Pages

7 thg 5, 2013

Việt Nam đã qua thời Chủ nghĩa cộng sản?


Dân không thích chênh lệch giá vàng: "Phải hỏi đó là dân nào?"

“ở đâu cũng có lợi ích nhóm, và lợi ích nhóm lúc nào cũng tồn tại. Kể cả thời chủ nghĩa cộng sản trước đây cũng có lợi ích nhóm cơ mà, chứ có riêng thị trường vàng đâu”
(cafef.vn) - TS Vũ Đình Ánh cho rằng mức chênh giữa vàng trong nước với quốc tế không đáng ngại mà điều đáng quan tâm hơn là khoảng cách chênh lệch giữa giá mua – giá bán.
- Trong chuyên mục "Dân hỏi Bộ trưởng trả lời" tối 5/5, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình có nêu quan điểm: chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới chỉ là hiện tượng ngắn hạn, về trung – dài hạn khoảng cách này sẽ được thu hẹp dần. Tuy nhiên, đã qua 13 phiên đấu thầu và gần 14 tấn vàng được tung ra thị trường mà mức chênh lệch vẫn lên tới 5 triệu đồng/lượng. Quan điểm của ông như thế nào?
- Có lẽ Thống đốc đã chưa giải thích rõ nên có chuyện hiểu chưa rõ. Mục tiêu đấu thầu vàng của NHNN là cung ứng vàng ra thị trường và để bình ổn thị trường. NHNN trong các phiên đấu thầu đóng vai trò là người cung duy nhất vàng miếng ra thị trường. Mục tiêu kéo giá trong nước sát với giá thế giới là câu chuyện sau này chứ không phải trước mắt.
-Ông có đồng tình với quan điểm Thống đốc đưa ra: "chênh lệch giá vàng cao người dân được hưởng lợi"?
- Tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm của Thống đốc. Giá vàng cao dân là người được lợi. Đối với người mua vàng thì có thể thiệt đôi chút, nhưng với người bán thì lại được hưởng lợi. Mà trên thị trường thì có cả người bán – người mua. Vì thế, chênh lệch giá trong nước với thế giới không phải là điều đáng quan tâm thời điểm này. Tôi cho rằng, điều cần quan tâm hơn, dù là hoạt động kinh doanh vàng hay tích trữ vàng lại là chênh lệch giữa giá mua vào – giá bán ra.
Thống đốc đã nêu quan điểm rất rõ: Mục tiêu trước mắt không phải là thu hẹp chênh lệch mà là cung ứng vàng ra thị trường. Nếu NHNN chào bán giá cao mà DN vẫn chịu được thì không là vấn đề. NHNN không ép DN phải mua, mà đây hoàn toàn thuần túy là đấu thầu thị trường, quan hệ mua bán.
- Thế nhưng, nhiều ý kiến lo ngại do NHNN chọn SJC là thương hiệu vàng miếng độc quyền quốc gia nên mới nảy sinh khoảng cách chênh lệch, và khoảng cách này ngày càng dãn rộng? Và chẳng có quốc gia nào trên thế giới giống Việt Nam, chỉ có một thương hiệu vàng quốc gia duy nhất...?
- Việt Nam là Việt Nam, không cần phải học quốc gia nào. Chúng ta có đặc thù riêng nên phải điều hành theo đặc thù ấy. Tôi thì cho rằng, từ khi vàng SJC được chọn là thương hiệu vàng miếng quốc gia thì cái lợi lại thuộc về người dân: có một loại vàng đạt chuẩn về chất lượng, không phải phập phồng lo âu xem miếng vàng mình vừa mua có đạt chuẩn hay không, trọng lượng đủ hay thiếu....
Còn về chuyện độc quyền, theo tôi NHNN độc quyền sản xuất vàng miếng là chính xác. Họ là người bán đầu tiên, và họ phải là người mua cuối cùng khi họ cần cân đối trên thị trường vàng. Không phải là kinh doanh vì kinh doanh là phải có lãi. Còn hiện tại, toàn bộ phần lãi trong kinh doanh vàng, như Thống đốc đã nói, thuộc về ngân sách Nhà nước và được đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội...
- Nhưng rõ ràng, sau hơn chục phiên đấu thầu, gần như toàn bộ lượng vàng NHNN bán ra được các NHTM thu gom gần hết để tất toán trạng thái huy động vàng trước 30/6. Số lượng DN kinh doanh mua được rất ít. Ở đây liệu có lợi ích nhóm, thưa ông?
- Quan điểm của tôi là ở đâu cũng có lợi ích nhóm, và lợi ích nhóm lúc nào cũng tồn tại. Kể cả thời chủ nghĩa cộng sản trước đây cũng có lợi ích nhóm cơ mà, chứ có riêng thị trường vàng đâu. Thế nên, chỉ có điều lợi ích đó có xung đột với nhóm lợi ích lớn hay không thôi.
- Theo ông, giá vàng thế giới và trong nước liệu có thu hẹp được như Thống đốc NHNN từng nói, chênh 400.000 đồng là hợp lý?
Đó là chuyện của ngày xưa, chuyện của trung dài hạn. Còn như tôi đã nói, trước mắt mục tiêu bình ổn thị trường vàng của NHNN không đặt vấn đề này. Không nhất thiết giá vàng thế giới biến động một đồng thì trong nước phải biến động một đồng.
Còn chuyện không người dân nào muốn chênh lệch giá vàng cao, tôi phải hỏi lại người dân đó là dân nào, vì một số người buôn vàng, đầu cơ vàng... cũng nói mình là người dân...
Theo Trúc Lam

 



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Web Hosting Coupons