(Dân trí) - Rất nhiều người nghĩ mình có thể
làm sếp và muốn được làm sếp. Nhưng trên thực tế, hầu hết mọi người chưa hoặc
không đạt tới khả năng làm lãnh đạo và không hề muốn thú nhận điều này.
Tạp chí Forbes
cho rằng, nếu bạn cho mình là một lãnh đạo tiềm năng nhưng chưa được mọi người
nhận ra, thì chắc chắn bạn đang có một vấn đề nào đó. Có thể là bạn chưa đánh
giá đúng bản thân, hoặc cấp trên của bạn chưa nhận ra tài năng ở bạn. Nếu có
cách xử lý đúng đắn, bạn sẽ giải quyết được những vấn đề này và tự tạo cho mình
cơ hội trở thành một nhà lãnh đạo thực thụ.
Không có một công
thức cụ thể nào để giúp bạn thành lãnh đạo, nhưng Forbes cho rằng, dưới đây
là những sai lầm khiến bạn cần khắc phục nếu bạn có mục tiêu lãnh đạo:
1. Bạn không đạt được kết quả tốt trong
công việc
Khi các nhà lãnh
đạo thực sự làm một công việc gì đó, họ thường đạt kết quả vượt kỳ vọng. Vì vậy,
khi bạn không đạt kết quả tốt, thì chẳng ai muốn bạn làm lãnh đạo cả.
2. Bạn đạt kết quả bằng “tiểu xảo”
Nếu bạn giải quyết
được vấn đề số 1 nhưng bằng mánh khóe và lừa bịp, thì bạn cũng không thể là một
nhà lãnh đạo. Kết quả không thể “xí xóa” cho cách thức xấu mà bạn đã áp dụng. Nếu
bạn lạm dụng ảnh hưởng của mình, không đối xử tốt với mọi người, hoặc nhầm lẫn
giữa sự thao túng với lãnh đạo, bạn có thể thắng vài trận, nhưng sẽ thua chung
cuộc. Không có đạo đức trong công việc không thể đưa bạn trở thành lãnh đạo.
3. Bạn không quan tâm tới người khác
Sự lãnh đạm, thờ
ơ là một tính cách không phù hợp với lãnh đạo. Bạn không thể trở thành lãnh đạo
nếu bạn không quan tâm tới cấp dưới của bạn. Bài kiểm tra thực sự đối với bất kỳ
một lãnh đạo nào là liệu những người mà họ lãnh đạo có khá lên dưới sự lãnh đạo
đó hay không.
4. Bạn theo đuổi một vị trí chứ không phải
là một mục đích cao hơn
Nếu bạn đặt lợi
ích của bản thân lên trên sự phục vụ cho lợi ích chung, thì bạn thực sự chưa hiểu
được khái niệm thế nào là lãnh đạo. Lãnh đạo là quan tới tới những thứ vượt xa
khỏi bản thân bạn, và dẫn những người khác đến một nơi tốt đẹp hơn, cho dù việc
đó sẽ giúp bạn có tất cả, hoặc chẳng có gì. Quyền lực thường đi kèm với vai trò
lãnh đạo, nhưng đó không phải là động lực cho những nhà lãnh đạo thực sự.
5. Bạn quan tâm nhiều tới việc đưa ra những
lời hứa hơn là giữ lời hứa
Làm lãnh đạo
không phải là để nói những lời đao to búa lớn, mà cần phải hành động. Vai trò
lãnh đạo có thể bắt đầu từ việc đưa ra một tầm nhìn, nhưng việc thực hiện mục
tiêu, tầm nhìn đó ra sao rốt cục mới định nghĩa thành công của bạn với tư cách
một nhà lãnh đạo.
6. Bạn không khuyến khích được người khác
Hãy thôi nói với
mọi người lý do vì sao họ không thể làm được điều gì đó, và hãy chỉ cho họ thấy
là họ có thể làm được. Các nhà lãnh đạo không đặt người khác vào trong những
chiếc hộp, việc nhà lãnh đạo cần làm là giải phóng mọi người ra khỏi những chiếc
hộp đó. Nhà lãnh đạo thực sự giúp người khác đạt được những mục tiêu mà họ
không chắc là có thể đạt được hay không.
7. Bạn đi theo các quy tắc thay vì phá vỡ
chúng
Nguyên trạng là kẻ
thù lớn của lãnh đạo. Lãnh đạo sẽ chẳng là gì nếu không hiểu được sự cần thiết
phải thay đổi, và sau đó là xử lý khả năng để thực hiện sự thay đổi đó.
8. Bạn khiến nhân tài xa lánh
Nhà lãnh đạo thực
sự giống như một thỏi nam châm thu hút nhân tài thay vì đẩy nhân tài ra xa. Nếu
bạn không thu hút được những người tài giỏi, không thể phát triển được họ hay
giữ chân họ, thì bạn không phải là một lãnh đạo thực thụ.
9. Bạn muốn mình nổi bật
Nhà lãnh đạo thực
thụ không tìm kiếm vị trí mà ánh đèn trung tâm chiếu vào. Thay vào đó, nhà lãnh
đạo thực thụ tìm cách để chiếu ánh đèn đó vào những người khác. Những nhà lãnh
đạo tốt nhất chỉ sử dụng từ “tôi” khi nhận trách nhiệm về thất bại. Ngược lại, họ
thích dùng từ “chúng tôi” khi nói tới thành công.
10. Bạn quan tâm tới quy trình hơn con người
Không có con người
thì chẳng có nền tảng nào, và bạn cũng chẳng có gì để lãnh đạo. Khi bạn đặt những
thứ khác lên trên những con người mà bạn lãnh đạo, bạn chỉ là một nhà lãnh đạo
thất bại.
Phương
Anh - Theo Forbes
0 nhận xét:
Đăng nhận xét