Thời gian gần đây, cộng đồng mạng xã hội ở Việt Nam đang dấy lên làn
sóng thảo luận sôi nổi về sự xuất hiện của những hàng hóa mới, rất lạ, được gắn
mác “made in PRC”. Nhiều người tiêu dùng hoang mang không hiểu những hàng hóa
này do nước nào sản xuất, và họ bỗng cảm thấy bàng hoàng khi biết đó thực chất
vẫn chỉ là Trung Quốc “đội lốt”.
Trước làn sóng tẩy
chay hàng hóa giá rẻ độc hại “made in
China” ở nhiều quốc gia trong những năm gần đây, các công ty Trung Quốc đã
tìm cách liên kết với những nhà nhập khẩu Malaysia, Singapore, và cả các nhà nhập
khẩu Việt Nam để gắn mác của những công ty danh tiếng cho sản phẩm của mình,
nhưng điều này đã bị cả thế giới phản đối. Cuối cùng để bán được hàng, các
doanh nghiệp Trung Quốc đã lựa chọn một mánh lừa lọc mới, gắn mác “Made in PRC” (viết tắt của People republic of China : Cộng hòa Nhân
dân Trung hoa) khiến người tiêu dùng nhầm tưởng sang sản phẩm của các quốc
gia khác như Pháp hay Úc.
Những thứ hàng hóa phải
ngụy trang kiểu “Made in PRC” nhiều
khả năng là những sản phẩm có vấn đề về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, bản quyền…,
bởi những người làm ra chúng chấp nhận xóa tên đất nước họ để thay bằng một cái
tên vô thừa nhận chỉ với mục đích kiếm lời.
Thực tế, việc các
doanh nghiệp Trung Quốc “qua mắt” người dùng
bằng cách biến các sản phẩm “made
in China” tai tiếng thành những hàng hóa sản xuất từ một nước rất mới “made in PRC” đã xuất hiện cách đây khoảng
1 năm và trở thành tâm điểm chỉ trích của dư luận Mỹ và Ấn Độ. Tuy nhiên, tại
Việt Nam không ít người tiêu dùng vẫn còn khá bỡ ngỡ với hàng hóa có nguồn gốc
xuất xứ lạ lùng này. Nhận thức được sự độc hại của các sản phẩm rẻ tiền nên nhiều
người tiêu dùng Việt Nam cứ nhìn thấy hàng hóa ghi “made in China” là tránh xa. Nhưng với mánh khóe mới mà Trung Quốc
sử dụng như “made in PRC” hoặc in
nhãn bằng tiếng Việt đã khiến nhiều người tiêu dùng lầm tưởng cho rằng đấy
không phải là hàng Trung Quốc và yên tâm
mua hàng.
Chính vì vậy, chỉ cần
chú ý quan sát tới mã vạch của các mặt hàng sẽ nhanh chóng phân biệt được ngay
đâu là hàng hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo đó, 3 mã số đầu tiên trong mã
vạch sản phẩm sẽ là mã quốc gia nơi hàng hóa đó được sản xuất.
Ví dụ như tất cả các
mã vạch bắt đầu với 690, 691, 692, 693,
694 và 695 (đầu 6, từ 90-95) là hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc còn những mã vạch bắt đầu bằng 471 là hàng hóa Đài Loan…
0 nhận xét:
Đăng nhận xét