Các nhà khoa học Nhật Bản vừa tạo ra 581 con chuột hoàn hảo từ duy nhất
một con sau 25 lần nhân bản, dọn đường cho việc sản xuất “siêu” thịt và sữa
trong phòng thí nghiệm.
Sử dụng kỹ thuật giống
như kỹ thuật nhân bản cừu Dolly trước đây, các nhà khoa học đã tạo ra được những
con chuột giống hệt nhau, hoàn hảo cả về thể chất và "tinh thần".
Chúng có khả năng
sinh sản, đẻ con bình thường và sống được khoảng 2 năm, giống như chuột bình
thường. TS. Teruhiko Wakayama, Trung tâm Sinh học Phát triển Riken (Nhật Bản),
nói: “Kỹ thuật nhân bản chuột có thể sẽ rất có ích trong việc sản xuất quy mô lớn
các loại động vật có chất lượng siêu cao, phục vụ mục đích chăn nuôi hoặc bảo tồn”.
Trong một thí nghiệm
bắt đầu 8 năm trước, các nhà nghiên cứu Nhật Bản sử dụng “sự truyền dẫn nhân tế
bào thân thể (SNCT) để tạo ra gần 600 con chuột từ con chuột ban đầu, sau 25 lần
nhân bản liên tiếp.
Kỹ thuật nhân bản bắt
đầu nổi tiếng từ năm 1997, khi cừu Dolly, động vật có vú đầu tiên được nhân bản
từ một tế bào trưởng thành, ra mắt thế giới.
Kỹ thuật này được sử
dụng thành công trong phòng thí nghiệm và đối với vật nuôi. Tuy nhiên, sau đó,
các nhà khoa học hứa thực sự vượt qua hai hạn chế chính: tỷ lệ thành công thấp
và khó tái nhân bản động vật có vú.
Trước lần nhân bản
thành công chuột 25 lần liên tiếp, các nỗ lực tái nhân bản mèo, lợn và chuột
hơn hai lần đã thất bại.
(Theo Khampha.vn)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét