Tết Đoan ngọ
Tháng Tư đong đậu nấu chè
Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng
Năm...
Tết Đoan ngọ hay Tết Đoan dương,
ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại một số nước phương
Đông như Việt Nam, Trung Quốc, Triều tiên v.v....
Ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ hay tết Đoan Dương, tết
giữa năm, tết giết sâu bọ…diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 (Âm lịch). Đoan là bắt
đầu, Ngọ hay Dương đều mang nghĩa là lúc giữa trưa, lúc nhiều dương khí. Ngọ
cũng là tháng Năm (Âm lịch), khi mặt trời gần trái đất nhất, dương khí thịnh nhất.
Những ngày đầu tháng 5 đồng thời
cũng là những ngày giao mùa, mùa nắng sang mùa mưa, lạnh sang mùa nóng. Trong
nông nghiệp xưa, đây là những ngày giao vụ từ vụ Chiêm sang vụ Mùa. Những ngày
này, các loài sâu bọ cũng bắt đầu sinh sôi nảy nở mạnh mẽ. Người ta truyền nhau
nhiều tập tục văn hóa lễ hội, ăn uống, hái lá thuốc… để tạ ơn tổ tiên; cầu cho
mùa màng bội thu, con người được khỏe mạnh, không bị ốm đau, bệnh tật, ma quỷ
quấy phá.
Nguồn gốc tết Đoan Ngọ bắt đầu từ chủng Việt?
Ở nước ta, tết Đoan Ngọ có tên là tết
Giết sâu bọ, tết Giữa năm. Không biết ngày này bắt đầu từ khi nào nhưng trong
ca dao Việt có câu:
“Tháng
năm là tết Đoan Dương
Nhớ
ngày Giỗ mẹ Việt thường Văn Lang”
Theo đó, mùng 5 tháng 5 là ngày giỗ
quốc mẫu Âu Cơ. Nhà nhà sắp cơm, bánh để cúng tế, tưởng nhớ tổ tiên.
Theo Nông lịch của ông bà ta, mỗi
năm của ta bắt đầu từ tháng 11 âm lịch (Một, Chạp, Giêng, Hai…), tức là bắt đầu
vào vụ lúa Chiêm. Đầu tháng 5 là kết thúc vụ Chiêm, bước vào đầu vụ Mùa. Đây là
giai đoạn bà con nông dân làm lễ tạ ơn trời đất, tổ tiên và ăn mừng mùa vụ. Như
vậy, ngày này là ngày đặc trưng của nền văn hóa lúa nước. Vì thế, ngày này là
ngày được bắt đầu bởi Việt tộc mà chúng ta còn gọi là Tết giữa năm. Người Việt
hoàn toàn có thể tự tin rằng, Đoan Ngọ hoàn toàn là tết truyền thống của dân tộc
Việt mình.
Ở Việt Nam ta ngày nay, mỗi nơi có
các hoạt động văn hóa và món ăn đặc trưng khác nhau.
Người Mường vùng Mường Khương có
món đặc sản bánh khúc truyền thống rất ngon. Nguyên liệu làm bánh là gạo nếp
ngon, rau khúc (một chi của họ hoa Cúc), đậu xanh, hạt vừng (mè) rang. Gạo ngâm
kỹ, xay nhuyễn cùng rau khúc rồi nhào thành bột, làm thành bánh có bỏ nhân đậu
xanh trộn vừng rang. Bánh được hấp hoặc rán.
Người Kinh miền Bắc thì thường ăm
cơm rượu, trái cây và một số loại bánh vào sáng mùng 5 ngay sau khi ngủ dậy để
giết hết sâu bọ trong người. Theo người già thì cơm rượu làm cho sâu bọ trong
người bị say, phải ngoi lên, trái cây là kết tinh của cây, cũng là các vị thuốc
làm tiệt trừ mọi sâu bọ.
Người miền Trung và miền Nam thì có
món bánh ú lá tre hoặc bánh tro với nguyên liệu cũng là gạo nếp, đậu xanh và một
vài thức khác.
Trong mùng 5 tháng 5, nhiều nơi có
tục làm mâm cỗ cúng gia tiên; treo lá ngải cứu trước cửa nhà để trừ ma tà; làm
túi ngũ sắc đeo cho trẻ em; lên rừng hái thuốc; khảo cây lấy quả (một người
trèo lên cây, một người ở dưới dùng sống dao gõ vào thân cây hỏi lý do ít quả
và đe dọa chặt cây nếu cây không sai quả, người trên cây sẽ hứa cho quả sai);
hoặc có nơi làm thịt vịt, thịt ngan để mang về bên nhà mẹ, nhà vợ…
Văn khấn ngày Tết Đoan Ngọ:
Nam
mô a di Đà Phật!
Nam
mô a di Đà Phật!
Nam
mô a di Đà Phật!
-
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
-
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
-
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo
quân cùng chư vị Tôn thần.
-
Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống
thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)
Tín
chủ chúng con là:…………
Ngụ
tại:…………………………..
Hôm
nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng,
trà quả dâng lên trước án.
Chúng
con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh
Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các
Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng
con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ .....................,
cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín
chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án
tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình
an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng
con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam
mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét