Tại sao Tây Du Ký
luôn được ưa chuộng bất kể thời gian? Vì ở thời đại nào, không gian và thời
gian nào, nó đều mang đến cho ta những bài học giá trị.
Khi Tôn Ngộ Không chuẩn bị giơ gậy giết yêu quái thì luôn có
một vị Phật nào đó xuống nói là : "Nài, nó là thú cưỡi của người
này", "Nài, nó là cháu của người kia", "Nài, nó là con của
người nọ" ...
* Ý nghĩa: Mấy đứa làm
chuyện ác toàn là con ông cháu cha.
Trên đường đi thỉnh kinh tất cả các rắc rối đều do cái
"ngu" của Đường Tăng mà ra.
* Ý nghĩa: Mấy thằng
ngu lúc nào cũng làm sếp.
Bát Giới xu nịnh nhưng lúc nào cũng được ăn no, ngủ kỹ.
* Ý nghĩa: Mấy thằng nịnh
hót thường được sung sướng.
Sa Tăng thật thà và lúc nào cũng bưng bê khuân vác, bao
nhiêu việc nặng điều làm hết.
* Ý nghĩa: Thật thà
lúc nào cũng thiệt thòi.
Tôn Ngộ Không tài giỏi xuất chúng và bị Đường Tăng cho đeo 1
cái vòng kim cô, nhưng lúc nào cũng là thằng đầu tiên phải xông vào hang cọp cứu
"sếp".
* Ý nghĩa: người tài
luôn bị sếp kìm hãm (vòng kim cô), không có cơ hội phát huy tài năng và gặp
chuyện gì nguy hiểm gì thì cũng là thằng lĩnh đòn trước tiên thay cho sếp.
Bạch Mã chân dài đến nách nhưng cũng chỉ làm thú cưỡi cho
"sếp".
* Ý nghĩa: Đẹp mà
không có "cái đầu" thì cũng chỉ làm "thú cưng" cho "sếp"
một thời gian. Khi già, yếu sẽ bị thải ra để tuyển "ngựa mới".
0 nhận xét:
Đăng nhận xét