Pages

10 thg 5, 2013

"Chiều Matxcơva"

"Chiều Matxcơva" đã ra đời như thế nào?
Chiều Moskva, hay Chiều ngoại ô Moskva, là tên một bài hát tiếng Nga (Подмосковные Вечера) rất trữ tình, nổi tiếng trong và ngoài nước Nga, được rất nhiều người Việt, nhất là ở miền Bắc Việt Nam biết và yêu thích.


Chiều Moskva (khởi đầu, người ta đặt tên cho nó là Đêm Leningrad) do nhạc sĩ Vasili Solovyov Sedoi soạn nhạc, phần lời của Mikhail Matusovsky sáng tác là ca khúc được viết “theo đơn đặt hàng” cho một bộ phim tài liệu về một sự kiện thể thao lớn ở Liên Xô hồi cuối thập niên 50 thế kỷ 20.
Điều khá ngạc nhiên là chính nhạc sĩ cũng không ngờ bài hát của mình sau này sẽ nổi tiếng như thế. Vì không gửi tham gia Cuộc thi ca khúc quốc tế tại Liên hoan thanh niên và sinh viên quốc tế tổ chức tại Matxcơva mùa hè năm 1957, nên Soloviov Sedoi đã hết sức bất ngờ khi “Chiều ngoại ô Matxcơva” được Ban Giám khảo trao tặng giải nhất và Huy chương vàng. Sau Liên hoan, bài hát nhanh chóng lan truyền và được đông đảo khán giả yêu thích.
Chiều Moskva là một trong những ca khúc được đề nghị phát thanh nhiều nhất theo thư yêu cầu của thính giả Liên Xô trước đây. Từ năm 1964, giai điệu bài ca này được lấy làm nhạc hiệu của Đài Phát thanh Tin tức và Âm nhạc Mayak (Hải đăng) ở Liên Xô.
Năm 2004, ca sĩ người Bỉ Helmut Lotti đã gây ấn tượng với thế giới khi anh trình diễn bản tiếng Anh của ca khúc này, dưới tựa đề Moscow Nights, trong album From Russia With Love.
Khi về tới Việt Nam, Chiều Matxcơva đã trở thành bài hát Nga “đi cùng năm tháng” cùng với những tình khúc nổi tiếng khác như Kachiusa, Triệu bông hồng, Kalinka v.v... Chiều Moskva đã gắn bó với tên tuổi các ca sĩ như: Trung Kiên, Quang Thọ, Quang Huy...
Lời Việt
Người đầu tiên dịch Chiều Moskva ra tiếng Việt là ông Vương Thịnh (1934-2010), nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch Việt Nam. Ông Vương Thịnh sinh năm 1934, quê tại Bắc Giang, ông là một trong hàng trăm học viên Việt Nam được học lớp Nga ngữ đầu tiên ở Moskva những năm 1954-1956. Sau khi từ Liên Xô trở về nước, Vương Thịnh đã tự dịch ca khúc Chiều Moskva đang nổi tiếng hồi đó ra tiếng Việt. Sau đó, ông còn cộng tác với Cao Thụy (sau là Đạo diễn điện ảnh) dịch tiếp ca khúc Đôi bờ. Bản dịch Chiều Mát-xcơ-va của ông (cùng bài hát “Đôi bờ”) được in thành tờ gấp khổ nhỏ, phát hành hàng ngàn bản ở miền Bắc Việt Nam và nhanh chóng được người yêu âm nhạc Việt Nam đón nhận.
Lời bài hát tiếng Việt:

Chiều thanh vắng là đây âm thầm gió rì rào
Rừng cây chim muông lắng suốt canh thâu
Hỡi em! Thấu chăng tình trong lòng bao trìu mến
Mátxcơva bên chiều vắng thanh bình
Hỡi em! Thấu chăng tình trong lòng bao trìu mến
Mátxcơva bên chiều vắng thanh bình

Dòng sông nước nhẹ trôi xuôi về phía chân trời
Màn đêm lung linh sáng ánh trăng soi
Vợi xa thoáng đưa về bao lời ca nồng ấm
Chứa chan vui trong chiều vắng yêu đời
Vợi xa thoáng đưa về bao lời ca nồng ấm
Chứa chan vui trong chiều vắng yêu đời

Kìa em ngước nhìn ai đôi màu mắt nâu huyền
Dường như bao lưu luyến mối tơ duyên
Sao không nói nên lời, trong lòng bao trìu mến
Matxcơva trong chiều vắng thanh bình!
Sao không nói nên lời, trong lòng bao trìu mến
Matxcơva trong chiều vắng thanh bình!

Lời bài hát tiếng Nga
Не слышны в саду даже шорохи
Всё здесь замерло до утра
Если б знали вы, как мне дороги
Подмосковные вечера.
Если б знали вы, как мне дороги
Подмосковные вечера.
Речка движется и не движется,
Вся из лунного серебра.
Песня слышится и не слышится
В эти тихие вечера
Песня слышится и не слышится
В эти тихие вечера.
Что ж ты милая, смотришь искоса,
Низко голову наклоня?
Трудно высказать и не высказать
Bсё, что на сердце у меня.
Трудно высказать и не высказать
Bсё, что на сердце у меня.
А рассвет уже всё заметнее
Так, пожалуйста, будь добра!
Hе забудь и ты эти летние
Подмосковные вечера!
Hе забудь и ты эти летние
Подмосковные вечера!


Một số hình ảnh về Chiều Matxcơva:











 












0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Web Hosting Coupons