Tác dụng phòng bệnh
gan của cà phê và trà chỉ phát huy ở những người có nguy cơ cao như nghiện rượu,
thừa cân, mắc bệnh tiểu đường...
Những người dễ bị tổn
thương gan có thể tự phòng tránh nguy cơ tiến triển thành bệnh gan mạn tính bằng
cách uống trên 2 tách cà phê hoặc trà mỗi ngày.
Bệnh gan mạn tính là một tổn thương trường diễn ở các tế bào
gan, dẫn tới viêm ít nhất trong 6 tháng. Nguyên nhân gây bệnh rất nhiều, từ
virus, béo phì, rượu, chuyển hóa cho tới sự cố miễn dịch hoặc phản ứng phục của
một số loại thuốc. Các bệnh gan mạn tính bao gồm xơ và viêm gan.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu liên quan đến khoảng
10.000 bệnh nhân trong vòng 19 năm. Trong đó, mức độ tiêu thụ cà phê và trà được
tính bằng tách, từ 0 tới 16 tách mỗi ngày, trung bình là 2 tách/ngày. Kết quả
cho thấy những người uống trên 2 tách cà phê hoặc trà hằng ngày có nguy cơ phát
triển bệnh gan mạn tính chỉ bằng một nửa so với những người uống ít hơn 1 tách.
Tác dụng bảo vệ gan của cà phê được thừa nhận trong một vài
năm gần đây, trong đó đáng chú ý là khả năng làm giảm nguy cơ tăng men gan, ung
thư gan và xơ gan.
Cách phân biệt cà phê
thật và hóa chất, bắp rang:
Cà phê nguyên chất khi pha ra, có màu cánh gián chứ không phải
màu đen, nước cà phê trong chứ không đục. Có những quán, khi cà phê pha xong, họ
đánh cho dậy bọt: đó là cà phê có pha hương cà phê, hoặc nguy hiểm hơn là có chất
tạo bọt Sodium lauryl sulfat. Cũng không hiểu tại sao có một số dân ghiền cà
phê lại khoái uống cà phê dậy bọt?
Khi cà phê pha phin, chưa bỏ đường mà đã có vị ngọt, đó là
do có caramel. Mà đã có caramel, thì chắc hẳn là có pha đậu nành hoặc bắp rang.
Cà phê có màu đen sậm: coi chừng có phẩm nhuộm phân tán
(dùng trong nhuộm vải sợi, rất độc hại cho sức khỏe). Họ dùng phẩm nhuộm phân
tán để tạo màu và hương cà phê để tạo hương, chứ chẳng có cà phê gì hết. Thường
những quán cà phê lề đường “không chuyên” (chỉ bán cho khách vãng lai) và một số
quán cà phê nhạc chơi thủ pháp độc ác này.
Theo Vnexpress
0 nhận xét:
Đăng nhận xét