Một thiết bị có cấu tạo khá đơn giản, rẻ tiền và thuận tiện, song lại
đem lại hiệu quả cao cho rất nhiều hộ dân chăn nuôi. Quạt bắt muỗi của ông Trần
Văn Lía đã góp phần giải phóng gia súc gia cầm khỏi sự tấn công của côn trùng
và đem lại cho người chăn nuôi những nguồn lợi lớn.
Quạt đuổi muỗi của ông Lía |
Vật dụng để chế tạo ra chiếc quạt bắt
muỗi của ông Lía khá đơn giản. Chỉ cần 1 quạt điện, 1 bóng điện 75W hoặc 5W
(bóng màu), 1m dây điện, 1m2 bìa cứng (hoặc bằng tole), 1m2 vải mùng mịn và 1
chai keo 502, ông đã chế tạo ra chiếc quạt bắt muỗi gồm 3 bộ phận hoạt động
theo nguyên lý của lực hút và lực đẩy. Cách thiết kế máy cũng khá đơn giản, cắt
2 bìa cứng và khoanh thành 2 ống tròn, sau đó dùng keo dán chúng vào mặt trước
và mặt sau của quạt điện, đặt bóng đèn màu vào ống tròn phía trước quạt (ống hướng
gió), ống tròn phía sau quạt nối với một tấm vải mùng mịn.
Khi nào có muỗi nhiều, gió mạnh,
người sử dụng đặt ống hướng gió của quạt bắt muỗi ngược với chiều gió, nối nguồn
điện và nhấn nút khởi động quạt. Muỗi xung quanh sẽ bị mê hoặc bởi bóng đèn màu
đặt trong ống hướng gió tự bay đến, gió sẽ đẩy chúng vào cánh quạt đang quay, lực
quay của cánh quạt hút chúng vào ống tròn phía trong và đẩy qua tấm vải mùng
phía sau, chết ngộp. Ở những khu vực nhiều muỗi như chuồng heo, chuồng bò, hàng
đêm chiếc quạt này có thể “bắt” được từ 1 - 2 lạng muỗi.
Từ thành công trên, ông Lía đã cải
tiến máy bắt muỗi thành máy bắt rầy cho lúa, nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc trừ
sâu. Về cơ bản máy bắt muỗi và máy bắt rầy giống nhau, song máy bắt rầy được
trang bị thêm ống hút và ống đẩy dài và rộng hơn, có bình sạc điện và công tắc
an toàn. Khi sử dụng máy có buộc một cành cây, kéo sát lá lúa để đánh thức rầy.
Kết quả sử dụng cho thấy rất khả quan khi lượng rầy bị hút vào túi lưới khá nhiều.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét