Pages

30 thg 6, 2012

Cách đối phó khi xe đi vào đường ngập nước


(Kienthuc.net.vn) - Nhiều năm nay cư dân Hà Nội, TPHCM không còn lạ với cảnh chỉ cần một cơn mưa như trút là ngay cả những đường phố chính cũng nhanh chóng trở thành sông dài... Quen với việc điều khiển phương tiện giao thông trong hoàn cảnh đó khiến bạn phải tìm hiểu cách đối phó khoa học nhất.



Những thao tác điều khiển xe khi gặp đường ngập nước

Trong mùa mưa bão, đôi khi xe đi vào con đường bị nước dâng cao mà người lái không lường được chiều sâu nước ngập nên vẫn tiếp tục lái xe ô tô hoặc xe máy vào. Nếu mực nước không ngập quá chiều cao bàu lọc gió lắp trên xe thì lúc này xe vẫn nổ máy được. Nhưng nếu cửa thải ống xả của xe mà thấp hơn mớm nước thì nước có khả năng chui vào ống xả, làm tắt máy vì khí thải thoát không được, quay trở lại buồng đốt của máy mà làm tắt máy. Không chỉ riêng ô tô mà đối với xe máy cũng vậy.

Trong trường hợp xe sục vào đường ngập nước, nếu lái xe tiên liệu được miệng ống xả có thể chìm dưới nước thì lập tức phải trả về số thấp và tăng ga thích đáng để tăng số vòng quay động cơ, nhằm tạo áp xuất khí xả lớn hơn áp suất cột nước của dòng nước xâm nhập nên nước vẫn không chui vào ống xả được. Động tác này đảm bảo máy không chết vì bị "nghẹt mũi, thở không được".

Đối với người đi xe máy, khi vào đường ngập ống pô, tốt nhất người lái trả ngay về số 1, rồ ga một chút và giữ tay ga cố định. Đảm bảo lúc này khí thải từ ống xả ống xả liên tục thổi mạnh ra làm cho nước không chui vào ống xả được nên xe vẫn chạy được. Trường hợp không trả số và không tăng ga thích đáng thì khi áp suất cột nước ở cửa ống xả lớn hơn áp suất khí thải đẩy nước ra thì nước sẽ chui vào ống xả và làm máy "nghẹt mũi" mà chết máy.

Đối với ô tô, nếu khi nước ngập sâu, ngập luôn bàu lọc gió (bộ lọc gió) thì nước sẽ chui vào đường ống nạp và làm máy chết ngay. Lúc này chỉ còn cách cầu cứu xe cứu hộ đưa xe ra khỏi vùng ngập nước mà thôi.

Đối với xe máy, khi vị trí bàu lọc gió vẫn còn cao hơn mặt nước thì có khả năng nước chưa chui vào động cơ. Lúc này bạn mau chóng trả về số không và đẩy xe lên chỗ cao, tìm cách dựng ngược xe lên để nước trong ông pô thoát hết ra. Sau đó khởi động lại máy, rồ ga làm khô ống pô cả ngoài lẫn trong, chờ nước rút mà đi tiếp.

Giá phải trả khi xe "chết sặc"

Cả ô tô và xe máy, một khi  đã bị "chết sặc" thì chỉ còn cách phải tháo bung máy ra để làm sạch toàn bộ các chi tiết, thổi khô rồi mới lắp lại máy theo đúng quy trình lắp ráp máy. Đồng thời, toàn bộ các tấm đệm giữa các chi tiết và bộ dầu bôi trơn cũng phải thay mới. Khi trong dầu có nước thì nó sẽ bị bơm dầu làm cho bị nhũ hoá, dầu mất khả năng bôi trơn theo yêu cầu kỹ thuật.

Xem ra, việc xử lý nước lọt vào máy cũng khá rầy rà và tốn kém. Còn nếu sau khi nước đã chui qua được bàu lọc gió, qua đường ống hút của động cơ mà vào được xy lanh làm động cơ "chết sặc" mà lái xe vẫn liều lĩnh dùng máy đề để khởi động động cơ thì rất nguy hiểm vì trong hành trình nén của động cơ lúc này, cái bị nén không còn là hỗn hợp không khí - nhiên liệu nữa mà là nước, là vật chất không thể nén được, nên pít-tông có thể nén vỡ xy lanh hoặc làm cong tay biên (thanh truyền). Điều này làm chủ xe còn phải trả giá cao hơn! 

(Đối với ô tô, một khi máy đã chết vì "sặc nước" thì tốt nhật là nên cầu cứu xe cứu hộ để tránh khả năng động cơ bị phá huỷ).

PGS.TS Nguyễn Lê Ninh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Web Hosting Coupons