Pages

25 thg 4, 2013

Đồng (tiền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)


(Wikipedia) - Đồng là tiền tệ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lưu dụng từ năm 1946 đến ngày 2 tháng 5 năm 1978. Một đồng được chia thành 10 hào; một hào bằng 10 xu.
Lịch sử
Loại tiền đầu tiên được chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát hành là vào ngày 31 tháng 1 năm 1946. Tiền này thay thế đồng bạc Đông Dương với giá trị tương đương 1:1. Dân chúng quen gọi đó là "tiền tài chính" do Bộ Tài chính phát hành. Tiền giấy xuất hiện đầu tiên in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các tỉnh thuộc khu vực Trung Bộ. Sau lan rộng ra các tỉnh Bắc Bộ và Nam Bộ.
Ngày 3 tháng 4 năm 1946, Quốc hội Việt Nam khóa I đã biểu quyết cho phép lưu hành giấy bạc tài chính của Việt Nam trên phạm vi cả nước. Khi chiến tranh lan rộng và Pháp mở cuộc tái chiếm Đông Dương thì đồng bạc Đông Dương được lưu hành trở lại. Riêng ở những chiến khu thì "tiền tài chính" giữ địa vị tiền tệ chính thức. Đồng bạc Đông Dương không được công nhận. Để củng cố giá trị cho đồng tiền tài chính, lực lượng Việt Minh ra thông cáo năm 1948 là 1 đồng tài chính có giá trị 375 miligam vàng, tương đương với 0,48 USD nhưng số lượng vàng bảo chứng trong ngân khố không thể kiểm chứng được.
Những năm đầu, tất cả những tờ tiến giấy này đều có hình chủ tịch Hồ Chí Minh và chữ Việt, chữ Trung Quốc.
Đổi tiền 1951, 1953
Năm năm sau, khi thành lập Ngân hàng Quốc gia thì cơ quan này lãnh phần phát hành tiền tệ cùng các dịch vụ tín dụng cho vay kể từ ngày 6 tháng 5, 1951. Ngân hàng này cho lưu hành một loạt tiền mới, tục gọi là "tiền ngân hàng". Tỷ giá là 1 đồng ngân hàng = 10 đồng tài chính cũ. Sang tháng 1 năm 1953 thì ấn định là 1 đồng ngân hàng = 100 đồng tài chính. Trong khi đó ở vùng Pháp kiểm soát thì đồng bạc Đông Dương vẫn được dùng cho đến năm 1955. Hối suất giữa hai loại tiền này là 1 đồng Đông Dương = 40 đồng "tiền ngân hàng".
Năm 1954 sau Hiệp định Genève, đồng "tiền ngân hàng" này đã trở thành tiền chính thức của quốc gia mới mang tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa được công nhận ở Miền Bắc Việt Nam. Hối suất với piastre lưu hành ở phía nam vĩ tuyến 17 là 30-32 đồng Bắc Việt Nam = 1 piastre hay đồng Nam Việt Nam.
Tỷ giá hối đoái của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không thả nổi theo giá thị trường mà được ấn định theo cơ chế kinh tế chỉ huy. Đối với hai quốc gia mật thiết trao đổi hàng hóa với Miền Bắc thì hối suất cố định là 1,47 đồng VNDCCH = 1 Nhân dân tệ Trung Quốc còn với Rúp Liên Xô thì 735 đồng = 1 Rúp. Tỷ số này sau đổi thành 308 đồng = 1 Rúp. Tuy nhiên, ngoài chợ đen, giá được ấn định khác.
Đổi tiền 1959
Ngày 28 tháng 2 năm 1959 Chính quyền phát lệnh đổi tiền, phá giá và thay loạt tiền phát hành trước kia năm bằng loạt tiền mới in ở Tiệp Khắc với tỷ giá 1 đồng 1959 = 1000 đồng năm 1951. Mỗi hộ được đổi tối đa là hai triệu đồng cũ để lãnh 2.000 đồng mới. Số tiền hơn hai triệu phải ký thác vào ngân hàng nhà nước. Mục đích của cuộc đổi tiền là xóa bỏ vốn tư nhân để chính quyền tiếp thu quản lý tài sản và hạn chế lượng tiền lưu thông. Việc đổi tiền là một trong gia đoạn kinh tế mới: "Cải tạo kinh tế theo chủ nghĩa xã hội". Đài phát thanh loan tin lệnh đổi tiền từ 9 giờ sáng ngày 28 tháng 2 cho đến 5 giờ chiều ngày 2 tháng 3 thì chấm dứt. Hạn ba ngày tối đa được thi hành ở thành thị. Ở nông thôn chính quyền cho tối đa là 7 ngày còn ở miền xa thì không được quá 20 ngàỵ. Thời gian ngắn ngủi được áp dụng với dụng ý ngăn chặn "đầu cơ, tung tiền tích trữ hàng hóa". Dù vậy, hậu quả giá cả tăng vọt vẫn diễn ra.
Loạt tiền mới giấy bạc có sáu tờ: 1 hào, 2 hào, 5 hào, 1 đồng, 2 đồng và 5 đồng.
Tiền kim loại có 3 đơn vị: 1 xu, 2 xu và 5 xu.
Hối suất ấn định giữa đồng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đồng Việt Nam Cộng hòa là 70 đồng Bắc Việt = 1 đồng Nam Việt. Trong khi đó tỷ giá hối đoái với tiền rúp Liên Xô được quy định lại vào năm 1961 là 3,27 đồng = 1 rúp.
 Hình ảnh tiền đồng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
10 đồng (1951), mặt trước


10 đồng (1951), mặt sau

50 đồng, 1951, mặt sau

100 đồng, 1951, mặt trước

100 đồng, 1951, mặt sau

500 đồng (1951), mặt trước

500 đồng (1951), mặt sau

1000 đồng (1951), mặt trước

1000 đồng (1951), mặt sau

5000 đồng (1953), mặt trước

5000 đồng (1953), mặt sau


1 đồng (1958), mặt trước

1 đồng (1958), mặt sau

10 đồng (1958), mặt trước

10 đồng (1958), mặt sau




0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Web Hosting Coupons