Tàu Nô-ê (hay Noah) là con thuyền được nhắc đến ở chương 6 đến chương 9
của Sách Sáng thế trong Kinh Thánh. Văn bản đó mô tả việc ông Nô-ê đóng con tàu
này là để tự cứu ông và gia đình, bảo tồn thế giới động vật, thực vật khỏi bị
diệt vong bởi trận trừng phạt đại hồng thủy của Thiên Chúa.
Truyền thuyết:
Theo Kinh Thánh, Thiên Chúa tạo ra
người nam là Adam, rồi lại lấy một cái xương sườn của Adam tạo ra con người nữ
Eva, nhờ đó con cháu của họ sinh sôi nảy nở và làm ăn sinh sống rất hưng thịnh
Nhưng trong nhân loại lại sản sinh
ra những kẻ tham đồ hưởng lạc, không nghĩ tới chuyện cần cù lao động, vì thế mới
nảy sinh những tội lừa bịp, hủ hoá và bạo lực, đạo đức của nhân loại bắt đầu bị
hủ hoại.
Thiên Chúa nhận ra rằng, loài người
càng sinh sôi nhiều thì họ càng phạm tội đến nỗi không thể cứu chữa. Thiên Chúa
hối hận vì đã tạo ra loài người nên quyết định sẽ hủy diệt tất cả thế giới bằng
trận đại hồng thủy. Tuy nhiên, Thiên Chúa thấy ông Nô-ê (cháu đời thứ chín của
Adam, tộc trưởng của tộc Hebrơ là một người hết sức trung thành với Thượng Đế.
Ông chủ trương giữ trọn chính nghĩa, căm ghét sâu sắc các điều ác trong loài
người) là người công chính nên không nỡ loại trừ cả ông. Thiên Chúa phán truyền
cho ông Nô-ê: "Ngươi sẽ làm tàu thế
này: chiều dài một trăm năm mươi thước, chiều rộng hai mươi lăm thước, chiều
cao mười lăm thước. Ngươi sẽ làm một cái mui che tàu, và đặt mui cách phía trên
tàu nửa thước. Cửa tàu, ngươi sẽ đặt ở bên hông; ngươi sẽ làm tầng dưới, tầng
giữa rồi tầng trên." (Sáng Thế 6:15-16).
Ngoài ra, Thiên Chúa cũng hướng dẫn
ông Nô-ê cách thức để sinh tồn và bảo tồn giống động thực vật trong tàu: "Trong mọi sinh vật, mọi xác phàm,
ngươi sẽ đưa vào tàu mỗi loại một đôi, để giữ cho chúng sống với ngươi; phải có
một con đực và một con cái. Trong mỗi loại chim, mỗi loại gia súc, mỗi loại vật
bò dưới đất, mỗi loại một đôi sẽ đến với ngươi, để ngươi giữ cho chúng sống. Phần
ngươi, hãy lấy mọi thứ ăn được và tích trữ cho mình; đó sẽ là lương thực của
ngươi và của chúng." (Sáng thế 6:19-21).
Trận Đại hồng thuỷ kéo dài 150
ngày, ngập chìm tất cả núi cao và nhà cửa, làm chết vô số người.
Sau trận lụt kinh hoàng, nước rút dần
khỏi mặt đất thì ông Nô-ê thả một con chim bồ câu bay ra khỏi tàu xem tình hình
bên ngoài.
Lần thứ nhất, con chim chỉ lượn hết
một vòng rồi bay về. Noe biết rằng khắp các nơi vẫn còn là nước, cho nên con
chim không có chỗ nào để đậu nên nó bay về lại tàu.
Bảy ngày sau, con bồ câu lại được
thả ra lần nữa, và lần này nó bay trở về, trên mỏ ngậm cành lá ô liu tươi. Ông
Nô-ê nhìn thấy thế hết sức sung sướng, và điều này chứng tỏ nước lụt đã rút để
lộ ra những nhánh cây non nhô lên khỏi mặt nước.
Ông tiếp tục thả con bồ câu ra, lần
này thì nó bay đi không quay trở về nữa, điều này chứng tỏ nước lụt đã rút. Thế
là ông đưa tất cả gia đình trở về lục địa, bắt đầu xây dựng một cuộc sống mới.
Ngày nay, xuất phát từ truyền thuyết
chiếc tàu Nô-ê này, hình ảnh chim bồ câu ngậm cành lá là biểu tượng của hòa
bình (hoặc sự an bình).
Chim bồ câu hòa bình:
Chuyện con chim bồ câu và cành ô
liu báo trước cuộc sống hoà bình và an ninh theo Kinh Thánh được phổ biến ra
toàn thế giới. Đến những năm 30 thế kỷ XVII, ở châu Âu nổ ra một cuộc chiến
tranh kéo dài hơn 30 năm trời, làm cho châu Âu, đặc biệt là nhân dân Đức chìm
trong đau thương trầm trọng. Thời bấy giờ, tại một số thành thị ở nước Đức, lưu
hành một thứ khăn kỷ niệm, trên vẽ hình con chim bồ câu ngậm một nhành ô liu,
phản ánh nguyện vọng mong chờ hoà bình của nhân dân.
Năm 1940, phát xít Đức chiếm đóng
thủ đô Paris của nước Pháp, bọn chúng đến đâu là hàng loạt dân lương thiện bị
giết hại. Một hôm nhà danh họa Pablo Picasso đang ngồi trầm tư trong phòng
tranh. Bỗng cánh cửa bật mở, một ông già hàng xóm đem xác con chim bồ câu, vừa
bước vào phòng vừa khóc vừa nói: “Đứa cháu tôi đang chơi với chim câu bị bọn
phát xít bắn chết, cả con chim câu cũng bị chết theo. Ngài Picasso, tôi van
ngài hãy vẽ cho tôi con chim câu để kỷ niệm ngày đứa cháu tôi bị lũ phát xít giết
hại”. Picasso vừa an ủi ông già đáng thương , vừa mang bút ra vẽ ngay bức tranh
con chim bồ câu.
Năm 1949, Picasso đã tặng bức tranh
“chim câu” này cho Đại Hội Hòa bình thế giới ở Paris và tác phẩm “Chim bồ câu”
của Picasso được chọn là Biểu tượng Hoà bình Thế giới.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét