Pages

7 thg 7, 2012

Chuyện phở - cơm

Không biết ông nào cà rỡn nghĩ ra cái ẩn dụ cho cơm và phở thật dí dỏm: cơm là vợ, phở là… em út nơi quán xá, nhà hàng.
Về nhà nhớ... “phở”, ra đường thương... “cơm”!
Phở thường đẹp hơn cơm về mẫu mã, kiểu dáng, bởi phở luôn chăm chút, tỉa tót, tô son, “chạy chỉ”. Còn cơm thì đa phần vì bươn chải lo toan vun vén gia đình nên phải chào thua món trang điểm lụa là.
Phở
Có một thực tế mà cơm không để ý: Phở đang cạnh tranh với cơm bằng vẻ ngoài rất… văn hóa ứng xử, nhưng thật ra đó là những chiêu ma mị bọc đường. Thường thì phở ăn nói dịu dàng, một vâng hai dạ, anh cần chi ạ, có em có em… Được khen đẹp, phở nhẹ nhàng thỏ thẻ: “Dạ em cám ơn anh, nhưng em làm sao bằng chị nhà được ạ?...”. Rồi phở đưa anh lên mây xanh, nói em tu chín kiếp cũng chưa chắc đã sở hữu một ông chồng đẹp trai, hào hoa như anh. Anh nào cũng cười tít mắt, thấy lâng lâng từ gót chân đến đỉnh đầu.
Nếu là phở Hà Nội, anh sẽ được nghe giọng oanh vàng ríu rít: “Thủ chưởng ơi, chương chình quán em có nhạc xống đấy!”. Còn nếu là phở Huế, khi ngồi một mình đăm chiêu, anh sẽ được quan tâm với lời nói như gió thoảng trên dòng Hương: “Anh chi ơi, chiều ni răng mà buồn rứa?...”. Nghe ngọt như mía lùi.
Phở lượn lờ ân cần hỏi han, anh ăn ngon miệng chứ, rồi lả lướt đi qua đi lại, có khi sát sàn sạt với khách, đụng chỗ này tí, chạm chỗ kia tí, rồi cười nụ, mắt chớp chớp, nói “ấy chết, em xó ri nhá!” (sorry: xin lỗi, rất tiếc). Nhiều chàng tranh nhau khoe vốn tiếng Anh với phở, rối rít nói “nót thing, nót thing” (not thing: không có gì). Chu cha là vui.
Bia cạn, không anh nào tự rót, cứ mắt cụp mắt xòe nháo nhác tìm phở. Phở đến, vịn vai khách, rót bia từ phía sau, cái lưng khách bỗng mát dịu như núi đồi Đà Lạt. Cứ thế, phở lúng la lúng liếng, nói có gì gọi em sẵn sàng chiều anh! Chỉ có bấy nhiêu mà đáng lẽ uống vài chai thành vài chục chai. Hầu hết phở biết “trang trí” khá bắt mắt: vài lát ớt đỏ, mấy cọng hành xanh, thêm miếng chanh tươi mọng nước. Đang đói, thử hỏi anh nào không chóp chép?
Trên “tinh thần” đó, khá nhiều anh tìm phở giải khuây, nghe ngòn ngọt, uống cay cay, đu đưa vài câu, liếc liếc vài cái, giải quyết thẩm mỹ cho con mắt rồi về. Chẳng có gì ghê gớm. Đấy là nói phở “nhẹ”. Còn phở “nặng” trong nhà nghỉ, khách sạn bịt bùng thì lại là chuyện khác...
Cơm
Tan tầm về ngay với cơm ư? Có anh nói đó là buổi chiều… ngu nhất. Mặt buồn xo, anh ta than rằng cơm của anh thường đá thúng đụng nia, dằn mâm xén bát, giọng nói khô rát như gió Lào, vẫn là chuyện cơm áo gạo tiền muôn thuở. “Bả làm như tại tui mà vật giá leo thang, lúc nào cũng mặt nặng mày nhẹ. Trong  bữa cơm thế nào cũng rên rỉ gạo lên, thịt lên, rau lên. Chán!”.
Có người thở dài nói: “Ôi, cơm của tui xét nét lắm!”. Rồi anh khen thơ của ai đó viết đúng tâm trạng của anh:
“Im lặng vợ bảo giận gì
Tươi cười vợ bảo chắc đi với bồ”.
 Thật chẳng biết sống làm sao cho phải. Mình không phở, cơm cũng nghĩ mình phở. Kiểu này thì cứ phở cho bõ ghét.
Cơm hay “nguội lạnh”, xẵng giọng với chồng, có ác cảm với phở là điều cần phải thông cảm. Các ông thử làm cơm mới thấy. Còn bây giờ các ông vẫn là “đôi đũa vàng”, muốn lùa cơm hay khoắng phở gì cũng được.
Mình từng nghe một ông chồng ba trợn ba trạo nói về cơm rất cảm động. Anh kể, có lần phở “nhẹ” xong, về tới hiên nhà chợt nghe cơm ru con:
“Chàng ơi phụ thiếp làm chi
Thiếp như cơm nguội chờ khi đói lòng”.
Anh bỗng thấy nghèn nghẹn ở cổ, thương cơm quá là thương. Rồi cũng chính anh, trong một lần trà dư tửu hậu đã cao hứng tuyên bố mình có… lá bùa hạnh phúc. Lá bùa chính là mấy câu thơ:
“Vợ là thánh chỉ vua ban
Có sao dùng vậy không bàn đúng sai
Quỷ thần chứng cả hai vai
Vợ là chân lý không sai bao giờ”
Anh nói mỗi ngày anh đều “tâm niệm” và làm đúng y vậy nên bây giờ anh với cơm tình thắm nghĩa nồng. Bạn bè vỗ tay cười rật rật tán thưởng.
Trần Cao Duyên

"Ca dao" tân thời



Không nghe cave kể chuyện;

Không nghe thằng nghiện tâm tình;

Không giải trình với nhà báo;

Không tố cáo cấp trên;

Không đưa hết tiền cho vợ…

Sáu bước để trở thành nhà quản lý quyết đoán


Có nhiều ý kiến cho rằng làm lãnh đạo là khả năng bẩm sinh; khả năng đó không thể rèn luyện hay học hỏi mà có được. Thật ra, thuật lãnh đạo tùy thuộc vào sự kết hợp nhiều nhân tố...

Phẩm chất cá nhân của người lãnh đạo rất quan trọng. Có những loại người thường thành công trong vai trò lãnh đạo hơn một số người khác. Tuy nhiên, người ta có thể học kỹ năng lãnh đạo và có thể phát triển những phẩm chất cá nhân cần thiết để trở thành một người lãnh đạo giỏi.
Tính quyết đoán là một trong những chiếc chìa khóa mở cánh cửa thành công trong vai trò lãnh đạo, kết hợp với sự nhạy bén và sự hiểu biết thấu đáo về các khả năng giải quyết vấn đề.

Bước 1: Hiểu rõ các kiểu lãnh đạo
Có nhiều kiểu lãnh đạo khác nhau. Ví dụ, có ba anh chàng chăn cừu. Người thứ nhất mở cửa trại, bước ra rồi cho đàn cừu theo sau. Đây là làm theo kiểu lãnh đạo đi đầu. Người thứ hai thì đứng ở cuối đàn cừu, đẩy hoặc dẫn dắt chúng ra. Kiểu này được gọi là lãnh đạo hỗ trợ. Người thứ ba thì đi từ đầu xuống cuối bầy và thỉnh thoảng lại chen vào giữa đàn cừu. Anh ta theo kiểu lãnh đạo tương tác. Biết cách áp dụng các kiểu lãnh đạo khác nhau sẽ giúp bạn phản ứng hiệu quả trong nhiều tình huống.
Lại có quan niệm khác cho rằng có bốn kiểu lãnh đạo: chỉ huy, theo quy trình, sáng tạo và tạo điều kiện (sơ đồ). Mỗi kiểu có liên quan đến tính cách riêng.
Mỗi kiểu lãnh đạo thích hợp cho một hoàn cảnh đặc thù nào đó. Một người lãnh đạo theo kiểu cấu trúc thường thành công ở những nơi xem quy trình là quan trọng. Kiểu lãnh đạo thoải mái hoặc tạo điều kiện có thể thích hợp trong việc quản lý một nhóm người có chuyên môn. Những ông sếp theo kiểu thống trị có thể tốt cho những tổ chức đang cần phải thay đổi thực sự. Một người lãnh đạo theo kiểu trực giác mạnh luôn có thể đối phó với mọi tình huống trong tầm ngắn hạn.
Có thể học các kiểu quản lý khác - thêm một chút kiểu thống trị, trực giác hay cấu trúc - khi bạn trở nên tự tin và có kinh nghiệm trong công việc lãnh đạo. Cố gắng làm theo kiểu mà bạn thích cho đến khi nào thoải mái mở rộng ra các kiểu khác.
Lời khuyên vàng: Nếu cấp trên đặt vấn đề về kỹ năng lãnh đạo của bạn, còn người lao động thuộc quyền quản lý của bạn tỏ ra thiếu động lực hoặc kém năng suất thì chìa khóa để thay đổi tình hình là: hãy bớt nghĩ về việc bạn đang làm gì và dành nhiều thời gian lên kế hoạch xem nên làm như thế nào.

Bước 2: Học lý thuyết lãnh đạo
Các khóa học thuật lãnh đạo của các trường quản trị kinh doanh thường cung cấp các nguyên tắc nền tảng tổ chức doanh nghiệp. Hãy chọn khóa học thích hợp với bạn. Các chủ đề từ lý thuyết kinh doanh đến kế hoạch chiến lược, nhận thức rủi ro. Cũng nên học về ứng xử trong tổ chức, marketing, phân tích thị trường và đánh giá đối thủ cạnh tranh.
Có cảm thức công việc tốt và kiến thức quản trị kinh doanh qua đào tạo kỹ càng không chỉ đem lại cho bạn sự tự tin mà còn giúp bạn khiến người khác phải kính trọng.
Lời khuyên vàng: Nếu bạn đang ở vị trí quản lý cấp trung, một khi đã học lý thuyết lãnh đạo, bạn cần tìm ra cơ hội để vận dụng vào thực tế. Hãy nói với cấp trên rằng bạn sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm nhiều hơn. Hãy thể hiện sự sẵn sàng bằng cách đề xuất làm lãnh đạo một dự án cụ thể nào đó hoặc nhận trách nhiệm ở một lĩnh vực mới, nơi bạn có thể kiểm tra kỹ năng lãnh đạo của mình.

Bước 3: Tự nhận thức bản thân
Bạn nhận thức càng rõ về bản thân thì nhận thức đó càng đem lại hiệu quả.
Tự nhận thức bản thân nghĩa là hiểu mình và biết mình, đó là:
-       Bạn là gì?
-       Sở thích của bạn là gì?
-       Mục tiêu của bạn là gì?
-       Nhận thức của người khác về bạn và mục tiêu của bạn ra sao?
-       Bạn có động lực như thế nào để đạt mục tiêu?

Bước 4: Học hỏi từ kinh nghiệm của người khác
Có câu “tri thức là sức mạnh”. Hiển nhiên, một trình độ hiểu biết tốt hơn sẽ cho bạn một lợi thế so với đồng nghiệp, khiến bạn trở nên thích hợp với vị trí lãnh đạo hơn. Do vậy, bạn phải luôn tìm cơ hội học hỏi cái hay của người khác. Một trong những cơ hội rõ ràng mà bạn có thể tranh thủ lợi thế từ đó nếu có thể là:
- Tham gia tập huấn: sẽ có ích trong những tình huống thể hiện được sự cách biệt trong ứng xử, kỹ năng hay sự tự tin.
- Các chương trình đào tạo: bất luận trong hay ngoài tổ chức của bạn, các chương trình đào tạo có thể cho bạn một hiểu biết thấu đáo về năng lực của bạn cũng như mở rộng các khả năng cho bạn.
- Làm việc theo hệ thống: thể hiện cho cấp trên thấy rằng bạn khâm phục hoặc chia sẻ tuyệt đối kinh nghiệm của mình với người khác, sẽ giúp bạn được thừa nhận các tố chất cần phải có ở người lãnh đạo nhiều hơn.

Bước 5: Mở rộng kinh nghiệm cá nhân
Có nhiều chiến thuật mà bạn có thể khai thác để làm cho kiến thức, sự tự tin và khả năng lãnh đạo của bạn tăng lên.
- “Đòi” giao thêm việc. Là những việc mở thêm những đường chân trời cho bạn mà không có hậu quả xấu nếu thất bại. Cách này đặc biệt tốt cho những người thích học hỏi qua công việc.
- Thuyên chuyển sang lĩnh vực lân cận. Bạn có thể phát triển kỹ năng lãnh đạo rõ rệt hơn bằng cách làm việc ở nhiều bộ phận khác nhau trong tổ chức. Như vậy, bạn sẽ được biết rõ hơn về cách thức hoạt động của công ty.
- Tranh đua với những người ngang cấp ở các công ty khác. Bằng cách thu thập thông tin và lời tư vấn từ những người làm việc cho các tổ chức khác, bạn có thể lợi dụng được kinh nghiệm của người khác và đánh giá sự tiến bộ của bạn.
- Làm công việc ngoài lĩnh vực thuận tay. Bạn không thể học hỏi nếu luôn cố thủ bên trong vành đai an toàn với những gì bạn đã biết. Hãy nhận lãnh một dự án nào làm bạn sợ hãi, dự án có tính thử thách bạn, và cung cấp những kinh nghiệm mới.

Bước 6: Áp dụng các kỹ năng lãnh đạo
Những cơ hội thăng tiến thường bất ngờ đến với chúng ta. Nếu bạn làm theo những bước sau và chuẩn bị mình một cách thích hợp, bạn sẽ ở vào vị trí tốt để tận dụng được cơ hội.
- Trong hầu hết trường hợp, cách đặt cược hay nhất là phân tích tình thế. Quyết định công ty cần gì và làm thế nào để bạn xuất sắc đạt được điều đó.
- Một số vị trí lãnh đạo cần đóng vai trò trung gian giữa hai nhóm - nhóm muốn kết quả (ví dụ, ban quản lý điều hành) và nhóm sẽ làm ra kết quả đó. Trong trường hợp này, bạn cần thiết lập những kênh truyền đạt tốt với cả hai nhóm.
- Cố gắng chọn được những ê-kíp làm việc có sự cân bằng tốt đẹp giữa nhà quản lý giỏi với các thành viên giàu năng lực và trung thành. Điều cốt tử là chọn ê-kíp làm việc dựa vào sự kết hợp những tài năng cần thiết chứ không phải dựa vào quan hệ bạn bè hay phe cánh.
- Nếu bạn đang thử nghiệm một hệ thống mới hay một phương pháp mới, hãy tập hợp xung quanh bạn những con người thích hợp, tạo thành bộ khung hỗ trợ, và ghi lại tư liệu về quy trình để sau này bạn có thể đánh giá điều bạn đã làm được.
Lời khuyên vàng: Nghệ thuật lãnh đạo không bao giờ là một thành phẩm. Không thể trong một sớm một chiều có được khả năng lãnh đạo vượt trội, mà đó là một quá trình tiếp diễn cần được nuôi dưỡng và hoàn thiện không ngừng. Cần có thời gian và đòi hỏi sự tập lu
Phẩm chất cá nhân của người lãnh đạo rất quan trọng. Có những loại người thường thành công trong vai trò lãnh đạo hơn một số người khác. Tuy nhiên, người ta có thể học kỹ năng lãnh đạo và có thể phát triển những phẩm chất cá nhân cần thiết để trở thành một người lãnh đạo giỏi.
Tính quyết đoán là một trong những chiếc chìa khóa mở cánh cửa thành công trong vai trò lãnh đạo, kết hợp với sự nhạy bén và sự hiểu biết thấu đáo về các khả năng giải quyết vấn đề.

Mười nguyên tắc tạo thành công


Dưới đây là 10 nguyên tắc chủ đạo tạo thành công trong kinh doanh do ông Sam Walton, người sáng lập ra Hãng Wal-Mart (Mỹ) - dây chuyền bán lẻ lớn nhất thế giới - đúc kết từ thực tế mấy chục năm hoạt động của mình.

1. Tâm huyết với công việc của mình
Toàn tâm và tin tưởng vào công việc của mình là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành công của bạn. Nếu bạn yêu công việc của mình, bạn sẽ luôn trăn trở với nó và cố gắng để có thể đem lại hiệu quả cao nhất.

2. Chia sẻ lợi nhuận với các cộng sự và đối xử với họ như với các đối tác
Có như vậy, các cộng sự mới coi bạn như một đối tác và cùng với bạn nỗ lực hoạt động hết mình để có thể đem lại kết quả vượt quá mức kỳ vọng.

3. Tạo động lực để kích thích nhân viên cống hiến hết mình
Tiền bạc và quyền sở hữu là chưa đủ. Hãy đề ra các mục tiêu cao nhằm khuyến khích mọi người thi đua, cạnh tranh với nhau.

4. Giao tiếp mọi thứ có thể với các đối tác
Các đối tác càng biết nhiều về bạn, họ sẽ càng hiểu và tin bạn hơn. Một khi tin cậy và quan tâm đến bạn, họ sẽ nỗ lực nhiều hơn trong công việc và trong quan hệ với bạn. Thông tin là sức mạnh và những thông tin mà bạn có được từ các cộng sự sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.

5. Đánh giá đúng và khen ngợi những gì mà các cộng sự thực hiện
Cần có những lời khen kịp thời, thậm chí là kích thích vật chất cho những hoạt động đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

6. Ăn mừng trước thành công và tìm ra sự hài hước khi thất bại
Tránh thể hiện tâm trạng quá căng thẳng và vẻ mặt nghiêm trọng. Trong công việc, luôn cần thái độ vui vẻ và sự hài hước.

7. Lắng nghe mọi người trong doanh nghiệp và tìm cách để mọi người cởi mở với bạn
Chỉ những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng mới có thể hiểu rõ về khách hàng. Bạn hoàn toàn có thể nắm bắt khách hàng thông qua các cộng sự của mình.

8. Làm gì đó vượt quá kỳ vọng của khách hàng
Nếu bạn thỏa mãn khách hàng vượt quá kỳ vọng của họ thì họ sẽ nhớ đến bạn và tiếp tục đến với bạn. Hãy cho khách hàng biết, bạn đánh giá cao họ.

9. Cố gắng kiểm soát chi phí tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh
Việc kiểm soát và giảm thiểu chi phí sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Trên thực tế, hoạt động kém hiệu quả luôn tạo nguy cơ đẩy doanh nghiệp đến chỗ phá sản.

10. Bơi ngược dòng để tìm thị trường ngách cho riêng mình
Hãy tìm cách đi riêng cho mình. Nếu mọi người cùng làm theo một cách nào đó thì đó chính là cơ hội để bạn có thể tìm ra cho mình thị trường ngách, bằng cách làm cái khác với mọi người. 

5 sai lầm “chết người” khi khởi nghiệp


(Dân trí) - Trở thành ông chủ là giấc mơ của nhiều người nhưng không phải “ông chủ” nào cũng thành công, nhất là khi họ vấp phải những sai lầm “chết người” sau đây.

1. Thiếu vốn
Vấn đề lớn nhất mà các ông chủ tương lai gặp phải là vốn. Douglas Long, Giám đốc công ty tư vấn quản lý, luôn yêu cầu khách hàng phải có số vốn gấp 3 lần số vốn họ dự định khởi nghiệp để có thể thoát khỏi giai đoạn suy thoái trong tương lai.
Doanh nhân Steve Hockett đã chia sẻ bài học xương máu của mình như sau:
Cách đây vài năm, ông làm việc cho một ngân hàng, lương chẳng được bao nhiêu nên rất chán nản và muốn ra lập công ty riêng. Vì chẳng có một ý tưởng kinh doanh nào cho riêng mình nên ông trở thành một người nhượng quyền thương hiệu. Do không đủ vốn trong khi chi phí cho doanh nghiệp ngày càng nhiều nên chẳng bao lâu, công ty của ông đã khánh kiệt và buộc phải đóng cửa.
Hockett nói: “Tôi thực sự đã không lường trước về số vốn cần có để có thể vượt qua những khó khăn trong năm đầu tiên kinh doanh”.
2. Không biết nhìn xa
Sở hữu một công ty nhỏ ít vốn, bạn phải cạnh tranh với các công ty lớn để giành khách. Nhưng đừng bao giờ để lộ ra bên ngoài “cuộc chiến” tranh giành đó. Hãy nghe Harprit Singh - người sáng lập ra tập đoàn Intellicomm Inc về dịch vụ truyền thông - kể về những ngày đầu khởi nghiệp của mình:
“Tôi và đồng nghiệp đã phải lái xe hàng trăm dặm để giới thiệu về dịch vụ của chúng tôi với một trong những công ty bảo hiểm hàng đầu thế giới. Tôi thấy rõ sự quan tâm của họ đối với dịch vụ của chúng tôi có phần giảm đi khi tôi tiết lộ rằng chúng tôi là một doanh nghiệp nhỏ, nguồn lực còn hạn chế, và tôi đã phải đi rất xa để tới đây”.
3. “Hà tiện” với công nghệ
Mạnh dạn đầu tư cho nhân viên những phương tiện mới nhất để phục vụ cho công việc, điều đó chỉ lấy đi của bạn một ít nhưng đem lại cho bạn rất nhiều.
4. Đánh giá thấp tầm quan trọng của hoạt động mua bán
Dù quy mô công ty nhỏ thế nào chăng nữa cũng nên có một bộ phận chuyên về mua bán để đảm bảo liên tục nhận được đơn đặt hàng. Nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ của nhân viên bán hàng và marketing giúp cho việc lưu thông sản phẩm không ngừng cải tiến. Bạn có thể có một ý tưởng tuyệt vời nhưng nếu bạn không thể bán được nó thì thứ tuyệt vời đó cũng chỉ để vứt vào sọt rác thôi.
5. Nhìn xa trông rộng
Các doanh nghiệp nên có một tầm nhìn xa rộng về tương lai, đề ra mục tiêu dài hạn và ngắn hạn để đi đúng hướng. Xa hơn, tầm nhìn đó phải được chuyển thành các nhiệm vụ thực hiện mang tính khả thi để đạt được những kết quả như mong muốn.
Trước khi khởi nghiệp, hãy trang bị kỹ lưỡng những đặc thù, thuộc tính của công ty và những điều bạn cần làm với từng bộ phận của công ty đó để thành công.

Bài học khởi nghiệp


Có ba lỗi mà doanh nhân mới khởi nghiệp thường mắc phải: bị những kẻ bi quan làm cho thui chột ý chí; từ chối lắng nghe nhu cầu thực tế của thị trường; và không biết cách giao phó công việc.

Đừng bao giờ để những kẻ bi quan và ưa bàn ra ngăn bước đường làm doanh nhân của bạn. Bạn gặp những kẻ như vậy nhiều vô số…
Bất cứ doanh nhân nào hẳn cũng nhận nhiều lời chê bai, chỉ trích khi bắt đầu lập nghiệp. Thế nên, doanh nhân sẽ mắc sai lầm lớn nếu để cho những kẻ ưa bàn ra đó làm thui chột ý chí.
Thành lập công ty có nghĩa là sự đột phá, là thay đổi trật tự thế giới, và làm thành công điều mà mọi người nghĩ rằng phi hiện thực. Đâu có ai nói với Steve Jobs rằng ông có thể lèo lái Apple đánh bại Microsoft. Đâu có ai từng khuyên Bill Gates bỏ học Harvard. Có bao nhiêu người thực sự tin rằng Howard Shultz có thể thành lập chuỗi cửa hàng cà phê Starbucks bán ra ly cà phê đến 4 USD trong khi mọi người có thể mua chỉ 1 USD một ly ở bất cứ góc đường nào.
Đừng bao giờ để những kẻ bi quan và ưa bàn ra ngăn bước đường làm doanh nhân của bạn. Bạn gặp những kẻ như vậy nhiều vô số…
Dĩ nhiên, bạn cũng không thể quá cứng đầu và từ chối nghe lời khuyên từ mọi người. Nhưng đừng bao giờ dễ dàng lung lay bởi những hoài nghi và e ngại. Nếu thành lập doanh nghiệp mà dễ thì ai cũng có thể làm. Hãy để những người ưa bàn ra đó trở thành động lực thúc bạn tiến tới, thành công để chứng minh rằng họ đã sai.
Lỗi thứ hai là nhiều doanh nhân chưa lắng nghe nhu cầu thị trường. Hầu hết doanh nhân tự tin rằng mình có ý tưởng thay đổi thế giới và chỉ cần như vậy là đủ. Không phải vậy. Là doanh nhân thì phải nghĩ đến chuyện kiếm tiền nữa. Phải bảo đảm có người sẵn lòng bỏ tiền ra mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều đó đồng nghĩa với việc lắng nghe để đáp ứng đúng nhu cầu thị trường.
Sau khi nghiên cứu thị trường, bạn sẽ nhận thấy: khách hàng đòi hỏi dịch vụ chất lượng và có sự khác biệt để đem đến thành công. Và vì thế, chẳng cần phải là giá rẻ. Dù bạn là công ty tư vấn, bán cà phê hay phần mềm, thì cũng phải lắng nghe thị trường để quyết định chính sách giá và sản phẩm mình cung cấp sao cho đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Sai lầm cuối cùng là các doanh nhân mới khởi nghiệp thường hạn chế giao việc. Hãy biết giới hạn của mình để ủy thác và giao việc càng nhiều càng tốt. Nếu không, thì chẳng thể tiến triển được bao xa.
Sergei Brin và Larry Page rất thông minh khi rời vị trí CEO của Google, để nhường lại việc điều hành doanh nghiệp cho Eric Schmidt, còn mình thì làm chủ tịch và có thời gian tập trung vào lĩnh vực mình có khả năng.

Thành lập doanh nghiệp là điều khó, nhưng rất lý thú. Để tối đa hóa cơ hội thành công, hãy nhớ thành lập đội ngũ làm việc giỏi, theo dõi để đáp ứng nhu cầu thị trường. Và quan trọng nhất, đừng bao giờ để những kẻ ưa bàn ra làm thui chột ý chí của mình! 

Hoa lộc vừng

Nằm trong bốn loại cây cảnh quý: sanh, sung, tùng, lộc; lộc vừng là cây có thân và gốc đẹp, khi hoa nở có hương thơm, được nhiều người chơi cây cảnh ưa thích.


Sự tích hoa Lộc Vừng

Chuyện kể rằng, từ lâu lắm rồi, ở một làng bản xa xôi kia có một đôi trai tài gái sắc yêu nhau tha thiết. Họ cùng nhau thề rằng nếu không được sống cùng nhau, họ sẽ chết cùng nhau. Chàng trai đâu biết rằng vẻ tuấn tú và tài năng của chàng đang là niềm mơ ước của nhiều cô gái và cũng là nỗi ghen tức, căm giận của nhiều chàng trai quanh vùng. Còn cô gái vốn xinh đẹp, nết na nên có rất nhiều chàng trai muốn lấy về làm vợ, trong đó có tên công tử con nhà trưởng bản.

Biết không thể nào chiếm được trái tim cô gái, hắn tìm kế hãm hại chàng trai. Hắn sai chàng vào rừng tìm báu vật cho lễ hội của làng. Rừng thiêng nước độc đã quật ngã chàng, làm cho chàng chết đi trong bệnh tật và kiệt sức.

Cô gái chờ đợi mãi, quá nóng lòng nên quyết tâm trốn nhà, lặn lội đi tìm người yêu. Cô đi mãi, đi mãi cho đến lúc đôi chân rã rời không muốn bước thì tìm thấy xác người yêu. Cô đau đớn ôm xác người yêu khóc vật vã. Chôn cất người yêu xong, cô khóc ngày khóc đêm cạnh nấm mồ đó. Nước mắt rơi xuống cứ cạn dần, đến một ngày cô không còn khóc được nữa và ngã gục xuống bên cạnh nấm mồ.

Khi cô chết đi, trên nấm mồ của chàng trai, nơi những giọt nước mắt của cô chảy xuống bỗng mọc lên một loài cây có thân sần sùi, cành lá xum xuê và đặc biệt là có những chùm hoa thả xuống cạnh mồ như hỏi han, như che chở cho nấm mộ chàng trai. Người ta gọi đó là hoa lộc vừng – một loài hoa tượng trưng cho tình yêu chung thủy của người con gái. Có lẽ vì vậy mà màu hoa đỏ đến nao lòng.



Chơi hoa Lộc Vừng


Thông thường lộc vừng mỗi năm ra hoa 2 vụ, vào các tháng 6 - 7 và 10 - 11 âm lịch. Lộc vừng ưa nước nên dễ chăm sóc, có thể bắt lộc vừng nở hoa theo ý muốn vào dịp Tết.

Ngoài việc chăm bón đủ chất để ra nhiều hoa, ta phải tạo ra một bước đột biến về sinh lý cho cây. Nghĩa là phải làm cho lộc vừng trút bỏ toàn bộ lá già trong thời gian ngắn nhất, với bí quyết: tưới cho cây lượng phân kali hoặc natri hơi đậm. Sau 4 ngày toàn bộ lá xanh trên cây chuyển thành lá vàng và sau 3 ngày tiếp theo lá rụng hết. Sau khi cây rụng hết lá, hàng ngày ta tiếp tục tưới nước vo gạo để bồi dưỡng và kích thích cây phát triển lá mới. Khoảng một tháng mầm lá và mầm hoa sẽ đâm ra, khi hoa tàn, ta lại tiếp tục làm theo trình tự trên, thì lộc vừng lại tiếp tục nở hoa.

Đặc điểm của cây này là thường nở hoa vào ban đêm, cây thì nhiều người biết đến, song được chiêm ngưỡng những bông hoa đang nở vào ban đêm với bầu không khí tĩnh lặng và thoang thoảng mùi thơm dịu dàng trong làn gió nhẹ thì quả là một khoảnh khắc tuyệt vời mà tạo hóa ban tặng.































6 thg 7, 2012

Gấu mẹ lấy giấy phép lái xe

Thế là hôm nay Gấu mẹ nhận được Giấy phép lái xe Ô tô rồi.

Từ giờ đi đâu có nhậu say thì đã có người chạy xe, đỡ lo chứ nhỉ.

Xem đây nhé.






Các loài bướm đẹp nhưng ... độc

Tạp chí Discovery (Mỹ) mới đây đã lựa chọn 8 loài bướm đặc biệt để giới thiệu với bạn đọc. 

Được mệnh danh là loài côn trùng đẹp nhất thế giới, những cánh bướm nhiều mầu sắc không những gây được sự chú ý mà những câu chuyện về nơi trú ngụ, tập quán sinh sống hoặc những chất độc từ loài côn trùng này cũng gợi sự tò mò cho mọi người.

1. Bướm thủy tinh


Đôi cánh trong suốt mỏng manh nhiều mầu sắc này được các nhà khoa học đặt cho cái tên bướm thủy tinh. Dù không có khả năng đặc biệt như bướm cú mèo nhưng loài bướm này cũng nổi tiếng “lợi hại” khi chạy trốn kẻ thù: lẩn mình vào trong từng môi trường khác nhau, ánh sáng phản chiếu lên đôi cánh của chúng sẽ làm chói mắt kẻ đối diện.

2. Bướm cú mèo


Như các bạn trông thấy trên ảnh, loài bướm này có hình ảnh đôi mắt rất to trên cánh. Nếu trong 1 tích tắc nhìn qua, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ rằng đây là đôi mắt của một loài động vật cỡ lớn. Đây cũng chính là mục đích mà loài bướm ăn thịt đồng loại mong muốn. Bướm cú mèo sử dụng đôi cánh trải rộng để kiếm mồi và uy hiếp kẻ thù.

3. Bướm thôi miên


Những vòng tròn xoáy với mầu sắc đậm nổi bật trên cánh bướm được ví như những bức ảnh thôi miên, hút hồn đối thủ. Nếu gặp phải kẻ thù, bướm thôi miên sẽ lập tức vỗ nhanh đôi cánh để thu hút được sự chú ý. Sau đó, chúng sẽ dừng lại bất ngờ và để kẻ thù chóng mặt với những vòng quay ám ảnh.

4. Bướm đại bàng


Họa tiết trên cánh bướm như đôi cánh đại bang đang sải rộng. Ngoài mầu sắc rực rỡ, loài bướm này còn mang trong mình chất kịch độc vô phương cứu chữa. Thậm chí chỉ cần chạm vào một bụi phấn nhỏ trên thân nó thôi thì kẻ thù cũng có nguy cơ tê liệt trong nhiều giờ.

5. Bướm lá


Một loại bướm nhìn từ bên ngoài không mấy gì xa lạ: mô phỏng chiếc lá để lấn tránh kẻ thì nhưng điều đặc biệt lại ẩn sâu dưới “gân lá” kia. Cánh bướm này có khả năng thu gọn, gập mình lại thành một đường thẳng tắp ép vào phần thân chính giữa. Đây vừa là chiêu bài chốn chạy kẻ thù vừa giúp chúng “ngụy trang” khi kiếm mồi.

6. Bướm Ấn độ


Trong quá trình tiến hóa để thích nghi với môi trường sống, loài bướm này đã có những thay đổi đặc biệt khiến các nhà khoa học cũng phải sửng sốt. Sau mỗi lần giao phối với các đối tượng khác nhau, chúng sẽ có sự thay đổi nhất định về mầu sắc trên cánh. Tuy nhiên, những mầu sắc mới hình thành sẽ chủ yếu là bảng pha mầu tương tự với những mầu gốc có ban đầu.

7. Bướm hoàng hôn


Nhiều sắc mầu tự nhiên cùng hội tụ mang đến vẻ đẹp vô cùng đặc biệt cho bướm hoàng hôn. Tên gọi này một phần thể hiện đặc điểm bên ngoài và một phần quan trọng nữa là phản ánh tập quán sống của chúng. Bướm hoàng hôn chỉ ra khỏi tổ kiếm mồi khi trời nhập nhoạng tối. Đôi cánh rực rỡ ban ngày sẽ có thể phát ra những ánh sáng mờ mờ ban đêm.

8. Bướm lam


Mầu xanh biếc rực rỡ và họa tiết khá đơn giản đã đánh lừa người đối diện. Trên thực tế đây là loài buớm vô cùng "lợi hại". Nó có thể hút kiệt chất dinh dưỡng từ các loài côn trùng nhỏ. Bên cạnh đó, khi thiếu mồi, chúng còn tìm đến các cây ăn quả và đưa những “ống hút” sắc nhọn vào sâu bên trong để “nạp năng lượng”.

5 thg 7, 2012

Đẹp như tranh vẽ

Mọi người thường nói: "Đẹp như tranh vẽ". Hãy xem những tuyệt tác sau đây và bạn hãy cho biết đây và ảnh chụp hay tranh vẽ nhé.

Xin mọi người thưởng thức.









 












































Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Web Hosting Coupons