Pháp luật chỉ để dành cho việc kết tội dân, còn cán bộ làm sai
(nếu bị phát hiện) chỉ cần xin lỗi là xong?.
Dân Việt - Cả bị
cáo Hà và bị cáo Quy đều khẳng định giữa họ và ông Mạc cùng có lời qua tiếng lại,
xúc phạm nhau sao chỉ xem xét, xử lý họ mà bỏ qua ông Mạc.
Ngày 31.1, TAND tỉnh
Bắc Ninh mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hai người dân đến trụ sở UBND xã
cãi nhau với cán bộ xã. Hàng trăm người dân xã Bình Định, huyện Lương Tài nơi xảy
ra vụ việc đã đến tham dự phiên toà khá hy hữu này.
Trước đó, vụ án
này đã được TAND huyện Lương Tài xử sơ thẩm, theo đó bị cáo Trần Thị Hà bị
tuyên 12 tháng tù giam, Phạm Văn Quy 9 tháng tù giam, cùng về tội Gây rối trật
tự công cộng.
Theo cáo trạng,
khoảng 14 giờ chiều 19.4.2012, ông Quy và bà Hà (đều ở thôn Ngô Phần, xã Bình Định)
đến trụ sở UBND xã Bình Định đề nghị giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo về việc lấn
chiếm đất công trong thôn. Ông Quy và bà Hà được hướng dẫn sang phòng làm việc
của ông Nguyễn Văn Mạc - Phó chủ tịch UBND xã. Theo phân công, đó là ngày ông Mạc
có trách nhiệm tiếp công dân.
Sau vài câu chào
hỏi không vừa ý nhau, ông Mạc quyết định không tiếp công dân ở phòng của mình nữa
nên nói với ông Quy và bà Hà: “Ngày tiếp công dân thì mời cô chú sang phòng tiếp
công dân (trong khi xã này chưa có phòng tiếp công dân), tôi không tiếp ở phòng
riêng”. Sau đó hai bên đã xảy ra tranh cãi đến mức không kiểm soát được. Thấy
bà Hà và ông Mạc cãi nhau, ông Quy dùng thiết bị ghi lại toàn bộ vụ việc xảy
ra.
Sau đó, lực lượng
công an xã có mặt tại phòng ông Mạc để đưa bà Hà đi chỗ khác. Đi được một đoạn
thì bà Hà cắn vào vào mu bàn tay trái của ông Vũ Quang Bình - Phó trưởng Công
an xã Bình Định.
Ngay lập tức lực
lượng công an xã dùng còng số 8 khóa tay bà Hà đưa xuống ban công an lập biên bản,
bắt giữ về hành vi “Gây rối trật tự công cộng”. Sau đó vụ án được khởi tố, các
cơ quan tố tụng huyện Lương Tài cho rằng hành vi của bà Hà và ông Quy ảnh hưởng
nghiêm trọng đến hoạt động của UBND xã.
Tại phiên tòa
phúc thẩm, cả bị cáo Hà và bị cáo Quy đều một mực khẳng định giữa họ và ông Mạc
cùng có lời qua tiếng lại sao chỉ xem xét, xử lý họ mà bỏ qua ông Mạc. Hai bị
cáo khẳng định không xúc phạm ông Mạc, ông Bình và ban công an xã với những lời
lẽ nặng nề như cáo trạng đã truy tố. Trong vụ này, bản thân ông Mạc cũng rất to
tiếng, tỏ thái độ không đúng mực khi ứng xử với công dân, đặc biệt ở trụ sở làm
việc, thế nhưng ông này chỉ bị kiểm điểm.
Bào chữa cho hai
bị cáo, luật sư Nguyễn Thanh Bình (Đoàn luật sư Hải Dương) cho biết: Trong số
100 lời khai được VKSND huyện Lương Tài dùng làm căn cứ để kết tội hai công
dân, có tới 23 lời khai không có dấu đỏ của CQĐT, tức là không có cơ sở pháp
lý. Ngoài ra trong biên bản điều tra, một số file ghi âm, ghi hình thể hiện khá
rõ thái độ, lời nói của lãnh đạo xã Bình Định khi cãi nhau với bà Hà đã không
được cả tòa sơ thẩm lẫn phúc thẩm đưa ra xem xét, đánh giá. Nhiều nhân chứng
quan trọng không được tòa sơ thẩm và phúc thẩm triệu tập…
Sau khi nghe tòa
tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm, Luật sư Nguyễn Thanh Bình thất vọng nói: “Tôi từng có nhiều năm làm ở VKSND tỉnh Hải
Dương, đã từng chứng kiến nhiều vụ xét xử, nhưng đây là một trong những bản án
thiếu căn cứ và thiếu lý lẽ thuyết phục nhất mà tôi từng biết”.
Một vụ việc chỉ
đáng xử lý hành chính đã bị hình sự hóa.
Được biết, ông
Quy và bà Hà nằm trong số những người dân “nổi tiếng” nhất huyện Lương Tài vì
đã tích cực tham gia việc khiếu nại các quyết định thu hồi đất sai quy định của
các cấp chính quyền địa phương.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét