(DĐDN) Doanh nghiệp phá
sản, dừng hoạt động hoặc đang thoi thóp mà báo chí đang phản ánh khiến giới Doanh
nghiệp (DN) hết sức tức giận và bất bình!
Ảnh minh họa |
Ông Nguyễn
Đình Chung - Chủ tịch HĐQT, TGĐ Cty CP Vận tải đa phương thức Duyên hải cho rằng
đây là điều hết sức vô lý vì trong khi các DN sống dở chết dở, làm ăn hết sức
khó khăn, thì ngân hàng vẫn hưởng lợi từ sự chênh lệch lãi suất quá lớn. DN làm
ra bao nhiêu cũng chỉ “nuôi” béo ngân hàng - ông Chung nói.
Thông thường,
ở các nền kinh tế thị trường lớn và thâm niên như : Mỹ và Châu Âu, mỗi khi kinh
tế khủng hoảng thì hệ thống ngân hàng có nguy cơ đổ vỡ đầu tiên !
Điển hình
như Lehmman Brothehs, Washington Mutal, Bear Stearns…(Mỹ) phá sản năm 2008, còn
Barclay (Anh), UniCredit (Italia), Deutsche Bank (Đức), Bank of Greece (Hy Lạp)…
hiện tại đều thua lỗ, hoặc gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng ở VN thì ngược lại: mặc
dù kinh tế suy giảm, hàng chục nghìn DN thua lỗ, phá sản thì…các ngân hàng vẫn
“sống khoẻ” !
Theo công bố,
Vietinbank có mức lợi nhuận đứng đầu trong hệ thống với tổng thu nhập hoạt động
năm 2011 lên tới hơn 22.000 tỉ VND, trong đó có khoảng 70 - 80% từ hoạt động
cho vay, Eximbank đạt 3.051 tỉ VND - tăng 68,66%; Vietcombank đạt 5.700 tỉ VND
- tăng 4% so với năm 2010!
Đáng ngạc
nhiên là không ít ngân hàng vẫn lãi lớn mặc dù trước đó đã đổ những khoản tín dụng
đáng kể vào những DN làm ăn thua lỗ như Vinashin, Vinalines hoặc các dự án (DA)
thất bại như nhà máy luyện gang Đình Vũ - DA này khi đầu tư được công bố là đã
đầu tư gần 600 tỉ VND nhưng hoạt động không hiệu quả, hiện đang rao bán ? Có thể
số nợ xấu, nợ khó đòi này vẫn nằm trong “ngưỡng an toàn” và không ảnh hưởng đến
mức lợi nhuận nhưng nó cũng chứa đựng những dấu hiệu bất thường.
Dường như
có một diễn biến trái quy luật kinh tế trong mối quan hệ: sức khoẻ nền kinh tế
- DN - hệ thống ngân hàng ở nước ta: nền kinh tế thì chênh vênh, DN thì thoi
thóp còn ngân hàng vẫn “mạnh khoẻ”. Câu
trả lời cho lý do lãi khủng được các chuyên gia tài chính giải thích là bởi
chênh lệch lãi suất quá lớn (huy động khoảng 14 đến 18%, nhưng cho vay đã lên đến
25%)
Vì sao sản
xuất, kinh doanh hết sức khó khăn, không hiệu quả mà các DN vẫn phải cắn răng đi vay với lãi suất
cao và vẫn vay được ? Có phải các ngân hàng không biết nguy cơ rủi ro khi cho
vay trong hoàn cảnh này ? Phải chăng phần lớn các DN cần tiền để đáo hạn các
khoản vay trước đó mà thực chất là che dấu hoặc kéo dài sự hấp hối ! Còn các
ngân hàng phần vì chạy theo lợi nhuận, tranh thủ “đục nước béo cò”, phần vì phải
tiếp tục “bơm tiền” để “hô hấp nhân tạo” cho DN tiếp tục sống… mới có cơ hội
đòi hết nợ? Nếu đây là lý do chính, thì chắc chắn đã có không ít rào cản kỹ thuật,
những phương pháp nghiệp vụ vốn được thiết lập nhằm bảo đảm an toàn khoản vay bị
nới lỏng hoặc bỏ qua. Như thế có nghĩa là sự an toàn của không ít ngân hàng
đang bị đe doạ ! Chỉ cần một vài DA hoặc DN phá sản thì rất có thể sẽ lộ ra những
“mảng tối” trong hệ thống ngân hàng. Với những ngân hàng mà lãnh đạo là người
làm thuê hoặc được cử ra phụ trách thì chỉ cần che giấu được những “mảng tối”
cho đến khi hạ cánh là… “êm”!
Quay trở lại
với vấn đề “lãi khủng”, giới DN đang cho rằng hệ thống ngân hàng quá vô cảm -
chỉ chạy theo lợi nhuận, không chịu chia sẻ khó khăn với DN.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét