(Dân trí) - Dư luận nước Pháp đang gặp một cú sốc lớn khi cơ quan điều
tra phát hiện cựu bộ trưởng Ngân khố Jerome Cahuzac có hành vi rửa tiền. Chính
ông Cahuzac cũng thừa nhận có tài khoản ở ngân hàng nước ngoài.
Luật sư của ông cho biết số tiền bị
rửa tương đương với khoảng 30.000 euro.
Câu chuyện không chỉ ồn ào vì ông bộ
trưởng gửi tiền ở ngân hàng nước ngoài không khai báo nguồn gốc, mà còn liên
quan đến Tổng thống đương nhiệm Hollande. Bởi vì, dân Pháp không thể chấp nhận
việc Tổng thống lựa chọn một người dối trá làm bộ trưởng và Tổng thống Pháp phải
chịu trách nhiệm vì một bộ trưởng trong chính phủ của ông là kẻ dối trá.
Về vụ bê bối này, Thủ tướng Pháp
Jean-Marc Ayrault lên tiếng rằng “nói dối là không thể chấp nhận trong một nền
dân chủ”.
Đúng. Một nền dân chủ thực sự không
có chỗ cho sự dối trá, bưng bít, nói một đằng làm một nẻo. Một nền dân chủ thực
sự chỉ được làm nên bởi sự thực, giá trị thực.
Vì đồng tiền không chính chủ, một chính khách hàm bộ trưởng của nước
Pháp đi tong sự nghiệp, phải từ chức với sự ân hận: “Tôi đã bị vướng vào vòng
xoáy của những lời nói dối và bị lạc lối. Tôi bị phá hủy bởi tội lỗi”.
Thử
nhìn lại mình xem. Quan chức mua tài sản trực tiếp hoặc cho vợ con, gia đình đứng
tên số tiền rất lớn nhưng không ai hỏi xem tiền đâu các ông có để mua biệt thự
triệu đô. Con các ông ư! Mới ra trường hỉ mũi chưa sạch tiền đâu có cả trăm tỉ,
ngàn tỉ đồng để tham gia cổ phần công ty này, tập đoàn nọ? Nếu làm ra tiền thì
làm công việc gì, công ty nào, bảng
lương đâu, đóng thuế thu nhập cá nhân thế nào? Chỉ cần truy vấn vài câu là cứng
lưỡi.
Còn
vợ ông ư! Không làm việc gì, tại sao lại có tiền mua biệt thự, có cổ phần to
trong tập đoàn to, có xe hơi bóng loáng đi chợ? Chỉ cần truy vài câu như trên,
sẽ lòi ra đồng tiền không chính chủ.
Các
cậu ấm cô chiêu của các ở tuổi còn đi học, vậy tiền đâu đi xe xịn, xài hàng hiệu
trị giá mỗi món vài ngàn đô la Mỹ. Thậm chí, không ít quý tử còn đi xe hơi đắt
tiền. Vậy chỉ có tiền của bố mẹ. Vậy bố mẹ chúng làm gì ra chừng đó tiền trong
khi lương nhà nước chỉ vài triệu đồng/tháng nếu như không ăn hối lộ, móc ngoặc,
tham nhũng?
Từ đó ta thấy vụ 30.000 euro (tương
đương với 800 triệu Đồng VN) của ông Cahuzac “rửa” chỉ là bạc lẻ.
Và để xử lý một quan chức cấp bộ
trưởng, nước Pháp chỉ cần một dấu hiệu tài khoản riêng ở nước ngoài. Chưa xử
thì ông này cũng từ chức và đang đối diện với bản án hình sự có thể là 5 năm
tù.
Nếu làm nghiêm như nước Pháp, nạn
tham nhũng khó có thể tràn lan. Nếu thấy một khoản tiền không rõ nguồn gốc là bắt
phải làm rõ thì quan chức tham nhũng khó có đất sống.
Nếu
như ở ta, việc kê khai tài sản không được minh bạch như qui định và nếu như các
quan chức sở hữu tiền không chính chủ
mua tài sản khắp nơi không được làm cho rõ, không xử nghiêm thì công cuộc chống
tham nhũng khó được như mong muốn.
Lê
Chân Nhân
0 nhận xét:
Đăng nhận xét