Tiền duyên khác duyên âm
Các chuyên gia nghiên cứu
về tâm linh cho rằng, tiền duyên là những mối nhân duyên của một người trần tục
với người ở thế giới khác từ những kiếp trước đây. Nó được chia thành hai loại:
Thứ nhất là tình duyên giữa người trần và những người ở thế giới khác từ những
kiếp trước còn ảnh hưởng đến bây giờ, thường gọi là tiền duyên. Còn tình duyên
hiện tại giữa người trần và những người ở thế giới khác (thường là với các vong
hoặc tà) nên có thể gọi là: duyên âm.
Cắt tiền duyên là để
cầu siêu cho linh hồn: Từ cổ chí kim đã có tục lệ cầu siêu cho oan hồn. Cầu
siêu có sức mạnh tư tưởng mãnh liệt bất kể đối với người theo một tôn giáo
hay một người vô thần. Liên hiệp quốc cũng làm lễ cầu siêu cho các nạn nhân
thảm họ quốc tế. Cầu siêu không đòi hỏi nghi thức cầu kỳ, chỉ cần thành tâm
và tiến hành trong 49 ngày đầu sau khi chết là lúc người chết đang ở
trong trạng thái bất định, hoang mang, sự cầu nguyện khiến họ được an ủi,
linh hồn trở nên sáng suốt hơn, để siêu thoát.
|
Giải thích về vấn đề này,
GS.TSKH Đoàn Xuân Mượu, tác giả cuốn sách "khoa học và vấn đề tâm
linh" cho rằng, linh hồn tồn tại bất tử sau khi chết. Nhiều nhà nghiên cứu
như GS.TS Y khoa, Giám đốc Trung tâm phẫu thuật và tạo hình nhãn khoa (CHLB
Nga), nhà y học L.Putsko (Mát-xcơ-va) nghiên cứu các kiến thức y học Đông
Phương và Tây phương kết hợp... đều cho rằng, cấu tạo con người gồm 7 phần: Cơ
thể thể xác, năng lượng, cảm xúc và 4 cơ thể tâm thần, trong đó chỉ có thể xác
là hữu hình được y học chính thống giảng dạy (năng lượng đặc). Sáu phần còn lại
là năng lượng độ đặc khác nhau (vía) là năng lượng không đặc như thể xác. Khi
chết chỉ là phần thể xác mất đi. Sáu phần còn lại mãi và giữ được nhân cách của
con người - linh hồn.
GS.TSKH Đoàn Xuân Mượu cho biết, một công trình điều tra của Viện Gallup (Mỹ) trên 12.000 người đã từng cận tử và chết lâm sàng cho hay, trong lịch sử tồn tại của loài người trên quả đất đã có khoảng 70 tỷ người đi qua cửa tử, tức là nhiều gấp 10 lần dân số thế giới hiện nay. Sau khi chết con người từ cõi trần vào cõi trung giới vô hình. Cõi này gồm 7 cảnh giới khác nhau từ nhẹ đến nặng. Tùy theo nhân cách tư tưởng, đạo đức, lối sống của mỗi người khi sống mà sau khi chết họ ở cảnh giới tương ứng. Đa số vong linh có hình dáng như khi sống nhưng lờ mờ không rõ. Vì sự rung động của nguyên tử giống như cõi trần nên họ hay trở về cõi trần.
Đặc biệt, TS vật lý Hamoud (Anh), người chuyên nghiên cứu và đã có 10 năm tu luyện ở Viện Lạt - ma, Tây tạng cho hay, đối với một số người chết yểu, bất đắc kỳ tử, vong linh không chấp nhận mình đã chết, cố bám lấy sự sống ở trên đời. Vì thế, họ cứ nguyên trạng giống như khi còn sống, trong khi họ ở cõi âm.
Duyên âm thường xảy ra ở những người lúc còn sống có thú tính mạnh mẽ. Sau khi chết, hình dáng vong linh của họ biến đổi theo tư tưởng luôn oán hận, ham muốn, thường hay tìm cách trở về cõi trần theo "người cũ" hoặc một ai đó. Cũng có trường hợp tìm dục tính ở nơi buôn hương bán phấn và rung động theo những khoái cảm của những cặp trai gái...
Hầu hết ai cũng có tiền duyên
GS.TSKH
Đoàn Xuân Mượu cho biết, theo Phật giáo, chúng ta có kiếp luân hồi. Khi được
chuyển kiếp người ta vẫn lưu giữ những ký ức về kiếp trước. Theo nghiên cứu của
những người đã trải nghiệm cận tử (chết đi sống lại) của Viện Gallup, địa vị xã
hội không quan trọng sau khi chết. Chỉ có tình cảm với người khác là khó quên
nhất.
Khi
sống, hầu hết con người ta ai cũng có tình cảm khác giới. Ngoài tình cảm vợ
chồng thì còn có những mối tình nam nữ. Nhưng vì một lý do nào đó mà họ không
thành vợ chồng hoặc là vợ chồng rồi nhưng không được ở lâu dài với nhau... Vì
thế, ai cũng có sự nhớ thương hoặc nếu bị phản bội, đối xử quá tệ bạc thì sẽ trở
thành hận tình.
Mỗi
chúng ta đã sống ở trần tục này bao nhiêu kiếp? Trong tất cả các kiếp ấy chúng
ta đã gặp bao nhiêu mối tình sâu nặng mà mãi mãi không bao giờ quên được? Tình
yêu có sức mạnh vô biên, sức mạnh ấy đưa những linh hồn này đi tìm người mà
mình yêu hiện đang sống ở trần tục để giúp đỡ hoặc cản trở, phá hoại (ghen) để
người trần tục không thể lấy chồng hoặc lấy vợ được. Nếu người trần tục vẫn lấy
chồng hoặc lấy vợ được thì tìm cách phá hoại hạnh phúc của đôi vợ chồng này.
Từ
trước đến nay người trần tục chỉ nghĩ rằng, những người không lấy được vợ hoặc
chồng hay rất khó khăn trong việc tìm vợ tìm chồng thì mới có tiền duyên. Theo
một vài nghiên cứu thì hầu như ai cũng có tiền duyên. Chỉ có điều, những tiền
duyên đó đã ảnh hưởng tới cuộc sống tình cảm vợ chồng hiện nay đến mức nào.
Quan niệm "ông bà tổ tiên phù hộ"
Quan niệm "ông bà tổ tiên phù hộ"
ThS Vũ
Đức Huynh, tác giả của hơn chục cuốn sách về tâm linh và cổ học phương Đông cho
biết, người chết chưa phải là hết mà vẫn còn phần hồn. Người và vong hồn luôn
còn mối quan hệ giao thức sóng do cùng có nguồn gốc tần số xung động nào đó của
các dòng hạt điện sinh học. Vong hồn nào cũng còn mối quan hệ giao thức với
thân nhân tiền kiếp. Dân gian có quan niệm "ông bà tổ tiên phù hộ"
chính là bắt nguồn từ điều này.
Tuy
nhiên, có nhiều trường hợp bị ép buộc về cõi vong - chết bất đắc kỳ tử... còn
nhiều ký ức về cõi trần luyến tiếc tình ái, của cải công danh... hoặc là các
vong hồn còn muốn trở lại cõi trần, nơi các vong vẫn còn nhiều "duyên
nợ" nên lang thang trở lại cõi trần và tìm mọi cơ hội để thể hiện thực
hiện ký ức hoặc duyên nợ đó. Cách thể hiện thường là hình dáng ánh sáng lạnh
hoặc bằng cách nhập vào người. Cũng có trường hợp, vong hồn được tái sinh sớm
nên còn nhiều ký ức và tìm đến người xưa.
ThS Vũ
Đức Huynh cho rằng, "thất tình, lục dục", là bảy thứ tình cảm và sáu
thứ dục vọng ở con người trong đó có ba thứ dục vọng là nhu cầu sống của bản
thân là: Ăn uống, tình dục và ngủ - nghỉ ngơi. Ở cõi vong chỉ có tình và dục
ảo. Nó là ký ức "ghi xương khắc cốt" nằm trong cấu tố thần thức của
vong hồn. Gọi là ảo bởi vì cấu trúc của các thực thể là ở dạng thức hạt điện
sinh học mạng lưới lỏng lẻo nhẹ nên không thể thực hiện các động tác thể hiện
các động thái tình và dục được.
ThS Vũ
Đức Huynh cũng cho biết, cắt tiền duyên chính là làm phép để cho vong hồn tỉnh
ngộ mà rời cõi trần quay về cõi vong để tu luyện lên các bậc cao hơn.
TS Humoud đã kể về một trường hợp bị giết vì ghen tuông. Theo
đó, ở TP Calcutta (Ấn Độ) có một gia đình có con dao ngà rất đẹp, hễ ai cầm
lên cũng có ý định giết người. TS Humoud đã thử cầm con dao ấy và quả nhiên
thấy trong người bị kích động lạ thường. Nhờ đã được khai mở giác quan thể
vía nên TS Humoud nhìn thấy một vong linh hung tợn đang giận dữ. Nhờ các bạn
bè cõi âm, TS Humoud tiếp xúc được với tư tưởng vong linh ấy và biết câu
chuyện tình như sau: Vợ y đã ngoại tình với người bạn thân của y nên y dùng
con dao ấy đâm chết hai người. Sau đó một người khác đã dùng con dao đó đâm
chết y. Sau khi chết, lòng oán hận không nguôi đã khiến y quanh quẩn bên con
dao cán ngà để kích động bất cứ ai sử dụng nó.
|
Xuân Hoài
0 nhận xét:
Đăng nhận xét