(Doanhnhansaigon) – Tạp
chí Forbes vừa công bố danh sách những phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2013
1. Angela Merkel, Thủ tướng
Đức
Bà Merkel đã giữ vai trò Thủ tướng Đức hai nhiệm kỳ và sẽ
tham gia chạy đua nhiệm kỳ thứ ba trong cuộc tổng bầu cử vào mùa thu năm nay.
Trong 10 năm qua, thì có tới 8 năm bà được tạp chí Forbes bầu chọn là người phụ
nữ quyền lực nhất thế giới.
2. Dilma Rousseff, Tổng
thống Brazil
Hiện bà Rousseff đang thời kỳ giữa của nhiệm kỳ Tổng thống
đầu tiên lãnh đạo nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới với GDP 2,4 nghìn tỷ USD. Nhiệm
vụ của bà là phải đưa Brazil thoát khỏi chuỗi 2 năm tăng trưởng chậm nhất trong
hơn 1 thập kỷ. Bà đã khuyến khích việc thành lập nhiều doanh nghiệp mới, nhưng
vấp phải không ít chỉ trích cho rằng, bà theo đuổi chính sách phát triển kinh tế
hơn là những vấn đề về con người.
3. Melinda Gates, đồng
Chủ tịch quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates Foundation
Năm nay, các mục tiêu ưu tiên của quỹ từ thiện do hai vợ chồng
tỷ phú Bill và Melinda Gates sáng lập là đến năm 2018 loại trừ căn bệnh bại liệt
trên toàn cầu và đến năm 2020 cung cấp biện pháp tránh thai hiện đại cho thêm
120 triệu phụ nữ. Quỹ đã cam kết chi 140 triệu USD mỗi năm cho các mục tiêu
này.
Năm ngoái, quỹ từ thiện của vợ chồng Gates đã chi 3,4 tỷ
USD, phần lớn cho các chương trình chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu. Từ khi
thành lập vào năm 2000 tới nay, quỹ này đã cam kết chi 26 tỷ USD.
4. Michelle Obama, đệ nhất
phu nhân Mỹ
Có bằng Đại học Harvard và từng là một luật sư, bà Obama
đang tranh thủ vai trò đệ nhất phu nhân để thúc đẩy cuộc chiến chống béo phì ở
trẻ em, kêu gọi mọi ngươi ăn uống và giữ lối sống lành mạnh. Tỷ lệ ủng hộ mà
người Mỹ dành cho bà là 67%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ ủng hộ 47% dành cho Tổng
thống Obama.
Trong một bài phát biểu hồi tháng 3, bà Obama đã nói rất thật
về cuộc sống riêng: “Cách đây chưa lâu, tôi đã khá chật vật giữa một bên là
công việc rộn với một bên là hai đứa con nhỏ trong khi chồng thường xuyên đi
công tác”.
5. Hillary Clinton, cựu
Ngoại trưởng Mỹ
Bà Clinton là đệ nhất phu nhân đầu tiên của Mỹ trở thành một
thượng nghị sỹ ở nước này, rồi trở thành một ứng cử viên Tổng thống tiềm năng,
rồi lại được trao cương vị Ngoại trưởng Mỹ. Giờ đây, dư luận Mỹ tin rằng, bà sẽ
là ứng cử viên của đảng Cộng hòa trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng diễn ra vào
năm 2016 và có khả năng sẽ là vị Tổng thống tiếp theo của Mỹ.
6. Sheryl Sandberg, Giám
đốc hoạt động (COO) mạng xã hội Facebook
Tháng 3 năm nay, bà Sandberg đã thu hút sự chú lớn của dư
luận khi xuất bản cuốn sách “Lean In: Women, Work and the Will to Lead” nói về
vai trò của người phụ nữ ở nơi làm việc. Cuốn sách ngay lập tức đã dẫn đầu danh
sách những cuốn bán chạy nhất.
Tại Facebook, sau khi đưa quảng cáo vào dịch vụ tin tức
trên di động, mạng này đã đạt doanh thu từ quảng cáo di động lớn hơn bất kỳ nhà
xuất bản nào khác trong năm 2012, và chiếm 18,4% toàn bộ thị trường. Tháng 4 vừa
qua, Facebook tung ra chiếc điện thoại Home. Mặc dù vậy, trong vòng 1 năm sau
khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), giá cổ phiếu Facebook đã giảm
gần 30%.
7. Christine Lagarde,
Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)
Bà Lagarde là người phụ nữ đầu tiên nắm quyền IMF, tổ chức
gồm 188 quốc gia thành viên. Phần lớn thời gian trong 2 năm đầu giữ cương vị
này được bà dành cho nhiệm vụ giải quyết cuộc khủng hoảng nợ châu Âu và kêu gọi
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nỗ lực thúc đẩy việc chia sẻ gánh nặng nợ
nần giữa các nước châu Âu mà bà theo đuổi vấp phải sự phản đối của một phụ nữ
quyền lực khác là Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Bà Lagarde đã từng giữ vai trò Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp
và có khả năng sẽ tham gia chạy đua tranh cử ghế Tổng thống Pháp.
8. Janet Napolitano, Bộ
trưởng Bộ An ninh nội địa Mỹ
Bà Napolitano là người đứng đầu bộ lớn thứ ba trong Chính
phủ Mỹ, giám sát ngân sách 48 tỷ USD, số nhân viên 240.000 và 22 cơ quan thuộc
bộ này, bao gồm Hải quan, Mật vụ… Bà tự mô tả phong cách lãnh đạo của mình là
“giữ tầm nhìn dài hạn trong khi giải quyết khủng hoảng ngắn hạn”.
9. Sonia Gandhi, Chủ tịch
đảng Quốc đại y Ấn Độ
Với tư cách là nhà lãnh đạo lâu năm nhất của đảng cầm quyền
Quốc đại y của Ấn Độ, bà Gandhi có vai trò quan trọng ở quốc gia đông dân thứ
nhì thế giới và là nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới này.
Hiện đang có tin đồn về những bất đồng giữa bà và Thủ tướng
Manmohan Singh, trong đó nhiều người dự báo ông Singh sẽ từ nhiệm trước cuộc tổng
bầu cử năm 2014. Con trai bà Ghandi là Rahul Gandhi dự báo sẽ trở thành Thủ tướng
tiếp theo của Ấn.
10. Indra Nooyi, Giám đốc
điều hành (CEO) hãng đồ uống PepsiCo
Từ đầu năm tới nay, bà Nooyi bận rộn thúc đẩy những thay đổi
trong PepsiCo. Trước hết, doanh thu quý 1 của Pepsi đã tăng 1,2% so với cùng kỳ
năm trước lên 13 tỷ USD nhờ giá bán sản phẩm tăng và doanh thu cao hơn từ các
loại snack như Doritos và Cheetos. Hiện PepsiCo đang nghiên cứu một loại chất
làm ngọt mới có thể giúp hãng soán ngôi vị số 1 của đối thủ Coca-Cola.
Tuy nhiên, giá trị gói thù lao mà PepsiCo trả cho bà Nooyi
đã giảm 17% sau khi hãng này bỏ chính sách tặng quyền chọn cổ phiếu cho các
lãnh đạo hàng đầu và thay vào đó, thưởng cổ phiếu cho thành tích dài hạn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét