             Lộc:     * (Hung)
                                             Thọ:     ********* (Hung)
                                            Tình:     **** (Cát)
                                              Tài:     * (Cát)
                                        Duyên:     **** (Hung)
                                            Tinh:     *** (Cát)

Vận hạn người tuổi Thân (sinh 2004, 1992, 1980, 1968, 1956)
Người tuổi Thân năm 2013 có sao thất sát, không những có cạnh tranh trong công việc, bản thân mệt mỏi, đến những việc vặt trong gia đình cũng gây áp lực cho bạn. Nhưng trong cuộc sống nhân sinh, "tái ông thất mã", trong cái rủi có cái may, năm mới cũng có nhiều cơ hội mới, được trọng dụng, nên mạnh dạn gánh vác trách nhiệm, biết khó không được lùi. Do bị tương hại, lại gặp thái tuế, nên bạn sẽ thấy nhiều khó khăn, cần chú ý đến các mối quan hệ. Người trông có vẻ giúp bạn, hỗ trợ bạn chưa chắc đã là quý nhân năm 2013 đâu, cẩn thận mắc bẫy tiểu nhân. Nên học cách nhìn nhận con người. Kịp thời đeo phật bản mệnh Như lai đại nhật sẽ giúp chuyển biến tốt hơn.
Về tài chính: là năm tốt xấu lẫn lộn, tài chính có tổn thất, tâm tư cũng không thoải mái, có thể rất bận rộn. Trong công việc có người giúp, cần nắm vững thời cơ để phát triển sự nghiệp. Dù là tự kinh doanh, hay làm việc cho công ty, khi ký kết giao dịch cần để ý kỹ các điều khoản, tránh mắc bẫy. Người Thân năm 2013, cần tránh cho người thân quen mượn tiền hay giấy tờ, nếu không sẽ tổn thất tài chính hoặc mắc vào kiện tụng lao tù.
Về tình yêu hôn nhân: tình cảm tiến triển tốt, dễ mắc đào hoa. Người chưa kết hôn nên để ý đến người mới xuất hiện, nhưng không nên tấn công nhanh hoặc vội và đi đến hôn nhân; cũng có thể có rạn nứt dẫn đến chia tay, làm mất đi việc lớn đời người, cần kiên nhẫn giải quyết. Với người đã kết hôn, nếu có người tuổi Tỵ, nên tạm thời xa cách để giữ gìn tình cảm, nếu không cần đề phòng sự xuất hiện của người thứ 3, ảnh hưởng đến mái ấm gia đình. Đeo ngọc phong thủy như đậu tình yêu, thạch anh tóc sẽ hỗ trợ mọi chuyện tốt hơn.
Về sức khỏe: thay đổi thất thường, đề phòng bệnh tật. Cơ thể lúc khỏe lúc yếu, cần chú ý đến sức khỏe tâm lý và tinh thần. Cảm giác cô đơn dễ dẫn đến mất ngủ, lo lắng, ăn uống không ngon. Nên kịp thời kiểm tra sức khỏe.
Về hóa giải: có nhiều khó khăn, nhất là về mặt luật pháp, cần hết sức thận trọng. Những chuyện buồn rồi sẽ qua đi, sớm kết thúc mọi ân oán, bắt đầu cuộc sống mới. Đeo ngọc phong thủy như đậu như ý, phù bình an sẽ hỗ trợ rất tốt.

Chỉ số 7 ngôi sao:
                                           Phúc:     *** (Hung)
                                             Lộc:     ********** (Cát)
                                             Thọ:     * (Cát)
                                            Tình:     *** (Cát)
                                              Tài:     ***** (Hung)
                                        Duyên:     * (Hung)
                                            Tinh:     *** (Hung)
ThS Nguyễn Mạnh Linh

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Web Hosting Coupons