Lâu nay, trên các báo chí và các điễn đàn rộ lên các câu chuyện sự vô cảm
của con người nói chung và sự vô cảm của Người Việt nói riêng. Hãy đọc bài viết
sau đây để mọi người khỏi phải băn khoăn trước câu hỏi “tại sao người Việt lại
vô cảm trước đồng loại”?.
Theo cáo buộc của Công an huyện
Đông Anh và VKSND huyện này, bị can Tô Văn Hỏa đã điều khiển xe máy đâm vào xe
đạp của ông Nguyễn Mạnh Nhí khiến ông này ngã xuống đường rồi tử vong sau đó.
Tuy nhiên, em gái của Hỏa là Tô Thị Hoan khẳng định đã không có va chạm xảy ra.
Thay vào đó, Hoan đang ngồi sau xe của Hỏa thì nghe tiếng động ở sau lưng, quay
lại thấy ông Nhí bỗng dưng ngã ra đường nên Hoan mới bảo Hỏa dừng xe để mình hỏi
thăm, giúp đỡ ông này.
Cha và em gái của bị can Tô Văn Hỏa (ông Tô Văn Hán, chị Tô Thị Hoan). |
“Làm ơn mắc oán”
Tường trình của chị Tô Thị Hoan (SN
1992, hiện là sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) thể hiện: Ngày
13/8/2011, xã Nguyên Khê (huyện Đông Anh, Hà Nội) có tổ chức Hội trại hè dành
cho thanh thiếu niên. Hỏa và Hoan là những đoàn viên tích cực của thôn Sơn Du
nên cũng tham gia hoạt động này.
Hơn 17h cùng ngày, Hỏa điều khiển
xe máy chở Hoan về nhà để Hoan thay quần áo, lấy sách quyên góp cho trẻ em khó
khăn theo hướng Quốc lộ 3 đi thôn Sơn Du.
Khi xe vừa đi qua Nhà văn hóa thôn
Khê Nữ (xã Nguyên Khê) khoảng chục mét, Hoan nghe tiếng động lạ ở sau lưng nên
ngoái lại thì phát hiện một ông lão đi xe đạp (chính là ông Nguyễn Mạnh Nhí) bị
ngã ra đường ở ngay trước cổng Nhà văn hóa. Ngay lập tức, Hoan vỗ vai Hỏa bảo rằng:
“Anh ơi dừng xe lại, có người bị ngã!”.
Nghe lời em, Hỏa dừng xe để Hoan chạy
bộ quay lại xem tình hình ông lão ra sao. Cùng lúc này, có một nam thanh niên
tên Huy đi xe máy đến địa điểm trên, ngoài ra còn một người dân nhà ở gần đó là
ông Thắng chạy bộ ra xem, Hỏa cũng quay xe lại. Trong lúc 4 người đang xúm
quanh ông lão thì rất nhiều trẻ em đi bộ tới vì hôm đó ở Nhà văn hóa thôn Khê Nữ
cũng có hội trại hè.
Tại hiện trường, ông Nhí nằm ngửa
dưới đất, nhắm mắt không nói gì. Khi được anh Huy và ông Thắng đỡ ngồi dậy, ông
Nhí bảo mình bị đau đầu, tức ngực. Ông Thắng liền gọi con trai (hành nghề taxi)
lấy xe chở ông Nhí đi bệnh viện.
Thấy người gặp nạn đã được đưa đi cứu
chữa, Hỏa và Hoan đang định rời khỏi hiện trường thì có người hỏi: “Chúng mày
đâm vào ông mà không đi theo vào bệnh viện à?”. Hai anh em vội giải thích họ
không hề đâm xe vào ông Nhí. Mấy đứa trẻ đứng quanh đó cũng thanh minh cho Hỏa
và Hoan.
Đến nay khi nhắc lại chuyện cũ, nữ
sinh viên Tô Thị Hoan nói đầy cay đắng: “Hôm đó nếu em không bảo anh Hỏa dừng
xe lại để hỏi thăm ông Nhí thì có lẽ anh ấy đã không bị làm sao rồi. Đúng là
làm ơn mắc oán mà...”.
Nhân chứng “có vấn đề”?
Như vậy là 4 người đầu tiên tiếp cận
với ông Nhí sau khi ông này ngã ra đường đều không có ai xác nhận việc xe mô tô
của Hỏa đã đâm vào xe đạp của ông Nhí.
Tuy nhiên, gần 1 năm sau, vụ việc
đã có diễn biến bất ngờ khi đột nhiên xuất hiện 3 “nhân chứng” khẳng định đã
nhìn thấy “xe mô tô đâm vào đuôi xe đạp làm xe đạp văng về phía trước”. Và liền
sau đó, Tô Văn Hỏa bị bắt giam.
Lạ lùng hơn, 3 nhân chứng “bỗng
dưng xuất hiện” này lại là 3 đứa trẻ đều đang học lớp 7, tức là năm 2011 các em
mới 11 tuổi.
Trong đó, nhân chứng Hoàng Thanh
Tùng (lời khai ngày 30/10/2012, Bút lục 127, tài liệu điều tra của công an) khẳng
định: “Chiếc xe (ý nói xe mô tô của Hỏa - PV) đi bên phải, chiều đi thôn Sơn Du
(trên xe có hai người một nam một nữ) đã đâm vào đuôi xe đạp của ông Nhí làm
ông Nhí ngã ngửa trên đường, xe đạp bị văng về phía trước”.
Nhân chứng Dương Thảo Trường (lời
khai ngày 31/10/2012, Bút lục 133): “Chiếc xe đi bên phải phía trong đã đâm vào
đuôi xe đạp làm xe đạp bắn đổ về phía trước”.
Nhân chứng Vũ Ngọc Phan (lời khai
ngày 31/10/2012, Bút lục 111): “Chiếc xe màu đỏ đã đâm vào sau xe đạp của ông
Nhí làm xe đạp đổ văng lên phía trước và ông Nhí ngã xuống đường”.
Tựu chung lại, 3 nhân chứng trên đều
khai nhận đã chứng kiến cảnh “xe mô tô đâm vào đuôi xe đạp làm xe đạp văng về
phía trước”. Tuy nhiên, Luật sư Chu Mạnh Cường, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho bị can Tô Văn Hỏa, đã chỉ ra rằng: Lời khai của nhóm nhân chứng này có
rất nhiều “vấn đề”.
Thứ nhất, lời khai có dấu hiệu thiếu
khách quan. Vụ tai nạn xảy ra ngày 13/8/2011 nhưng đến tận ngày 20/9/2012, cả 3
em mới đồng loạt có đơn trình bày gửi tới cơ quan điều tra. Qua xác minh của cơ
quan điều tra thì các em viết đơn sau khi gặp gỡ, trao đổi với luật sư của phía
người bị hại.
“Vấn đề là cả 3 lá đơn đều có chung
một hình thức, nội dung giống nhau đến từng chữ, và dường như được đọc cho để cả
3 nhân chứng cùng chép chứ không phải xuất phát từ góc nhìn khách quan của các
nhân chứng?. Vậy ai đã đọc để các nhân chứng chép lại nội dung sự việc trong
đơn trình bày?.
Nếu như diễn biến sự việc được mô tả
theo kiểu một người đọc, nhiều người chép thì nội dung sự việc được các nhân chứng
kể lại trong các các biên bản làm việc tiếp theo liệu có xuất phát từ sự thật
khách quan hay đã bị ảnh hưởng bởi “nội dung” các em đã được người khác đọc cho
ghi chép ban đầu?”, Luật sư Cường nêu nghi vấn.
Thứ hai, lời khai của 3 nhân chứng
trên có dấu hiệu không phù hợp với các chứng cứ khác. “Với một chiếc mô tô đang
“phóng nhanh” như lời khai của 3 nhân chứng, nếu đâm vào đuôi xe đạp đang đi
cùng chiều (hoặc xe đạp đang sang đường cùng hướng), dẫn đến xe đạp văng về
phía trước thì dấu vết trên xe đạp phải hư hại nặng chứ không thể chỉ “cong nhẹ
đũa bên phải, xước chân chống, vỡ đèn hậu...” như trong vụ án này”, Luật sư Cường
phân tích.
Ngoài ra, lời khai của 3 nhân chứng
có nhiều dấu hiệu tiền hậu bất nhất khác.
Nhìn nhận về những “vấn đề” trên,
Luật sư Cường bày tỏ: Lời khai của các nhân chứng là một loại chứng cứ được quy
định trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, trong một vụ án, đặc biệt là án tai nạn
giao thông, khi các lời khai có dấu hiệu mâu thuẫn, thiếu khách quan, không phù
hợp với hiện trường, vật chứng khách quan khác thì không thể coi là chứng cứ của
vụ án và không thể sử dụng để buộc tội bị can Tô Văn Hỏa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét