(Vneconomy) - Dù dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 mới nhất không đặt vấn
đề đổi tên nước, song một số vị đại biểu vẫn đề nghị đổi tên nước thành Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ở tập hợp ý kiến thảo luận tại tổ về
dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 vừa được hoàn thành ngày 31/5, đoàn thư ký kỳ họp
cho biết có 81 ý kiến tại 19 tổ tán thành với tên nước như dự thảo. Có 3 ý kiến
ở ba tổ đề nghị đổi tên nước thành “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.
Bên cạnh đề lấy lại tên gọi Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa, Ủy ban cho biết còn có một số ý kiến đề nghị đổi tên
nước thành “Việt Nam”, “Việt Nam Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa”, “Việt Nam Dân chủ
Xã hội chủ nghĩa”, “Cộng hòa Dân chủ Việt Nam”, “Cộng hòa Nhân dân Việt Nam”,
“Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Việt Nam”, “Cộng hòa Dân chủ Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam”, “Cộng hòa Việt Nam” hoặc “Cộng hòa Đại Việt”...
Bên cạnh tên nước, liên quan tới
các nội dung khác được nhân dân quan tâm góp ý nhiều chiều như điều 4, trưng cầu
dân ý về Hiến pháp… cũng được nhiều đại biểu quan tâm bàn thảo.
Phê việc lấy ý kiến còn cập rập, bị
động, chất lượng chưa cao, một số vị đại biểu cho rằng, ý kiến của người dân
thì nhiều nhưng tiếp thu thì không được bao nhiêu, dự thảo không có thay đổi lớn,
chủ yếu là chỉnh lý về kỹ thuật. Hơn nữa, một số nội dung giải trình chưa thật
sự thuyết phục và thấu đáo.
Nhiều vị đại biểu ở các tổ khác
khau đề nghị, để tiếp tục hoàn thiện, cần tập trung mọi nguồn lực, giải trình kỹ
lưỡng, đầy đủ và phuyết phục hơn những ý kiến đóng góp của nhân dân. Nhà nước đã có chủ trương lấy ý kiến của
dân thì nên tôn trọng ý kiến của dân, mặc dù đó là ý kiến trái chiều, còn
chấp nhận ý kiến đó hay không thì do Quốc hội quyết định.
“Tất cả góp ý của nhân dân đều phải
đặt lên bàn nghị sự của Quốc hội”, báo cáo phản ánh ý kiến của đại biểu Quốc hội.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét