Pages

5 thg 1, 2013

Tổ quốc nhìn từ biển



Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến


Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi

Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể
Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù
Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ
Thương Hòn Mê bão tố phía âm u

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích
Những đau thương trận mạc đã qua rồi
Bao dáng núi còn mang hình goá phụ
Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa
Đã mười lần giặc đến tự biển Đông
Những ngọn sóng hoá Bạch Đằng cảm tử
Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng

Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo
Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn
Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy
Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân

Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả
Những chàng trai ra đảo đã quên mình
Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước *
Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi

Hạ Long 4/2009 - Nguyễn Việt Chiến

Hóa chất cực độc trong món lạc luộc


(Khampha.vn) - Lạc luộc được "phù phép" với hóa chất độc hại, giúp hạt lạc khi ăn thì mềm ngọt, còn vỏ ngoài dù qua nhiều ngày vẫn trắng tinh.

Hết ngô luộc "khuyến mại" thêm muối diêm và pin độc hại, giờ đây nhiều người lại tá hỏa khi đứng trước nguy cơ bị đầu độc của món ăn bình dân là lạc luộc.


Công nghệ "phù phép" quà quê hấp dẫn

Lạc luộc là món ăn bình dân được nhiều người ưa thích. Hầu như dọc các vỉa hè, các con phố đâu đâu cũng bắt gặp những gánh hàng rong bán khoai kèm lạc luộc. Món quà quê này không chỉ hấp dẫn bởi vị bùi bùi mà còn ở giá thành phù hợp với túi tiền của nhiều người. Với điểm cộng đó, lạc luộc không chỉ rong ruổi trên các con phố mà còn "đàng hoàng" bước chân vào các quán nhậu, bia hơi bình dân. Tuy nhiên, để lạc luộc đảm bảo mềm ngọt mà vỏ ngoài lúc nào cũng nõn nà, người bán không ngần ngại dùng đủ mọi loại hóa chất để "phù phép".



Lạc luộc là món ăn khoái khẩu của dân nhậu tại các quán bia hơi.

Chúng tôi dừng xe trước cổng khách sạn La Thành (Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội) được coi là một trong những tụ điểm tập hợp khá nhiều gánh hàng khoai, lạc luộc... Chủ nhân của những gánh hàng rong hầu như đều là người ngoại tỉnh. Lân la bắt quen với chị Bảy (Thanh Hóa), chúng tôi được chị thật thà chia sẻ: "Bọn tôi một nhóm gần chục người kéo nhau lên Hà Nội sống bám gánh hàng rong đã hai năm nay. Cũng xoay xở đủ nghề từ bốc vác nơi chợ đêm đến gánh hàng rong hoa quả. Sau thấy dân thành phố "sính" mấy món quà quê nên bảo nhau "chuyển nghề". Sẵn nguồn thực phẩm ở quê chuyển lên nên người bán ngô luộc, người bán khoai, lạc... vừa ít vốn lại sinh lời khá tốt".

Nếm thử món lạc của chị Bảy, chúng tôi nhận thấy, củ lạc có vị bùi nhưng khá mềm, ngọt nước chứ không khô xác đặc trưng của thứ lạc già, trái vụ. Ban đầu, chị Bảy chối quanh: "Lạc non ăn chả mềm thì sao", nhưng thấy chúng tôi thắc mắc bởi thời điểm này không phải rộ mùa lạc nên việc kiếm được lạc non chính vụ "khó hơn hái sao trên trời" thì chị Bảy mới đuối lý thừa nhận, hầu hết lạc đều được thu hoạch từ... nửa năm trước, được phơi khô, bảo quản để đảm bảo quanh năm có lạc bán. Việc lưu trữ lạc trong một thời gian dài buộc người nông dân phải phơi khô để chống ẩm mốc. Công đoạn này bao giờ cũng khiến vỏ ngoài của củ lạc trở nên khô giòn, còn hạt bên trong cũng vì thế mà "sắt" lại. Khi luộc, người bán sẽ cho một ít "bột nhừ" để đẩy nhanh công đoạn luộc mà hạt lạc bên trong mềm, ngọt không thua kém gì lạc non.

Dường như thấy mình lỡ miệng chia sẻ "bí quyết nhà nghề" cho người lạ, chị Bảy quảy gánh hàng đi vội, không quên dúi vào tay tôi bịch nilon nửa cân lạc luộc với giá 10.000 đồng. Quả đúng như lời đồn đại, túi lạc tôi mang về nhà trong tình trạng buộc kín, để qua năm hôm vẫn không thấy mùi thiu vỏ lạc không bị nhớt, bóc ra ăn vị bùi, ngọt đảm bảo, còn vỏ bề ngoài vẫn trắng tinh, nõn nà.

Anh Văn Công - bếp trưởng một nhà hàng lớn ở Mỹ Đình I (Hà Nội) cho biết: Loại phụ gia này có tác dụng làm mềm thịt bò một cách nhanh chóng. Nó thường được sử dụng nhằm giúp cho công đoạn ngâm tẩm và chế biến sau đó được rút ngắn thời gian một cách hiệu quả. "Thịt bò với đặc trưng các thớ thịt có độ đàn hồi cao thì chỉ cần một lượng bột bằng hạt ngô, trong 15 - 20 phút là đã có thể "thuần hóa" được vài chục kg thịt bò. Đối với lạc thì không cần ngâm tẩm trước mà chỉ cần pha thứ bột trắng này với nước luộc lạc thì hóa chất này sẽ ngấm vào bên trong, khiến lạc không chỉ nhanh chín mà còn có tác dụng tích nước, lợi cân khi bán cho khách", anh Công nói.

Quả đúng như bật mí của anh Công, củ lạc khi được "tắm" qua hóa chất khi bóc vỏ cũng chảy kèm ít nước có vị hơi ngọt. Anh Công nói thêm: "Dùng soda không chỉ có tác dụng giúp lạc từ khô, già trở nên mềm và non mà còn "mở đường" giúp nước luộc ngấm vào sâu bên trong củ lạc. Người ăn khi thấy nước tiết ra lầm tưởng đó là lạc non. Ngoài ra, để tăng thêm vị đậm đà, người luộc có thể cho thêm chút đường hóa học hay còn gọi là "đường lụa". Người bán hàng sành sỏi đã biết "cữ" nên lạc luộc có vị ngọt nhưng không "sắc", còn người mới vào nghề nếu bỏ quá tay thì lạc ăn ngọt bất thường như vị ngọt của ngô Thái vậy", anh Công bóc mẽ.

Đi tìm nguồn gốc "thần dược"

Anh Công cho biết thêm, trước đây, thiên đường chất phụ gia có thể tìm mua ở chợ 19/2 (hay còn gọi là "chợ âm phủ", Hai Bà Trưng - Hà Nội), nhưng hiện tại những loại chất "đa zi năng" này có thể dễ dàng tìm kiếm tại các khu chợ lớn khác ở Hà Nội. Tại đây, chúng tôi được chủ cửa hàng giới thiệu một loại chất phụ gia có tên "baking soda" được người trong giới quen gọi là soda dùng để ướp thịt bò trước khi chế biến.

Ban đầu khi hỏi mua "thần dược" cho lạc luộc, chúng tôi nhận được cái nhìn dò xét của chủ cửa hàng cùng lời hướng dẫn ráo hoảnh: "Lạc luộc cho kỹ ắt sẽ mềm thôi". Chỉ đến khi chúng tôi xưng là người nhà của đầu bếp Công, chị chủ cửa hàng mới tin tưởng đưa ra loại "thần dược" đó. Vừa giới thiệu công dụng của soda, chị vừa thao thao giảng giải: "Thực ra, loại phụ gia này không cấm bán nhưng cũng nằm trong danh mục không nên sử dụng quá liều lượng nên mình cứ đề phòng cho chắc". Nói rồi, chị vui miệng kể: "Mới tháng trước, có hai cô ăn mặc lịch sự đến hỏi mua hôm trước thì hôm sau cơ quan chức năng đã tìm đến để khám xét. Cửa hàng chỉ cung cấp lượng hàng nhiều cho người quen, còn lại khách hàng khác chỉ cung cấp vài ba lọ, để đề phòng lực lượng chức năng kiểm tra...".

Còn loại chất phụ gia làm ngọt thường được gọi "đường lụa" thực ra một loại đường hóa học dạng viên màu trắng có xuất xứ từ Trung Quốc. Chủ cửa hàng này cho biết, loại này thường dùng phổ biến để làm tăng độ ngọt cho ngô luộc. Thậm chí, nhiều cửa hàng ngô còn có công nghệ biến ngô ta thành ngô Thái (ngô ngọt) bằng cách nhuộm màu ngô ta cho giống màu vàng ngô Thái rồi bỏ loại đường này vào luộc. Chi phí vừa rẻ mà loại ngô Thái "nhái" này cứ vô tư mà hét giá cao hơn ngô thường 2.000 - 3.000 đồng/bắp.

Còn đối với luộc lạc thì lượng đường chỉ cần bằng 1/10 so với luộc ngô là đã "ấn tượng" lắm rồi. Chủ cửa hàng này cho biết, hầu như khách tìm đến mua loại phụ gia này ngoài những người gánh hàng rong, còn lại hầu hết là chủ quán bia hơi bình dân. Quản lý một chuỗi các nhà hàng bia có thương hiệu khá nổi tiếng ở Hà Nội cho biết, so với nem chua hay đồ nhậu khác có giá gấp đôi, thậm chí gấp ba thì lạc luộc với ưu điểm vừa lạ miệng mà giá cả bình dân (10.000 - 15.000/đĩa) ngày càng trở nên "hút" khách. Tuy nhiên, lượng khách tại các quán nhậu thường tăng giảm thất thường nên việc hàng tồn, lưu cữu từ ngày này qua ngày khác là không tránh khỏi.

Sử dụng hóa chất vừa đẩy nhanh công đoạn chế biến, màu sắc bắt mắt lại vừa lưu giữ được qua nhiều ngày, không sợ thiu thối nên hầu hết các quán nhậu đều sử dụng chất phụ gia này. Thông thường, lạc khi luộc xong sẽ bị thâm đen. Còn muốn để lạc qua nhiều ngày mà vẫn nõn nà thì ngâm axit chanh trước khi luộc. Đây là một loại hóa chất tẩy thường được các nhà hàng dùng để làm trắng hoa chuối, ngó sen... trước khi chế biến. Thứ này các cửa hàng bán dưa, cà thường xuyên sử dụng nên thành phẩm lúc nào cũng bắt mắt người mua là vì thế.

Từ ngày vợ đạp xe đi làm...


(Dân trí) - Một ngày đầy mây đen, em choáng váng nhận ra vòng hai của mình đang to dần đều, thế này không khéo tới lúc mọi người sẽ chúc mừng vì tưởng em có tin vui “tập hai” mất. Cũng phải thôi, vợ chồng chăm sóc nhau tốt quá mà.

Ảnh minh họa
Thật ra lý do chính là vì ở công ty thì đút chân gầm bàn suốt bảy tiếng rưỡi, tối về lại ngồi khoanh chân, duyệt hết các chương trình hay trên vô tuyến, loanh quanh luẩn quẩn suốt còn phút giây nào mà tập thể dục. Cứ thế còn liên quan đến sức khỏe chứ chả phải nguyên về mặt thẩm mỹ đâu. Quyết định lấy lại phong độ làm em lo âu mất vài ngày, sáng kiến đưa ra đó là đi xe đạp đi làm.

Nhà cách công ty hai cây số, sáng sáng em sẽ được tập thể dục, vừa bảo vệ “phom” vừa bảo vệ môi trường, nghe thật hấp dẫn và vinh dự. Chồng em gật gù tán thưởng, cùng em đi chọn được chiếc xe vừa tiền, khá ưng ý.

Từ đó chồng hay tự nguyện lăng xăng thay em chăm nom, chu đáo cho xe từng tí một, từ tra dầu, vặn lại ốc, đến chỉnh phanh. Thi thoảng em thủ thỉ nhờ chồng bơm xe cho, chồng lại tung tẩy vác bơm ra rồi chạy vào báo cáo công việc, được dịp ra cái điều to tát “Đấy, nguyên bát phở sáng mang ra bơm xe cho em hết rồi đấy, đền đi” và không quên hất má lên để em “mi” một cái.

Hôm cái pêđan xe đạp bị mất ốc, chồng mua ốc về lắp nó vẫn rơi, hai lần như thế chồng toát mồ hôi ra tối hậu thư, “Nốt lần này là anh cho nó lên gác đấy”. May sao rơi đến lần thứ ba thì chồng thương em sẽ to bụng mất, nên đành đi mượn máy hàn về, hàn chết vào và nghiêm nghị nói “Anh nghĩ nó tồn tại không được lâu lắm đâu, chắc chỉ khoảng chục năm thôi”. Em cười hí hí cảm ơn chồng.

Lần dựng xe ở công ty, chú nào húc vào bị đổ, gẫy mất cái giỏ, về em còn chưa phát hiện ra thì đã thấy chồng hỏi, “Hôm nay tập võ hay đo đường?” rồi nhanh nhẹn đi mua cái giỏ khác lắp vào y nguyên như chưa có chuyện gì xảy ra, và suýt xoa “May em đi xe đạp anh mới có dịp thể hiện, chứ là xe máy thì đành bó tay”. Sau đó lại dám gãi tai thú nhận, “Ngày xưa sửa xe cho lũ bạn gái suốt nên tay nghề mới cao thủ thế”.Chiếc xe đạp khiến vợ chồng em gần gũi hơn bao nhiêu.

Hôm em gợi ý việc cả nhà chở nhau đi siêu thị bằng xe đạp như ngày sinh viên, chồng bảo: “Mang cái nón lại đây để anh vái cái. Thôi anh xin, thời ốm đói đó em bốn mươi cân, anh năm mươi, nay thì em hơn năm mươi cân, anh ngót bảy mươi, rồi cộng cả “tác phẩm” của chúng ta nữa, xe đạp nào chịu nổi, em tha cho nó đi”. Thế là em hết dám lãng mạn vì tưởng tượng cảnh chồng vừa dắt xe cong vành, vừa làu bàu, còn mình thì nhê nhếch bế con...

Vậy là em tích cực tập thể dục được gần một năm rồi, mỗi sáng nhìn dòng người phóng xe máy vèo qua, em lại thấy vui vui vì mình có nhiều thời gian hơn họ để ngắm cảnh, để thư thái, để tâm hồn và cả thể chất nhẹ nhõm hơn. Từ ngày đi xe đạp, em cũng thấy mình dịu dàng, nữ tính hẳn.

Một số hình đẹp về động vật

Chim bồ nông

Chim sẻ Việt Nam

Chuột lang đi ngang qua cá sấu

Hải cẩu

Rái cá

Chim thiên nga

Tuần lộc kiếm ăn

Đàn voi châu phi

Hiến pháp Hoa Kỳ


Hiện nay, Việt Nam đang lấy ý kiến nhân dân về bản dự thảo sửa đổi hiến pháp. Vì vậy mình tìm hiểu và đưa lên đây bản Hiến pháp Hoa Kỳ để mọi người tham khảo.


Hiến pháp Hoa Kỳ là bộ luật tối cao của nước Hoa Kỳ. Nó là bản hiến pháp đầu tiên của thế giới được soạn thảo ngày 17 tháng 9, 1787 dựa trên tư tưởng tam quyền phân lập giữa ba nhánh lập pháp (Quốc hội), hành pháp (Tổng thống), tư pháp (tòa án) do Montesquieu, một triết gia người Pháp đề xướng. Nó được phê chuẩn sau các cuộc hội nghị tại 13 tiểu bang đầu tiên.

Cùng với Tuyên ngôn Độc lập viết năm 1776, bản hiến pháp này đã thể hiện tinh thần khoa học, tiến bộ và nhân bản của người Mỹ trong việc xây dựng một nhà nước cộng hòa đầu tiên trên thế giới trong lịch sử cận đại. Nó đã tạo ra một chính quyền thống nhất và tập trung hơn chính quyền dưới Những Điều khoản Liên hiệp.

Hiến pháp Hoa Kỳ là bản hiến pháp lâu đời nhất và nổi tiếng nhất với trên 200 năm lịch sử. Từ khi được hiệu lực năm 1789, nó đã được tham khảo nhiều lần để làm mô hình cho các hiến pháp của những quốc gia khác. Thủ tướng Vương quốc Anh William Ewart Gladstone (1809 – 1898) đã miêu tả Hiến pháp này là "tác phẩm tuyệt vời nhất từng được sản sinh ra vào một thời điểm nhất định bởi trí óc và mục đích của con người".


HIẾN PHÁP HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ VÀ CHÚ THÍCH

Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 7/2004
Phỏng theo TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA WORLD BOOK, bản quyền của Công ty World Book năm 2004. Địa chỉ trên Internet: www.worldbook.com

HIẾN PHÁP CỦA HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ CÓ CHÚ THÍCH

Toàn văn Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ sau đây phản ánh câu chữ và cách sử dụng nguyên bản. Các dấu ngoặc vuông [] thể hiện những phần đã bị thay đổi hoặc bị thay thế bởi các sửa đổi. Các đoạn thêm vào có tiêu đề “Chú thích”, không phải là nội dung của Hiến pháp. Các đoạn này giải thích nghĩa của một số câu, hay mô tả việc áp dụng thực tiễn của một số đoạn nào đó.

Lời mở đầu
Chúng tôi, nhân dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ với mục đích xây dựng một Liên Bang hoàn hảo hơn nữa, thiết lập công lý, đảm bảo an ninh trong nước, tạo dựng phòng thủ chung, thúc đẩy sự thịnh vượng trong toàn khối, giữ vững nền tự do cho bản thân và con cháu chúng ta, quyết định xây dựng Hiến pháp này cho Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ.

Ðiều I, Khoản 1

NGÀNH LẬP PHÁP

Toàn bộ quyền lực lập pháp được thừa nhận tại đây sẽ được trao cho Quốc hội Hoa Kỳ. Quốc hội gồm có Thượng viện và Hạ viện.

CHÚ THÍCH:
Ba điều đầu tiên của Hiến pháp phân chia quyền của Chính phủ Hoa Kỳ giữa ba ngành riêng biệt: (1) ngành lập pháp, đại diện bởi Quốc hội; (2) ngành hành pháp, đại diện bởi Tổng thống; (3) và ngành tư pháp, đại diện bởi Tòa án Tối cao. Sự phân chia theo hiến pháp này, tức là sự phân chia quyền lực, là nhằm tránh làm cho bất kỳ ngành nào của chính phủ trở nên quá mạnh. Ngoài ra, Hiến pháp thiết lập sự kiểm soát và cân bằng thông qua cung cấp các phương tiện để mỗi ngành được yêu cầu phải phối hợp với các ngành khác nhằm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình. Ví dụ, Tổng thống bổ nhiệm các thẩm phán liên bang nhưng Thượng viện phải khẳng định phê chuẩn họ.
Quốc hội hai viện hay lưỡng viện là một trong những thỏa hiệp quan trọng nhất của Đại hội Lập hiến. Các bang nhỏ tại Đại hội đã ủng hộ Kế hoạch New Jersey, theo đó mỗi bang sẽ có số đại diện bằng nhau. Các bang lớn ủng hộ Kế hoạch Virginia với số đại diện tùy theo số dân. Thỏa hiệp là mỗi viện được chọn lựa ra theo mỗi kế hoạch.

Ðiều I, Khoản 2

HẠ VIỆN

(1) Hạ viện sẽ gồm có các thành viên cứ 2 năm một lần được dân chúng ở các bang bầu ra. Ðại cử tri ở mỗi bang phải có phẩm chất cần thiết như là phẩm chất của đại cử tri ở bang có cơ quan lập pháp đông đảo nhất.

CHÚ THÍCH:
Thành viên của Hạ viện được bầu theo nhiệm kỳ hai năm. Nếu một người đủ tư cách bầu cho “cơ quan có số đông nhất” của cơ quan lập pháp bang của mình, thì người đó cũng đủ tư cách bỏ phiếu bầu nghị sỹ Quốc hội. (Tất cả các bang trừ Nebraska đều có cơ quan lập pháp bang gồm hai viện). Vấn đề ai có thể bỏ phiếu bầu các nhà lập pháp bang là do bang quyết định và phải theo các quy định hạn chế của Hiến pháp và luật liên bang, ví dụ như Đạo luật về Quyền bầu cử năm 1965. Các điều bổ sung sửa đổi thứ 15, 19, 24 và 26 cấm các bang từ chối hay hạn chế quyền bỏ phiếu của công dân với lý do chủng tộc, giới tính, hay không trả thuế; hay tuổi tác nếu người đó ít nhất là 18 tuổi.

(2) Những người có thể được bầu làm hạ nghị sĩ phải từ 25 tuổi trở lên và phải là công dân của Hoa Kỳ ít nhất 7 năm và vào thời điểm được bầu phải là cư dân ở bang mà người đó được lựa chọn.

CHÚ THÍCH:
Mỗi bang tự quyết định các yêu cầu về cư trú hợp pháp, theo các quy định hạn chế của Hiến pháp. Hầu hết các Hạ Nghị sỹ không chỉ sống trong bang mà còn ở các quận nơi họ được chọn.

(3) Hạ nghị sĩ và các loại thuế trực thu sẽ được phân bổ theo các bang [mà có thể tính gộp vào trong Liên bang tùy theo số lượng tương ứng  được xác định bằng cách tính tổng số gồm những người tự do, kể cả những người làm việc theo thời hạn và 3/5 số những người còn lại, không tính những người da đỏ vốn không nộp thuế] . Công việc thống kê thực sự sẽ tiến hành trong vòng ba năm sau cuộc họp đầu tiên của Quốc hội Hoa Kỳ và 10 năm một lần tiến hành theo luật định. Mỗi hạ nghị sĩ sẽ đại diện cho không quá 30000 người. Nhưng mỗi bang sẽ có ít nhất một hạ nghị sĩ. Và trước khi việc thống kê và điều tra dân số được tiến hành, thì bang New Hampshire sẽ được quyền bầu ba đại biểu, bang Massachusetts được bầu tám đại biểu, bang đảo Rhodes và Providence Plantations được bầu một đại biểu, bang Connecticut được bầu năm đại biểu, bang New York được bầu sáu đại biểu, bang New Jersey bốn đại biểu, bang Pennsynvania tám đại biểu, bang Delaware một đại biểu, bang Maryland sáu đại biểu, bang Virginia mười đại biểu, bang Bắc Carolina năm đại biểu, bang Nam Carolina năm đại biểu và bang Georgia ba đại biểu.

CHÚ THÍCH:
Tác động của đoạn này đã bị thay đổi nhiều bởi các điều bổ sung sửa đổi và những điều kiện mới. Hiện nay nó chỉ quy định ba điều: (1) số Hạ Nghị sỹ của mỗi bang phải dựa vào số dân bang đó; (2) Quốc hội phải biết rằng dân số Hoa Kỳ được điều tra 10 năm một lần; (3) và mỗi bang có ít nhất một Hạ Nghị sỹ.
Những từ “và khoản thuế trực thu” có nghĩa là thuế bầu cử. Điều bổ sung sửa đổi thứ 16 cho Quốc hội quyền đánh thuế người dân tùy theo thu nhập của người đó, thay vì theo số dân của bang nơi họ đang sống.
Khi nói đến “ba phần năm tất cả số những người khác”, “những người khác” có nghĩa là nô lệ. Vì hiện không còn nô lệ nữa nên nội dung này của đoạn không còn mang ý nghĩa nào. Yêu cầu nên có không quá một Hạ Nghị sỹ trên 30.000 dân hiện không có hiệu lực thực tế nữa. Năm 1929, Quốc hội đã cố định tổng số Hạ Nghị sỹ là 435 và con số này vẫn giữ nguyên kể từ đó.

(4) Khi khuyết ghế dân biểu ở bất cứ một bang nào thì chính quyền ở đó sẽ ban hành lệnh bầu cử để bổ sung vào những chỗ trống đó.

CHÚ THÍCH:
Nếu có một ghế bị khuyết trong Hạ viện, thống đốc bang phải tổ chức một cuộc bầu cử đặc biệt để bổ sung vị trí này. Tuy nhiên, nếu cuộc bầu cử theo kế hoạch định kỳ kế tiếp sắp được tổ chức thì thống đốc có thể để ghế này vẫn khuyết thay vì tổ chức một cuộc bầu cử đặc biệt.

(5) Hạ viện sẽ bầu ra Chủ tịch và các quan chức khác của Viện và họ là những người duy nhất có quyền kết tội các quan chức.

CHÚ THÍCH:
Hạ viện chọn ra một viên chức làm Chủ tịch Hạ viện để điều khiển các cuộc họp. Riêng Hạ viện có quyền buộc tội một quan chức liên bang. Hạ viện đã luận tội 16 quan chức liên bang, trong đó có hai tổng thống là Andrew Johnson năm 1868 và William Jefferson Clinton năm 1998. Thượng viện sẽ xử các vụ luận tội này.

Ðiều I, Khoản 3

THƯỢNG VIỆN

(1) Thượng viện Hoa Kỳ sẽ gồm có hai thượng nghị sĩ của mỗi bang [do cơ quan lập pháp ở đó bầu ra] với nhiệm kỳ 6 năm và mỗi thượng nghị sĩ sẽ có một phiếu biểu quyết.

CHÚ THÍCH:
Đầu tiên, Hiến pháp quy định rằng cơ quan lập pháp mỗi bang nên chọn hai Thượng Nghị sỹ của bang đó. Điều bổ sung sửa đổi thứ 17 thay đổi điều này bằng cách cho phép cử tri mỗi bang được chọn ra Thượng Nghị sỹ của mình.

(2) Ngay sau khi Thượng viện được bầu ra và nhóm họp lần đầu, các thượng nghị sĩ sẽ được phân chia sao cho đồng đều thành ba cấp. Thượng nghị sĩ cấp 1 sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào cuối năm thứ hai của nhiệm kỳ, thượng nghị sĩ cấp 2 sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào cuối năm thứ tư, thượng nghị sĩ cấp 3 sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào cuối năm thứ 6, sao cho sau mỗi hai năm có thể bầu lại một phần ba thượng nghĩ sĩ. [Và khi có chỗ trống do từ chức hoặc nguyên nhân nào khác trong thời gian ngừng họp của cơ quan lập pháp ở bất cứ bang nào, thì chính quyền ở đó có thể tạm thời bổ nhiệm cho đến kỳ họp tiếp đó của cơ quan lập pháp và khi đó sẽ bổ sung vào chỗ trống].

CHÚ THÍCH:
Các thượng nghị sỹ được bầu theo nhiệm kỳ sáu năm. Hai năm một lần, một phần ba số Thượng Nghị sỹ được bầu lại và hai phần ba lưu nhiệm. Sự sắp xếp này làm cho Thượng viện trở thành cơ quan mang tính liên tục, không giống như Hạ viện khi toàn bộ thành viên được bầu hai năm một lần. Điều bổ sung sửa đổi thứ 17 thay đổi phương thức lấp ghế khuyết. Thống đốc chọn ra một Thượng Nghị sỹ cho đến khi cử tri bầu ra một người mới.

(3) Những người được bầu làm thượng nghị sĩ phải ở độ tuổi 30 trở lên và có 9 năm là công dân Hoa Kỳ, đồng thời khi được bầu phải là cư dân của bang mà người đó được tuyển chọn.

CHÚ THÍCH:
Năm 1806, Henry Clay của bang Kentucky được bổ nhiệm lấp vào một ghế chưa hết nhiệm kỳ trong Thượng viện. Ông mới chỉ 29 tuổi, trẻ hơn một vài tháng so với độ tuổi tối thiểu, nhưng không ai phản đối việc bổ nhiệm này. Năm 1793, Albert Gallatin được bầu vào Thượng viện từ bang Pennsylvania. Ông bị cấm nhậm chức vì chưa đủ chín năm là công dân Hoa Kỳ.

(4) Phó Tổng thống Hoa Kỳ sẽ là Chủ tịch Thượng viện, nhưng không có quyền bỏ phiếu, trừ trường hợp số phiếu chống ngang nhau khi biểu quyết.

CHÚ THÍCH:
Phó Tổng thống làm Chủ tịch Thượng viện. Ông này chỉ bỏ phiếu khi tỷ lệ phiếu là ngang bằng nhau. Quyền phá vỡ thế cân bằng của Phó Tổng thống có thể rất quan trọng. Ví dụ năm 1789, Phó Tổng thống John Adams bỏ lá phiếu quyết định Tổng thống có thể cách chức các thành viên Nội các mà không cần Thượng viện phê chuẩn.

(5) Thượng viện lựa chọn những quan chức khác và cả Chủ tịch Lâm thời khi Phó Tổng thống Hoa Kỳ vắng mặt hoặc khi Phó Tổng thống đảm nhận chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ.

CHÚ THÍCH:
Thượng viện bầu ra một quan chức gọi là Chủ tịch Lâm thời để chủ trì các cuộc họp khi Phó Tổng thống vắng mặt.

(6) Thượng viện là nơi duy nhất có quyền xét xử tất cả các vụ bị kết tội. Khi nhóm họp để xét xử, thượng nghị sĩ sẽ phải tuyên thệ hoặc thề. Trong trường hợp xét xử Tổng thống, Chánh án Tòa án Tối cao sẽ chủ tọa phiên tòa. Không một ai bị kết án nếu không được sự nhất trí của hai phần ba các thượng nghị sĩ có mặt.

CHÚ THÍCH:
Điều khoản quy định Chánh án, chứ không phải là Phó Tổng thống, sẽ đứng đầu Thượng viện khi Tổng thống bị xét xử có lẽ xuất phát từ thực tế là việc Thượng viện kết tội Tổng thống sẽ làm cho Phó Tổng thống trở thành Tổng thống thay thế. Cụm từ “tuyên thệ hay xác nhận” có nghĩa là các Thượng Nghị sỹ phải tuyên thệ khi xử các vụ luận tội, cũng như các thành viên ban hội thẩm trong phiên tòa bình thường.

(7) Mức án áp dụng trong những vụ buộc tội này không vượt quá sự cách chức và tước quyền của bị cáo đang đảm nhận một chức tước danh dự, có lợi tức hoặc có lợi lộc trong chính quyền Hợp chủng quốc, tuy vậy họ vẫn có thể bị truy tố, xét xử, kết án và trừng phạt theo luật định.

CHÚ THÍCH:
Nếu một người bị luận tội có tội thật, người đó có thể bị cách chức và cấm không được giữ các chức vụ liên bang nữa. Thượng viện không thể áp đặt bất kỳ hình phạt nào khác, nhưng người đó cũng có thể bị xử trong các phiên tòa bình thường. Thượng viện đã kết tội bảy người, tất cả họ đều là thẩm phán. Tất cả những người này đã bị cách chức, nhưng chỉ có hai trong số này không được giữ bất kỳ chức vụ liên bang nào.

Ðiều I, Khoản 4

TỔ CHỨC CỦA QUỐC HỘI

(1) Thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành bầu cử thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ sẽ do cơ quan lập pháp của mỗi bang qui định. Nhưng vào bất cứ lúc nào Quốc hội cũng có thể dựa theo luật đặt ra hoặc thay đổi các qui định đó, [chỉ trừ qui định về địa điểm bầu thượng nghị sĩ].

CHÚ THÍCH:
Chừng nào các cơ quan lập pháp bang còn bầu ra Thượng Nghị sỹ thì các cơ quan này sẽ không để cho Quốc hội quyết định nơi bầu cử. Điều này có thể sẽ cho Quốc hội quyền ra lệnh cho từng bang phải đặt thủ phủ ở đâu. Những từ “ngoại trừ những nơi chọn Thượng Nghị sỹ” bị gạt bỏ bởi Điều bổ sung sửa đổi thứ 17.

(2) Quốc hội sẽ họp ít nhất mỗi năm một lần [và phiên họp này sẽ vào ngày thứ hai đầu tiên của tháng 12], trừ trường hợp Quốc hội có thể qui định một ngày khác dựa theo luật.

CHÚ THÍCH:
Ở châu Âu, các vị vua có thể ngăn không cho quốc hội họp, đôi khi trong nhiều năm liền, đơn giản là bằng cách không triệu tập họ lại. Đây là lý do để yêu cầu Quốc hội Hoa Kỳ phải họp ít nhất một lần một năm. Điều bổ sung sửa đổi thứ 20 đã thay đổi ngày khai mạc phiên họp sang ngày 3 tháng 1, trừ khi Quốc hội định ra một ngày khác theo luật.

Ðiều I, Khoản 5

(1) Mỗi viện sẽ có thẩm quyền về cuộc bầu cử của mình, về kết quả của cuộc bầu cử đó và về việc đánh giá tiêu chuẩn của các nghị sĩ. Ða số trong mỗi Viện sẽ tổ chức một nhóm đại biểu theo qui định để triển khai công việc, còn thiểu số có quyền trì hoãn phiên họp và có thể được trao quyền buộc những thành viên vắng mặt phải tham gia công việc theo đúng thể thức và phải nhận một hình thức kỷ luật theo qui chế của mỗi Viện.

CHÚ THÍCH:
Mỗi viện xác định các thành viên của mình có đủ tư cách phù hợp với Hiến pháp và có được bầu ra theo đúng quy cách hay không. Khi xem xét tiêu chuẩn của các thành viên, mỗi viện có thể chỉ xem xét tuổi tác, tư cách công dân và các yêu cầu về nơi cư trú được nêu trong Hiến pháp. Tuy nhiên khi kiến nghị sa thải một thành viên, mỗi viện trong Quốc hội có thể xem xét các vấn đề khác có liên quan đến khả năng làm việc của thành viên đó. Thảo luận và tranh luận có thể tiếp tục về việc có đủ số đại biểu cần thiết hay không, chừng nào còn cần đủ số đại biểu để bỏ phiếu cuối cùng.

(2) Mỗi Viện có thể quy định những qui chế của mình, thi hành kỷ luật những thành viên có hành vi sai phạm và khai trừ một thành viên với sự nhất trí của hai phần ba số thành viên.

CHÚ THÍCH:
Mỗi viện đề ra quy định riêng của mình. Ví dụ, Hạ viện đề ra giới hạn thời gian chặt chẽ đối với tranh luận để đẩy nhanh công việc. Chấm dứt tranh luận ở Thượng viện thì khó hơn nhiều. Theo quy định của Thượng viện, một Thượng Nghị sỹ có thể phát biểu bao lâu tùy ý trừ khi Thượng viện bỏ phiếu kết thúc, tức là kiến nghị chấm dứt tranh luận. Đối với hầu hết các vấn đề, việc kết thúc cần có phiếu thuận của 60 thượng nghị sỹ, hay ba phần năm tổng số thượng nghị sỹ. Mỗi viện có thể cách chức một thành viên của mình bằng hai phần ba số phiếu.

(3) Mỗi Viện ấn hành một tờ nội san về công việc của mình và thông báo theo định kỳ các công việc đó trên tờ nội san, trừ những việc mà Viện cho là cần phải giữ bí mật. Những phiếu thuận và phiếu chống của các thành viên thuộc hai Viện về mọi vấn đề sẽ được công bố trên nội san theo yêu cầu của một phần năm các thành viên có mặt.

CHÚ THÍCH:
Biên bản Hạ viện và Biên bản Thượng viện được xuất bản cuối mỗi kỳ họp Quốc hội. Trong đó có tất cả các dự luật và nghị quyết được xem xét trong kỳ họp, cũng như mọi cuộc bỏ phiếu. Tất cả các thông điệp của Tổng thống gửi Quốc hội cũng được đưa vào đây.
Điều quan trọng hơn là Hồ sơ Quốc hội được xuất bản hàng ngày và đăng tải nguyên văn các cuộc tranh luận.

(4) Trong thời gian khóa họp của Quốc hội, nếu không được sự đồng ý của Viện kia, thì không một Viện nào có thể nghỉ họp quá ba ngày hoặc chuyển sang địa điểm khác với địa điểm mà hai Viện đã quyết định.

Ðiều I, Khoản 6

(1) Các thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ được nhận một khoản trợ cấp cho công việc của mình do luật định và được Ngân khố của Hợp chủng quốc thanh toán. Trong mọi trường hợp, trừ khi có tội phản quốc, trọng tội và tội vi phạm nền an ninh, họ được hưởng đặc quyền không bị bắt giam trong thời gian tham dự khóa họp của Viện, trong khi tới cuộc họp và trở về nhà từ cuộc họp. Ðối với những lời phát biểu và tranh luận của họ trong cả hai Viện này, họ có quyền không bị chất vấn ở những nơi khác.

CHÚ THÍCH:
Đặc quyền miễn trừ (không bị bắt giữ) khi đi họp quốc hội nay hầu như không còn ý nghĩa gì. Thành viên Quốc hội, cũng như bất kỳ ai khác, có thể bị bắt giữ khi vi phạm luật pháp. Họ có thể bị xét xử, kết tội và đi tù.
Sự miễn trừ của quốc hội đối với các cáo buộc bôi nhọ và vu khống vẫn rất quan trọng. Bôi nhọ là một tuyên bố bằng văn bản sai sự thật nhằm phá hoại thanh danh của một người. Vu khống là một phát ngôn cũng nhằm mục đích như vậy. Miễn trừ theo điều khoản phát ngôn và tranh luận có nghĩa là thành viên Quốc hội có thể nói bất cứ gì theo ý mình về công việc của quốc hội mà không sợ bị kiện. Quyền miễn trừ này mở rộng ra bất cứ lời phát ngôn nào của thành viên trong các cuộc tranh luận, trong báo cáo chính thức hay khi đang bỏ phiếu.

(2) Trong thời gian được bầu làm thượng nghị sĩ hoặc hạ nghị sĩ, không một ai sẽ được bổ nhiệm vào một chức vụ dân sự trong chính quyền Hoa Kỳ. Trong thời gian đó tiền lương của họ sẽ không bị giảm và không một ai đang đảm nhiệm một chức vụ dân sự nào trong chính quyền Hoa Kỳ được bầu vào Quốc hội.

CHÚ THÍCH:
Những điều khoản này ngăn không cho các thành viên Quốc hội tạo ra các công việc mà có thể họ sẽ được bổ nhiệm sau này, hay khi đang phục vụ trong Quốc hội thì không được tăng lương của những công việc mà họ hy vọng sẽ đảm nhận trong tương lai, và không được giữ chức vụ khác trong các ngành khác của chính phủ.
Năm 1909, Thượng Nghị sỹ Philander C. Knox rút khỏi Thượng viện để trở thành Ngoại trưởng. Nhưng lương của Ngoại trưởng đã được tăng khi Knox còn làm Thượng Nghị sỹ. Để ông Knox chấp nhận chức vụ mới, Quốc hội đã thôi không tăng lương trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ của ông Knox.

Ðiều I, Khoản 7

(1) Tất cả dự luật về tích lũy tổng thu nhập sẽ do Hạ viện đề xuất, nhưng Thượng viện có quyền đề nghị hoặc chấp thuận những điều sửa đổi trong các dự luật này cũng như đối với những dự luật khác.

CHÚ THÍCH:
Các dự luật thuế phải xuất phát từ Hạ viện. Truyền thống luật thuế xuất phát từ Hạ viện của cơ quan lập pháp có từ nước Anh. Ở Anh Quốc, Hạ viện phản ánh chính xác hơn mong muốn của người dân vì người dân bầu ra các thành viên. Họ không bầu ra các Thượng Nghị sỹ. Ở Mỹ, kể từ khi thông qua Điều bổ sung sửa đổi thứ 17, quy định này không còn ý nghĩa vì người dân bầu ra cả Thượng Nghị sỹ và Hạ Nghị sỹ. Ngoài ra, Thượng viện có thể sửa đổi một dự luật thuế đến mức trên thực tế có thể soạn thảo mới lại toàn bộ.

(2) Mỗi dự luật đã được thông qua tại Hạ viện và Thượng viện trước khi trở thành luật đều phải đệ trình lên Tổng thống Hoa Kỳ. Nếu tán thành, Tổng thống sẽ ký nhận, nếu không Tổng thống sẽ trả lại Viện đưa ra dự luật đó cùng với ý kiến không tán thành. Viện này sẽ thông báo rộng rãi ý kiến không tán thành trong nội san và tiến hành xem xét lại dự luật. Nếu sau khi xem xét lại và hai phần ba thành viên của Viện đó đồng ý thông qua dự luật, thì nó sẽ được gửi cho Viện kia, kèm theo ý kiến không tán thành. Và Viện đó cũng sẽ xem xét. Nếu được hai phần ba thành viên của Viện đó phê chuẩn, thì nó sẽ trở thành một đạo luật. Nhưng trong các trường hợp này, phiếu bầu của cả hai Viện đều phải ghi rõ tán thành hay không tán thành. Tên của những người tán thành và không tán thành dự luật sẽ được đưa vào nội san của mỗi Viện. Những dự luật mà Tổng thống không gửi trả lại trong vòng 10 ngày (không kể chủ nhật) sau khi đệ trình lên sẽ trở thành đạo luật, coi như Tổng thống đã ký phê chuẩn, trừ trường hợp Quốc hội đang không nhóm họp nên Tổng thống không thể gửi trả lại cho Quốc hội được và trong trường hợp đó thì dự luật sẽ không trở thành luật.

CHÚ THÍCH:
Một dự luật do Quốc hội thông qua sẽ được đệ trình lên cho Tổng thống ký. Nếu Tổng thống không đồng ý với dự luật, ông có 10 ngày không kể chủ nhật để trả lại nơi đệ trình kèm theo văn bản phản đối. Hành động này gọi là phủ quyết. Quốc hội có thể thông qua một điều luật bất chấp Tổng thống phủ quyết với tỷ lệ phiếu bầu là hai phần ba số thành viên có mặt ở mỗi viện. Tổng thống cũng có thể để cho một dự luật thành luật mà không cần ký sau 10 ngày. Nhưng một dự luật đệ trình lên Tổng thống trong 10 ngày cuối của một kỳ họp Quốc hội không thể trở thành luật trừ khi nó được ký. Nếu một dự luật bị Tổng thống phản đối đến tay Tổng thống gần cuối kỳ họp, dự luật đó đơn giản có thể bị giữ lại chưa ký. Khi Quốc hội ngừng họp, dự luật đó bị loại bỏ. Trường hợp này được gọi là phủ quyết ngầm.

(3) Những mệnh lệnh, nghị quyết hoặc biểu quyết cần sự nhất trí của Thượng viện và Hạ viện (trừ trường hợp Quốc hội nghỉ họp), sẽ được đệ trình lên Tổng thống Hoa Kỳ, và trước khi có hiệu lực, chúng phải qua sự phê chuẩn của Tổng thống, hoặc nếu Tổng thống không chấp thuận, cần phải có sự chấp thuận lần thứ hai của hai viện với hai phần ba thành viên của mỗi viện, theo đúng các qui chế và giới hạn được qui định cho các trường hợp về dự luật.

Ðiều I, Khoản 8

QUYỀN HẠN CỦA QUỐC HỘI

Quốc hội sẽ có quyền:

(1) Đặt ra và thu các khoản thuế, thuế quan, thuế môn bài để trả các khoản nợ và chi phí cho quốc phòng và phúc lợi công cộng của Hoa Kỳ. Nhưng các khoản thuế quan và thuế môn bài đều phải thống nhất trên toàn cõi Hoa Kỳ. 

CHÚ THÍCH:
Thuế nhập khẩu là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Thuế nội địa là thuế đánh vào việc buôn bán, sử dụng hoặc sản xuất, và đôi khi đánh vào các quy trình kinh doanh hay các đặc quyền. Ví dụ, thuế doanh nghiệp, thuế thuốc lá và thuế giải trí là thuế nội địa. Thuế hải quan là thuật ngữ chung bao gồm cả thuế nhập khẩu và thuế nội địa.

(2) Vay tiền theo tín dụng cho Hoa Kỳ.

(3) Qui định về thương mại với ngoại quốc, giữa các bang và với các bộ lạc da đỏ.

CHÚ THÍCH:
Phần này, được gọi là điều khoản thương mại, quy định một số quyền hạn cao nhất của Quốc hội. Tòa án Tối cao đã giải thích thương mại không chỉ là buôn bán mà còn là tất cả các dạng hoạt động thương mại khác. Tòa án Tối cao quy định rằng "thương mại giữa các bang" – thương mại liên bang – không chỉ là các giao dịch qua ranh giới giữa các bang mà còn là bất cứ hoạt động nào ảnh hưởng đến thương mại của hơn một bang. Quyền quản lý thương mại là quyền khuyến khích, xúc tiến, cấm hoặc hạn chế thương mại. Do vậy, Quốc hội có thể thông qua các điều luật và cung cấp tài chính để nâng cấp đường thủy, quy định các biện pháp an toàn đường không và cấm vận chuyển giữa các bang một số hàng hóa nhất định. Quốc hội có thể quy định việc đi lại của người dân, sự di chuyển của tàu hỏa, dòng chuyển dịch của cổ phiếu và trái phiếu và tín hiệu truyền hình cũng như Internet. Quốc hội có thể quy định việc chạy trốn khỏi cảnh sát bang hay địa phương qua các đường ranh giới bang để sử dụng thương mại liên bang cho các hành vi phạm tội khác nhau là tội phạm liên bang. Quốc hội cũng cấm những người vận hành các phương tiện liên bang hay phục vụ các hành khách liên bang đối xử bất công với khách hàng do chủng tộc, giới tính, dân tộc, tuổi già hay sự tàn tật của họ.

(4) Xây dựng đạo luật thống nhất về việc nhập quốc tịch và luật thống nhất trong toàn lãnh thổ Hoa Kỳ về các vấn đề phá sản.

(5) Ðúc và in tiền, qui định giá trị của đồng tiền trong nước và đồng tiền nước ngoài, xác định tiêu chuẩn cân đo.

CHÚ THÍCH:
Từ phần này, cùng với phần cho phép Quốc hội quản lý thương mại và vay tiền, Quốc hội đã có quyền thành lập các ngân hàng quốc gia và thiết lập Hệ thống Dự trữ Liên bang.

(6) Trừng phạt những vụ làm giả trái phiếu và đồng tiền đang lưu hành ở Hoa Kỳ.

CHÚ THÍCH:
Công trái là trái phiếu chính phủ.

(7) Xây dựng các trạm bưu điện và mạng lưới bưu điện.

(8) Thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học và các nghệ thuật hữu ích bằng cách đảm bảo quyền sở hữu của các tác giả và nhà phát minh đối với các tác phẩm và phát minh trong thời gian hạn định.

CHÚ THÍCH:
Sách, âm nhạc, tranh ảnh, băng video, đĩa video kỹ thuật số (DVD), và phim có thể đăng ký bản quyền theo luật này.

(9) Thiết lập các tòa án dưới quyền của Tòa án tối cao.

CHÚ THÍCH:
Các tòa án liên bang "dưới Tòa án Tối cao" bao gồm các tòa án cấp hạt của Hoa Kỳ và các tòa phúc thẩm Hoa Kỳ.

(10) Xác định rõ và trừng phạt các tội cướp biển và trọng tội xẩy ra trên biển và những sự vi phạm luật pháp quốc tế.

CHÚ THÍCH:
Quốc hội, chứ không phải là các bang, có quyền xét xử các tội phạm phạm tội tại các vùng biển.

(11) Tuyên chiến, ban bố văn bản trao quyền cho các tầu tư nhân được phép tấn công các tầu nước ngoài và soạn thảo những luật liên quan tới sự chiếm dụng đất và nguồn nước.

CHÚ THÍCH:
Chỉ có Quốc hội mới có thể tuyên bố chiến tranh. Tuy nhiên, Tổng thống, với tư cách là Tổng Tư lệnh, có thể đưa Hoa Kỳ vào chiến tranh mà không cần có tuyên bố chiến tranh chính thức từ Quốc hội. Các cuộc chiến không được tuyên bố là Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Chiến tranh Việt Nam (1957-1975) và các cuộc chiến tranh Vùng Vịnh (1991, 2003).
Giấy phép chặn bắt và trả đũa là các tài liệu cho phép các tàu tư nhân có thể tấn công tàu địch. Những giấy tờ này hiện nay không còn được ban hành nữa.

(12) Nuôi dưỡng và cung cấp cho quân đội, nhưng việc chi tiêu khoản tiền này chỉ trong thời hạn không quá hai năm.

(13) Thiết lập và duy trì quân chủng hải quân.

(14) Soạn thảo các luật lệ và các qui chế về lực lượng lục quân và hải quân.

(15) Trù liệu việc xây dựng lực lượng dự bị nhằm thực thi luật pháp của Liên bang, trấn áp các cuộc phiến loạn và đẩy lùi xâm lăng.

CHÚ THÍCH:
Quốc hội trao cho Tổng thống quyền quyết định lúc nào thì coi là có sự xâm chiếm hay khởi nghĩa (nổi loạn) của một bang. Lúc đó, Tổng thống có thể kêu gọi lực lượng dân quân của bang, nay là Lực lượng Phòng vệ Quốc gia, cũng như các lực lượng vũ trang thường trực khác.

(16) Trù liệu sự tổ chức, vũ trang và duy trì kỷ luật các lực lượng dự bị của các bang, và trù liệu việc lãnh đạo các lực lượng này khi nào được huy động vào lực lượng liên bang Hoa Kỳ, trong khi vẫn giành cho các bang cụ thể quyền bổ nhiệm sỹ quan và quyền huấn luyện lực lượng dự bị của mỗi bang theo chuyên ngành mà quốc hội đã quy định.

CHÚ THÍCH:
Chính phủ liên bang hỗ trợ các bang duy trì quân đội, còn được coi là Lực lượng Phòng vệ Quốc gia. Cho đến năm 1916, các bang vẫn được quyền kiểm soát hoàn toàn lực lượng dân quân của mình. Năm đó, Đạo luật Quốc phòng ra đời quy định về tài chính cho Lực lượng Phòng vệ các bang và để biệt phái các lực lượng này tham gia vào quân đội quốc gia trong những hoàn cảnh nhất định.

(17) Thực thi quyền lập pháp đặc biệt trong mọi trường hợp đối với những quận huyện (diện tích không quá 10 hải lý vuông) bằng cách Quốc hội tiếp nhận sự nhượng quyền của các bang đặc biệt, trở thành cơ quan lãnh đạo của Chính phủ Hoa Kỳ và thực thi quyền lãnh đạo đối với tất cả những địa điểm đã được mua lại theo sự đồng ý của cơ quan lập pháp của bang và cũng theo cách như vậy xây dựng các pháo đài, kho vũ khí, xưởng chế tạo vũ khí, kho cảng và các cơ sở cần thiết khác.

CHÚ THÍCH:
Phần này quy định Quốc hội là cơ quan lập pháp không chỉ cho Quận Columbia, mà còn cho các khu vực thuộc sở hữu liên bang nơi tọa lạc các pháo đài, căn cứ hải quân, kho vũ khí và các công trình hoặc các tòa nhà liên bang khác.

(18) Soạn thảo mọi điều luật cần thiết và đúng đắn để thực thi những quyền lực nói trên, cũng như tất cả những quyền lực khác đã được Hiến pháp này trao cho Chính phủ Hoa Kỳ, hoặc cho bất cứ một cơ quan và quan chức nào khác.

CHÚ THÍCH:
Phần này, chính là điều khoản “cần thiết và thích hợp” nổi tiếng, cho phép Quốc hội giải quyết nhiều vấn đề không được nêu cụ thể trong Hiến pháp này. Sự linh hoạt này giải thích vì sao Hiến pháp này là một trong những hiến pháp thành văn lâu đời nhất và vì sao nó cần ít sự sửa đổi chính thức như vậy.

Ðiều IKhoản 9

CÁC QUYỀN KHÔNG CHO PHÉP ĐỐI VỚI QUỐC HỘI

(1) Việc nhập cư hoặc nhập khẩu của những người hiện đang sống ở bất cứ bang nào sẽ được cân nhắc để chấp nhận, sẽ không bị Quốc hội cấm đoán trước năm 1808, nhưng sẽ đánh thuế không quá 10 đôla cho mỗi người nhập cư.

CHÚ THÍCH:
Đoạn này liên quan đến việc buôn bán nô lệ. Những người buôn bán nô lệ, cũng như một vài chủ nô, muốn chắc chắn rằng Quốc hội không thể ngăn cản bất kỳ ai đem nô lệ châu Phi vào đất nước trước năm 1808. Năm 1808, Quốc hội đã cấm việc nhập khẩu nô lệ.

(2) Quyền được tòa án thẩm định lý do bắt giam sẽ không bị tước đoạt, trừ trường hợp có phiến loạn và xâm lược và do yêu cầu nhằm đảm bảo nền an ninh chung.

CHÚ THÍCH:
Lệnh về đình quyền giam giữ là lệnh của tòa án yêu cầu các nhà chức trách đang giam giữ một người nào đó phải đưa người đó ra xét xử tại tòa. Các nhà chức trách phải giải thích cho quan tòa vì sao người kia lại bị giam giữ. Nếu họ không giải thích thỏa đáng thì quan tòa có thể yêu cầu phòng thích tù nhân.

(3) Lệnh tước quyền công dân và tử hình không cần xét xử sẽ không được thông qua.

CHÚ THÍCH:
Lệnh tước quyền công dân và tử hình không cần xét xử là một đạo luật đã được một cơ quan lập pháp thông qua nhằm trừng phạt một người mà không cần xét xử. Luật hồi tố là luật khiến một hành động phạm tội trở thành một hành động không bất hợp pháp khi nó đã diễn ra. Luật này cũng bao gồm một đạo luật nhằm tăng hình phạt đối với một hành động phạm tội của quá khứ.

(4) Sẽ không đặt ra loại thuế thân [hoặc các loại thuế trực thu khác], nếu không tương ứng với cuộc điều tra dân số kể trên trong điều này.

CHÚ THÍCH:
Thuế thân là thuế thu quân bình đối với tất cả mọi người. Nó còn được gọi là thuế thân hay thuế bầu cử. Tòa án Tối cao cho rằng phần này nghiêm cấm thuế thu nhập, tuy nhiên Điều bổ sung sửa đổi lần thứ 16 đã hủy bỏ hiệu lực quyết định của tòa án.

(5) Sẽ không đặt ra loại thuế hoặc thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu từ bất cứ bang nào.

CHÚ THÍCH:
Trong câu này, xuất khẩu có nghĩa là được gửi đến các bang khác hoặc ra nước ngoài. Các bang miền Nam lo sợ rằng chính phủ mới sẽ đánh thuế vào các hàng hóa xuất khẩu của họ và khiến nền kinh tế của họ bị thiệt hại. Câu này ngăn cấm loại thuế như vậy. Tuy nhiên, Quốc hội có thể ngăn cấm việc vận chuyển một số mặt hàng nhất định cũng như quy định các điều kiện vận tải của các mặt hàng.

(6) Trong những quy chế về thương mại và thu nhập sẽ không có sự ưu tiên nào đối với bến cảng của bất cứ bang nào so với những bang khác. Tầu thuyền từ một bang nào đó sẽ không bị bắt buộc phải cập bến, chịu sự kiểm tra và nộp thuế ở một bang khác.

CHÚ THÍCH:
Quốc hội không được thiết lập các bộ luật liên quan đến thương mại bênh vực một bang này hơn bang khác. Tàu đi từ một bang này đến một bang khác không cần phải trả thuế.

(7) Sẽ không được rút bất cứ khoản tiền nào từ Ngân khố, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Bản báo cáo tài chính thu chi thường kỳ của những khoản tiền công cộng phải được công bố thường xuyên.

CHÚ THÍCH:
Không được sử dụng tiền của chính phủ mà không được sự cho phép của Quốc hội. Quốc hội phải chuẩn bị đầy đủ số liệu để phát hành các báo cáo tài chính định kỳ.

(8) Hoa Kỳ sẽ không ban tặng các tước hiệu quý tộc. Những người đảm nhận những chức vụ có lợi tức nếu không được sự đồng ý của Quốc hội sẽ không được phép nhận bất cứ quà tặng, lương bổng, hoặc bất cứ danh hiệu, tước vị nào do vua chúa hoặc chính phủ nước ngoài nào trao tặng.

CHÚ THÍCH:
Quốc hội không được phép trao cho bất cứ người nào danh hiệu quý tộc, như bá tước hay công tước. Các quan chức liên bang không được phép nhận quà tặng, văn phòng, các khoản thanh toán hay các chức danh của nước ngoài mà không được sự đồng ý của Quốc hội.

Ðiều I, Khoản 10

CÁC QUYỀN KHÔNG CHO PHÉP ĐỐI VỚI CÁC BANG

(1) Không một bang nào được phép tham gia vào bất cứ một hiệp ước, khối đồng minh hoặc liên hiệp nào; không được phép cấp giấy phép trưng dụng, bắt giữ tàu thuyền nước ngoài; không được đúc tiền hoặc phát hành trái phiếu; hoàn toàn không được dùng các đồng tiền vàng và bạc để thanh toán các khoản nợ; không được thông qua luật trừng phạt con người mà không qua xét xử và luật trừng phạt con người về một hành vi không vi phạm pháp luật hoặc một đạo luật nào phương hại đến nghĩa vụ thực hiện hợp đồng; không được ban tặng các tước hiệu quý tộc.

(2) Nếu không được sự đồng ý của Quốc hội, không một bang nào được đặt ra thuế và thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu và xuất khẩu, trừ trường hợp hết sức cần thiết cho việc thực hiện các điều luật về thanh tra, và hệ thống thuế đánh vào hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu do một bang nào đó đặt ra sẽ phải đóng góp cho Ngân khố Hoa Kỳ, đồng thời tất cả các điều luật này đều phải đệ trình lên để Quốc hội xét duyệt và kiểm soát.

CHÚ THÍCH:
Nếu không có sự đồng ý của Quốc hội, một bang không được đánh thuế vào các hàng hóa xuất hoặc nhập vào bang trừ các khoản phí nhỏ để thanh toán chi phí kiểm tra.

(3) Nếu không được sự đồng ý của Quốc hội, không một bang nào được đánh thuế tàu, duy trì các đội quân và tàu chiến trong thời kỳ hòa bình, ký kết hiệp định hoặc thỏa ước với một bang khác hoặc với lực lượng nước ngoài hoặc tham gia vào cuộc chiến tranh, trừ trường hợp thực sự bị xâm lược hoặc lâm vào tình trạng sắp xẩy ra nguy biến và không thể trì hoãn.

CHÚ THÍCH:
Chỉ có chính phủ liên bang có quyền lập hiệp ước hoặc đàm phán với các quốc gia nước ngoài.

Ðiều II, Khoản 1

NGÀNH HÀNH PHÁP

(1) Quyền hành pháp sẽ được trao cho Tổng thống Hoa Kỳ. Tổng thống giữ chức vụ của mình trong nhiệm kỳ 4 năm và cùng với Phó Tổng thống cũng được bầu ra theo cùng một nhiệm kỳ và được bầu cử theo thể thức sau đây:

(2) Theo thể thức mà cơ quan lập pháp ở đó qui định, mỗi bang sẽ cử ra một số đại cử tri bằng tổng số thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ mà bang sẽ bầu ra trong Quốc hội. Nhưng không một thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ hoặc một quan chức nào đảm nhiệm chức vụ có lợi tức sẽ được chọn làm đại cử tri.

CHÚ THÍCH:
Phần này thiết lập Đại cử tri đoàn, là một nhóm người được lựa chọn trong mỗi bang theo cách thức luật pháp bang đó quy định. Tất cả các bang hiện tại đều quy định rằng các cử tri bầu ra các đại cử tri này. Các đại cử tri này sẽ bầu ra Tổng thống và Phó Tổng thống.

(3) [Các đại cử tri sẽ họp ở bang của mình và bỏ phiếu bầu hai người và ít nhất một trong hai người không phải là cư dân trong cùng một bang vớingười kia. Họ sẽ lập bản danh sách về những người đi bầu và số phiếu bầu của mỗi người, ký và xác nhận vào danh sách, gắn xi niêm phong và chuyển lên cơ quan Chính phủ Hoa Kỳ, đệ trình lên Chủ tịch Thượng viện. Với sự có mặt của Thượng viện và Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện sẽ mở tất cả cứ liệu đã được xác nhận và sẽ đếm số lượng phiếu bầu. Người có nhiều phiếu bầu nhất sẽ là Tổng thống, nếu như số phiếu bầu này chiếm đa số trong tổng số các đại cử tri được bầu ra, và nếu từ hai người trở lên có đa số phiếu bầu và có số phiếu bầu bằng nhau, thì Hạ viện sẽ ngay lập tức bỏ phiếu để bầu một trong những người đó làm Tổng thống. Nếu không người nào có đa số phiếu bầu, thì Hạ viện cũng theo thể thức như vậy, chọn 5 người có số phiếu bầu nhiều nhất trong danh sách để bầu ra Tổng thống. Nhưng trong việc bầu Tổng thống, công việc bầu cử tiến hành ở các bang, hạ nghị sĩ ở mỗi bang có một phiếu bầu. Số đại biểu tiến hành công việc này sẽ gồm một thành viên hoặc những thành viên thuộc hai phần ba số bang và điều cần thiết cho cuộc bầu cử phải gồm đại biểu của đa số các bang. Trong mọi trường hợp, sau khi bầu Tổng thống, người có số phiếu nhiều nhất do các đại cử tri bầu cho sẽ là Phó Tổng thống. Nhưng nếu từ hai người trở lên có số phiếu bầu bằng nhau, thì Thượng viện sẽ chọn trong số đó để bỏ phiếu bầu ra Phó Tổng thống].

CHÚ THÍCH:
Điều bổ sung sửa đổi thứ 12 của Hiến pháp đã thay đổi thủ tục bầu cử Tổng thống và Phó Tổng thống này.

(4) Quốc hội có thể quyết định thời gian bầu các đại cử tri và ngày mà các đại cử tri sẽ bỏ phiếu để bầu cử và đó sẽ là cùng một ngày trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ.

(5) Người có đủ tiêu chuẩn được bầu làm Tổng thống phải là công dân sinh ra tại bản địa hoặc là công dân Hoa Kỳ trong thời gian thực hiện Hiến pháp này, từ 35 tuổi trở lên và đã có 14 năm cư trú ở Hoa Kỳ.

(6) Trong trường hợp Tổng thống bị cách chức hoặc qua đời, từ chức hoặc không đủ năng lực trong việc thực thi quyền lực và nhiệm vụ của mình, thì mọi quyền lực và nhiệm vụ sẽ chuyển giao cho Phó Tổng thống. Quốc hội sẽ căn cứ vào luật bổ khuyết một quan chức vào ghế trống trong các trường hợp truất quyền, tử vong, từ chức hoặc không đủ năng lực của cả Tổng thống và Phó Tổng thống; quan chức nào thay quyền Tổng thống hoặc Phó Tổng thống sẽ thi hành nhiệm vụ cho đến khi chấm dứt tình trạng không đủ năng lực và khi đã bầu được Tổng thống mới.

CHÚ THÍCH:
Vào ngày 9/8/1974, Tổng thống Richard M. Nixon đã từ chức tổng thống và Phó Tổng thống Gerald R. Ford đã kế nhiệm. Cho đến nay, chỉ có cái chết mới có thể rút ngắn nhiệm kỳ của một Tổng thống Hoa Kỳ. Điều bổ sung sửa đổi thứ 25 quy định rằng Phó Tổng thống kế nhiệm chức tổng thống nếu Tổng thống bị tàn phế, và xác định cụ thể các điều kiện áp dụng cho sự kế nhiệm này.

(7) Trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống sẽ được nhận một khoản tiền lương trả cho công việc của mình, khoản tiền này sẽ không tăng và cũng không giảm trong suốt nhiệm kỳ này và Tổng thống cũng không có quyền được nhận bất cứ một khoản tiền nào khác của Hoa Kỳ hoặc bất cứ một bang nào.

CHÚ THÍCH:
Hiến pháp cho phép một người nghèo có thể trở thành Tổng thống bằng cách trả lương cho chức vị đó. Lương của Tổng thống không thể tăng hay giảm trong suốt thời gian đương nhiệm của ông ta/bà ta. Tổng thống có thể không nhận bất cứ khoản thanh toán nào từ chính phủ liên bang hoặc các bang, nhưng dĩ nhiên là được trả bằng rất nhiều các dịch vụ khác.

(8) Trước khi bắt đầu điều hành văn phòng của mình, Tổng thống sẽ tuyên thệ hoặc thề như sau: "Tôi trân trọng tuyên thệ (hoặc thề) rằng tôi sẽ giữ chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ với lòng trung thành và tận dụng hết khả năng của mình để duy trì, giữ gìn và bảo vệ Hiến pháp Hoa Kỳ".

CHÚ THÍCH:
Hiến pháp không quy định ai sẽ thực hiện lễ tuyên thệ cho Tổng thống mới được bầu. Tổng thống George Washington được Robert R. Livingston, sau này là một quan chức bang New York, làm lễ tuyên thệ. Sau đó việc Chánh án Tòa án Tối cao  của Hoa Kỳ điều hành buổi lễ tuyên thệ cho Tổng thống trở thành thông lệ. Calvin Coolidge được bố của ông, một thẩm phán hòa giải, thực hiện lễ tuyên thệ cho mình tại quê nhà Vermont. Coolidge thực hiện lại lễ tuyên thệ trước Thẩm phán Adolph A. Hoehling của Tòa án Tối cao của Quận Columbia.

Ðiều II, Khoản 2

(1) Tổng thống sẽ là Tổng tư lệnh các lực lượng lục quân và hải quân Hoa Kỳ và của lực lượng dự bị ở một số bang. Khi bắt đầu thực sự bắt tay vào công, Tổng thống có thể yêu cầu các quan chức phụ trách các cơ quan hành pháp đề xuất ý kiến bằng văn bản về bất cứ vấn đề nào liên quan tới nhiệm vụ của những cơ quan đó. Tổng thống có quyền hủy bỏ bản án hoặc ân xá đối với những hành vi chống lại Hoa Kỳ, trừ những trường hợp xét xử các vụ trọng tội.

CHÚ THÍCH:
Quyền hạn của Tổng thống trong vai trò Tổng Tư lệnh rất rộng lớn. Tuy nhiên, kể cả trong thời chiến, Tổng thống vẫn phải tuân thủ luật pháp của đất nước.

(2) Theo thỏa thuận và sự đồng ý của Thượng viện - với sự nhất trí của hai phần ba số thượng nghị sĩ có mặt, Tổng thống có quyền ký kết các điều ước. Và cũng theo thỏa thuận, đồng ý của Thượng viện, Tổng thống sẽ bổ nhiệm các đại sứ, các công sứ, lãnh sự, các quan tòa của Tòa án tối cao và những quan chức khác của Hoa Kỳ. Những việc bổ nhiệm này không làm trái với những qui định và sẽ được thực hiện theo luật định, nhưng Quốc hội có thể căn cứ vào các điều luật mà thực hiện quyền bổ nhiệm các quan chức cấp dưới trong các tòa án hoặc các vụ viện mà họ cho là phù hợp.

CHÚ THÍCH:
Các quy định trong Hiến pháp cho rằng trong một vài vấn đề Thượng viện sẽ hoạt động như là cơ quan cố vấn của Tổng thống, ở một mức độ nào đó cũng giống như Thượng viện Anh cố vấn cho nhà vua tại Vương quốc Anh.
Tổng thống có thể ký kết các hiệp ước và bổ nhiệm nhiều quan chức chính phủ. Tuy nhiên hai phần ba đại diện có mặt của Thượng viện phải phê duyệt trước khi hiệp ước được xác nhận. Ngoài ra, các trường hợp bổ nhiệm cao cấp cần có sự chấp thuận của quá nửa số Thượng Nghị sỹ có mặt.

(3) Tổng thống sẽ có quyền bổ sung vào những chỗ trống có thể xẩy ra trong thời gian giữa hai kỳ họp của Thượng viện bằng cách cấp giấy ủy nhiệm có thời hạn đến cuối kỳ họp sau của Thượng viện.

CHÚ THÍCH:
Khi Thượng viện đang không trong kỳ họp, Tổng thống có thể tạm thời bổ nhiệm các chức vụ cần có sự chấp thuận của Thượng viện.

Ðiều II, Khoản 3

Theo thường lệ, Tổng thống sẽ thông báo thường kỳ cho Quốc hội về tình hình của Liên bang và đề nghị Quốc hội xem xét những biện pháp mà Tổng thống thấy cần thiết và thích hợp. Trong trường hợp cần thiết, Tổng thống có quyền triệu tập hai Viện hoặc một trong hai Viện. Trong trường hợp bất đồng giữa hai Viện về thời gian hoãn họp, Tổng thống sẽ quyết định về thời gian cuộc họp sẽ hoãn đến bao giờ mà Tổng thống cho là thích hợp. Tổng thống sẽ tiếp kiến các đại sứ và các công sứ. Tổng thống đôn đốc việc thi hành pháp luật một cách đúng đắn và sẽ giao phó nhiệm vụ cho tất cả các quan chức của Hoa Kỳ.

CHÚ THÍCH:
Hàng năm Tổng thống phát biểu Thông điệp Liên bang trước Quốc hội. Tổng thống George Washington và John Adams tự mình trực tiếp phát biểu các thông điệp. Trong hơn 100 năm sau đó, hầu hết các Tổng thống đều thực hiện thông điệp bằng văn bản và đọc trước Quốc hội. Tổng thống Woodrow Wilson đã phát biểu thông điệp trực tiếp, cũng như Tổng thống Franklin D. Roosevelt và tất cả các tổng thống sau Roosevelt. Thông điệp trước Quốc hội nổi tiếng nhất là Học thuyết Monroe và Tuyên bố “Mười bốn điểm” của Tổng thống Wilson.
Trong suốt thế kỷ XIX, Tổng thống thường triệu tập phiên họp Quốc hội. Ngày nay, Quốc hội tổ chức họp thường xuyên. Chưa có Tổng thống nào từng yêu cầu ngừng họp Quốc hội.
Trách nhiệm “quan tâm sao cho các bộ luật được thực thi một cách trung thực” đưa Tổng thống lên thành người đứng đầu quản lý việc thực thi luật pháp của chính phủ quốc gia. Mọi quan chức liên bang, dân sự hay quân sự, đều nhận quyền hạn của mình từ Tổng thống.

Ðiều II, Khoản 4

Tổng thống, Phó Tổng thống và các quan chức dân sự của Hoa Kỳ sẽ bị cách chức khi bị buộc tội phản quốc, tội nhận hối lộ cùng những tội nghiêm trọng khác.

Ðiều III, Khoản 1

NGÀNH TƯ PHÁP

Quyền lực tư pháp của Hoa Kỳ sẽ được trao cho Tòa án tối cao và những tòa án cấp dưới mà Quốc hội có thể thiết lập trong một số trường hợp. Các quan tòa của Tòa án tối cao và các tòa án cấp dưới sẽ giữ chức vụ của mình đến suốt đời nếu luôn luôn có hành vi chính đáng, và trong thời gian đã nêu trên, họ được nhận khoản tiền lương cho công việc của mình và khoản tiền này sẽ không bị giảm đi trong suốt thời gian đó.

CHÚ THÍCH:
Hiến pháp trao cho các tòa án liên bang một sự độc lập đáng kể đối với cả Quốc hội và Tổng thống. Việc đảm bảo cho các quan tòa duy trì nhiệm vụ của mình với “tư cách đạo đức tốt” có nghĩa là chỉ cần họ không bị tố cáo và kết tội thì họ có thể đương nhiệm suốt đời. Điều này bảo vệ các quan tòa khỏi bất cứ nguy cơ sa thải nào từ phía Tổng thống đã bổ nhiệm họ hay bất cứ Tổng thống nào trong suốt cuộc đời họ. Quy định không được giảm lương của thẩm phán đã bảo vệ các thẩm phán khỏi áp lực của Quốc hội, cơ quan có thể đe dọa cố định mức lương của họ ở mức thấp đến nỗi họ buộc phải từ chức.

Ðiều III, Khoản 2

(1) Quyền lực tư pháp căn cứ vào Hiến pháp này sẽ có hiệu lực đối với tất cả các vụ việc trên phương diện luật pháp và công lý, các điều luật của Hoa Kỳ, các hiệp ước đã hoặc sẽ ký dưới thẩm quyền của Chính phủ; đối với các trường hợp liên quan tới các đại sứ, các công sứ và các lãnh sự, đối với các trường hợp liên quan tới luật pháp hàng hải và hải quân; đối với các tranh chấp mà Hoa Kỳ là một bên, đối với các cuộc tranh chấp giữa hai bang trở lên, giữa một bang với các công dân của bang khác, giữa các công dân của các bang khác nhau, giữa các công dân trong một bang tranh chấp đất đai do các bang khác nhau cấp, giữa một bang hoặc các công dân của bang đó với các bang khác [hoặc các công dân và đối tượng của bang khác].

CHÚ THÍCH:
Quyền giải quyết “các vụ việc nảy sinh từ Hiến pháp này” của các tòa án liên bang là cơ sở cho quyền của Tòa án Tối cao có thể tuyên bố các bộ luật của Quốc hội là không phù hợp với Hiến pháp. Quyền “xem xét lại của tòa án” là một quyết định lịch sử của Chánh án Tòa án Tối cao John Marshall trong vụ Marbury kiện Madison năm 1803.
Điều bổ sung sửa đổi thứ 11 đã xóa cụm từ "giữa một bang và các công dân của bang khác" và loại bỏ các vụ tố tụng của các công dân chống lại một bang khỏi phạm vi giải quyết của các tòa án liên bang.

(2) Trong các trường hợp liên quan tới các đại sứ, các công sứ và các lãnh sự, và các trường hợp mà một bang thuộc về một bên, thì Tòa án tối cao phải mở phiên tòa sơ thẩm. Trong những trường hợp khác, căn cứ vào luật pháp, vụ việc và cả những ngoại lệ và tuân theo những quy chế do Quốc hội đề xuất, Tòa án tối cao sẽ mở phiên tòa phúc thẩm.

CHÚ THÍCH:
Tuyên bố rằng Tòa án Tối cao có quyền lực pháp lý đầu tiên trong các vụ việc ảnh hưởng đến các chính phủ nước ngoài và các đại diện của họ và trong các vụ việc mà chính quyền của một bang là một trong các bên tham gia có nghĩa là các vụ việc thuộc dạng này sẽ được tống đạt trực tiếp lên Tòa án Tối cao. Trong các trường hợp khác, Tòa án Tối cao có thẩm quyền chống án. Điều này có nghĩa là các vụ việc được xét xử đầu tiên tại một tòa án cấp thấp hơn và có thể gửi lên đến Tòa án Tối cao để xem xét lại nếu Quốc hội cho phép kháng cáo đối với các dạng vụ việc này. Quốc hội không được tước bỏ hay sửa đổi quyền lực pháp lý đầu tiên của Tòa án Tối cao, tuy nhiên nó có thể tước bỏ quyền kháng cáo gửi lên đến tòa án đó hoặc sửa đổi các điều kiện mà một bên phải đáp ứng để thực hiện kháng án.

(3) Trừ những trường hợp bị buộc trọng tội, việc xét xử các tội sẽ phải thông qua Bồi thẩm đoàn và phiên tòa xét xử sẽ mở tại bang đã xẩy ra vụ việc phạm tội. Nhưng nếu vụ việc không xẩy ra trong bất cứ bang nào, thì phiên tòa sẽ họp ở một nơi mà Quốc hội căn cứ vào luật để quyết định.

Ðiều III, Khoản 3

(1) Tội phản quốc chống lại Hoa Kỳ bao gồm hành vi gây chiến tranh tấn công nước này hoặc ủng hộ kẻ thù, trợ giúp và úy lạo chúng. Không một ai bị phán quyết về tội phản quốc, trừ phi có hai người làm chứng về hành vi phạm tội hoặc có sự thú tội công khai trước tòa.

CHÚ THÍCH:
Không ai có thể bị buộc tội phản quốc chống lại Hoa Kỳ trừ khi ông ta/bà ta thú nhận điều đó trong một tòa án công khai, hoặc trừ khi có hai nhân chứng chứng nhận rằng ông ta hoặc bà ta đã thực hiện một hành động phản quốc. Nói chuyện hoặc suy nghĩ về một hành động phản quốc không phải là tội phản quốc.

(2) Quốc hội có quyền xác định hình phạt cho tội phản quốc. Nhưng không một sự trừng phạt nào hay việc tịch thu tài sản lại thực hiện đối với những người thân của kẻ phạm tội, mà chỉ thực hiện đối với bản thân họ mà thôi.

CHÚ THÍCH:
Cụm từ "việc tịch thu tài sản và quyền công dân đối với một người phản quốc sẽ không ảnh hưởng đến thân nhân" có nghĩa là gia đình của một kẻ phản bội không phải chịu chung tội lỗi đó. Trước đây, gia đình của một tội phạm cũng có thể bị trừng phạt.

Ðiều IV*


(*Hầu hết nội dung của điều này đều lấy nguyên bản từ các Điều khoản Hợp bang cũ).

Ðiều IV, Khoản 1

MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BANG

Mỗi bang đều phải tin tưởng tuyệt đối vào các điều luật, hồ sơ và thủ tục tố tụng của các bang khác. Quốc hội bằng những luật có tính chất chung quy định cách thức chứng thực các điều luật, hồ sơ và thủ tục tố tụng đó, cũng như hiệu lực của chúng.

CHÚ THÍCH:
Phần này yêu cầu các bang tôn trọng các đạo luật, hồ sơ và quy tắc xử án của các bang khác.

Ðiều IV, Khoản 2

(1) Công dân của mỗi bang sẽ được hưởng mọi đặc quyền và quyền bất khả xâm phạm như công dân của các bang khác.

CHÚ THÍCH:
Điều này có nghĩa là các công dân đi lại giữa các bang có quyền được hưởng tất cả các đặc quyền và sự miễn trừ được tự động áp dụng với công dân của các bang đó. Một vài đặc quyền như quyền bầu cử không được tự động áp dụng đối với quyền công dân mà yêu cầu một thời gian cư trú và có thể các tiêu chí khác nữa. Từ “công dân” trong điều khoản này không bao gồm các tập đoàn.

(2) Cá nhân bị truy tố về tội phản quốc, trọng tội hoặc một tội nào khác mà trốn tránh pháp luật và bị tìm thấy ở một bang khác, thì theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của bang mà người đó chạy trốn, sẽ bị trao trả lại và dẫn độ về bang có thẩm quyền xét xử.

CHÚ THÍCH:
Nếu một người phạm tội tại một bang và chạy trốn sang bang khác, thống đốc của bang nơi phạm nhân đó thực hiện hành vi phạm tội có thể yêu cầu trao trả kẻ chạy trốn đó. Quá trình trao trả một người bị buộc tội được gọi là dẫn độ. Trong một vài trường hợp, một thống đốc có thể từ chối dẫn độ. Thống đốc có thể làm như vậy do việc phạm tội đã cách đây nhiều năm, hoặc do ông ta hoặc bà ta tin rằng người bị buộc tội có thể đã không được xét xử công bằng tại bang kia.

(3) [Không một cá nhân nào vốn bị giam cầm, quản thúc, khổ sai ở một bang bỏ trốn sang một bang khác lại có thể dựa vào luật lệ và qui chế ở địa phương mới để trốn tránh những hình phạt nói trên, ngược lại cá nhân đó phải được trao trả lại theo yêu cầu của bên mà cá nhân đó buộc phải làm việc và lao động].

CHÚ THÍCH:
Một "người được giữ để phục vụ hoặc lao động" là một nô lệ hoặc một nô bộc khế ước (một người bị ràng buộc bởi một hợp đồng phục vụ cho một ai đó trong nhiều năm). Hiện tại không một ai tại Hoa Kỳ bị ràng buộc vào tình trạng nô lệ, do vậy phần này của Hiến pháp đã được loại bỏ trong Điều bổ sung sửa đổi thứ 13 và hiện không còn hiệu lực.

Ðiều IV, Khoản 3

MỐI QUAN HỆ GIỮA BANG VÀ LIÊN BANG

(1) Những bang mới có thể được Quốc hội chấp nhận gia nhập vào Liên bang này; nhưng không một bang mới nào sẽ được thành lập hoặc dựng nên dưới thẩm quyền của bất cứ bang nào khác; cũng không một bang nào sẽ được hình thành bằng cách sát nhập hai bang trở lên hoặc các vùng của các bang khác nếu không được sự đồng ý của cơ quan lập pháp ở các bang có liên quan cũng như của Quốc hội.

CHÚ THÍCH:
Các bang mới không được phép hình thành bằng cách chia cắt hay sát nhập vào các bang khác mà không được sự tán thành của các cơ quan lập pháp bang và Quốc hội. Trong suốt cuộc Nội chiến (1861-1865), bang Virginia đấu tranh cho phe Liên minh, tuy nhiên nhân dân miền Tây của bang lại ủng hộ Liên bang. Sau khi miền Tây Virginia tách khỏi Virginia, Quốc hội đã chấp nhận một bang mới trên vùng đất mà Virginia đã nổi dậy.

(2) Quốc hội có quyền hoạch định và xây dựng các luật lệ và qui chế cần thiết liên quan tới lãnh thổ hoặc sở hữu khác thuộc về Hoa Kỳ; và không một điều nào trong Hiến pháp này sẽ được giải thích làm tổn hại đến bất cứ tuyên bố nào của Hoa Kỳ hay của bất cứ một bang cụ thể nào khác.

Ðiều IV, Khoản 4

Hoa Kỳ sẽ đảm bảo cho mỗi bang trong Liên bang này một thể chế chính quyền cộng hoà; và sẽ bảo vệ mỗi bang chống lại sự xâm lược; và theo yêu cầu của cơ quan lập pháp hoặc hành pháp (khi cơ quan lập pháp không thể nhóm họp) để chống lại tình trạng bạo lực trong nước.

CHÚ THÍCH:
Phần này yêu cầu Chính phủ Liên bang đảm bảo rằng mọi bang đều có “tổ chức chính quyền cộng hòa”. Một chính quyền cộng hòa là một chính quyền trong đó nhân dân bầu ra các đại diện để quản lý bang. Tòa án Tối cao quy định rằng Quốc hội, chứ không phải các tòa án, phải quyết định xem một chính quyền bang có tính chất cộng hòa hay không. Nếu Quốc hội chấp nhận các Thượng Nghị sỹ và Hạ Nghị sỹ của một bang thì hành động đó biểu thị rằng Quốc hội cho rằng chính quyền bang đó là cộng hòa.
Cơ quan lập pháp hoặc thống đốc của một bang có thể yêu cầu sự trợ giúp của liên bang trong việc giải quyết các cuộc nổi loạn hay các dạng tội ác nội bộ khác. Tuy nhiên Tổng thống không cần sự chấp thuận của một bang trong việc gửi các lực lượng liên bang, bao gồm cả các lực lượng quân đội để thực hiện các đạo luật liên bang. Trong cuộc bãi công Pullman năm 1894, Chính phủ Liên bang đã gửi các sư đoàn tới Illinois mặc dù thống đốc bang không muốn. Năm 1957 Tổng thống Eisenhower đã quốc hữu hóa Lực lượng Phòng vệ bang Arkansas nhằm tước bỏ quyền chỉ huy của Thống đốc bang Arkansas Orval Faubus và gửi Quân đội Hoa Kỳ đến Arkansas để giúp đỡ họ thực hiện các mệnh lệnh của tòa án hạt liên bang nhằm xóa bỏ sự phân biệt chủng tộc tại trường Little Rock.

Ðiều V

SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

Khi hai phần ba thành viên của cả hai Viện đều xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của các cơ quan lập pháp ở hai phần ba các bang, Quốc hội sẽ đưa ra những điều sửa đổi đối với Hiến pháp này và sẽ triệu tập Ðại hội để đề xuất những điều sửa đổi; cả trong hai trường hợp chúng đều có hiệu lực như một bộ phận của Hiến pháp khi được phê chuẩn bởi các cơ quan lập pháp của ba phần tư các bang, hoặc bởi Ðại hội của ba phần tư các bang, theo một thể thức phê chuẩn do Quốc hội đề nghị với điều kiện là không một điều sửa đổi nào có thể được đề xuất trước năm 1808 theo một cách thức ảnh hưởng đến đoạn 1 và đoạn 4 trong khoản 9 của Ðiều 1; và không một bang nào, nếu bản thân không đồng ý, lại có thể bị tước đoạt quyền bỏ phiếu bình đẳng trong Thượng viện.

CHÚ THÍCH:
Hiến pháp có thể được đề nghị sửa đổi nếu có hai phần ba phiếu bầu của mỗi viện của Quốc hội hoặc do một hội nghị quốc gia do Quốc hội triệu tập theo yêu cầu của hai phần ba các bang. Để trở thành một phần của Hiến pháp, các điều bổ sung sửa đổi phải được các cơ quan lập pháp hoặc các hội nghị trong ba phần tư các bang thông qua (phê chuẩn).
Ý tưởng của những người soạn thảo Hiến pháp là nhằm gây khó khăn cho việc thông qua một điều bổ sung sửa đổi. Quốc hội  đã xem xét hơn 9.000 điều bổ sung sửa đổi nhưng chỉ đề xuất 33 bản và đệ trình cho các bang. Trong số này, chỉ có 27 điều được phê chuẩn. Chỉ có một điều bổ sung sửa đổi thứ 21 được các hội nghị bang phê chuẩn. Tất cả các điều khác đều được các cơ quan lập pháp bang phê chuẩn.
Hiến pháp không giới hạn thời gian quy định các bang phê chuẩn một điều bổ sung sửa đổi được đề xuất. Tuy nhiên, tòa án quy định rằng các điều bổ sung sửa đổi phải được thông qua trong một “thời gian hợp lý” và Quốc hội phải quyết định thời gian như thế nào là hợp lý, như trường hợp xảy ra khi Điều bổ sung sửa đổi thứ 27 ngày 7/5/1992 được phép ban hành - hơn 202 năm sau khi được đề xuất. Từ đầu những năm 1900, hầu hết các điều bổ sung sửa đổi được đề xuất đều yêu cầu phê chuẩn trong vòng bảy năm.

Ðiều VI

CÁC KHOẢN NỢ QUỐC GIA

(1) Mọi khoản nợ đã ký kết và những cam kết có trước khi thông qua Hiến pháp này vẫn có hiệu lực đối với Liên bang được thành lập trong khuôn khổ Hiến pháp này cũng như đối với Liên minh cũ.

CHÚ THÍCH:
Phần này cam kết rằng tất cả các khoản nợ và các nghĩa vụ Hoa Kỳ thực hiện trước khi ban hành Hiến pháp này sẽ được tôn trọng.

QUYỀN TỐI CAO CỦA CHÍNH PHỦ QUỐC GIA

(2) Hiến pháp này, các đạo luật của Hoa Kỳ được ban hành theo Hiến pháp này, mọi điều ước đã hoặc sẽ được ký kết dưới thẩm quyền của Hoa Kỳ sẽ là luật tối cao của quốc gia. Quan tòa ở các bang đều phải tuân theo những luật này; bất cứ một điều gì trong Hiến pháp hoặc luật của các bang mà trái ngược với Hiến pháp Liên bang đều không có giá trị.

CHÚ THÍCH:
Phần này, được xem là điều khoản tối cao, được gọi là then chốt của Hiến pháp - tức là phần giữ cho toàn bộ kết cấu ổn định nguyên vẹn. Nó đơn giản nghĩa là khi các đạo luật liên bang xung đột với luật quốc gia thì luật quốc gia có hiệu lực cao hơn. Nó cũng có nghĩa là luật quốc gia muốn có hiệu lực phải phù hợp với Hiến pháp.

(3) Các thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ, các thành viên của cơ quan lập pháp các bang, các quan chức trong cơ quan hành pháp của Liên bang lẫn tiểu bang đều phải tuyên thệ hoặc xác nhận sự ủng hộ Hiến pháp này. Nhưng không một điều kiện tôn giáo nào bị coi là bắt buộc như tiêu chuẩn để bổ nhiệm vào các chức vụ, công sở của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

CHÚ THÍCH:
Phần này yêu cầu các quan chức của bang và liên bang phải tuyệt đối trung thành đối với Hiến pháp của Hoa Kỳ chứ không phải là hiến pháp của bất kỳ bang nào. Phần này cũng nghiêm cấm bất cứ hình thức kiểm tra tín ngưỡng nào có mục đích xem xét việc trao quyền cho các quan chức liên bang. Điều khoản này chỉ áp dụng đối với chính quyền quốc gia, tuy nhiên Điều bổ sung sửa đổi thứ 14 áp dụng cùng một nguyên tắc này đối với các chính quyền bang và địa phương.

Ðiều VII

PHÊ CHUẨN HIẾN PHÁP

Việc các đại hội của 9 bang phê chuẩn là đủ điều kiện để thiết lập hiến pháp giữa các bang (vốn cũng tham gia phê chuẩn Hiến pháp này).

(Tuyên bố sau đây cho thấy những sửa chữa của người sao chép đối với tài liệu gốc)

Từ "the" viết xen vào giữa dòng thứ bảy và thứ tám của trang thứ nhất, từ “thirty" được viết một phần vào phần xóa bỏ trong dòng thứ 15 của trang thứ nhất, từ "is tried" được viết xen vào giữa dòng thứ 32 và 33 của trang thứ nhất và từ "the" được viết xen vào giữa dòng thứ 43 và 44 của trang thứ hai.


                                                 -- Thư ký William Jackson chứng thực

Hiến pháp được đại biểu các bang có mặt nhất trí thông qua trong đại hội vào ngày 17 tháng 9 năm 1787 Thiên chúa Giáng sinh, vào năm độc lập thứ 12 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Ðể chứng thực, chúng tôi có mặt tại đây đồng ý và ký tên.

Go. Washington - Tổng thống, Ðại biểu Bang Virginia
Bang Delaware
Geo: Read
Gunning Bedford Jun
John Dickinson
Richard Bassett
Jaco: Broom

Bang Maryland
James Mchenry
Dan Of St Thos. Jenifer
Danl Carroll 

Bang Virginia
John Blair–
James Madison Jr.

Bang Bắc Carolina
Wm. Blount
Richd. Dobbs Spaight
Hu Williamson

Bang Nam Carolina
J. Rutledge
Charles Cotesworth Pinckney
Charles Pinckney
Pierce Butler

Bang Georgia
William Few
Abr Baldwin

Bang Newhampshire
John Langdon
Nicholas Gilman

Bang Massachusetts
Nathaniel Gorham
Rufus King

Bang Connecticut
Wm. Saml. Johnson
Roger Sherman

Bang New York
Alexander Hamilton

Bang New Jersey
Wil: Livingston
David Brearley
Wm. Paterson
Jona: Dayton 

Bang Pennsylvania
B Franklin
Thomas Mifflin
Robt Morris
Geo. Clymer
Thos. Fitzsimons
Jared Ingersoll
James Wilson
Gouv Morris

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Web Hosting Coupons